Cách Thức Cầu Kinh Mân Côi

theo Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria

 

Nếu những ai coi trọng Phụng Vụ đến nỗi đă chẳng những không lần hạt Mân Côi, mà c̣n thậm chí đả phá truyền thống tốt đẹp này, cho rằng Kinh Mân Côi là một thứ kinh của đàn bà con nít, xin hăy đọc kỹ Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, nhất là ở đoạn 4 sau đây:

·        “Có một số người nghĩ rằng vai tṛ chính yếu của phụng vụ đă được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh cần phải tiến đến chỗ làm cho Kinh Mân Côi ít quan trọng đi. Tuy nhiên, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă làm sáng tỏ, chẳng những kinh nguyện này không tương khắc với Phụng Vụ, kinh này c̣n bảo dưỡng cho phụng vụ nữa, v́ kinh này đóng vai tṛ dẫn lỗi tuyệt vời tới Phụng Vụ và là một tiếng vang trung thực của Phụng Vụ, giúp tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách trọn vẹn và sâu xa, cũng như giúp cho họ gặt hái được những hoa trái phụng vụ trong đời sống hằng ngày của họ”.



Đúng thế, nếu bản chất của Phụng Vụ là cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, là “nhớ đến Thày” (Lk 22:19), th́ việc suy niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng Kinh Mân Côi không phải là việc sống phụng vụ, là khát vọng muốn Mầu Nhiệm Chúa Kitô được hiện thực nơi đời sống Kitô hữu của ḿnh hay sao?

Thật vậy, theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trọng tâm của Kinh Mân Côi là Chúa Kitô hơn là Mẹ Maria. Bởi thế, Ngài đă minh định bản chất của hành động thực hiện việc cầu nguyện bằng thứ Kinh Nguyện Thánh Mẫu tuyệt diệu này như sau:

·        “Việc lần hạt Mân Côi không là ǵ khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” (đoạn 3);  

·        “Kinh Mân Côi là một trong những đường lối truyền thống của việc Kitô hữu cầu nguyện hướng đến vấn đề chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” (đoạn 18).

Đó là lư do, theo cấu trúc của ḿnh, Kinh Mân Côi gồm có hai phần rơ rệt, phần khẩu nguyện là việc đọc kinh, nhất là Kinh Kính Mừng Maria, và phần tâm nguyện là việc suy niệm các Mầu Nhiệm Mân Côi, tức các Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Nếu Mầu Nhiệm Mân Côi là Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cốt lơi làm nên Kinh Mân Côi, một kinh nguyện chính yếu lại là Kinh Kính Mừng Maria, th́ đọc Kinh Mân Côi mà không suy niệm Mầu Nhiệm Mân Côi sẽ chẳng khác ǵ như xác không hồn. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă lập lại điều này của Đức Thánh Cha Phaolô VI như sau:

·        “Chính v́ được bắt nguồn từ cảm nghiệm riêng của Mẹ Maria, Kinh Mân Côi là một kinh chiêm niệm tuyệt hảo. Thiếu chiều kích chiêm niệm này, Kinh Mân Côi sẽ mất đi ư nghĩa của ḿnh, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă tỏ tường vạch ra cho thấy điều ấy: ‘Thiếu chiêm niệm, Kinh Mân Côi là một cái xác không hồn, và việc lần hạt có nguy cơ sẽ trở thành một việc lập đi lập lại theo công thức như máy móc, một việc phạm đến lời cảnh cáo của Chúa Kitô: ‘Khi cầu nguyện chớ lảm nhảm như kiểu của Dân Ngoại, v́ họ nghĩ rằng cứ phải nhiều lời th́ việc cầu nguyện của họ mới có công hiệu’ (Mt 6:7)” (đoạn 12).

Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy, ngay trong chính Kinh Mân Côi, tức Kinh Kính Mừng Maria, Chúa Giêsu cũng đóng vai chủ chốt nữa:

·        “Trọng tâm nơi Kinh Kính Mừng, cái then chốt thực sự gắn nối hai phần của kinh này lại với nhau đó là tên của Chúa Giêsu. Đôi khi, v́ vội vàng lần hạt chúng ta đă không để ư đến trọng tâm này cho lắm, và bởi thế cũng chẳng chú ư tới việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Kitô liên quan đến trọng tâm ấy. Tuy nhiên, chính việc chăm chú đến danh của Chúa Giêsu cũng như đến mầu nhiệm của Người là dấu hiệu chứng tỏ việc lần hạt Mân Côi có ư vị và hiệu quả” (đoạn 33);  

·        “Bằng việc đọc lên những lời của Thiên Thần Gabiên và của bà Thánh Isave trong Kinh Kính Mừng, chúng ta cảm thấy ḿnh liên lỉ được thúc đẩy t́m kiếm lại nơi Mẹ Maria, nơi đôi cánh tay của Mẹ, cũng như nơi trái tim của Mẹ, ‘quả phúc của ḷng Mẹ’ (x Lk 1:42)” (đoạn 24).

Chính v́ Chúa Giêsu là trọng tâm của Kinh Kính Mừng nói riêng và của Mầu Nhiệm Mân Côi nói chung mà một trong những cách Đọc Kinh Mân Côi (say Rosary), đúng hơn, Cầu Kinh Mân Côi (pray Rosary – ở Fatima Mẹ Maria bao giờ cũng dùng chữ “cầu Kinh Mân Côi” nhấn mạnh đến cơi ḷng, chứ không dùng chữ đọc Kinh Mân Côi có vẻ môi miệng bề ngoài), hay trịnh trọng hơn nữa, Cử Hành Mầu Nhiệm Mân Côi, đó là chú trọng đến Danh Thánh Giêsu, bằng cách thêm một câu vắn tắt hợp với mỗi mầu nhiệm của chục kinh vào ngay sau tên Chúa Giêsu trong Kinh Kính Mừng. Đây là phương pháp của Thánh Long-Mộng-Phố (Louis Montfort) từ đầu thế kỷ 18, được thánh nhân đề nghị trong cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, chương nói về “Phương Pháp Thứ Hai”. Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă nhắc lại phương pháp đă được thịnh hành này như sau:

·        “Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong Tông Huấn Marialis Cultus của Ngài, đă để ư đến thói lệ ở một số nơi về việc đề cao tên của Chúa Kitô, bằng cách thêm vào một cụm từ nói đến mầu nhiệm đang được chiêm ngắm. Đây là một thói lệ đáng khen, nhất là khi lần hạt chung. Thói lệ này cho thấy việc bày tỏ mạnh mẽ đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô ở những lúc khác nhau trong cuộc đời của Đấng Cứu Chuộc. Nó đồng thời là một lời tuyên xưng đức tin và c̣n giúp cho cả việc cầm trí suy niệm của chúng ta nữa, v́ nó làm cho tiến tŕnh thấm nhập vào mầu nhiệm Chúa Kitô dễ dàng hơn ở việc lập đi lập lại lời Kinh Kính Mừng. Khi chúng ta lập lại tên Chúa Giêsu – một danh xưng duy nhất đă được ban cho chúng ta để nhờ đó chúng ta hy vọng được cứu rỗi (x Acts 4:12) – đi liền với tên của Vị Thánh Mẫu, một việc hầu như được thực hiện theo ư nghĩ của Mẹ, là chúng ta khởi sự con đường nhắm đến việc giúp chúng ta đi sâu hơn vào đời sống của Chúa Kitô” (đoạn 33).

