v
Tuyệt Đỉnh Fatima
Đức Bà Mân Côi
C
húng ta vẫn nghe nói đến 3 Mệnh Lệnh Fatima là Lần Hạt Mân Côi, Tôn Sùng Mẫu Tâm và Cải Thiện Đời Sống. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ, và nếu hiểu ngặt từ ngữ “mệnh lệnh” liên quan tới “hăy” thế này hay thế kia, th́ Fatima không có 3 mà chỉ có 1 mệnh lệnh duy nhất mà thôi, đó là Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi.
Bởi v́, ở Fatima, Mẹ Maria không kêu gọi cải thiện đời sống bằng những câu “hăy ăn năn thống hối, hăy ăn năn thống hối, hăy ăn năn thống hối” như ở Lộ Đức ngày 24/2/1858. Mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống thật ra chỉ được suy ra chính yếu từ câu Mẹ kêu gọi vào lần hiện ra cuối cùng: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Ở đây, nếu phải nói là mệnh lệnh th́ không phải là mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống mà là mệnh lệnh Cải Thiện Tội Nhân. V́ ở Fatima, Mẹ Maria đă hai lần kêu gọi như thế: lần nhất vào ngày 13/7/1917: “Hăy hy sinh cầu cho các tội nhân và sau mỗi một hy sinh các con hăy nói: ‘Con dâng hy sinh này Lạy Chúa Giêsu, v́ yêu Chúa và để cầu cho tội nhân ăn năn thống hối cũng như để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ’"; và lần hai vào ngày 19/8/1917: “Hăy cầu nguyện thực nhiều và hy sinh cho tội nhân; nhiều linh hồn sa hỏa ngục v́ không có ai hy sinh cầu cho họ”.
Về mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm lại càng không thấy đâu hết. Mẹ không tự động kêu gọi con cái “hăy tôn sùng Trái Tim Mẹ”, mà chỉ báo cho con cái biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917 rằng: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” mà thôi. Hay vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, khi Mẹ nói riêng với Thiếu Nhi Lucia rằng: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, thế thôi. Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm được căn cứ và suy diễn từ hai câu trên đây.
Thế nhưng, về mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi th́ thật là rơ ràng, và lần nào cũng thế, trong cả 6 lần hiện ra, mỗi lần Mẹ Maria đều lập lại nguyên văn những chữ “hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”. Có thể nói, tất cả Sứ Điệp Fatima, vốn được cho rằng bao gồm 3 Mệnh Lệnh Fatima, chỉ được tóm gọn trong một mệnh lệnh duy nhất là “hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”.
Bởi thế, vấn đề được đặt ra ở đây là: tại sao Mẹ Maria chỉ yêu cầu, nhất là chỉ nhấn mạnh đến mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi, đúng hơn, theo từ ngữ Mẹ sử dụng là Cầu Kinh Mân Côi (“pray rosary daily” / not say or recite rosary daily). Phải chăng v́ mệnh lệnh “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” này trực tiếp liên quan tới tước hiệu Mẹ tự xưng ở Fatima vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917: “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”? Nếu quả thực như vậy th́ tại sao Mẹ Maria lại xưng ḿnh như thế tại Fatima mà không tiếp tục xưng ḿnh “Mẹ là Vô Nhiễm Thai” như ở Lộ Đức ngày 25/3/1858?
“Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”
- “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”
Thật vậy, chính thời điểm Mẹ hiện ra tại Fatima đă phần nào trả lời cho hai vấn nạn then chốt được đặt ra trên đây. Nếu thời điểm Mẹ chọn hiện ra là thời điểm đang xẩy ra Thế Chiến I (1914-1918), th́ tước hiệu “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” có liên quan đến chiến tranh, đến ḥa b́nh thế giới. Mà chiến tranh xẩy ra bởi đâu, nếu không phải bởi tội lỗi loài người gây ra, những tội lỗi khiến cho nhiều linh hồn phải muôn đời trầm luân, như 3 Thiếu Nhi Fatima được thị kiến thấy ở phần Bí Mật Fatima thứ nhất. Chính v́ tước hiệu “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” có liên quan tới ḥa b́nh thế giới và phần rỗi tội nhân như thế mới có mệnh lệnh “hăy Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”.
