w
Tông Đồ Fatima
- Lời Cầu Biến Đổi Thế Giới
và Bí Mật Fatima phần thứ ba
chưa hoàn toàn ứng nghiệm
T
rong các Biến Cố Thánh Mẫu, được Giáo Hội chính thức công nhận, như Biến Cố Thánh Mẫu Ba Lê năm 1830 liên quan đến mẫu Ảnh Đức Mẹ Ban Ơn, Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức năm 1858 liên quan tới tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội, và Biến Cố Thánh Mẫu La Salette năm 1846 liên quan tới t́nh h́nh Nước Pháp và Giáo Hội cuối thế kỷ 19, Biến Cố Thánh Mẫu Fatima ở Bồ Đào Nha năm 1917 là Biến Cố Thánh Mẫu vĩ đại nhất và quan trọng nhất, v́ Biến Cố Thánh Mẫu Fatima chẳng những liên quan tới vai tṛ của Giáo Hội mà c̣n tới lịch sử thế giới nữa.
Lời Cầu Biến Đổi Thế Giới
Thật vậy, những ǵ Mẹ Maria tiên báo ở cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai là “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ có một thời gian ḥa b́nh”, đă được hoàn toàn ứng nghiệm từng li từng tí trong lịch sử loài người. Bởi v́, những ǵ Mẹ Maria đă nói với chị Lucia ở thánh Tuy nước Tây Ban Nha ngày 13/6/1929 rằng: “Đă đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng với tất cả các vị giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách ấy”, đă được chị viết thư đề ngày 24/10/1940 đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII, và đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trọn vẹn hiện thực vào ngày 25/3/1984.
Đức Thánh Cha Piô XII, vị Giáo Hoàng tiền định đă được thụ phong Giám Mục vào chính ngày giờ Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần thứ nhất, 13-5-1917, cũng là vị giáo hoàng đă được thấy hiện tượng mặt trời nhẩy múa bốn lần trong bốn ngày, ngày 30 và 31 tháng 10 và ngày 1 và 8 tháng 11, dịp Ngài tuyên bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 1-11-1950, đă thực hiện “yêu cầu” này của Mẹ hai lần, một lần vào ngày 31-10-1942, ngày kết thúc mừng kỷ niệm ngân khánh 25 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, và một lần vào ngày 7-7-1952, ngày lễ kính hai thánh Cyrilô và Mêthôđiô, tông đồ của sắc dân Slavs, mà Nga là một trong ba nhóm (thuộc về nhóm ở phía đông).
Lần thứ nhất, qua vô tuyến truyền thanh, Đức Thánh Cha Piô XII đă gửi đến quốc dân Bồ Đào Nha điệp văn của Ngài, trong đó, có đoạn sau đây:
“Chúng con trông cậy, chúng con hiến dâng, chúng con phó thác cho Mẹ, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, trong giờ phút nguy biến của lịch sử nhân loại này, chẳng những Hội Thánh, Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Con Mẹ, đang đổ máu và đau khổ ở nhiều nơi bằng nhiều cách, mà c̣n cả thế giới đang bị ră rời v́ những bất ḥa nguy tử, đang bừng bừng lên lửa thù hận, trở nên nạn nhân của chính tội lỗi của ḿnh”
Lần thứ hai, qua Tông Thư Sacro Vergente Anno gửi quốc dân Nga Sô, Ngài viết:
“Để cho lời cầu nguyện thiết tha của chúng tôi và của qúi vị dễ được chấp nhận hơn, và để chứng tỏ cho qúi vị thấy ḷng ưu ái của chúng tôi đối với qúi vị, giống như mấy năm trước chúng tôi đă hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ của Thiên Chúa, vậy giờ đây, chúng tôi hiến dâng, và, một cách hết sức đặc biệt, chúng tôi phó thác tất cả nhân dân nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, với niềm hy vọng chắc chắn rằng, chẳng bao lâu, nhờ sự bầu cử toàn năng của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, ước vọng của chúng tôi cũng như của qúi vị và của tất cả những người lành sẽ được hoàn toàn nên trọn, là một nền ḥa b́nh đích thực, ḥa hợp huynh đệ, và tự do cho tất cả mọi người, nhất là cho Giáo Hội”.
Lần thứ nhất, Nước Nga chưa được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ. Lần thứ hai, nước Nga được hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ song không có sự tham dự của toàn thể các giám mục trên thế giới. Nghĩa là, cả hai lần hiến dâng này đều chưa hoàn toàn đúng như ư muốn của Thiên Chúa. Do đó, sự kiện “Bằng không, Nước Nga sẽ...” đă xẩy ra. Chị Lucia đă tóm tắt sự kiện “bằng không” này khi nói với đức giám mục Gurza như sau:
“Chúa nhân lành đă tỏ cho con biết là Ngài hài ḷng về việc làm này (việc hiến dâng lần thứ nhất) của Đức Thánh Cha cùng với một vài giám mục. Mặc dầu nó chưa được hoàn toàn đúng theo ước muốn của Ngài, song Ngài hứa sẽ làm cho chiến tranh sớm chấm dứt. C̣n việc trở lại của nước Nga th́ bây giờ chưa xẩy ra”.
Sau đây là nguyên văn bản kinh Hiến Dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiệp cùng các vị giám mục trên thế giới đọc ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1984, (trong đó ngài có nhắc lại 2 lần hiến dâng của Đức Piô XII), nhờ đó, nhờ việc hiến dâng đúng cách của ngài, lời cầu ấy đă biến đổi thế giới, với Biến Cố Đông Âu năm 1989 xuất phát tước tiên từ quê hương Ba Lan của ngài, và biến cố Nước Nga trở lại vào Lễ Giáng Sinh năm 1991. Có thể nói bản kinh hiến dâng này là Lời Cầu Biến Đổi Thế Giới.
