Thời Điểm Thánh
Linh
Mọi sự đều có thời điểm ấn
định, và mọi việc dưới gầm trời
này đều có thời. Thời sinh ra và thời chết
đi; thời trồng cấy và thời bật rễ.
Thời tán sát và thời chữa trị, thời phá đổ
và thời dựng xây. Thời khóc lóc và thời vui cười;
thời than văn và thời
nhẩy mừng... Thời xé bỏ và thời khâu
vá; thời lặng thinh và thời lên tiếng. Thời yêu
thương và thời ghét bỏ; thời chiến tranh và
thời ḥa b́nh” (Ecc.3:1-4,7-8).
Đến cả những việc thần linh thực hiện “dưới gầm trời này” cũng có thời của ḿnh và phải theo thời. Chẳng hạn như việc “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn.1:14): “Đến thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con ḿnh sinh ra bởi một người nữ, sinh ra dưới lề luật” (Gal.4:4). Kể cả việc “Con Người phải được treo lên để tất cả những ai tin sẽ được sự sống đời đời nơi Người” (Jn.3:14-15) không phải xẩy ra lúc nào cũng được, mà là cho đến khi Người cho phép xẩy ra, qua lời tuyên bố: “Đây là giờ của các người - giờ chiến thắng của tối tăm” (Lk.22:53).
Đúng thế, theo thời của ḿnh, Chúa Giêsu Kitô chỉ ở thế gian 33 năm, từ khi nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria cho đến khi về trời, “không phải để được phục vụ mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt.20:28).
Sau đó, theo dự án và chương tŕnh cứu
độ thần linh của Thiên Chúa, là đến Thời
Thánh Linh, Thời Thánh Linh cùng với Giáo Hội làm chứng
cho Chúa Giêsu Kitô, hay cũng là Thời Giáo Hội nhờ Thánh
Linh làm cho thế gian nhận biết Chúa Giêsu Kitô: “Là Thần
Chân Lư, Đấng từ Cha mà đến và cũng là Đấng
Thày từ Cha sai đến, Ngài sẽ làm chứng về
Thày. Các con cũng phải làm chứng nữa, v́ từ ban
đầu các con đă ở với Thày... Khi Ngài đến,
Ngài sẽ làm cho thế gian nhận thức được
ḿnh sai lầm về tội lỗi, về sự công chính
và về việc luận phạt” (Jn.15:26-27;16:8); “Các con sẽ
nhận được quyền lực khi Thánh Linh xuống
trên các con; rồi các con phải là những nhân chứng của
Thày ở Gialiêm, Giuđêa và Samaria, cho đến tận cùng
trái đất” (Acts 1:8).
Như thế, Thời Thánh Linh và Thời Giáo Hội cũng là một, một thời sẽ kéo dài “cho đến tận thế” (Mt.28:20), tức sẽ kéo dài “cho tới khi, sau hết, tất cả mọi sự phải qui thuận Con, rồi Con qui thuận chính ḿnh cho Đấng đă làm mọi sự qui thuận ḿnh, để Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi sự” (1Cor.15:28). Tuy nhiên, theo thực trạng hiển nhiên cho thấy, thế giới văn minh càng ngày càng tân tiến đến mức tuyệt đỉnh trước ngưỡng cửa ngàn năm thứ ba hiện nay lại càng tỏ ra ngang nhiên bất thuận Thiên Chúa hơn là ngoan ngoăn “qui thuận” Đức Giêsu Kitô, Con Ngài.
Thế nhưng, chính hiện trạng thế giới
có vẻ bi quan hiện nay lại càng chứng tỏ Thời
Thánh Linh, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhận định
trong sứ điệp ngài gửi nhân ngày Chúa Nhật Truyền
Giáo 18-10-1998 sau đây:
“Kiến
thức về Thần Linh đang tác động trong cơi ḷng
các tín hữu và can thiệp vào các biến cố lịch sử
là một lư do để chúng ta lạc quan và hy vọng. Dấu
hiệu cả thể thứ nhất của tác động
này là t́nh trạng khủng hoảng ngược ngạo đang
xẩy ra trong thế giới tân tiến của chúng ta đây:
đó là một hiện tượng phức tạp mà những
yếu tố tiêu cực của chúng lại thường
gợi lên như là một phản ứng cho các khẩn
nguyện thiết tha hướng về Thần Linh ban sự
sống, nói lên nỗi khát mong Tin Mừng của Chúa Kitô Cứu
Thế là Đấng đang hiện diện trong cơi ḷng
con người... Trong những thập niên vừa rồi,
cuộc khủng hoảng giai đoạn được
diễn tả trong Hiến Chế Mục Vụ Công Đồng
Vaticanô II (từ đoạn 4 tới 10) đă trở nên sâu
nặng hơn: t́nh trạng thiếu lư tưởng và các
giá trị càng tràn lan hơn; cảm nhận về Chân Lư đă
mất đi và khuynh hướng tương đối về
luân lư càng tăng hơn; một nền luân lư cá nhân duy lợi
bấp bênh càng thịnh hành; trong nhiều cách thức rơ ràng
là con người tân tiến một khi chối bỏ Thiên
Chúa th́ lại càng kém nhân bản hơn, đầy sợ
hăi và căng thẳng, đóng khung bản thân ḿnh, không thỏa
măn và vị kỷ. Hậu qủa thực tế hết sức
hiển nhiên là mẫu sống hưởng thụ càng nổi
hơn bao giờ hết, mặc dù bị phê phán rất
nhiều. Mối nguy hiểm dính dáng đến t́nh trạng
này thường sâu đậm với nhiều vấn đề
vật chất có thể trở nên thu hút, đến nỗi
khiến cho những mối liên hệ nhân bản trở
nên lạnh lùng và khó khăn. Người ta cảm thấy
rằng họ đang trở nên khô cứng, hung hăng,
khó nói cười, khó chào hỏi nhau, cám ơn nhau, quan tâm đến
các khốn khó của nhau... Thế nhưng, chính những
t́nh trạng như thế, những t́nh trạng đưa
con người tới những giới hạn thất vọng,
những giới hạn gợi lên mối thôi thúc cầu
khẩn với Vị là ‘Chúa, Đấng ban sự sống’,
v́ con người không thể sống vô nghĩa và vô vọng.