Đúng thế, trước hết, chính v́ mệnh lệnh “hăy Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” có liên quan tới ḥa b́nh thế giới mà Mẹ Maria đă ghép mệnh lệnh này với t́nh h́nh chiến tranh chính trị như sau: “Hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày để xin ḥa b́nh cho thế giới và chấm dứt chiến tranh” (lần 1); “Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới cũng như chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có Người mới có thể cứu giúp các con thôi” (lần 3); “Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi để xin cho chiến tranh chấm dứt” (lần 5); “Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở về với gia đ́nh” (lần 6).
Sau nữa, chính v́ mệnh lệnh “hăy Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” có liên quan tới phần rỗi tội nhân mà Mẹ Maria, vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima, được mở đầu bằng thị kiến hỏa ngục, đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima như sau: “Mỗi khi lần hạt, sau mỗi một mầu nhiệm, các con hăy đọc lời nguyện sau đây: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn’". Mệnh lệnh “Cầu Kinh Mân Côi” liên quan tới phần rỗi tội nhân quả thực đă xẩy ra nơi trường hợp của Thiếu Nhi Fatima Phanxicô, qua câu Mẹ trả lời Lucia về số phận được rỗi của từng em: “Phanxicô cũng được về trời, nhưng em phải đọc kinh Mân Côi đă”.
Lịch sử Giáo Hội cũng cho chúng ta thấy Mẹ Mân Côi có liên hệ tới cả vấn đề chiến tranh ḥa b́nh và phần rỗi tội nhân, như được chính Đức Thánh Cha Lêô XIII dẫn chứng trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883. Ngài viết như thế này:
“Việc tôn sùng rất cao cả và đáng tin cậy đối với Nữ Vương uy linh Thiên Đ́nh này chưa bao giờ chiếu giải ánh quang như những lúc Giáo Hội chiến đấu của Thiên Chúa gặp gian nguy bởi những tấn công của lạc thuyết lan tràn, bởi thương luân bại lư không thể chấp nhận được, hay bởi những tấn công của các địch thủ dũng mănh. Lịch sử trong quá khứ cũng như mới đây, nhất là Giáo sử biên niên, c̣n ghi chứng về những lời cầu chung riêng dâng lên Mẹ Thiên Chúa xin ơn trợ giúp đă được Mẹ ban cho, và xin ơn an b́nh trật tự cũng đă được Thiên Chúa ban cho qua Mẹ. Bởi thế, Mẹ xứng danh là ‘Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu’, ‘Đấng An Ủi Kẻ Âu Lo’, ‘Quyền Năng Chiến Đấu của chúng ta’, ‘Nữ Vương Vinh Thắng’, ‘Nữ Thần Ḥa B́nh’. Trong số những tước hiệu này, một tước hiệu quen thuộc đáng chú ư nhất là tước hiệu Mân Côi, một tước hiệu mà những ơn ích tỏ tường Người đă xin cho toàn thể thế giới Kitô giáo vẫn được long trọng tưởng nhớ.
“Qúi Huynh thân kính, không một ai trong qúi huynh lại không nhớ đến việc Hội Thánh Chúa, vào cuối thế kỷ 12, đă chịu đựng một cơn hoạn nạn hết sức đau buồn gây ra do bè rối Albigensê, miêu duệ của các Hậu Nhị Nguyên Thuyết, một bè rối lan tràn ở miền Nam nước Pháp và các phần đất khác thuộc thế giới Latinh, đầy những sai lầm hiểm hại cùng với những lực lượng tàn sát và tàn phá khủng khiếp khắp nơi khắp chốn.