Trước hết, ngài đă thực hiện việc hiến dâng quyết liệt này tại chính Linh Địa Fatima ngày 13/5/1982, sau đúng một năm ngài bị ám sát nhưng không chết nhờ bàn tay Mẹ đặc biệt chở che. Ngài đă dâng lên Mẹ lời nguyện sau đây:
“Hôm nay, Gioan-Phaolô II, kế vị thánh Phêrô, tiếp nối công cuộc của (các vị tiền nhiệm) Piô, Gioan và Phaolô, nhất là của công đồng chung Vaticanô II, hiện diện trước Mẹ của Con Thiên Chúa tại đền thánh của Mẹ ở Fatima đây. Để làm ǵ? Người đến đây khi xúc động đọc lại lời từ mẫu kêu gọi ăn năn, cải thiện, lời nài nỉ tha thiết của Trái Tim Mẹ Maria vang vọng từ Fatima 65 năm về trước. Phải, người đọc lại với tâm hồn xúc động, v́ người thấy rằng đă có biết bao dân tộc và xă hội, biết bao Kitô hữu đi ngược lại với chiều hướng của sứ điệp Fatima. Tội lỗi đă gắn chặt với thế giới này như gia cư của nó, và Thiên Chúa càng ngày càng bị chối bỏ trong ư thức, tư tưởng và đường lối của con người...
“Vị kế thừa Thánh Phêrô hiện diện ở đây hôm nay như một nhân chứng về nỗi khổ đau vô biên của nhân loại, chứng nhân về những tai biến chực chờ đang đe dọa các dân tộc và đại đồng nhân loại. Người đang ôm lấy những đau khổ này bằng trái tim nhân loại yếu đuối của ḿnh, khi người đặt ḿnh trước mầu nhiệm của Trái Tim Từ Mẫu, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Nhân danh những khổ đau này, với nhận thức về sự dữ đang tràn lan khắp thế giới và về những đe dọa cho tất cả mọi người, mọi dân tộc và đại đồng nhân loại, vị kế vị thánh Phêrô hiện diện nơi đây với đức tin mănh liệt vào T́nh Yêu Cứu Độ bao giờ cũng mạnh hơn mọi sự dữ sẽ cứu vớt thế giới.
“Tâm hồn của người quằn quại khi thấy tội lỗi thế giới và toàn khối tai biến đang như mây đen bao kín nhân loại, song cũng vui mừng trong hy vọng khi người, một lần nữa, thực hiện điều mà các vị tiền nhiệm của người đă làm là dâng hiến thế giới cho Trái Tim Mẹ, nhất là khi các ngài dâng hiến cho Trái Tim Mẹ nhân dân đặc biệt cần phải dâng hiến. Làm như thế chẳng khác ǵ hiến dâng thế giới cho Đấng vô cùng Thánh Hảo. Sự Thánh Hảo này tức là sự cứu rỗi. Tức là t́nh yêu mạnh hơn sự dữ. Không có tội lỗi nào trên thế gian này có thể thắng vượt được T́nh Yêu này...”
Lần hiến dâng thứ nhất này của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, dù Ngài đă cố gắng gửi thư trước ngày Ngài đi Fatima để kêu mời các đức giám mục trên thế giới hợp ḷng hợp ư với Ngài, cũng chưa thực sự và hoàn toàn được đúng như ư muốn của Thiên Chúa, v́ thư của Ngài gửi quá trễ đă không kịp đến tay các đức giám mục lúc Ngài thực hiện việc hiến dâng này. Do đó, Ngài đă lập lại một lần nữa việc hiến dâng khẩn thiết này vào dịp Thánh Tượng Mẹ Fatima đến toà thánh Rôma. Lần này, các đức giám mục trên thế giới được loan báo kịp thời. V́ thư Ngài gửi đi từ ngày 8-12-1983, trong thư Ngài viết như sau:
“Ngày 25-3-1983, chúng ta bắt đầu đặc biệt Mừng Kỷ Niệm Ơn Cứu Rỗi. Một lần nữa, tôi cám ơn qúi huynh đă hiệp với tôi khai mạc cùng một ngày mừng Năm Cứu Rỗi ở địa phận của qúi huynh. Lễ Trọng Truyền Tin mà trong chu kỳ phụng vụ nhắc nhở đến việc khởi sự công cuộc cứu rỗi nhân loại là một thời điểm thích đáng nhất cho việc khai mạc này... Qúi huynh thân mến, trong Năm Thánh Cứu Rỗi này, tôi muốn tuyên xưng quyền năng (cứu độ) này cùng với qúi huynh và với toàn thể Giáo Hội. Tôi muốn tuyên xưng quyền năng cứu độ này nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Thiên Chúa, Đấng đă cảm nghiệm được quyền năng cứu độ này ở một mức độ đặc biệt nhất.
“Những lời lẽ trong việc hiến dâng và phú thác tôi gửi kèm theo đây, với một chút thay đổi, vẫn giống như những lời mà tôi đă đọc tại Fatima ngày 13-5-1982. Tôi tin chắc chắn là việc lập lại hành động (hiến dâng) này trong Năm Mừng Kỷ Niệm Ơn Cứu Rỗi đáp ứng với ḷng mong ước của nhiều con tim muốn tái diễn chứng cớ về ḷng sùng kính của họ đối với Trinh Nữ Maria và muốn phú thác cho Người những sầu thương của họ nơi những tệ hại hiện nay, những lo âu về những tai biến đang chực chờ ở tương lai, những dự liệu cho ḥa b́nh và công chính ở riêng các dân nước cũng như của đại đồng nhân loại. Ngày lễ trọng Truyền Tin trong mùa chay năm 1984 là ngày thích đáng nhất cho việc cùng nhau chứng tỏ này. Tôi xin cám ơn qúi huynh, vào ngày này, quí huynh lập lại việc này với tôi, tùy theo cách thức nào mà quí huynh cho là thích hợp nhất”.
