u
Biến Cố Thánh Mẫu Ban Ơn
Ba Lê 1830
T
hật thế, Mẹ Maria đă hiện ra ở Paris, kinh đô Nước Pháp, vào năm 1830, với chị tập sinh Catherine Laboure (được Đức Piô XII phong hiển thánh năm 1947, lễ kính ngày 28/11) ḍng Nữ Tử Bác Aùi Vinh-Sơn Phaolô, 2 lần chính (không kể lần Mẹ hiện ra sơ khởi vào Ngày Lễ Chúa Ba Ngôi, 6/6/1830, và những lần liên quan riêng đến việc nhắc giục làm mẫu ảnh ban ơn): lần nhất vào ngày 18-7, áp lễ kính thánh tổ lập ḍng của chị, và lần hai vào ngày 27-11.
Lần hiện ra chính yếu thứ nhất ở Paris (khuya 18/7 rạng 19/7), Mẹ đă loan báo về “những thời khắc rất là độc dữ” sẽ xẩy ra:
- Cho chung nhân loại: “cả thế giới sẽ ở trong cơn khốn cực” (nhất là riêng Âu Châu, gây ra bởi ảnh hưởng của các cuộc cách mạng Pháp vào năm 1789, 7/1830, 2/1848, 1870);
- Cho riêng nước Pháp: “ngai vàng sẽ sụp đổ” (vua Charles X cai trị Nước Pháp từ năm 1824 đă thoái vị và trốn sang Anh Quốc trong cuộc nhân dân Cách Mạng Tháng Bảy 1830);
- Cho viện tu của chị: “những rắc rối trầm trọng đang xẩy ra”, cho các vị chủ chăn: “có nhiều nạn nhân trong hàng giáo sĩ Paris… Đức Tổng Giám Mục sẽ bị lột áo” (như ĐTGM ở Quélen hai lần trốn chạy trong cuộc cách mạng năm 1830, ĐTGM Affré bị giết trong cuộc cách mạng năm 1848, hay ĐTGM Darboy cũng bị sát hại trong cuộc cách mạng 1870); và
- Cho chính Con Mẹ: “Thánh giá bị khinh thường và sẽ bị hất xuống đất… Máu sẽ chảy; cạnh sườn Chúa sẽ bị mở ra một lần nữa”, t́nh h́nh nghiêm trọng và khủng khiếp đến nỗi: “sẽ đến lúc cơn nguy biến lên đến tột cùng. Hầu như chẳng c̣n ǵ nữa”. Nhưng Mẹ đă hứa: “Vào lúc đó Mẹ sẽ ở với con… Mắt Mẹ bao giờ cũng trông xem con. Mẹ sẽ ban cho con nhiều ơn…. Tất cả những ai cầu xin sẽ được ban cho những ơn đặc biệt, song người ta phải cầu nguyện”.
Lần hiện ra chính yếu thứ hai ở Paris (27/11), Mẹ cho nữ sứ giả của Mẹ thấy một thị kiến “Mẹ đứng trên một ṿng cầu trắng… cũng có một con rắn mầu xanh đốm vàng (nằm ở dưới chân Mẹ)… Hai tay Mẹ giơ lên cao ngang thắt lưng, như đang dâng lên Thiên Chúa một trái cầu bằng vàng, tượng trưng cho thế giới, có đính một cây thánh giá bằng vàng nhỏ. Đôi mắt Mẹ lúc ấy đang hướng lên trời bấy giờ nh́n xuống…”, và yêu cầu chị như sau:
“Trái cầu mà con thấy là tượng trưng cho cả thế giới, nhất là cho nước Pháp, đặc biệt là cho mỗi một người… Chúng (những tia sáng tỏa ra từ chiếc nhẫn ở tay Mẹ) là những dấu hiệu của ơn thánh mà Mẹ ban cho các kẻ kêu xin… Hăy làm một mẫu ảnh theo h́nh thức này (một khung tṛn, có Đức Mẹ đứng giữa với hàng chữ: ‘Ôi Maria, lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Mẹ’. Tất cả những ai đeo mẫu ảnh này sau khi được làm phép, nhất là đeo ở cổ, sẽ nhận được nhiều ơn”.
Lần hiện ra cuối cùng ở Paris (tháng 1/1831), Mẹ nói: “Con sẽ không c̣n được thấy Mẹ nữa, nhưng con vẫn thường được nghe thấy tiếng Mẹ trong các giờ cầu nguyện của con”.
Về Biến Cố Thánh Mẫu mở màn cho Thời Điểm Maria này, có một đặc điểm khác hẳn với ba lần sau. Ở chỗ, trong khi ba lần sau, thành phần sứ giả được Mẹ chọn để hiện ra và truyền đạt Sứ Điệp Thánh Mẫu của Mẹ đều là thiếu niên (như 2 em ở La Salette và 1 em ở Lộ Đức) hay thiếu nhi (như 3 em ở Fatima), th́ ở lần thứ nhất này lại là một thanh nữ, một nữ tu, chứ không phải là các em mục đồng quê mùa nghèo khổ.
Chưa hết, khung cảnh Mẹ chọn hiện ra vào lần đầu tiên trong Thời Điểm Maria này cũng khác với ba lần sau. Ở chỗ, trong khi ba lần sau ở ngoài trời, giữa thiên nhiên, th́ ở lần đầu tiên ấy Mẹ lại chọn hiện ra trong nhà, và là một nhà ḍng, một nhà ḍng phục vụ người nghèo.
Chi tiết hiện ra với một chị ḍng thuộc một hội ḍng bác ái phục vụ người nghèo đây hết sức ư nghĩa vào thời điểm bấy giờ, thời điểm Nước Pháp nói riêng đang bị chấn động bởi cuộc Cách Mạng 1789, hoa trái chín mùi của Chủ Nghĩa Minh Tri và của Thời Minh Tri, một chủ nghĩa và một thời tỉnh mộng làm người, quyết liệt tranh đấu cho nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, nhưng chẳng những không mang lại thành quả tốt đẹp, mà lại sinh ra một chủ nghĩa cộng sản trong cùng một thế kỷ, cùng với hai thế chiến vào tiền bán thế kỷ sau đó.
Phải chăng, chính v́ thế, ư nghĩa của Biến Cố Thánh Mẫu 1830 xẩy ra với một chị ḍng Nữ Tử Bác Ái phục vụ người nghèo là Sứ Điệp Thánh Mẫu ngầm nói với con người thời đại bấy giờ và sau này rằng tất cả nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền của con người là ở chỗ họ được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, và xă hội loài người chỉ thái b́nh thịnh vượng khi con người biết yêu thương phục vụ nhau, nhất là thành phần nghèo chiếm đa số trên thế gian, theo đường lối của Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể, chứ không phải theo chủ nghĩa Minh Tri duy nhân bản tôn thờ thần tôi và chế độ cộng sản vô thần biến con người thành công cụ sản xuất.
H́nh ảnh quả cầu, tiêu biểu cho loài người nói chung và từng người nói riêng, được Mẹ Maria trân quí trong tay và dâng lên Thiên Chúa đă thực sự nói lên ư nghĩa nhân bản Kitô giáo đích thực làm nên giáo huấn về xă hội của Giáo Hội sau này, kể từ cuối thế kỷ 19.
Ư nghĩa của chung h́nh ảnh được trở thành mẫu ảnh được gọi là Ảnh Mẹ Ban Ơn, người ta thấy ngay được h́nh ảnh được diễn tả trong Sách Khải Huyền đoạn 12 về một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên không trung và một con khủng long, một con khủng long “là con cựu xà” (Rev 12:9), nơi mẫu Ảnh Mẹ Ban Ơn này, được cho thấy là một con rắn mầu xanh đốm vàng nằm dưới chân của Mẹ.
Ư nghĩa của Mẫu Ảnh Mẹ Ban Ơn này, với h́nh ảnh hai cánh tay Mẹ trân quí chung nhân loại và riêng từng người, và chân Mẹ dẵm đứng trên con rắn, đă thực sự cho thấy là Mẹ, Vị được Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, người nữ duy nhất thoát khỏi nguyên tội nhờ đất (tượng trưng cho nhân loại) đă mở miệng ra hứng lấy gịng nước gian ác phun ra từ miệng con rồng (có thể hiểu việc hai nguyên tổ ăn trái cấm theo dụ dỗ của rắn quỉ trong địa đường), muốn ra tay ǵn giữ và cứu lấy gịng dơi của Mẹ cho khỏi quyền lực hỏa ngục. Thế nhưng, muốn được thế, con người phải chạy đến với Mẹ, bằng cách đeo mẫu Ảnh Mẹ Ban Ơn, như một lời cầu nguyện liên lỉ để nhắc nhở Mẹ là Đấng đă được Ơn Vô Nhiễm v́ loài người và cho loài người rằng: ‘Ôi Maria, lạy Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Mẹ’.
H́nh ảnh Mẹ Ban Ơn trong Biến Cố Thánh Mẫu 1830 này quả thực là h́nh ảnh mở màn cho Thời Điểm Maria, thời điểm Mẹ đến để cứu vớt gịng dơi của Mẹ cho khỏi quyền lực hỏa ngục, bằng việc từ từ tỏ ra ḷng từ ái (La Salette), bản chất (Lộ Đức) và uy quyền (Fatima) của Mẹ, trong Giáo Hội (La Salette), nơi các linh hồn (Lộ Đức), và trên thế giới (Fatima), bằng việc cảnh báo (La Salette), bằng việc chữa lành (Lộ Đức), và bằng việc huấn thánh thành phần tông đồ để họ trở thành một đạo binh dàn trận cứu độ (Fatima).
Trong lễ phong hiển thánh cho Chị Ḍng Nữ Tử Bác Aùi Catherine Labouré này hôm 27/7/1947, Đức Thánh Cha Piô XII đă gọi chị là “vị sứ giả của Đấng Vô Nhiễm Tội”, Đấng phản ảnh trung thực và sống động nhất h́nh ảnh Thiên Chúa, Đấng được vị sứ giả của Biến Cố Thánh Mẫu mở màn cho Thời Điểm Maria đă tiên báo “một ngày kia, Đức Mẹ sẽ được vinh quang đưa đi khắp thế giới”.