Tầm Vóc HIỆP SĨ TRÁI TIM MẸ   

   Nếu để ư chúng ta sẽ thấy, thời điểm mà Thánh Mộng-Phố (Montfort) nói là “các thời buổi sau này”, trong các đoạn 50 và 114 của cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (TTSKMM), như đă trích dẫn ở ngay phần “nhập cuộc” (trang 5 và 6), hay trong đoạn 54, như được trích dẫn (nơi trang 179-180), theo ư thánh nhân, cũng chính là thời buổi sau hết. Có hai lư do để suy luận như vậy.

 

Lư do thứ nhất đó là chính ư của  Thánh Mộng-Phố. Thật vậy, nếu “thời buổi sau này” là thời buổi của Mẹ Maria, hay Thời Điểm Maria cũng vậy, tức là thời điểm Mẹ phải đến trước Chúa Giêsu như đă xẩy ra vào lần Người đến thứ nhất (TTSKMM: 49 và 50.4), và cũng là thời điểm “không c̣n bao nhiêu nữa” của Satan (TTSKMM: 50.7), th́ không phải hay sao, “thời buổi sau này” phải là thời buổi sau hết: Đúng thế, nếu “vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria được Chúa Thánh Thần làm cho nhận biết và tỏ ra” (TTSKMM: 49), th́ “Mẹ Maria... sẽ tiếp tục làm trổ sinh những vị thánh cao cả nhất vào lúc tận cùng thời gian. Việc huấn luyện và giáo dục các vị thánh cả sẽ xuất hiện vào ngày tận thế này là việc làm dành riêng cho Mẹ” (TTSKMM:35).

 

Lư do thứ hai tại sao theo Thánh Mộng-Phố “vào các thời buổi sau này” là “vào lúc tận cùng thời gian”, “vào ngày tận thế”, như vừa trích dẫn trên đây, là v́ thời điểm xuất hiện của cuốn Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria. Đúng thế, tại sao cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (TTSKMM) lại được t́m thấy vào năm 1842, sau 126 năm Thánh tác giả qua đời (1716), mà không được t́m thấy cách đó mười mấy năm, chẳng hạn trước Biến Cố Thánh Mẫu ở Paris năm 1830, hay không được t́m thấy sau đó hơn chục năm, như trước biến cố Thánh Mẫu ở Lộ-Đức năm 1858 chẳng hạn. Trái lại, lịch sử cho thấy, cuốn TTSKMM, cuốn sách nói đến một Lực Lượng Thánh Mẫu, như ở các đoạn 54, 58 và 59, lại t́m thấy ngay trước Biến Cố Thánh Mẫu ở La Salette năm 1846, một biến cố liên quan đến t́nh h́nh và viễn tượng khủng hoảng đức tin của cả riêng Giáo Hội lẫn chung thế giới, khủng khiếp đến nỗi, cũng qua  biến cố năm 1846 này, Mẹ đă phải kêu gọi thành phần “Tông Đồ Cuối Thời” của Mẹ phải “xuất thân”: “Hăy đi mà tỏ ḿnh ra là những đứa con dễ thương nhất của Mẹ”.

 

Như vậy, có thể kết luận:

 

Thời Điểm Maria là thời cùng tận,

là thời sau hết, là thời tận thế.

 

Thật vậy, thời nào có thánh đấy. Cuối thời có thánh cuối thời. Mà Cuối thời, theo Thánh Mộng-Phố, là “thời buổi nguy biến hơn bao giờ hết” (TTSKMM:114), đúng như lời tiên báo của Chúa Giêsu trong Phúc Aâm Thánh Mathêu: “Những ngày ấy sẽ tràn đầy những cùng khổ hơn bất cứ lúc nào hết, từ khi có thế gian đến nay cũng như sau này. Đúng thế, nếu giai đoạn đó không được rút ngắn lại th́ không một con người nào sẽ được cứu rỗi” (24:21-22).

 

Thế nhưng, t́nh trạng băng hoại xă hội loài người hiện nay, “hơn bất cứ lúc nào hết”, là v́ sao? Phải chăng là v́ bản tính vốn hư hoại của loài người vừa “yếu nhược” (Mt.26:41) vừa mù tối (x.Jn.3:19) của họ? Phải chăng là v́ các lạc thuyết sai lạc đầy dẫy mọc lên như “cỏ ḷng vực” (Mt.13:26) hiện nay, đến nỗi vị Giáo Hoàng đương kim Gioan Phaolô II phải ban bố những bức Thông Điệp đặc biệt như “Rạng Ngời Chân Lư” ngày 6-8-1993, “Phúc Aâm Sự Sống” ngày 25-3-1995, “Đức Tin và Lư Trí” ngày 14-9-1998 vừa mới đây? Phải chăng là v́ thời đại khoa học và kỹ thuật tối tân tiến hiện nay đă làm cho con người trở thành thực nghiệm, không c̣n tha thiết với thế giới siêu linh, và hưởng thụ tiện nghi vật chất tân kỳ theo xu hướng và rất hợp với đ̣i hỏi tự nhiên của ḿnh, hơn là phục vụ? 