Sau đây là những lời hiến dâng thế giới và Nước Nga của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ngày 25/3/1984:
“Chúng con chạy đến với sự chở che của Mẹ, (ôi) Thiên Chúa Thánh Mẫu'. Khi thốt lên những lời ca nguyện mà Giáo Hội Chúa Kitô đă nguyện cầu qua bao nhiêu thế kỷ này, chúng con hôm nay đặt ḿnh trước nhan Mẹ trong năm mừng kỷ niệm ơn cứu rỗi. Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn, đúng như ư của Chúa Kitô muốn các tông đồ hiệp nhất với thánh Phêrô. Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng mà chúng con muốn bao gồm một lần nữa hy vọng của Giáo Hội cũng như lo âu đối với thế giới ngày nay. Bốn mươi năm về trước, rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng. Cũng thế giới của mọi người và mọi dân tộc này trước mắt của con hôm nay đây, con xin lập lại việc phó thác và hiến dâng mà vị tiền nhiệm của con đă thực hiện ở Ṭa Thánh Phêrô: thế giới của kỷ nguyên thứ hai đang kết thúc, thế giới tân tiến, thế giới của chúng con hôm nay!
“Ôi Mẹ của mọi người và mọi dân tộc, Mẹ biết rơ tất cả khổ đau và hy vọng của họ, với ư thức làm mẹ, Mẹ biết tất cả những giằng co giữa sự thiện và sự dữ, giữa ánh sáng và bóng tối, đang hành hạ thế giới tân tiến hôm nay, xin nhận lời kêu than mà chúng con được Thánh Linh khơi động trực tiếp dâng lên Trái Tim Mẹ. Với t́nh yêu của một Từ Mẫu và Tôi Tớ, xin hăy ôm lấy thế giới nhân loại của chúng con mà chúng con phú thác và hiến dâng cho Mẹ, v́ chúng con đầy âu lo cho vận mệnh hiện tại và đời đời của mọi người và mọi dân tộc.
“Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến. Chúng con chạy đến với sự bảo hộ của Mẹ, Thiên Chúa Thánh Mẫu: xin đừng chê chối lời cầu xin chúng con dâng lên Mẹ trong cơn khẩn trương của chúng con”.
Thứ Tư 24/3/2004, áp ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3 hằng năm, ĐTC đă dùng buổi triều kiến chung hằng tuần này, buổi triều kiến Ngài vẫn chia sẻ giáo lư từ năm 1979 đến bấy giờ, để nhắc lại mục đích của việc Ngài tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ 20 năm trước đây, vào dịp kết thúc Năm Thánh Cứu Chuộc, 25/3/1984. Đức Thánh Cha đă nhắc lại những ǵ ngài đă làm như sau:
“Tôi đặc biệt nhớ đến ngày 25/3 năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc. Hai mươi năm đă qua đi từ ngày ở Quảng Trường Thánh Phêrô, hiệp nhất về tinh thần với tất cả các giám mục trên thế giới được ‘triệu tập’ trước đó, Tôi đă hiến dâng tất cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”.
Ở đây ĐTC đă xác nhận là Ngài có ư làm điều ấy “để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima”, tức đáp ứng việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Trong “Lời Nguyện Cầu Biến Đổi Thế Giới“ này, chúng ta thấy ĐTC GPII đă nhắc đến 4 sự kiện lịch sử như sau:
Sự kiện lịch sử thứ nhất, đó là sự kiện ĐTC GPII quả thực có hợp với các vị giám mục trên thế giới, đúng như cách thức Thiên Chúa muốn thực hiện được Mẹ Maria tỏ cho chị Lucia biết ngày 13/6/1929 và đă được chị đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII trong thư đề ngày 24/10/1940. ĐTC GPII đă xác nhận sự kiện hàng giáo phẩm của Giáo Hội Công giáo hiệp dâng như chúng ta đă nghe là: “Chúng con xin hợp với tất cả mọi chủ chăn trong Giáo Hội làm thành một thân thể và một tập đoàn…, Trong mối liên kết hiệp nhất này, chúng con đọc những lời hiến dâng…”.
Sự kiện lịch sử thứ hai, đó là hai lần vị tiền nhiệm của ngài là Đức Piô XII đă hiến dâng loài người và thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, hai lần này đă được chúng tôi nhắc đến là ngày 31/10/1942 và ngày 7/7/1952, lần thứ nhất Đức Piô XII chỉ dâng chung loài người, lần thứ hai ngài mới có ư dâng Nước Nga.
Sự kiện lịch sử thứ ba, đó là trong lần hiến dâng thứ hai của ĐTC Piô XII, vị giáo hoàng thời thế chiến thứ II này đă quả thực có ư muốn hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria rồi, như ĐTC GPII lập lại trong Lời Nguyện Cầu Biến Đổi Thế Giới của ngài như chúng ta đă nghe: “rồi 10 năm sau đó, tôi tớ của Mẹ là Đức Giáo Hoàng Piô XII, chứng kiến cảnh khổ đau của gia đ́nh nhân loại, đă phó thác và hiến dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc biệt là nhân dân mà Mẹ yêu thương và quan tâm cách riêng”.
Sự kiện lịch sử thứ bốn, đó là việc chính ĐTC GPII cũng có ư hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, khi ngài khôn ngoan kín đáo nhắc riêng đến Nước Nga bằng những lời lẽ chúng ta cũng đă nghe: “Một cách đặc biệt, chúng con xin phú thác và hiến dâng cho Mẹ tất cả những người và những dân nước cần được phú thác và dâng hiến”.
