ƠN GỌI TÔNG ĐỒ CỦA THIẾU NHI FATIMA

 

Mừng Phong Trào TNF 15 tuổi (1984-1999)

 

 

 

P

hong Trào Thiếu Nhi Fatima không phải được bắt nguồn từ một vài tác nhân khởi xướng nên, cho bằng tứ chính Biến Cố Fatima. Thế nhưng, Phong Trào Thiếu Nhi Fatima sẽ là một tổ chức mê tín dị đoan nếu Biến Cố Fatima là một biến cố giả tạo, không có thật. Vẫn biết, nếu Biến Cố Fatima không được Giáo Hội chính thức công nhận th́ cũng không thể nào có Phong Trào Thiếu Nhi Fatima.

 

Thếù nhưng, ngoài tính cách chân thật của Sứ Điệp Fatima nói lên bản chất hoàn toàn siêu nhiên của Biến Cố Fatima, nhờ đó Biến Cố Fatima đă được Giáo Hội chính thức công nhận, chúng ta c̣n có những dấu tích lịch sử có thể hùng hồn để chứng minh tính cách hoàn toàn chân thực và siêu nhiên của Biến Cố Fatima nữa.

 

Nếu Biến Cố Fatima là một biến cố có thực, không thể chối căi, chúng ta mới thấy được tầm mức quan trọng của biến cố này cũng như nhu cầu cần có một Phong Trào Thiếu Nhi Fatima.

 

 

BIẾN CỐ FATIMA: CHÂN THẬT

 

Thật thế, tất cả những ǵ xẩy ra tại Fatima từ mùa xuân năm 1916 đến mùa thu năm 1917 đều đă được một trong ba chứng nhân c̣n sống sót là chị nữ tu Lucia ghi lại, từ cuối năm 1935 đến cuối năm 1941, thành một cuốn sách mang tựa đề “Hồi Kư của Nữ Tu Lucia” (Sister Lucia’s Memoirs), gồm có bốn phần.

 

Ở phần thứ bốn, cuốn Hồi Kư có ghi lại trọn vẹn hai (trong ba) phần đầu của Bí Mật Fatima. Riêng phần thứ hai của Bí Mật Fatima được Mẹ Maria tiết lộ cho ba em Thiếu Nhi Fatima bấy giờ là Lucia (10 tuổi), Phanxicô (9 tuổi) và Giaxinta (7 tuổi) biết rằng: “... cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại và thế giới sẽ được hưởng một thời gian ḥa b́nh”.

 

Lời Mẹ Maria tiết lộ cho ba Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba ngày 13/7/1917 trên đây đă được chị Lucia loan báo trong phần Hồi Kư thứ bốn của chị từ đầu thập niên 1940, và đă được hoàn toàn ứng nghiệm nơi lịch sử thế giới liên quan đến vận mệnh của cả loài người.

 

Đúng vậy, theo lời tiên báo của Mẹ Maria tại Fatima trên đây th́ việc “Nước Nga trở lại”, tức việc Nước Nga từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản là những ǵ bắt đầu từ Cách Mạng Tháng Mười tại Nước Nga năm 1917, cùng năm Mẹ hiện ra ở Fatima, hoàn toàn có liên quan tới và lệ thuộc vào việc “Đức Thánh Cha sẽ dâng Nước Nga cho Mẹ”. Chính vào thời điểm nhà cầm quyền sắt máu Stalin lên nắm chính quyền ở Nga vào năm 1929, thay nhà lănh đạo cách mạng cộng sản Lenin, th́ Mẹ Maria đă hiện ra với chị Lucia ngày 13/6/1929 để thông báo:

 

Đă đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hợp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này”.

 

Lời Mẹ Maria thông báo ấy, cùng với hai điều khác liên quan đến việc tôn sùng Trái Tim Mẹ, đă được chị Lucia đệ tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940. Kết qủa là đă có các cuộc hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, thứ tự diễn tiến theo thời gian như sau.