 

Tất cả những lư do trên không phải là không chính xác. Thế nhưng, theo nguyên tắc, nếu luôn được ướp mặn th́ t́nh trạng thế gian đă không bị ung thối “hơn bất cứ lúc nào hết” như thế. Nhận định này không phải là một cảm nghiệm tự nhiên, mà là một sự thật đă được mạc khải thần linh chứng nhận. Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Aâm Thánh Mathêu: “Các con là muối đất” (Mt.5:13) không cho thấy sự thật này là ǵ? Việc tổ phụ Abraham can thiệp với Thiên Chúa cho thành Sôđôma tội lỗi khỏi bị Thiên Chúa hủy diệt trong Cựu Ước (x.Gn.18:20-32) cũng không cho thấy sự thật này hay sao?

Đó không phải là lư do, khi hiện ra ở Fatima lần thứ tư, 19/8/1917, Mẹ Maria đă khẳng định kêu than: “Nhiều linh hồn phải sa hỏa ngục v́ không có ai hy sinh cầu nguyện cho họ” hay sao? Và đó cũng không phải là lư do, ngay lần hiện ra đầu tiên ở Fatima, 13/5/1917, Mẹ Maria đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima, Lucia (10 tuổi), Phanxicô (9 tuổi) và Giaxinta (7 tuổi): “Dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho các con, như một việc đền tạ những ǵ Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn hối cải”.

 

Như thế, có thể nói một cách cụ thể và thực tế hơn, sở dĩ thế giới ngày nay, xă hội loài người ngày nay đang đâm đầu “đến chỗ diệt vong” (Mt.7:13), đang như Lazarô chết thối trong mồ (x.Jn.11:39), chính là v́ thế giới hiện nay không đủ, đúng hơn chưa đủ, số các vị Thánh, như trường hợp Mẹ Têrêsa Calcutta chẳng hạn.

 

Thực tế c̣n cho thấy, từ đầu thập niên 1960, thập niên xă hội loài người bắt đầu bộc phát những triệu chứng băng hoại và ung thối nực mùi “văn hóa chết chóc”, qua việc họ làm chưa từng có trong lịch sử loài người từ trước đến nay, đó là việc họ ban hành các khoản luật cho phép ly dị và phá thai, mà Giáo Hội “là muối đất” (Mt.5:13) đă phải tự canh tân, ở việc tái phúc âm hóa chính ḿnh, cách riêng Châu Aâu, cũng như ở việc đại kết nhắm đến mục tiêu hiệp nhất Kitô giáo, và Giáo Hội “là ánh sáng thế gian” (Mt.5:14), “Áùnh Sáng Muôn Dân” (“Lumen Gentium”, tên của Hiến Chế Tín Lư về bản tính và sứ vụ của Giáo Hội, ban hành ngày 21-11-1964), là “Vui Mừng và Hy Vọng” (“Gaudium et Spes”, tên của Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới tân tiến, ban hành ngày 7-12-1965, kết thúc một Công Đồng Chung mục vụ) cho thế giới, đă phải phát động việc truyền bá phúc âm mới, việc phúc âm hóa các nền văn hóa thế giới hơn bao giờ hết.

 

Thật vậy, ngày nay, hơn lúc nào hết, để cứu thế giới đang ung thối trong mồ “văn hóa chết chóc”, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại” (nhan đề của bức Thông Điệp đầu tiên, Redemptor Hominis, của Đức Gioan Phaolô II ban hành ngày 4-3-1979), đang cần đến một số, ít thôi không cần nhiều, những Matta hoàn toàn tin tưởng vào Người, một “đức tin chiến thắng thế gian” (1Jn.5:4).

 

Như thế, thánh nhân ở đây, trong Thời Điểm Maria này, chẳng qua chỉ là người có một đức tin cứu rỗi, tức là thành phần chứng nhân đích thực của Chúa Kitô. Do đó, nếu Kitô hữu chúng ta, nhất là Kitô thời nay, trong Thời Điểm Maria này, chưa nên thánh, chưa là thánh, chỉ v́ chúng ta chưa có một đức tin cứu rỗi, chưa thực sự là chứng nhân của Chúa Kitô, chưa dám hay chưa thể “đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên đi” (Rev.14:4).