Chính v́ Nước Nga đă được ĐTC GPII hiệp cùng với hàng giáo phẩm trên thế giới hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đúng ư muốn và cách thức của trời cao như thế mà thế giới đă được biến đổi theo diễn tiến thứ tự như sau:
Trước hết là biến cố bất ngờ xuất hiện nhân vật lịch sử Gaborchev, bất ngờ xuất hiện như trường hợp của chính ĐTC GPII trong Giáo Hội Công giáo, một vị giáo hoàng đến từ một nước cộng sản và không phải là người Ư. Nhân vật lănh tụ Khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết cuối cùng này đă xuất hiện cũng vào tháng 3 năm 1985, tức sau đúng 1 năm Nước Nga được hàng giáo phẩm Công Giáo hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Tiếp theo là Biến Cố Cộng Sản Đông Âu tự động sụp đổ một cách bất ngờ trước con mắt bàng hoàng sửng sốt của cả thế giới, nhất là thế giới tư bản, một khối tư bản chẳng những không thể làm ǵ nổi họ trong thời chiến tranh lạnh Cold War mà c̣n bị họ dần dần chiếm đất giành dân khắp nơi trên thế giới. Có cái lạ nữa là Biến Cố Đông Âu này được diễn tiến nói chung hoàn toàn bất bạo động theo đường hướng tranh đấu của Giáo Hội, chứ không phải theo kiểu tranh đấu giai cấp bạo động của cộng sản, và cuộc tranh đấu bất bạo động này đă được bắt nguồn ngay từ quê hương Balan của vị giáo hoàng đă đọc “Lời Nguyện Biến Đổi Thế Giới”.
Sau hết là Biến Cố Nước Nga trở lại vào chính Ngày Giáng Sinh 25/12/1991, khi vị lănh tụ cuối cùng của khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết là Gorbachev từ chức, cũng là vị vào tháng 3/1992 đă tuyên bố về ĐTC GPII qua báo chí quốc tế bấy giờ là “Những biến cố ở Đông Âu sẽ không thể nào xẩy ra nếu không có vai tṛ chủ chốt mà ngài tự biết phải làm sao trong hiện t́nh thế giới này”.
Tuy nhiên, không phải Nước Nga trở lại th́ Biến Cố Fatima đă hết thời và trở thành lỗi thời. Mà nếu Biến Cố Fatima vẫn c̣n hợp thời và càng khẩn trương hơn bao giờ hết th́ Bí Mật Fatima phần thứ ba vẫn chưa hoàn toàn ứng nghiệm, tức vẫn c̣n đang tiếp tục xẩy ra cho tới khi thật sự nên trọn.
Bí Mật Fatima phần thứ ba
chưa hoàn toàn ứng nghiệm
Đọc xong những lời dẫn giải phần thứ ba của Bí Mật Fatima của Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin Joseph Ratzinger, được phổ biến ngày 26/6/2000, khi Ṭa Thánh chính thức tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ ba, chúng ta thực sự cảm nhận được rằng ngài đă tŕnh bày những h́nh ảnh tiêu biểu rất sâu xa và đầy ư nghĩa của thị kiến thuộc phần thứ ba Bí Mật Fatima, chẳng những theo chiều hướng tín lư đức tin và tu đức Kitô Giáo, mà c̣n phản ảnh lịch sử Kitô Giáo và lịch sử thế giới hiện đại.
Riêng ở phần giữa của thị kiến là phần liên quan tới những ǵ được ngài cho biết là “địa điểm xẩy ra được diễn tả bằng ba biểu tượng, đó là một ngọn núi dốc đứng, một thành phố lớn bị tan hoang và sau cùng là một cây thập giá to bị nứt nẻ”. Và theo ngài th́ ư nghĩa của ba biểu tượng ấy là như thế này: “Ngọn núi và thành phố biểu hiệu cho đấu trường của lịch sử nhân loại, một lịch sử như là một cuộc khổ công leo lên tới chóp đỉnh, một lịch sử như là một đấu trường giữa óc sáng tạo của con người với t́nh trạng an vui thái ḥa của xă hội, đồng thời cũng là một nơi của hủy hoại, nơi con người thực sự hủy hoại đi những hoa trái của việc ḿnh làm ra... Trên ngọn núi có cây thập giá, đích điểm và là hướng đạo cho lịch sử. Thập giá biến đổi t́nh trạng hủy hoại thành ơn cứu độ; cây thập giá chẳng những như là một dấu hiệu cùng khốn của lịch sử mà c̣n là một hứa hẹn cho lịch sử nữa… Như các vị trí của trái đất đă được phác tả đúc kết lại nơi h́nh ảnh ngọn núi và thành phố hướng về cây thập giá thế nào, th́ thời gian cũng được tŕnh bày cho thấy bằng một đường lối thu gọn như vậy”.
Tuy nhiên, ở đây ngài không nói ǵ đến ư nghĩa liên quan tới h́nh ảnh về “một nhóm lính” xuất hiện trên đỉnh núi đă hạ sát đoàn Kitô hữu tử đạo, từ giáo hoàng trở xuống tới giáo dân, ở trên đỉnh núi và dưới chân cây thập tự giá bấy giờ, bằng cả “đạn” lẫn “tên” bắn tới, chứ không nguyên bằng đạn. 1) Nhóm lính này tiêu biểu cho thành phần nào? 2) Tại sao họ lại lên được tới đỉnh núi là nơi có cây thập tự giá linh thiêng này? 3) Tại sao họ không hạ sát đoàn tử đạo Kitô Giáo bằng súng đạn mà c̣n bằng cả cung tên? 4) Nếu vị giám mục mặc áo trắng là chính đức giáo hoàng đă bị ám sát chết, th́ phần bí mật này đă hoàn toàn ứng nghiệm hay chưa nơi trường hợp bị mưu sát nhưng thoát chết của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chiều ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô?