 

Ngày 31/10/1942, để mừng Ngân Khánh 25 Năm Biến Cố Fatima, Đức Thánh Cha Piô XII đă hiến dâng cả loài người lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

 

Ngày 7/7/1952, lễ kính hai thánh Cyrilô và Mêthôđiô là các vị tông đồ của sắc dân Slav trong đó có cả dân Nga, Đức Thánh Cha Piô XII đă hiến dâng đích danh Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Ngày 21-11-1964, ngày ban bố Hiến Chế Tín Lư Lumen Gentium về Bản Chất của Giáo Hội và tuyên bố tước hiệu Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phaolô VI, trước mặt toàn thể các giám mục nghị phụ trên khắp thế giới đang họp Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng đă hiến dâng cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

 

Ngày 13/5/1982, kỷ niệm đúng một năm sau khi bị ám sát tại Công Trường Thánh Phêrô mà không chết, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă đích thân sang tận Fatima để cảm tạ Mẹ và dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

 

Ngày 25/3/1984, sau khi đă gửi thư chung từ ngày 8/12/1983 đến tất cả các vị giám mục trên khắp thế giới để kêu mời các ngài hợp với ḿnh trong việc cùng hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vào Ngày Lễ Truyền Tin này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă thực hiện việc hiến dâng tại Giáo Đô Rôma trước Thánh Tượng Mẹ được mang từ Fatima đến.

 

Theo chị Lucia cho một trong những người cháu gái của chị biết vào ngày 1-7-1989, thời điểm trước khi Biến Cố Đông Aâu chưa xẩy ra và sắp sửa xẩy ra mà không một chính trị gia lỗi lạc nào hay lịch sử gia khôn ngoan nào có thể đoán được, th́ việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiến dâng ngày 25/3/1984 đă thực hiện đúng như Thiên Chúa muốn và Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài.

 

Quả nhiên, sau cuộc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hiệp cùng với tất cả các vị giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984 đúng như ư Thiên Chúa muốn, th́ tại Nga, một năm sau, năm 1985, Gorbachev đă xuất hiện, và như lịch sử cho thấy, đă bắt đầu hoàn toàn làm thay đổi cục diện khối Cộng Sản Aâu Châu và Liên Bang Sô Viết. Để rồi, tất cả đă được kết thúc chớp nhoáng song hết sức tốt đẹp theo Biến Cố Đông Aâu vào cuối năm 1989, và cuối cùng là Nước Nga đă hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991, qua việc Gorbachev chính thức từ chức lănh đạo khối Cộng Sản Liên Bang Sô Viết.

 

Nếu lời Mẹ Maria tiên báo ở Fatima ngày 13/7/1917 thực sự đă được nên trọn trong lịch sử loài người hiện đại một cách tỏ tường như thế, th́ không phải là một dấu hiệu chứng thực hết sức sống động tính chất hoàn toàn chân thật của Biến Cố Fatima hay sao? - Mẹ Maria qủa thực đă hiện ra ở Fatima!

SỨ ĐIỆP FATIMA: CỐT LƠI        

 

Nếu Fatima là một biến cố có thật, tức là nếu Mẹ Maria qủa thực đă hiện ra ở Fatima như thế, th́ tất cả những ǵ Mẹ nói cũng như làm ở Fatima đều hết sức quan trọng và khẩn thiết cho riêng Giáo Hội cũng như cho chung thế giới. Lịch sử cho thấy, Fatima là Biến Cố Thánh Mẫu có một tầm vóc lớn lao và quyền năng chấn động vô tiền khoáng hậu. Vậy Mẹ Maria đă nói những ǵ và đă làm những ǵ ở Fatima?

 

Trước hết, về những ǵ Mẹ Maria nói ở Fatima, chính yếu phải kể đến Sứ Điệp Fatima, một sứ điệp bao gồm những ǵ con cái Mẹ sau này phân tách ra thành Ba Mệnh Lệnh Fatima: cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm.

 

Về Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, Mẹ Maria đă tiết lộ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.