 

Và, sở dĩ Kitô hữu chúng ta chưa có một đức tin cứu rỗi, chưa là chứng nhân đích thực của Chúa Kitô, một phần không nhỏ, theo kinh nghiệm cho thấy, là v́ chúng ta chưa ham ước nên thánh, chưa khao khát nên thánh, chưa hết ḷng nên thánh, như “một điều cần duy nhất” (Jn.10:42) của ḿnh ở trên đời này, không có không được, cho bằng “lo lắng bận rộn nhiều thứ” (Jn.10:41), dù những thứ ấy có cần mấy và tốt mấy đi nữa, v́ “người ta sống không nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt.4:4).

 

Nếu chúng ta thực sự có tham vọng nên thánh rồi, th́ bất cứ ở đâu, bất cứ làm ǵ, bất cứ là ǵ, chúng ta cũng phải tỏ ra ḿnh là thánh. Tức là học sinh chúng ta phải là một học sinh thánh; là bác sĩ chúng ta cũng phải là một bác sĩ thánh; là linh mục hay tu sĩ chúng ta cũng phải là linh mục hay tu sĩ thánh; là chồng, là vợ, là con chúng ta cũng phải là người chồng thánh, người vợ thánh, người con thánh v.v. Tức là khi ăn uống chúng ta ăn uống một cách thánh thiện; ngủ nghỉ chúng ta cũng phải ngủ nghĩ một cách thánh thiện; dâng lễ chúng ta cũng phải dâng lễ một cách thánh thiện; bị bệnh chúng ta cũng phải bị bệnh một cách thánh thiện; mua bán, tiêu xài, sử dụng của cải tiện nghi vật chất đời này, chúng ta cũng phải mua bán, tiêu xài, sử dụng chúng một cách thánh thiện v.v. Tức là ở trong nhà ḍng chúng ta phải ở sao cho thánh thiện; ở ngoài thế gian chúng ta cũng phải ở sao cho thánh thiện v.v.

 

Thật ra, khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu đă được thánh hóa trong Chúa Giêsu Kitô (Jn.17:19), “đă trở nên một tạo vật mới” (2Cor.5:17), “đă trở nên đền thờ Thiên Chúa (1Cor.3:16), đă là Thánh (x.1Cor.1:2; 1Pt.2:9). Do đó, “thánh” ở đây không phải là một phẩm chất của người Kitô hữu, như tĩnh từ đứng làm bổ túc cho danh từ: bác sĩ thánh, linh mục thánh v.v., cũng không phải là một tính cách, như trạng từ bổ túc cho một động từ: ăn uống một cách thánh thiện, làm lễ một cách thánh thiện v.v. “Thánh” ở đây phải là yếu tính của Kitô hữu, tức không thánh không phải là Kitô hữu. Bởi thế, “thánh” phải là chủ thể nơi Kitô hữu (như danh từ trước tĩnh từ hay danh từ khác): Vị Thánh bác sĩ, Vị Thánh linh mục, Vị Thánh nghèo, Vị Thánh giầu v.v., hay phải là chủ động nơi Kitô hữu (như chủ từ trước động từ): Vị Thánh ăn uống, Vị Thánh dâng lễ, Vị Thánh bị bệnh v.v.

 

Vậy, đểû tỏ ḷng khao khát nên thánh trên hết mọi sự, đúng như bản tính thánh thiện là Kitô hữu của ḿnh, hằng ngày Kitô hữu chúng ta, nhất là Hiệp Sĩ Trái Tim Mẹ chúng ta, lúc nào chúng ta cũng phải nhớ ḿnh và giục ḿnh: v́ tôi là thánh nên tôi phải sống thánh. Nếu được, vào đầu mỗi ngày hay/và cuối mỗi ngày, chúng ta hăy thiết tha tỏ bản tính thánh thiện của ḿnh ra, bằng tham vọng nên thánh của ḿnh, với những ư thức nguyện cầu có thể tương tự như sau:

Lạy Chúa Giêsu Kitô

là Lời đă hóa thành nhục thể,

đă hiến mạng sống ḿnh

làm giá chuộc chúng con,

cho chúng con được sống

và được sự sống viên trọn hơn,

nhờ Bí Tích Rửa Tội tái sinh,

Kitô hữu chúng con

đă thực sự được mặc lấy Chúa.