Ngoài ra, 5) h́nh ảnh về thành phố và đỉnh núi c̣n có một ư nghĩa nào khác nữa hay chăng, v́ theo thị kiến th́ đây là một thành phố “lớn” chứ không nhỏ, và ngọn núi đây là một ngọn núi “dốc đứng” chứ không xoai xoải dễ leo? 6) Đâu là ư nghĩa của tính chất “lớn” nơi thành phố và tính chất “dốc đứng” nơi ngọn núi? 7) Riêng về h́nh ảnh thành phố th́ “một nửa đă bị tàn rụi, c̣n nửa kia th́ đang lẩy bẩy dừng bước, với đầy những đớn đau và buồn khổ” nghĩa là ǵ? 8) Tại sao thành phố lớn này lại được chia làm hai phần như thế và mỗi phần của nó mang một ư nghĩa tiêu biểu ra sao?
Chưa hết, 9) h́nh ảnh “một vị Giám Mục mặc Áo Trắng, ‘mà chúng con có cảm nhận đó là Đức Thánh Cha’, trong một vùng sáng mênh mông là Thiên Chúa, ‘giống như người ta thấy ḿnh đi ngang qua trước một tấm gương soi’” đây nghĩa là ǵ, một h́nh ảnh xẩy ra trước khi ngài băng qua thành phố lớn và leo tới đỉnh núi để bị sát hại dưới chân cây thập tự giá? 10) Tại sao toán lính không sát hại ngài và đoàn Kitô hữu theo ngài ở khu vực thuộc thành phố lớn khi ngài đang băng ngang qua có phải dễ dàng hơn không, mà lại ở trên đỉnh núi dốc đứng và dưới chân cậy thập tự giá?
Tất cả 10 vấn nạn vừa được nêu lên trên đây không phải là không quan trọng và hoàn toàn vô nghĩa. Chắc chắn chúng phải có một ư nghĩa sâu xa nào đó, ít là theo tu đức và lịch sử. Để có thể phần nào hiểu được ư nghĩa của những ǵ chưa được thẩm quyền Giáo Hội, qua Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, dẫn giải trong văn kiện ngày 26/6/2000, chúng ta nên lưu ư tới một yếu tố rất quan trọng liên quan tới thời điểm mà phần bí mật c̣n lại này được Ṭa Thánh chính thức phổ biến cho biết. Đó là vấn đề tại sao Bí Mật Fatima phần thứ ba không được Ṭa Thánh phổ biến sớm hơn hay muộn hơn năm 2000 là ở chỗ năm 2000 là lúc giao thời, vừa chấm dứt thế kỷ 20 vừa mở màn cho thế kỷ 21. Thế kỷ 20 là thế kỷ của hai trận Thế Chiến I và II xẩy ra ở Âu Châu (Thế Chiến I) và từ Âu Châu (Thế Chiến II), một châu lục Kitô giáo, cũng là thế kỷ của hai chủ nghĩa cộng sản và tư bản. Thế kỷ 21 đă được mở màn với cuộc khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 vào đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ ngay giữa thanh thiên bạch nhật, để rồi từ đó, có thể nói, Thế Chiến III đă bùng nổ ở khắp nơi, giữa văn minh Tây phương và Hồi giáo.
Nếu Biến Cố Fatima xẩy ra năm 1917 là thời điểm chẳng những liên quan tới Thế Chiến I ở thế giới Tây phương và hiện tượng cộng sản xuất hiện ở Nga, mà c̣n tới cả cuộc sụp đổ của đế quốc Hồi giáo Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ theo sau Thế Chiến I, th́ những h́nh ảnh về một “thành phố lớn” được chia làm hai khu vực và về “nhóm lính” trên đỉnh núi dốc đứng đă trở nên phần nào sáng tỏ.
Phải chăng h́nh ảnh “thành phố lớn” trong thị kiến ở phần ba của Bí Mật Fatima là những ǵ tượng trưng cho thế giới Tây phương (“lớn” đây tượng trưng cho nền văn minh của Tây phương)? Và phải chăng hai khu vực của “thành phố lớn” này là tiêu biểu cho hai chủ nghĩa cộng sản và tư bản ở thế giới Tây phương?
Một nửa thành phố đă bị tàn rụi trong thị kiến phải chăng là chủ nghĩa và chế độ cộng sản ở Tây phương đă hoàn toàn tự động giải thể vào năm 1989 ở Đông Âu và 1991 ở Liên Sô, (tất nhiên không kể dấu vết cộng sản ở các nơi khác ngoài Tây phương như ở Á Châu có Trung Hoa, Việt Nam, và Bắc Hàn, hay ở Mỹ Châu có Cuba)?
Rồi một nửa c̣n lại của “thành phố lớn” này “đang lẩy bẩy dừng bước, với đầy những đớn đau và buồn khổ” phải chăng là chủ nghĩa tư bản ở Tây phương, một chủ nghĩa duy tư bản hưởng thụ và duy thực dụng, chẳng những không mang lại hạnh phúc cho dân chúng mà c̣n sát hại họ nữa, bằng những khoản luật phản luân lư và phi nhân bản, như ly dị, phá thai, đồng tính hôn nhân, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử v.v., đến nỗi, có thể khẳng định mà không sợ sai lầm về thế giới Tây phương duy tư bản và duy thực dụng toàn pro-choice này là “thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn”? Ngoài ra, một nửa c̣n lại của “thành phố lớn” này “đang lẩy bẩy dừng bước, với đầy những đớn đau và buồn khổ” phải chăng c̣n là h́nh ảnh của một Khối Hiệp Nhất Âu Châu đang dậm chân tại chỗ và gặp lung củng đủ thứ trong nội bộ, chỉ v́ đă dứt khoát và trắng trợn gạt bỏ đi căn tính Kitô giáo Âu Châu của ḿnh?