Ngoài ra, v́ Kinh Mân Côi có tính cách chiêm niệm mới có việc lập đi lập lại Kinh Kính Mừng. Thật vậy, một khi lên tới bậc chiêm niệm cao, con người cầu nguyện sẽ đi tới chỗ Cảm Nghiệm Thần Linh trong mọi lúc, đến độ, họ chỉ có thể cầu nguyện bằng ḷng hơn bằng lời, tuy nhiên, có những lúc chất ngất, họ cũng có thể thốt lên “những lời than khôn tả” (Rm 8:26), ngắn thôi, ít thôi, nhưng tràn đầy ư nghĩa, tràn đầy ư thức, tràn đầy yêu thương. Kinh Kính Mừng thật sự là một lời than khôn tả, một lời lẽ hợp với Mẹ nhất, cần phải lập đi lập lại, để cùng với Mẹ “đầy ơn phúc”, chẳng những “được Chúa ở cùng” (Lk 1:28) mà c̣n “có phúc v́ đă tin” (Lk 1:45), ở chỗ, lúc nào cũng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, tức cũng tỏ ra “đức tin tuân phục” (Rm 1:5) trước Mạc Khải Thần Linh, dù dung nhan ấy, Con Người Thần Linh ấy có bé nhỏ thấp hèn ở Mầu Nhiệm Mùa Vui, hay có khổ nhục thảm bại ở Mầu Nhiệm Mùa Thương, một Mầu Nhiệm Vượt Qua thậm chí đă làm lay chuyển tận gốc đức tin của các vị tông đồ chứng nhân tiên khởi. Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă xác nhận tính cách tái lập Kinh Kính Mừng theo chiều hướng chiêm niệm này như sau:

·        “Việc suy niệm các mầu nhiệm Chúa Kitô nơi Kinh Mân Côi được thực hiện bằng phương pháp giúp cho những mầu nhiệm này thấm nhập. Đó là phương pháp căn cứ vào việc lập đi lập lại. Phương pháp này áp dụng nhất là cho Kinh Kính Mừng, được lập lại 10 lần ở mỗi chục. Nếu nông cạn suy nghĩ về việc lập đi lập lại này sẽ có khuynh hướng thấy rằng Kinh Mân Côi là một việc làm khô khan và nhàm chán. Tuy nhiên, vấn đề lại hoàn toàn khác hẳn, một khi Kinh Mân Côi được cho như là việc tuôn tràn một thứ yêu thương không ngừng trở về với người được yêu, bằng những bày tỏ như nhau ở nội dung của chúng, nhưng mới mẻ hơn, với đầy cảm nhận trong những lời bày tỏ này” (đoạn 26).

Tuy nhiên, chính v́ Kinh Mân Côi là một kinh nguyện chiêm niệm, chiêm niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô, chiêm niệm những mầu nhiệm cao cả chứ không phải tầm thường, mà Kitô hữu có thể hay cần phải thực hiện thêm ba điều bề ngoài sau đây: h́nh ảnh tượng h́nh hợp với mỗi mầu nhiệm, tuyên bố Lời Chúa cho từng mầu nhiệm, và thinh lặng sau khi nghe công bố mỗi mầu nhiệm. Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhắc đến ba tác động bề ngoài hữu ích này, như đă được đề cập đến ở lời mở đầu là:

·        “Việc công bố mỗi một mầu nhiệm, thậm chí có thể dùng một ảnh tượng xứng hợp nào đó về mầu nhiệm này, thực sự là việc mở ra cho thấy một thảm kịch cần chúng ta phải chú ư tới” (đoạn 29);  

·        “Để có một nền tảng Thánh Kinh và suy niệm sâu xa hơn, cần phải theo dơi việc công bố mầu nhiệm bằng việc loan báo một đoạn Thánh Kinh liên hệ với từng mầu nhiệm, dài hay ngắn cũng được, tùy hoàn cảnh cho phép” (đoạn 30);  

·        “Sau việc công bố mầu nhiệm và loan báo lời Chúa cần phải dừng lại một khoảng thời gian thích hợp để chú tâm đến mầu nhiệm liên hệ trước khi bước sang phần khẩu nguyện. Việc nhận thức ra tầm mức quan trọng của sự thinh lặng là một trong những bí quyết của việc thực hành chiêm niệm và suy niệm… Như những giây phút thinh lặng được khuyên giữ trong Phụng Vụ thế nào, trong việc lần hạt Mân Côi cũng thế, cũng cần thinh lặng một chút sau khi nghe lời Chúa để tâm trí chúng ta chú ư đến nội dung của mầu nhiệm được công bố” (đoạn 31).