“Thiên Chúa nhân lành của chúng ta, như qúi huynh biết, đă dùng một vị rất thánh thiện để chống lại các kẻ địch thù lợi hại này, đó là vị tổ phụ lừng danh sáng lập ḍng Đaminh. Cao cả ở giáo thuyết thuần tín, ở gương sáng các nhân đức và ở các công cuộc tông đồ của ḿnh, thánh nhân đă dũng liệt tấn công các đối thủ của Giáo Hội Công Giáo, không phải cậy dựa vào khí giới, song bằng việc tôn sùng mà ngài là người đầu tiên khởi xướng lên, việc tôn sùng dưới tước hiệu Rất Thánh Mân Côi, việc tôn sùng mà ngài cũng như các môn đệ của ngài đă truyền bá khắp nơi trên thế giới.
“Thật vậy, được thần hứng và ân sủng hướng dẫn, thánh nhân đă thấy trước được rằng việc tôn sùng này như là một khí giới chiến đấu vô địch sẽ đẩy lui địch thủ, khống chế được ḷng vô đạo điên cuồng và ngang tàng của họ. Thành quả đúng là như vậy. Nhờ phương thức cầu nguyện mới mẻ này - khi được chấp nhận và thi hành như thánh Đaminh sáng lập ḍng thiết lập - ḷng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu văn hồi; những dự tính và sách lược của các kẻ lạc đạo tan như mây khói. Nhiều kẻ lạc bước quay về con đường cứu rỗi, và cơn phẫn nộ của những kẻ vô đạo bị kiềm tỏa bởi khí giới của những người Công Giáo cương quyết chống lại cuộc tấn công của họ.
“Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này c̣n được thể hiện trong thế kỷ 16, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu. Đức Giáo Hoàng lúc ấy là Thánh Piô V, sau khi khơi động ḷng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đă hăng hái nỗ lực, hơn hết mọi sư, để xin Mẹ Thiên Chúa hết sức quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao qúi này được dâng lên thiên đ́nh, và tất cả hợp một ḷng một ư với ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn ḷng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo toàn Đức Tin và quê hương của ḿnh, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thể đi chiến đấu như họ th́ hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của ḿnh. Đức Mẹ cao sang quả thật đă ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đă đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại.
“Để tưởng nhớ đặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh Giáo Hoàng này đă muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ mà Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII đă đặt cho danh xưng là ‘Rất Thánh Mân Côi’.
“Trong thế kỷ qua c̣n có những thành quả quan trọng khác tương tự như thế đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Temesvar nước Hung Gia Lợi và ở Corfu. Trong cả hai trường hợp này đều dính dáng trùng hợp với các ngày lễ của Đức Mẹ và với các cuộc tổ chức đọc kinh Mân Côi chung. Kết quả đă làm cho vị tiền nhiệm của Ta là Đức Clementê XI, để tỏ ḷng tri ân, đă truyền cho cả Giáo Hội hằng năm phải đặc biệt tôn kính Đức Mẹ Thiên Chúa bằng kinh Mân Côi của Người”.
Tới đây, vấn đề nữa được đặt ra ở đây là tại sao Mẹ Mân Côi lại liên quan tới ḥa b́nh thế giới và phần rỗi tội nhân, chứ không phải Mẹ Vô Nhiễm hay Mẹ Thiên Chúa hoặc Mẹ Đồng Công? Thật ra, Mẹ Mân Côi bao gồm cả những ǵ liên quan tới Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Đồng Công. V́ nơi Kinh Kính Mừng là kinh chính của Kinh Mân Côi, chúng ta tuyên xưng Mẹ Vô Nhiễm qua lời chào Mẹ “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”, Mẹ Thiên Chúa qua lời tuyên nhận Mẹ là “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”, và Mẹ Đồng Công qua lời kêu van cùng Mẹ “cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”.
Đúng thế, nếu chúng ta nghiền gẫm Kinh Mân Côi nói chung và Kinh Kính Mừng nói riêng, chúng ta sẽ thấy vai tṛ của Mẹ Maria trong dự án cứu độ và công cuộc cứu độ của Thiên Chúa hết sức rơ ràng.
Trước hết, về Kinh Mân Côi, một thứ kinh nguyện có hai phần, phần khẩu nguyện là bộ kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh, và phần tâm nguyện là 20 Mầu Nhiệm Mân Côi. Chúa Kitô đóng vai chính trong Mầu Nhiệm Mân Côi thế nào th́ Mẹ Maria cũng đóng vai chính trong Kinh Nguyện Mân Côi như vậy. Nếu Mầu Nhiệm Mân Côi chất chứa và tiêu biểu cho Mạc Khải Thần Linh, cho tất cả những ǵ Thiên Chúa là Thần Linh muốn tỏ cho nhân loại thấy nơi Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô Nhập Thể, Sáng Soi, Tử Giá và Phục Sinh, th́ Kinh Nguyện Mân Côi nói chung và Kinh Kính Mừng nói riêng cũng chất chứa và chứng thực cho đức tin tuân phục đáp ứng hết sức trọn lành của Mẹ Maria trước Mạc Khải Thần Linh là Chúa Kitô như vậy. Đó là lư do cốt lơi của Kinh Mân Côi là ở câu mở đầu của Kinh Kính Mừng liên quan tới danh xưng của Mẹ Maria, danh xưng “đầy ơn phúc”.
Có thể nói, nếu Thiên Chúa là Toàn Hữu (x. Ex 3:14) thế nào th́ Mẹ Maria là Toàn Phúc hay Toàn Ân (x. Lk 1:28) như vậy. Mẹ Maria là Toàn Phúc, là “đầy ơn phúc”, chẳng những ở chỗ “Thiên Chúa ở cùng Bà”, mà c̣n nhất là ở chỗ “có phúc v́ đă tin những ǵ Thiên Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45; 11:27-28). Bởi đức tin tuyệt đối tuân phục trọn lành của Mẹ, không bao giờ làm mất ḷng Chúa, trái lại, bao giờ cũng đáp ứng trọn vẹn tất cả những ǵ Chúa tỏ ra cho Mẹ và muốn nơi Mẹ, mà Mẹ mới liên lỉ “đầy ơn phúc”, mới luôn luôn “được ơn nghĩa trước mặt Chúa” (Lk 1:30). Đến nỗi, nếu Chúa Kitô “là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh” (Col 1:15), là “hiện thân của bản thể Cha” (Heb 1:3), th́ Mẹ Maria “đầy ơn phúc” là phản ảnh Thiên Chúa vô h́nh. V́ Mẹ đă chẳng những đón nhận nơi toàn thể con người của Mẹ Lời Nhập Thể là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, mà c̣n nên một với Lời Nhập Thể Con Mẹ trong suốt cuộc đời Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ. Tóm lại, Mẹ Maria “đầy ơn phúc” là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn thấy nơi nhân loại, đến nỗi, như Chúa Kitô, Thiên Chúa cũng có thể nói về Mẹ rằng: “Con là con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng” (Mk 1:11).
Bởi thế, mỗi lần “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, chúng ta chẳng những chiêm ngưỡng Chúa Kitô nơi các Mầu Nhiệm Mân Côi mà c̣n chiêm ngưỡng đức tin tuân phục “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria hằng liên lỉ đáp ứng với mỗi một Mầu Nhiệm của Chúa Kitô nữa, dù là một Chúa Kitô Giáng Sinh trong hang Bêlem vô cùng hèn hạ và nghèo cực, hay một Chúa Kitô Tử Giá vô cùng bất lực và ô nhục. Bởi thế Đức Gioan Phaolô II quả thực đă chí lư khi định nghĩa việc Cầu Kinh Mân Côi là việc “cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” (xem Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, đoạn 3).
Sau nữa, về Kinh Kính Mừng, một kinh nguyện Thần Linh, v́ được linh ứng bởi Thần Linh qua vị thần trời (nơi nửa phần đầu của Kinh Kính Mừng), qua một vị thánh nhân là bà Isave (nơi nửa phần sau của Kinh Kính Mừng) và qua Giáo Hội (phần ước nguyện của Kinh Kính Mừng). Nơi Kinh Kính Mừng, chúng ta thấy, trước hết là Mạc Khải Thần Linh nơi lời của vị thần trời: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”, sau đó tới Đáp Ứng Thần Linh của Mẹ Maria trước Mạc Khải Thần Linh ấy, qua lời của người thai mẫu đầy Thánh Thần: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ” (“v́ đă tin những ǵ Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện”), nhờ đó, nhờ đức tin tuân phục trọn hảo của Mẹ trước Mạc Khải Thần Linh, trước ư định tối cao vô cùng mầu nhiệm của Thiên Chúa, mới có Lời Nhập Thể: “Và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”.
Thế nhưng, sở dĩ Mẹ Maria được tuyển chọn làm Mẹ Thiên Chúa là “v́ loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta” (Kinh Tin Kính), một gịng dơi đă sa ngă phạm tội và vướng mắc nguyên tội, một thứ tội chỉ duy một ḿnh Mẹ được ǵn giữ cho khỏi bị nhiễm lây khi vừa hoài thai. Tức là tất cả những ǵ Mẹ được “Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại” (Lk 1:40) th́ đều v́ loài người và cho loài người là gịng dơi miêu duệ vô cùng đáng thương, đang cứu giúp của Mẹ. Ư thức được thân phận toàn ân – “đầy ơn phúc” của ḿnh là v́ loài người và cho loài người như thế mà chính Mẹ đă tự động thực hiện sứ vụ trung gian ân sủng của ḿnh ở tiệc cưới Cana. Đó là lư do, Mẹ Maria không thể nào cầm ḷng được trước lời thành khẩn van xin của tội nhân chúng ta dâng lên Mẹ nơi phần cuối của Kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
“Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”
- Cải Thiện Đời Sống và Tôn Sùng Mẫu Tâm
Cứ coi như Fatima có 3 Mệnh Lệnh đi, th́ mệnh lệnh Cầu Kinh Mân Côi là mệnh lệnh bao gồm và thể hiện hai mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm và Cải Thiện Đời Sống. Cầu Kinh Mân Côi không phải là việc tỏ ra Tôn Sùng Mẫu Tâm hay sao, khi chúng ta nhận biết và yêu mến Mẹ nơi phần đầu của Kinh Kính Mừng: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc…”? Cầu Kinh Mân Côi cũng không phải là việc tỏ ra ước nguyện muốn cải thiện đời sống, muốn được cứu rỗi hay sao, nơi phần cuối của Kinh Kính Mừng: “… cầu cho chúng con là kẻ có tội”.
Kinh Mân Côi ở Fatima và theo chiều hướng Fatima liên quan tới mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm c̣n ở chỗ nó là một cách thức để Đền Tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ hết sức hiệu nghiệm nữa, nhờ đó, đối với riêng thành phần đền tạ Mẹ th́ quả như Mẹ đă hứa cùng Thiếu Nhi Fatima Lucia vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917 rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”.
Đúng thế, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ đă tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy lần đầu tiên vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, không phải là Trái Tim Đau Thương, trái tim bị một lưỡi gươm xuyên thấu, như lời tiên tri của vị tư tế lăo thành Simeon (x Lk 2:35), mà là một trái tim bị quấn chung quanh bởi một ṿng gai, tiêu biểu cho những tội vô ơn và lộng ngôn của thành phần vong ân bội nghĩa hằng liên lỉ đâm vào, như được Mẹ cùng với Chúa Hài Đồng hiện ra cho chị Lucia biết tại Pontevedra nước Tây Ban Nha biết vào ngày 10/12/1925, và Mẹ đă kêu gọi chị “ít là con hăy an ủi Mẹ bằng cách rút những gai nhọn ấy ra”.
Biến cố hậu Fatima lần đầu này đă được chị Lucia thuật lại rằng Chúa Hài Nhi đă kêu gọi chị trước như sau: "Con hăy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đă bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra". Rồi Mẹ Maria cũng kêu gọi chị Lucia rằng: "Hỡi con yếu dấu, con hăy nh́n Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút bởi tôi lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hăy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ư đền tạ Mẹ".
Việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, như thế, đối với thành phần Thiếu Nhi Fatima hay Tông Đồ Fatima, c̣n là việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Ở chỗ, để đền tạ những “tội lộng ngôn”, chúng ta tuyên tụng “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc…”; và để đền tạ những “tội vô ơn”, chúng ta suy gẫm những Mầu Nhiệm Mân Côi, như một tác động tâm nguyện đáp ứng chính lời Chúa Giêsu kêu gọi trong Bữa Tiệc Ly: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày”.
“Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”
- Chia Ḷng Chia Trí
Đúng thế, theo tinh thần và chiều hướng Thánh Thể, một Hiến Tế Thánh Giá, một Hiến Tế Tạ Ơn cần phải được liên lỉ cử hành để nhớ đến Chúa như Chúa muốn như thế, nhớ đến t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, Kinh Mân Côi có một tác dụng thần linh trong việc hiện thực nơi thành phần Kitô hữu sốt sắng “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” chẳng những t́nh yêu Thiên Chúa mà c̣n cả đức tin tuân phục “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria nữa, một đức tin tuân phục liên lỉ đáp ứng t́nh yêu của Chúa hết sức trọn lành. Phải chăng đó là một trong những lư do chính yếu Mẹ Maria đă kêu gọi cần phải “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”?
Thế nhưng, để được như thế, tức để nhờ Kinh Mân Côi mà bản thân con người Kitô hữu, càng ngày càng được biến đổi, ở chỗ càng nên giống Chúa Kitô và Mẹ Maria hơn, càng Sống Chúa Kitô như Mẹ Maria hơn, như bánh và rượu trong Thánh Lễ được trở thành Ḿnh Máu Chúa Kitô, th́ họ phải “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” chứ không phải “đọc” Kinh Mân Côi hằng ngày. Bởi v́, tác động “cầu” ở đây liên quan tới cả tấm ḷng, c̣n tác động “đọc” chỉ cho thấy những ǵ là môi miệng hời hợt bề ngoài vậy thôi. Đó là tất cả lư do tại sao Kitô hữu hay chia trí khi lần hạt Mân Côi nếu chỉ “đọc” mà không “cầu” kinh Mân Côi hằng ngày. Việt Nam ta có một nhận định rất chính xác ở chỗ này, khi nói “chia ḷng chia trí”. Tức con người v́ “chia ḷng” trước mới “chia trí” sau, hay ngược lại, chính v́ “chia ḷng” mà chúng ta mới “chia trí”.
Bởi vậy, căn cứ vào nguyên tắc tâm lư hết sức thực tế “chia ḷng chia trí” này, chúng ta có thể khẳng định về phương diện tu đức rằng: muốn lần hạt Mân Côi sốt sắng và có tối đa hiệu quả, Kitô hữu chúng ta cần phải có ḷng với Chúa và Mẹ, nếu không muốn nói là “phải ḷng” t́nh yêu Chúa và Mẹ. Không phải hay sao, một khi “ḷng” của chúng ta chỉ c̣n duy một ḿnh Chúa, ngoài ra không c̣n một tạo vật nào khác, như Mẹ Maria “không hề biết đến nam nhân” (Lk 1:34), chỉ khao khát duy một ḿnh Chúa, chỉ lấy Chúa là lẽ sống tuyệt đối và trên hết của cuộc đời ḿnh, không thể nào sống mà thiếu Ngài, sẵn sàng từ bỏ mọi sự và chịu đựng mọi sự v́ Ngài, nghĩa là Ngài hoàn toàn làm chủ tâm trí chúng ta, điều khiển cuộc đời chúng ta, th́ thử hỏi chúng ta có chia trí khi cầu nguyện nói chung và khi lần hạt Mân Côi nói riêng hay chăng? Bấy giờ, việc lần hạt Mân Côi, hay những lời kinh nguyện được chúng ta bộc phát ra, chẳng khác ǵ như “mạch nước vọt lên sự sống đời đời” (Jn 4:14), mang tính cách như “những lời than khôn tả” (Rm 8:26).