 

Việc Thiên Chúa muốn thiết lập việc tôn sùng Mẫu Tâm Maria này thuộc về phần thứ hai của Bí Mật Fatima, bí mật là ở chỗ Thiên Chúa muốn dùng Mẫu Tâm Maria như phương tiện, như đường lối, cho thời điểm này, vào thời đại này, để cứu các tội nhân (về phần thiêng liêng thuộc số phận cá nhân), và để ban ḥa b́nh cho thế giới (về phần trần thế thuộc đại đồng nhân loại).

 

Bởi thế, ngay sau khi Mẹ Maria công bố ư định của “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới”, Mẹ liền khẳng định: “Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành th́ nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”.

 

Về Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi, lần nào hiện ra ở Fatima, tức cả sáu lần, Mẹ Maria đều lập lại cùng một lời kêu gọi “Hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”.

Mẹ đă không xác định rơ số lượng phải lần hạt Mân Côi bao nhiêu mỗi ngày, nhưng qua 3 Thiếu Nhi Fatima, Mẹ xin con cái Mẹ phải làm việc này thường xuyên “hằng ngày” không được bỏ hay nghỉ; và Mẹ cũng không bảo con cái ḿnh đọc kinh Mân Côi hay lần hạt Mân Côi, mà là “cầu kinh Mân Côi” (pray Rosary, not say Rosary), tức là hăy dùng kinh Mân Côi mà cầu nguyện hay hăy chúc tụng Mẹ đầy ơn phúc bằng kinh Mân Côi.

 

Nếu việc “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới” là việc Ngài muốn “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, như Mẹ cho Lucia biết ư định của Chúa Giêsu về thân mệnh của chị vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, th́ c̣n việc nào tỏ ra nhận biết và yêu mến Mẹ hơn bằng việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” đúng như ư Mẹ kêu gọi.

 

Nếu việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” qủa thực là việc “nhận biết và yêu mến Mẹ”, tức là việc “tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, th́ cũng là việc làm cho “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Chính Mẹ Maria đă liên kết việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” với số phận của thế giới, khi Mẹ, trong lần hiện ra thứ nhất, đă nêu lên ư chỉ làm việc tôn sùng Mẹ này là “để xin cho thế giới ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh”.

 

Ngoài ra, Kinh Mân Côi cũng quan hệ đến phần rỗi các linh hồn tội nhân nữa, như Mẹ Maria, trong lần hiện ra thứ ba ngày 13/7/1917, lần Mẹ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy hỏa ngục, đă xin các em: “sau mỗi chục Kinh Mân Côi, các con hăy đọc thêm lời nguyện: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là các linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn’”.

 

Về Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống, phải nhận thực đây là mệnh lệnh chính ở Fatima. Hai Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm và Lần Hạt Mân Côi, tuy khẩn thiết, song cũng không quan trọng bằng Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống.

 

Chính Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống mới làm cho cả Sứ Điệp Fatima, bao gồm cả hai mệnh lệnh kia, hoàn toàn phản ảnh nội dung và mục tiêu của Phúc Âm Chúa Kitô, nhờ đó, chung Biến Cố Fatima mới được Giáo Hội chính thức công nhận là chân thật.

 

Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống cũng là mục tiêu duy nhất của Mẹ Maria khi hiện ra ở Fatima. Đó là lư do, ngay trước khi hoàn toàn kết thúc Biến Cố Fatima năm 1917, tức là trước khi Mẹ biến đi vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, Mẹ đă trăn trối cùng toàn thể con cái loài người qua 3 Thiếu Nhi Fatima lời kêu gọi thảm thiết sau đây: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”.

 

“Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, tức cả của Mẹ lẫn của chúng ta, đây là ai chính thức, nếu không phải là Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng mà trước khi chính mở màn cho Biến Cố Thánh Mẫu Fatima Năm 1917, Thiên Thần Ḥa B́nh đă hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima năm 1916 ba lần, lần nhất vào mùa xuân, để kêu gọi các em cầu nguyện đền tạ Ngài, lần hai vào mùa hè, để kêu gọi các em hy sinh đền tạ Ngài, và lần ba vào mùa thu, để kêu gọi các em rước lễ đền tạ Ngài.

 

Như thế, qua lời trăn trối của ḿnh làm căn nguyên cho Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống của Sứ Điệp Fatima, Mẹ Maria đă đóng trọn vai tṛ dẫn con cái ḿnh đến với cùng đích của chúng là Thiên Chúa, đúng như lời Mẹ nói riêng với Lucia vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.

 

Như thế, tuy Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống mới là mệnh lệnh chính của Biến Cố Fatima và là mệnh lệnh cốt lơi làm nên Sứ Điệp Fatima, song căn cứ vào việc của riêng Lucia là làm “cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” kéo dài trong thời gian và liên quan đến cả Giáo Hội cũng như thế giới, th́ bề mặt nổi nang của Sứ Điệp Fatima phải nói là Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm.

 

Đúng thế, theo ư định nhiệm mầu của Thiên Chúa là Đấng “muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Mẹ trên thế giới” trong thời điểm khẩn trương này, th́ Mẹ Maria cần phải ra tay để dẫn con người tội lỗi hơn bao giờ hết trở về với “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, và con người, một khi nhận biết và yêu mến Mẹ (nhất là qua việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”), là họ đă tỏ ra bắt đầu nhận biết Thiên Chúa, tức bắt đầu trở về với Ngài, trở về với chính lộ là Con Đường Maria, một Con Đường chính Thiên Chúa đă dùng để đến với con người.

 

Tóm lại, Sứ Điệp Fatima có thể được tổng kết như sau:

 

·        Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống là con tim của Sứ Điệp Fatima

 

·        Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm là chân tướng của Sứ Điệp Fatima, và

 

·        Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi là hơi thở của Sứ Điệp Fatima.

 

Nếu hết thở là dấu hiệu hết sống thế nào, th́ cũng có thể nói không “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” con người cũng kể như không tuân giữ toàn bộ Sứ Điệp Fatima như vậy. Có nỗ lực sốt sắng “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” con người mới tỏ ra thành thật sùng kính Mẹ Maria, tức là con người tỏ ra cải thiện đời sống, ở chỗ con người nhận biết Thiên Chúa là “Đấng toàn năng đă làm những sự trọng đại cho Mẹ” (Lk.1:49), vị đă tự xưng ḿnh ở Fatima ngày 13/10/1917:Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, và đă tỏ ra quyền năng của ḿnh vào lần hiện ra thứ năm, 13/9/1917:

 

Mẹ mong muốn các con tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi, xin ơn ḥa b́nh cho thế giới và chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có một ḿnh Người mới có thể cứu giúp các con.

 

 

TÔNG ĐỒ FATIMA: CHIỀU HƯỚNG

 

Sau nữa, về những ǵ Mẹ làm ở Fatima. Có hai việc Mẹ Maria làm ở Fatima khác với tất cả các Biến Cố Thánh Mẫu nổi tiếng được Giáo Hội chính thức công nhận trước đó, như Biến Cố Paris năm 1830, Biến Cố La Salette năm 1846 hay Biến Cố Lộ Đức năm 1858, là việc Mẹ làm cho cả trăm ngàn người được chứng kiến hiện tượng mặt trời nhảy múa trên không trung vào trưa ngày 13/10/1917, và việc Mẹ chọn 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé để thực hiện Sứ Điệp Fatima.

 

Riêng về việc thứ hai, tại sao Mẹ lại chọn 3 Thiếu Nhi Fatima, mà không chọn hai (thiếu niên) như ở Biến Cố La Salette hay chọn một (thiếu niên) như ở Biến Cố Lộ Đức, nếu không phải Mẹ chẳng những muốn dùng họ như sứ giả loan truyền sứ điệp của Mẹ mà c̣n muốn huấn luyện họ để làm tông đồ cho Mẹ nữa. Chính v́ thế, ngay vào lần đầu tiên hiện ra ở Fatima, chưa xưng ḿnh là ai và đến để làm ǵ, Mẹ đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima bằng lời thách đố qúa sức bé mọn của các em, cả về thể lư lẫn tâm lư và đạo lư, như sau:

 

Các con có muốn sẵn ḷng dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Ngài gửi cho các con, như một việc đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn cải thiện đời sống không?”

 

Phần các em, theo ơn Chúa thúc đẩy bấy giờ, đă mau mắn ngây thơ đáp lại Bà đẹp: “Vâng, chúng con sẵn sàng”. Chính v́ thế, các em đă được Bà đẹp cảnh báo thế này: “Vậy th́ các con sẽ chịu nhiều đau khổ, nhưng ơn Chúa sẽ phù trợ các con”.

Phải, trước khi chính thức ban bố Sứ Điệp Fatima, Mẹ Maria đă tuyển mộ Tông Đồ Fatima. Để làm ǵ, nếu không phải để thành phần Tông Đồ Fatima này có thể cùng với Mẹ đền tạ “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” mà cứu các tội nhân, đúng như ư hướng của lời Mẹ kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima ngay từ đầu trên đây. Và cũng chính v́ ơn gọi đền tạ Chúa để cứu tội nhân này của ḿnh mà 3 Thiếu Nhi Fatima đă được Thiên Thần Ḥa B́nh ngay lần đầu tiên hiện ra với các em vào mùa xuân năm 1916 đă dạy các em lời nguyện cầu đền tạ như sau:

 

Lạy Chúa, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa, xin Chúa tha thứ cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa”.

 

Đúng thế, ơn gọi chung của 3 Thiếu Nhi Fatima là dâng ḿnh đền tạ. Bởi thế, theo Hồi Kư Lucia kể lại, 3 Thiếu Nhi Fatima làm tất cả mọi sự, kể cả hy sinh hăm ḿnh và chịu đựng trái ư, đều nhắm đến ư hướng đền tạ Chúa và cứu các tội nhân.

 

Tuy nhiên, sứ mệnh riêng của mỗi em trong 3 Thiếu Nhi Fatima này, căên cứ vào đời sống của các em, lại theo 3 chiều hướng khác nhau:

 

Giaxinta nhỏ nhất th́ tha thiết với các tội nhân;

 

Phanxicô nam nhi duy nhất lại gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể, và

 

Lucia lớn nhất th́ tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria và làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.

Giaxinta là một Tông Đồ Fatima nổi bật nhất trong 3 Thiếu Nhi Fatima về việc hy sinh cứu các linh hồn tội nhân.

 

Trước Biến Cố Fatima, Giaxinta là một bé gái hồn nhiên, rất thích nhẩy múa mỗi khi nghe thấy tiếng nhạc dạo lên. Thế nhưng, sau khi được thấy Mẹ Maria hiện ra, nhất là được thị kiến thấy hỏa ngục ngày 13/7/1917, Giaxinta chẳng những không c̣n thiết ǵ nhẩy múa nữa, trái lại, c̣n bắt đầu cảm thương các tội nhân vô hạn, và từ đó em đă không bỏ qua bất cứ một dịp hy sinh nào, tức là em luôn khao khát hy sinh, hăng say t́m dịp để hy sinh và lợi dụng tất cả mọi sự để hy sinh cứu các tội nhân đáng thương cho họ khỏi sa hỏa ngục.

 

Hy sinh cuối cùng và đau thương nhất của Giaxinta là trước khi chết lúc 10 tuổi không được gặp mặt lần sau hết bất cứ một người thân yêu nào trong gia đ́nh của em, như em đă được Mẹ Maria tiên báo.

 

Phanxicô là một Tông Đồ Fatima nổi bật nhất trong 3 Thiếu Nhi Fatima về việc âm thầm đọc kinh cầu nguyện với Chúa Giêsu Thánh Thể của em.