Trong chuyến tông du Ba Tây để khai mạc biến cố Đệ Ngũ Tổng Nghị Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean ngày 13/5/2007 ở Ba Tây, Vị Giáo Hoàng xuất thân từ một quốc gia gây ra hai Thế Chiến I và II đă nhận định về tính cách sai lầm và hậu quả tai hại của hai chủ nghĩa cộng sản và tư bản liên quan tới vấn đề an sinh xă hội như thế này:
“’Thực tại’ ấy là ǵ? Đâu là thực? Phải chăng chỉ có các sản vật về thể lư, chỉ có các vấn đề về xă hội, kinh tế và chính trị là ‘thực tại’? Đây chính là cái sai lầm cả thể của những chủ nghĩa then chốt trong thế kỷ vừa qua, một sai lầm tai hại nhất, như chúng ta đă có thể thấy nơi những hậu quả của cả các thể chế Mát-Xít và tư bản. Chúng làm sai lạc ư niệm về thực tại, bằng cách tách nó ra khỏi thực tại nồng cốt và trọng yếu là Thiên Chúa. Bất cứ ai loại trừ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của ḿnh đều làm sai lầm đi ư niệm về ‘thực tại’, bởi thế, chỉ có thể đâm đầu vào những ngơ tối tăm mù mịt hay theo những chỉ đạo hủy hoại mà thôi” (diễn từ khai mạc, đoạn 3, “Những Người Môn Đệ và Thừa Sai”).
“Cả chủ nghĩa tư bản và Mát-Xít đều đă hứa hẹn vạch ra con đường kiến tạo nên những cấu trúc chính đáng, và họ đă tuyên bố rằng, một khi được thiết lập, những cấu trúc ấy sẽ tự ḿnh hoạt động; họ công bố là chẳng những các cấu trúc ấy không cần đến bất cứ một thứ luân lư cá nhân nào trước đó, mà chúng c̣n phát động một thứ luân lư chung. Và lời hứa hẹn có tính cách ư hệ này đă cho thấy là sai lầm. Các sự kiện đă rơ ràng minh chứng điều ấy. Thể chế Mát-Xít, nơi nào được chính quyền thi hành áp dụng, chẳng những để lại một gia sản buồn thảm nơi t́nh trạng hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà c̣n là một thứ đau thương áp bức các linh hồn nữa. Và chúng ta có thể thấy được cũng một điều như thế xẩy ra ở cả Tây Phương, nơi mà khoảng cách giầu nghèo đang liên tục gia tăng, gây ra một t́nh trạng suy thoái đáng lo ngại về phẩm vị con người bởi những thứ thuốc phiện, rượu chè cùng những thứ ảo tưởng dối trá về hạnh phúc” (cùng nguồn vừa dẫn, đoạn 4 “Để Nơi Người họ được sự sống”).
Thật vậy, thực tế cho thấy nền văn minh Tây phương càng ngày càng mất gốc v́ ĺa xa Thiên Chúa của Kitô giáo, như vị Giáo Hoàng xuất thân từ một nước cộng sản Ba Lan vào cuối thập niên 1970, và sau 26 năm rưỡi dẫn dắt Giáo Hội, đă để lại tác phẩm cuối cùng của ḿnh về Âu Châu như một di chúc “Hồi Niệm và Căn Tính” cho châu lục Kitô giáo này, đă xót xa nhận định:
“Tôi muốn đề cập đặc biệt đến cái mất mát về kư ức và di sản Kitô Giáo của Châu Âu, một mất mát được đi kèm theo bởi một thứ khuynh hướng bất khả thần tri và thái độ lạnh lùng dưng dưng về đạo nghĩa là những ǵ làm cho nhiều người Âu Châu cảm thấy sống thiếu gốc gác thiêng liêng và một cái ǵ đó như là thành phần thừa hưởng đă làm phung phí đi một gia sản được lịch sử kư thác cho họ” (Tông Huấn “Giáo Hội ở Âu Châu, đoạn 7).
Phải chăng v́ thế, v́ văn minh Tây phương đang bị khủng hoảng và phá sản như thế, mới xuất hiện một “nhóm lính”, biểu hiệu cho lực lượng Hồi giáo nói chung, một tôn giáo có nguồn gốc chủ trương tích cực cải cách xă hội suy đồi, cũng như cho thành phần khủng bố quá khích nói riêng, thành phần chủ trương sử dụng vơ lực (trong đó ngoài súng đạn c̣n có cả phi đạn tầm xa, được tiêu biểu nơi mũi tên bắn tới), và thậm chí dám liều mạng ôm bom tự vận v́ danh Thiên Chúa (tiêu biểu cho h́nh ảnh nhóm lính xuất hiện trên đỉnh núi)?
Để trả lời cho câu hỏi “Việc Hồi giáo liên kết toàn cầu có nghĩa là ǵ đối với Kitô Giáo?”, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trong cuốn “Salt of The Earth” (Muối Đất), ấn bản Anh ngữ do Ignatius xuất bản năm 1997, trang 245-246, ở chương “Priorities of the Church’s Development – Những điều ưu tiên trong Việc Phát Triển của Giáo Hội”, đă nhận định:
“Việc liên kết này là một hiện tượng muôn mặt. Về một phương diện th́ các yếu tố tài chính góp phần vào việc này. Quyền lực về tài chính có được nơi các quốc gia Ả Rập là một quyền lực giúp cho họ có thể xây dựng các đền thờ lớn lao khắp nơi, để bảo đảm về sự hiện diện của các cơ cấu văn hóa Hồi Giáo cùng với những điều khác đại loại như thế. Thế nhưng, chắc chắn đó không phải là một yếu tố duy nhất. Yếu tố khác nữa đó là một căn tính được gia tăng, một tâm thức mới về ḿnh.
“Trong bối cảnh về văn hóa của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho đến thập niên 1960, cái trổi vượt của các quốc gia Kitô Giáo về kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự quá lớn mạnh đến nỗi thực sự đẩy Hồi Giáo vào hạng thứ yếu, và Kitô Giáo, có thể nói, các nền văn minh theo căn gốc Kitô Giáo có thể tỏ ra ḿnh như là một quyền lực chiến thắng trong lịch sử thế giới. Thế nhưng, vào lúc ấy lại xẩy ra một cuộc khủng hoảng đại thể về luân lư nơi thế giới Tây phương, một thế giới mang tính cách là một thế giới Kitô Giáo. Trước những tương phản sâu xa về luân lư nơi Tây phương cùng với sự bất lực nội tại của nó – một nỗi bất lực đột nhiên nghịch lại với một quyền lực mới về kinh tế của các quốc gia Ả Rập – hồn sống của Hồi Giáo đă bừng lên. Chúng tôi cũng là một nhân vật nào đó nữa chứ; chúng tôi biết được ḿnh là ai mà; tôn giáo của chúng tôi đang vững mạnh đây; các người không c̣n thứ tôn giáo như thế nữa.
“Đó thực sự là cái cảm thức hôm nay nơi thế giới Hồi Giáo: ở chỗ, các quốc gia Tây phương không c̣n khả năng giảng dạy một sứ điệp về luân lư nữa, mà chỉ có một thứ kiến thức về kỹ thuật để cống hiến cho thế giới mà thôi. Kitô Giáo đă bị lịm tắt mất rồi; nó thực sự không c̣n hiện hữu như là một tôn giáo nữa; thành phần Kitô hữu không c̣n luân lư hay đức tin nữa; tất cả những ǵ c̣n lại đó là một ít vết tích của vài ư nghĩ minh tri tân thời mà thôi; chúng tôi có một thứ tôn giáo vững vàng chắc chắn.
“Bởi vậy thành phần tín đồ Hồi Giáo giờ đây đă ư thức rằng thực sự Hồi Giáo cuối cùng trở thành một tôn giáo cường tráng hơn, và họ có một cái ǵ đó để nói với thế giới, thực sự họ là một lực lượng về tôn giáo chính yếu cho tương lai. Trước đây, sharia (luật Hồi Giáo - chú thích của người dịch) và tất cả những thứ ấy đă biến mất trên hiện trường ở một nghĩa nào đó; giờ đây trở thành một niềm hănh diện mới. Thế là một nhiệt t́nh mới, một cường độ mới về nhu cầu sống Hồi Giáo đă bừng lên. Đó là một quyền lực mạnh mẽ nơi Hồi Giáo: Chúng tôi có một sứ điệp về luân lư đă từng hiện hữu mà không bị lũng đoạn từ hồi các vị tiên tri, và chúng tôi sẽ nói cho thế giới biết cách sống sứ điệp này, trong khi Kitô Giáo chắc chắc không thể nào làm nổi. Dĩ nhiên là cờ đă đến tay chúng tôi nhờ ở quyền lực nội tại này của Hồi Giáo, một thứ quyền lực thậm chí thu hút cả những lănh vực về hàn lâm nữa”.
Thực tế đă hiển nhiên cho thấy thành phần Kitô hữu đang bị bách hại và sát hại rất nhiều ở thế giới Hồi giáo. Thậm chí cả vị lănh đạo tối cao của Giáo Hội Công giáo cũng bị một tín đồ Hồi giáo người Thổ Nhĩ Kỳ là Ali Agca mưu sát (hụt), (khi đang mặc chiếc áo choàng trắng, đúng như trong thị kiến của phần ba Bí Mật Fatima), tại ngay cung ḷng của thế giới Công Giáo là thành Vatican ngày 13/5/1981. Thế giới nói chung và Giáo Hội Công giáo nói riêng đă tỏ ra rất hồi hộp về chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào những ngày 28/11 đến 1/12/2006, một chuyến tông du đă bị nhóm khủng bố quốc tế Al Qaeda lên tiếng hăm dọa ra tay; bởi đó, chính bản than người viết này, bấy giờ, rất lo rằng vị giám mục mặc áo trắng bị chết thực sự bởi vừa đạn và tên (phi đạn tầm xa) có thể sẽ là vị Giáo Hoàng đă (vô ư dám) nói động tới Hồi giáo trong bài diễn văn của ngài ở Đại Học Đường Regensburg ngày 12/9/2006 trong chuyến tông du Bavaria Đức quốc của ngài trước đó. Nếu Bí Mật Fatima phần 3 quả thực là những ǵ đă xẩy ra và ứng nghiệm, th́ vị giáo hoàng bị ám sát chết thật không thể không xẩy ra cho một vị nào đó trong tương lai.
Chính v́ thế giới không thể nào tự cứu được ḿnh, trái lại, càng văn minh càng bạo loạn, mà Giáo Hội Công giáo nói chung và thành phần thiểu số Kitô hữu đích thực của Chúa Kitô nói riêng mới được sai đến để trở thành một lực lượng cứu nguy phần rỗi của nhân loại, bằng chính chứng từ tử đạo của ḿnh. Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), từ đầu thế kỷ 18, đă tiên báo về sự xuất hiện của thành phần này trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính của ngài, ở đoạn 58 và 59 như sau:
“Họ sẽ là những vị tông đồ đích thực của những thời buổi sau này, thành phần mà Chúa các Đạo Binh sẽ ban cho họ lời nói và sức mạnh để họ thực hiện những điều kỳ diệu và vinh thắng tước đoạt các chiến lợi phẩm từ tay quân thù của Người...” (đoạn 58).