Bởi thế,

Chúa chính là sự sống chúng con,

và cũng bởi thế,

không phải là chúng con

sống cuộc đời chúng con nữa, song chính Chúa

là Đấng sống trong chúng con.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng sinh ở hang lừa máng cỏ, Đấng khi c̣n sống trên trần gian

không có chỗ dựa đầu,

Đấng chết trần trụi trên thập giá, mà chúng con phải

sống tinh thần khó khăn,

bằng việc

không ham hố và quyến luyến

bất cứ một sự ǵ

không phải là chính Chúa,

để chúng con làm muối đất

ướp thế giới khoa học và kỹ thuật

tối tân tiến ngày nay

đang quay cuồng hưởng thụ

theo cá nhân chủ nghĩa.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng khi c̣n ở thế gian

đă bắt đầu sứ vụ thiên sai

bằng việc vào hoang địa 40 ngày ăn chay và chịu ma qủi cám dỗ, mà chúng con phải

sống sầu thương

bằng việc hy sinh hăm ḿnh,

để chúng con làm muối đất

ướp nhiều người ngày nay

đang đắm say đam mê nhục dục

trong cuộc sống

tiền dâm hậu thú,

đồng tính luyến ái,

nghiện ngập ma túy.

 

 V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng đă đến thế gian

không phải để hủy diệt

song là để cứu vớt,

mà chúng con phải

sống hiền lành,

bằng việc nh́n nhận và bảo vệ

tất cả mọi giá trị bẩm sinh

nơi tất cả mọi sự,

nhất là

phẩm giá cao qúi của con người,

để chúng con làm muối đất

ướp con người ngày nay

đang phá hủy những ǵ

Thiên Chúa đă thiết lập

nơi t́nh nghĩa hôn nhân,

cũng như nơi cuộc sống gia đ́nh.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng chỉ dùng của ăn của ḿnh

là chu toàn việc Cha trao phó,

Đấng trên thập giá

khát khao phần rỗi các linh hồn,

mà chúng con phải

đói khát nhân đức trọn lành,

bằng việc t́m Nước Chúa trước,

để chúng con làm muối đất

ướp thế giới ngày nay

đang bị tục hóa

bởi say sưa khoa học thực nghiệm

và kỹ thuật tiện nghi tân kỳ.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng cần

ḷng xót thương hơn là lễ vật,

mà chúng con phải

sống xót thương,

bằng việc thông cảm và thứ tha

 tất cả yếu hèn nơi tha nhân,

để chúng con làm muối đất

ướp những tâm hồn ngày nay

đang nhân danh xót thương

để sát hại sự sống

nơi thai nhi tật nguyền

hay nơi bệnh nhân bất trị.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng không biết đến tội lỗi

song vẫn lănh nhận

phép rửa thống hối của Gioan,

Đấng đă qùi xuống

rửa và hôn chân các môn đệ,

mà chúng con phải

sống trong sạch,

theo Thần Linh Chúa soi động,

để chúng con làm muối đất

ướp văn hóa ngày nay

bị bức hiếp bởi trào lưu chủ quan,

và hoen ố

bởi ngẫu tượng duy nhân.

 

 V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng ban bằng an cho chúng con

không phải như thế gian ban,

Đấng đă phục sinh,

chiến thắng tội lỗi và sự chết,

mà chúng con phải

kiến tạo ḥa b́nh,

bằng phục vụ không hưởng thụ,

cho đi hơn nhận lănh,

để chúng con làm muối đất

ướp loài người văn minh ngày nay

đang kỳ thị lẫn nhau,

nhân danh chủng tộc và tôn giáo

sát hại đồng loại của ḿnh.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng đă nên cớ vấp phạm

cho dân riêng của Chúa,

Đấng họ không tiếp nhận,

chống đối và thù ghét,

mà chúng con phải

chịu bắt bớ v́ sống công chính

để chúng con làm muối đất

ướp những con người

nhân danh đảng phái hay tôn giáo

đang cấm cách và bách hại

Kitô hữu Công Giáo hiện nay.

 

V́ Chúa

là Đấng sống trong chúng con,

Đấng chịu đội mạo gai

và chế nhạo như một vua hề,

Đấng bị thách thức song vẫn

không xuống khỏi thập giá,

mà chúng con phải

chịu nhục mạ v́ danh Chúa

để chúng con làm muối đất

ướp thành phần con cái

của Mẹ Giáo Hội

đang ngang tàng phản chống

Huấn Quyền của Hội Thánh

và Vị Đại Diện Chúa trên trần.

 

Lạy Thiên Chúa là T́nh Yêu,

xin thực hiện mọi sự

Chúa muốn nơi con,

để con được trở nên

mọi sự cho mọi người,

cho tất cả nên một

trong Chúa

là Cha,

và Con

và Thánh Thần.

Amen.