 

Trước Biến Cố Fatima, Phanxicô là một bé trai thích ngồi trên một mỏm đá trên đồi cao để thổi sáo. Thế nhưng, sau khi phải đọc gần một chục kinh Mân Côi mới được thấy Mẹ Maria hiện ra lần đầu tiên, tuy không bao giờ em được nghe thấy Mẹ nói trong cả sáu lần Mẹ hiện ra với các em, nhất là lần cuối cùng em thấy Mẹ Maria tỏ ra rất buồn thương khi kêu gọi “đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa”, Phanxicô chẳng những không c̣n thiết ǵ môn thổi sáo giải trí lành mạnh vô tội của em nữa, trái lại, lúc nào em cũng cầm xâu chuỗi trong tay và lợi dụng cơ hội thuận tiện là lẩn trốn Giaxinta và Lucia để đi cầu nguyện một ḿnh hầu có thể an ủi “Đấng Ẩn Thân” Giêsu buồn đau của em.

 

Lucia là một Tông Đồ Fatima nổi bật nhất trong 3 Thiếu Nhi Fatima về việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria và về việc làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.

 

Trước Biến Cố Fatima, Lucia là một bé gái thích làm dáng và họp bạn vui chơi. Thế nhưng, sau khi được Mẹ Maria cho biết, vào lần hiện ra thứ hai, ngày 13/6/1917, về số phận của ḿnh “sẽ phải ở lại thế gian lâu hơn” Giaxinta và Phanxicô là hai đứa em họ của ḿnh “sẽ được Mẹ đưa về trời sớm”, nhưng lại được nghe thấy lời Mẹ Maria hứa vô cùng an ủi rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”, Lucia chẳng những đă dứt khoát với tính làm dáng và họp bạn vui chơi vô tội của ḿnh, mà c̣n có thể chịu được tất cả mọi đau khổ thử thách do Biến Cố Fatima mà có, như em bị gia đ́nh thân yêu nghi ngờ ép buộc chối bỏ những ǵ em đă thấy, bị cha xứ đáng kính của em ngờ vực, nhất là bị ma qủi gây rối đến sợ hăi đă nhất định dứt khoát bỏ cuộc ngay trước lần Mẹ hiện ra lần thứ ba, 13/7/1917.

 

Thế nhưng, việc Lucia ở lại thế gian lâu hơn Phanxicô (là Thiếu Nhi Fatima đầu tiên qua đời trong 3 em, vào năm 11 tuổi, sau Biến Cố Fatima 2 năm) và Giaxinta (là Thiếu Nhi Fatima thứ hai chết, vào năm 10 tuổi, sau Biến Cố Fatima 3 năm), là v́ “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, như lời Mẹ đă rơ ràng tiết lộ cho Lucia biết cũng vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917.

 

Lucia đă nỗ lực thực hiện sứ mệnh “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” của ḿnh sau khi đă trở thành một nữ tu, ở ba việc làm sau đây.

 

Việc thứ nhất là việc chị đă vận động xin hợp thức hóa việc giữ Năm Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, đúng như ư Mẹ muốn và chỉ dẫn trong lần hiện ra riêng với chị ngày 10-12-1925.

 

Việc thứ hai và thứ ba là việc chị đă gửi thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII vào ngày 24-10-1940 để xin Ngài thiết lập lễ trọng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria cho toàn thể Giáo Hội, cũng như xin Ngài, theo lời Mẹ báo cho chị biết ngày 13/6/1929, hợp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

 

Về việc thứ nhất đă được giáo quyền địa phương chuẩn nhận ngày 13/9/1939.

 

Về việc thứ hai đă được văn thư của Ṭa Thánh ban hành ngày 4-5-1944 liên quan đến việc mừng Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria chung trong Giáo Hội để tưởng nhớ ngày Đức Thánh Cha Piô XII lần đầu tiên dâng toàn thể loài người cho Mẹ.

 

Và về việc thứ ba đă được diễn tiến như được thứ tự tŕnh thuật trong phần về Biến Cố Fatima trên đây.