Dấu hiệu cả thể thứ hai của việc Thần
Linh hiện diện là sự tái nhận thức cảm
quan đạo giáo nơi dân chúng. Đây là một phong trào
không phải là không có những mập mờ, nhưng cũng
là một phong trào cho thấy tỏ tường tính cách hụt
hẫng, trong lư thuyết cũng như trong thực hành, của
các ư hệ và triết lư vô thần, của các thể chế
duy vật hạ con người xuống tầm mức sự
vật trên trái đất này. Con người không thỏa
măn với chính ḿnh. Hiện nay đang có một xác tín rộng
răi là việc làm chủ của thiên nhiên và vũ trụ, của
khoa học và kỹ thuật tân tiến nhất không thể
nào làm con người thỏa măn, v́ chúng không thể nào cho
thấy được ư nghĩa tối thượng của
thực tại: chúng chỉ là những dụng cụ thuần
túy, chứ không phải là cùng đích cho đời sống
con người cũng như cho cuộc hành tŕnh của
nhân loại... Chúng ta làm sao không nh́n thấy trong tất cả
những sự kiện này công việc của Đấng
Quan Pḥng thần linh, Đấng dẫn dắt nhân loại
và lịch sử hướng đến những điều
kiện sống nhân phẩm hơn cho tất cả mọi
dân tộc”.
(L’Osservatore Romano, bản Anh Ngữ,
số 24/1546, 17-6-1998, trang 3)
Tuy nhiên, vấn đề cần phải giải quyết hiện trạng thế giới hiện nay ở đây mới càng chứng tỏ Thời Thánh Linh hơn bao giờ hết. Thánh Louis Grignion de Montfort, trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, đoạn 13, đă cho rằng “một trong những lư do tại sao Chúa Giêsu Kitô không được nhận biết như Người cần phải được nhận biết”, là v́ “Mẹ Maria đă không được nhận biết cho đến ngày nay”. Từ đó, thánh nhân đă mạnh dạn kết luận như sau:
“Nếu
kiến thức về Chúa Giêsu Kitô và vương quốc
của Chúa Giêsu Kitô phải đến trong thế gian thực
sự là như thế, th́ những điều này sẽ
là kết qủa cần phải có từ kiến thức
về Trinh Nữ rất thánh Maria và từ vương quốc
của Trinh Nữ rất thánh Maria này, vị đă đưa
Người vào thế gian lần thứ nhất cũng
sẽ là vị làm cho lần đến thứ hai của
Người đầy quang vinh”.
Đó là lư do thánh nhân cũng đă không ngần ngại công bố cảm nhận linh thiêng của ḿnh gần như là một viễn ảnh tiên tri cho hậu thế trong đoạn 49 của cuốn Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria như sau:
“Vào lần
đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải
được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện,
để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận
biết, mến yêu và phụng sự”.
Nếu vậy th́ ngay trước Thời Tái Giáng
của Chúa Giêsu Kitô chính là Thời Thánh Linh với Mẹ
Maria, đến nỗi có thể nói nhấn mạnh hơn,
đó là Thời Điểm Maria, thời điểm “Mẹ Maria phải được
Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để
qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết,
mến yêu và phụng sự”. Thế nhưng, “Thánh Linh làm cho nhận biết và
tỏ hiện” thế nào, hay căn cứ vào đâu để
có thể nhận ra Thời Điểm Maria, nếu không
phải vào “những dấu chỉ thời đại”
(Mt.16:3), tức vào những cuộc hiện ra của Người
từ đầu thế kỷ 19 và vào những tín điều
về Người được Giáo Hội long trọng
tuyên bố từ giữa thế kỷ 19 đến nay.