Tuy nhiên, thực tế sống đạo cho thấy, hiếm có tâm hồn lên đến bậc tu đức hiệp sinh cao cả như thế, để không bị chia trí hay ít bị chia trí khi cầu nguyện hay “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, để cả cuộc sống thường nhật của họ trở thành một cuộc liên lỉ nguyện cầu. Nếu cầu nguyện là khao khát thần linh, là giao tiếp với “Thiên Chúa là Thần Linh… trong Thần Linh và chân lư” (Jn 4:24), th́ tâm hồn đă lên tới bậc tu đức hiệp sinh là tâm hồn chỉ biết “yêu mến Chúa hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của ḿnh” (Mk 12:30), và tất cả mọi hành động và hoạt động của họ, trong đó có việc đọc kinh cầu nguyện, đều trở thành cơ hội cho họ bày tỏ hay bộc lộ ḷng mến yêu Thiên Chúa hết ḿnh của họ. Vậy nếu ḷng của chúng ta c̣n quyến luyến trần gian, c̣n bị trần gian chi phối và làm chủ, c̣n bị đam mê nhục dục thu hút và sai khiến, th́ không lạ ǵ hiện tượng chia trí hằng liên lỉ xẩy ra trong khi chúng ta cầu nguyện, nhất là khi chúng ta “đọc” Kinh Mân Côi. “Của các con ở đâu th́ ḷng các con ở đó” (Mt 6:21) là như thế.
Ngoài ra, Kinh Mân Côi, tự bản chất, lại là thứ kinh nguyện dễ chia trí nữa. Ở chỗ, cứ đọc đi đọc lại hoài Kinh Kính Mừng. Trong khi đó, miệng th́ đọc Kinh Kính Mừng chúc tụng Mẹ Maria, th́ trí lại phải suy về Chúa Giêsu, một trạng thái cầu nguyện dường như ngược ngạo giữa khẩu nguyện (Kinh Nguyện Mân Côi) và tâm nguyện (Mầu Nhiệm Mân Côi). Bởi thế, v́ chúng ta hầu hết chưa ai đạt đến bậc chiêm niệm cao siêu, và v́ chính Kinh Mân Côi lại dễ chia trí, mà để “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” một cách thích đáng và mang lại hiệu năng thần diệu hơn nữa, chúng ta cần phải làm cho có phương pháp, để ít là bớt chia trí hơn. Đó là phương pháp Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi.
“Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”
- Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi
Thật vậy, Mầu Nhiệm Mân Côi là mầu nhiệm về Chúa Giêsu Kitô, Đấng “đă không tự cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, song đă tự hạ ra như không (Mầu Nhiệm Vui – nhập thể), mặc lấy thân phận tôi đ̣i (Mầu Nhiệm Ánh Sáng - phục vụ)… , đă vâng lời cho đến chết trên thập giá (Mầu Nhiệm Thương – khổ nạn), v́ thế Thiên Chúa đă tôn vinh Người… (Mầu Nhiệm Phục Sinh – vinh hiển)” (Phil 2:6-8), cần phải được long trọng tưởng niệm, bằng việc cử hành cách sống động và ư thức.
Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi một cách sống động ở chỗ, lúc đứng, lúc qú và lúc ngồi, những tác động theo ư nghĩa của phụng vụ. Chẳng hạn, đứng khi xướng Kinh Lạy Cha và Sáng Danh, qú khi đọc Lời Nguyện Fatima sau mỗi chục kinh “Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con …”, và ngồi khi vừa suy gẫm vừa lần hạt từng chục kinh Mân Côi.
Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi một cách ư thức ở chỗ, thêm vào 3 chỗ ở Kinh Kính Mừng, một ở sau tên Chúa Giêsu thuộc phần đầu, một ở sau tên Mẹ Maria và một sau chữ “chúng con” thuộc phần thứ hai của kinh này, những ǵ có ư nghĩa cho mỗi một Mầu Nhiệm Mân Côi đang được chúng ta đang suy gẫm hay tưởng niệm.
Sau đây là những gợi ư thực hành cho việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” một cách ư thức hơn, nhờ đó bớt chia trí hơn lại sống động hơn:
1.- Mầu Nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể
“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu (tới đây xin thêm các chữ có ư nghĩa của từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô vào từng chục kinh như sau)
1: ‘hoá thành nhục thể’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
2: ‘thai nhi thăm viếng’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
3: ‘giáng sinh bần cùng’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
4: ‘trưởng tử hiến dâng’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
5: ‘tùng phục mẹ cha’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
“Thánh Maria tỳ nữ xin vâng Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con kiêu căng là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
2.- Mầu Nhiệm Chúa Kitô Ánh Sáng
“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu
1: ‘thanh tẩy chay tịnh’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
2: ‘hóa nước thành rượu’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
3: ‘‘mạc khải Nước Trời’’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
4: ‘biến h́nh hiển linh’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
5: ‘thiết lập Thánh Thể’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
“Thánh Maria lắng nghe tuân giữ Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con bất tuân là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
3.- Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn
“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu
1: ‘buồn đến chết được’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
2: ‘bị đánh nát thân’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
3: ‘mạo gai nhức óc’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
4: ‘thập giá núi sọù Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
5: ‘tử giá cứu chuộc’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
“Thánh Maria gươm sắc đâm thâu Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con yếu nhược là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
4.- Mầu Nhiệm Chúa Kitô Vinh Hiển
“Kính mừng Maria đầy ơn Phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu
1: ‘phục sinh vinh hiển’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
2: ‘về trời cùng Cha’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
3: ‘sai Thánh Linh đến’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
4: ‘đưa Mẹ về trời’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
5: ‘tôn vương thiên mẫu’ Con ḷng Bà gồm phúc lạ.
“Thánh Maria điềm lạ vĩ đại Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con hèn mọn là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
Sau đây là những điều quan trọng cần lưu ư về phương pháp Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi trên đây:
1. Đây chỉ là một phương pháp mà thôi, để, về mặt tiêu cực, giúp cho việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” của Kitô hữu Công Giáo chúng ta đỡ hay ít hoặc không chia trí, và về mặt tích cực, giúp đạt được bản chất của Kinh Mân Côi là một việc nguyện cầu chiêm niệm, một tác động chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng ánh mắt tin yêu của Mẹ Maria và bằng tâm t́nh magnificat cảm tạ Ḷng Thương Xót Chúa của Mẹ.
2. Bởi thế, bất cứ khi nào tâm hồn đang “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” cảm thấy đạt được mục đích chiêm niệm rồi th́ không cần đến phương pháp ấy nữa. Nghĩa là khi tâm hồn không cần đọc thêm những cụm từ sau tên “Giêsu” và “Maria” cũng không bị chia trí nữa, trái lại, nếu cứ tiếp tục làm lại gây chia trí, th́ bỏ đi, kể cả cử chỉ đứng ngồi qú cũng thế, một khi bày tỏ những cử chỉ này mà lại gây chia ḷng th́ phải ngưng.
3. Phương pháp Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi được chia ra làm 3 giai đoạn cất cánh bay cao, có thể ví như một chiếc máy bay đầu tiên phải chạy trên phi đạo (tức lúc miệng cần lập lại các cụm từ ấn định), khi có đà th́ bắt đầu cất cánh (lúc trí tự nhiên gắn bó với nội dung của mầu nhiệm), và bay bổng trên trời cao (lúc ḷng đă cảm nhận mầu nhiệm thần linh của Kinh Mân Côi).