 

Như thế, là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất, Lucia đă mặc nhiên đóng vai tṛ của một người huynh trưởng: về đối nội, trong việc truyền đạt lại cho hai em những ǵ Mẹ Maria chỉ dạy, v́ Giaxinta nhỏ bé không hiểu Mẹ nói ǵ mấy, c̣n Phanxicô th́ lại không được nghe thấy Mẹ nói ǵ cả khi Mẹ hiện ra; về đối ngoại, trong việc nỗ lực hoạt động “để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”.

 

Nếu Giaxinta là mẫu gương sống đạo cho ngành Aáu (6-9 tuổi), Phanxicô cho ngành Thiếu (10-13 tuổi), th́ Lucia là mô phạm cho ngành Nghĩa dự trưởng (trước 18) và ngành Trưởng (sau 18) trong Phong Trào Thiếu Nhi Fatima.

 

Đời sống của 3 Thiếu Nhi Fatima trên đây cho thấy rằng các em chính là thành phần Tông Đồ Fatima như Mẹ Maria mong muốn như lời kêu gọi các em ngay từ đầu. Ba Thiếu Nhi Fatima là Tông Đồ Fatima chẳng những ở cả đời sống nội tâm mà c̣n hoạt động nữa.

 

Ba Thiếu Nhi Fatima đă sống nội tâm bằng cuộc đời âm thầm hết sức tốt lành thánh thiện của các em trong việc dâng ḿnh đền tạ Chúa cầu cho tội nhân, qua hy sinh (như Giaxinta), nguyện cầu (như Phanxicô) và chịu khổ (như Lucia). Thiếu Nhi Fatima đă sống đời hoạt động, bằng việc làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến  (như Lucia khi trưởng thành).

 

Tóm lại, căn cứ vào những ǵ xẩy ra cho 3 Thiếu Nhi Fatima tiên khởi trên đây, những ai muốn tuyên hứa gia nhập Phong Trào Thiếu Nhi Fatima nói chung, nhất là thành phần tuyên hứa làm huynh trưởng nói riêng, phải thâm tín như sau: Để trở thành Thiếu Nhi Fatima, trước hết và trên hết, chỉ cần thiện chí muốn “sẵn sàng dâng ḿnh cho Thiên Chúa...”.

 

Bởi thế, không cần phải có nhân đức, có kiến thức hay có khả năng đă rồi mới có thể trở thành Thiếu Nhi Fatima. Chính Mẹ Maria sẽ huấn luyện ḿnh trở thành Thiếu Nhi Fatima và mới là Đấng muốn ḿnh trở thành Thiếu Nhi Fatima như thế nào.

 

Căn tính của chung Thiếu Nhi Fatima là sẵn sàng đáp lại lời Mẹ kêu gọi, và căn tính của riêng mỗi Thiếu Nhi Fatima là những ǵ Mẹ Maria muốn họ trở thành.

 

Nếu Dự Án Fatima là “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới được ḥa b́nh”, như Mẹ tiết lộ trong phần hai của Bí Mật Fatima, một dự án không phải được hoàn thành trong một thời gian ngắn hạn nào đó, hay cho tới khi Nước Nga trở lại, th́ dự án này vẫn c̣n cần phải được hoàn thành.

 

Đúng thế, việc Mẹ Maria hiện ra ở Fatima không chỉ v́ riêng một ḿnh Nước Nga, do đó, việc Mẹ làm cho “Nước Nga trở lại” không phải là việc Mẹ đă làm hoàn tất Dự Án Fatima.

Đúng thế, chính v́ phần rỗi chung của loài người và v́ vận mệnh chung của thế giới trong thời điểm khẩn trương từ đầu thế kỷ 20 này mới có Biến Cố Fatima, một biến cố mà mở màn là việc Mẹ tuyển mộ thành phần tông đồ của Mẹ và cho Mẹ, đó là thành phần Thiếu Nhi Fatima.

 

Vậy gia nhập Phong Trào Thiếu Nhi Fatima là việc trở thành Tông Đồ Fatima để cùng với Mẹ thực hiện Dự Án Fatima trong việc làm cho “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới được ḥa b́nh”.