“Họ sẽ là thành phần môn đệ đích thực của Chúa Giêsu Kitô, bước theo gót chân nghèo hèn, khiêm hạ, bị thế gian khinh chê, yêu thương bác ái của Người; họ giảng dạy con đường hẹp của Thiên Chúa bằng sự thật nguyên vẹn của Thiên Chúa theo Phúc Âm thánh hảo, chứ không theo những tâm niệm của thế gian... Họ sẽ ngậm nơi miệng của ḿnh thanh gươm hai lưỡi Lời Thiên Chúa. Họ sẽ vác trên vai ḿnh một thứ Thánh Giá đẫm máu, tay phải của họ cầm Tượng Chuộc Tội, tay trái của họ nắm Tràng Kinh Mân Côi, con tim của họ ghi Thánh Danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hành vi cử chỉ của họ bộc lộ đức hạnh và khổ hạnh của Chúa Giêsu Kitô. Họ là những con người cao cả sẽ phải đến; c̣n Mẹ Maria, theo lệnh của Đấng Tối Cao, chính là vị sẽ trang bị cho họ, để vương quốc của Ngài bao trùm trên vương quốc của người vô đạo, vương quốc của kẻ tôn thờ ngẫu tượng và vương quốc của Tín Đồ Hồi Giáo” (đoạn 59).
Như đă suy luận, ba vương quốc sẽ bị Vương Quốc của Thiên Chúa, qua đạo binh dàn trận được Mẹ Maria là “Đức Bà Thắng Trận” – “Đức Mẹ Mân Côi” ở Fatima, huấn luyện đây, (được Thánh Long Mộng Phố nói tới và được người dịch in đậm trên đây), có thể được hiểu theo thứ tự bại trận trước hết là cộng sản (“vô đạo”), như lịch sử cho thấy quả thực đă xẩy ra từ cuối thế kỷ 20, rồi tới tư bản (“tôn thờ ngẫu tượng”), như lịch sử cũng cho thấy đang đi đến chỗ tự diệt bằng những cuộc tàn sát sự sống, và sau hết mới tới vương quốc liên quan tới “tín đồ Hồi giáo”. Có thể văn minh Tây phương cho dù có mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế cũng sẽ bị văn minh Hồi giáo được Đấng Quan Pḥng Thần Linh sử dụng để thanh tẩy thế giới Kitô giáo, một thế giới văn minh đang quay cuồng tự diệt.
Thật vậy, những ǵ vị giáo hoàng này đă nhận định về loài người liên quan đến “những hủy hoại lớn lao”, “những tàn phá vĩ đại” từ năm 1978, trước khi ngài vĩnh viễn ra đi, đă biến thành một hiện tượng diễn tiến như cuộc biển động sóng thần Nam Á xẩy ra vào ngày 26/12/2004, một thiên tai đă kinh hoàng tàn sát trên 200 ngàn người cách đột ngột trong một thời gian rất ngắn. Ngài viết trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, “Hồi Niệm và Căn Tính”, ở Chương 2 về “Những Ư Hệ của Sự Dữ”, ấn bản Anh ngữ, trang 11, như sau:
“Đến đây, chúng ta không thể câm lặng trước vấn đề ngày nay trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Cuộc sụp đổ của các chế độ được xây dựng trên các ư hệ sự dữ đă đi đến chỗ chấm dứt những h́nh thức diệt chủng vừa được đề cập tới ở những xứ sở liên hệ.
"Tuy nhiên, vẫn c̣n có một cuộc diệt chủng về pháp lư đối với những con người đang được cưu mang nhưng chưa vào đời. Trong trường hợp này, cuộc diệt chủng ấy được ban bố bởi những thứ quốc hội được chọn bầu theo dân chủ (biệt chú của người dịch: ở đây vị tác giả muốn nhấn mạnh đến tính cách khác biệt giữa những chế độ chuyên chế độc tài sắt máu trong thế kỷ 20 với thể chế được gọi là tự do dân chủ nhân quyền), những thứ quốc hội nhân danh quan niệm tiến bộ về dân sự cho xă hội và cho toàn thể nhân loại.
"Chúng ta cũng không thể thinh lặng trước những vi phạm trầm trọng khác đến việc làm hụt hẫng đi lề luật của Thiên Chúa. Tôi đang nghĩ tới, chẳng hạn, áp lực mănh liệt của Quốc Hội Âu Châu trong việc nh́n nhận các cuộc hợp hôn đồng tính như là một loại gia đ́nh khác, có quyền nhận con nuôi. Thật là hợp lư, thậm chí cần phải đặt vấn đề phải chăng đó không phải là công cuộc của một thứ ư hệ sự dữ khác, có lẽ c̣n tinh xảo và kín đáo hơn, có ư muốn khai thác chính nhân quyền để chống lại con người và đời sống gia đ́nh”.
Nếu bí mật Fatima phần thứ ba là một thị kiến tử đạo, (một hành động tử đạo cần phải có một đức tin cao cả mănh liệt được tiêu biểu như leo lên được một đỉnh núi “dốc đứng”, một hành động chỉ thực hiện được bởi thành phần chứng nhân đích thực của Chúa Kitô, theo Người đến bất cứ nơi nào Người đến – Rev 14:4, cho dù dưới chân cây Thập Tự Giá như ở phần cuối thị kiến Bí Mật Fatima phần ba cho thấy), bao gồm mọi thành phần Kitô hữu trong Giáo Hội, kể từ Đức Giáo Hoàng trở xuống cho tới giáo dân, th́ phải chăng đó là h́nh ảnh về Giáo Hội vào thời điểm trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, như được Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo nói tới ở số 675:
“Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành của Giáo Hội trên mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy ‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi h́nh thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con người tôn vinh ḿnh hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn 2:18,22)”.
Nếu quả thực Bí Mật Fatima phần thứ ba là h́nh ảnh Giáo Hội trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai như thế, th́ phải chăng Mẹ Maria là vị đến sửa soạn Giáo Hội trở thành diễm lệ để nghênh đón vị lang quân của Giáo Hội, như Sách Khải Huyền nói tới ở đoạn 21 câu 2. Căn cứ vào tất cả những diễn giải trên, có thể nói Biến Cố Fatima là một Dấu Chỉ Thời Đại cho thấy Dự Án Thần Linh, một dự án cứu độ Thiên Chúa muốn thực hiện vào Thời Điểm Maria, một dự án được tiết lộ tất cả trong Bí Mật Fatima.