Thế nhưng, nếu Kinh Mân Côi là một kinh nguyện chiêm niệm, chiêm niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Con của Mẹ Maria, mà không ai biết Con bằng Mẹ, gắn bó với Con bằng Mẹ, chiêm niệm Con như Mẹ, th́ không c̣n cách nào hay hơn, tuyệt hơn trong việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng cách với Mẹ Maria, với chính con mắt của Mẹ. Đây là điểm nổi bật nhất trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, một phương pháp và là một tác động Cầu Kinh Mân Côi, Lần Hạt Mân Côi được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dạy thực hiện:

·        “Việc chiêm ngắm Chúa Kitô đă được thể hiện nơi một mô phạm khôn sánh là Mẹ Maria. Dung nhan của Người Con này đặc biệt thuộc về Mẹ Maria. Chính trong cung ḷng của Mẹ mà Chúa Kitô đă được h́nh thành, khi Người nhận lấy từ nơi Mẹ một h́nh ảnh giống như con người, một h́nh ảnh cho thấy cái giống nhau về thiêng liêng c̣n hơn thế nữa. Không một ai đă từng chú trọng vào việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô một cách trung thành cho bằng Mẹ Maria. Ánh mắt của trái tim Mẹ đă hướng về Người vào lúc Truyền Tin, khi Mẹ thụ thai Người bởi quyền phép Thánh Linh. Vào những tháng sau đó, Mẹ bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của Người và mường tượng thấy được những đường nét của Người. Cho đến khi Mẹ hạ sinh Người ở Bêlem, đôi mắt của Mẹ tŕu mến nh́n vào dung nhan Người Con của Mẹ, khi Mẹ ‘bọc Người trong khăn và đặt Người nằm vào máng cỏ’ (Lk 2:7). Sau đó, ánh mắt đầy kính tôn và suy tưởng của Mẹ Maria không bao giờ xa ĺa Người. Có những lúc nó là một cái nh́n thắc mắc, như trong tŕnh thuật t́m thấy Người trong Đền Thờ: ‘Hỡi Con, sao con lại đối xử với chúng tôi như vậy?’ (Lk 2:48); nó bao giờ cũng là một cái nh́n thấu suốt, một cái nh́n có khả năng thấu triệt được Chúa Giêsu, cho đến độ nhận thấy được cả những xúc cảm kín đáo của Người và tiên vọng được cả những quyết định của Người, như ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:5). Có những lúc nó là một cái nh́n sầu bi, nhất là ở dưới chân cây Thập Giá, nơi mà cái nh́n của Mẹ cũng giống như cái nh́n của một người mẹ đang lâm bồn sinh con, v́ Mẹ Maria chẳng những thông phần khổ nạn và tử nạn với Con Mẹ, mà c̣n nhận lấy một người con mới được trao phú cho Mẹ nơi bản thân của người môn đệ Chúa Giêsu yêu (x Jn 19:26-27). Vào buổi sáng lễ Phục Sinh, cái nh́n của Mẹ là một ánh mắt rạng ngời niềm vui Phục Sinh, và sau hết, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, cái nh́n của Mẹ là một ánh mắt bừng sáng khi Thần Linh được tuôn đổ xuống (x Acts 1:14)” (đoạn 10);

Tóm lại, nếu Kinh Mân Côi Thật là một kinh nguyện chiêm niệm tuyệt hảo th́ cách thức, phương pháp hay đường lối Cầu Kinh Mân Côi hay nhất là “cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” (đoạn 3). Bởi v́:

·        “Mẹ Maria đă sống động bằng đôi mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, lưu giữ hết mọi lời Người nói: ‘Mẹ giữ lấy tất cả những điều ấy mà suy niệm trong ḷng’ (Lk 2:19; x 2:51). Những kư ức về Chúa Giêsu được in sâu trong ḷng Mẹ ấy luôn luôn ở với Mẹ, khiến cho Mẹ suy nghĩ vào những giây phút khác nhau của cuộc đời Mẹ ở bên Con Mẹ. Những điều Mẹ tưởng niệm này có thể được coi như ‘kinh mân côi’ Mẹ không ngừng lần suốt cuộc sống trần gian của Mẹ” (đoạn 11).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL