Nhận Biết và
Yêu Mến Mẹ Không phải
kể từ khi Mẹ Maria tiết lộ Bí Mật Fatima
phần thứ hai liên quan đến việc “Thiên Chúa
muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên
Tội Mẹ trên thế giới” Thiên Chúa mới bắt đầu
làm việc này, mà thực ra Ngài đă làm cho Mẹ Maria được
nhận biết từ lúc mở màn Thời Điểm
Maria của Mẹ, như qua một loạt các Tín Điều
Thánh Mẫu liên tiếp Giáo Hội đă tuyên bố trong hơn
kém 100 năm. Thế nhưng, như ánh sáng
mặt trời từ hừng đông dịu nắng đến
chính ngọ chói nắng thế nào, việc “Thiên Chúa
thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
trên thế giới” cũng như vậy. Nếu Biến
Cố Paris là hừng đông của Thời Điểm
Maria th́ Biến Cố Fatima là chính ngọ của thời điểm
này. Bởi v́, chính trong Biến Cố Fatima này, sau 19
thế kỷ Kitô giáo, “Thiên Chúa (mới chính thức tỏ
ư) muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, và nhất là bởi
v́ Biến Cố Fatima này có một tầm ảnh hưởng
hết sức vĩ đại, liên quan đến cả
thế giới, chứ không chỉ liên quan đến
riêng một thực thể riêng biệt nào, như Nước
Pháp ở Biến Cố Paris năm 1830, hay Giáo Hội ở
Biến Cố La Salette năm 1846. Thật ra, Biến Cố Fatima cũng
liên quan đến hai nước, Nước Bồ Đào
Nha và Nước Nga. Nếu Nước Bồ Đào Nha
theo Bí Mật Fatima liên quan đến đức tin siêu
nhiên thế nào, th́ Nước Nga, cũng theo Bí Mật
Fatima, liên quan đến chính trị trần gian như
vậy. Tuy nhiên, theo tầm mức của ḿnh, Nước
Nga trong Biến Cố Fatima khác với Nước Pháp
trong Biến Cố Paris. Nếu trong Biến Cố Paris, Nước
Pháp chỉ có một tầm mức ảnh hưởng
trực tiếp riêng đến Aâu Châu thế nào, v́ Cách
Mạng Pháp 1789 cùng với các cuộc Cách Mạng ở
Pháp liên tiếp sau đó vào các năm 1830, 1848 và 1870, đă
làm chấn động chế độ quân chủ đến
làm cho nó hoàn toàn bị bật gốc, th́ Nước Nga cũng
có một tầm mức ảnh hưởng trực
tiếp đến ḥa b́nh chung thế giới như
vậy, nguy hiểm đến nỗi, như Mẹ đă
tiết lộ ở Bí Mật Fatima phần thứ hai: “Nếu người ta nghe lời
Mẹ yêu cầu (về việc hiến dâng Nước
Nga và rước lễ đền tạ vào các Ngày Thứ
Bảy Đầu Tháng)
th́ Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh.
Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm
lạc khắp nơi, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội”.
Tuy nhiên, ư nghĩa “thế giới”
mà “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” đây không phải chỉ là
một “thế giới” chính trị, mà c̣n là “thế giới”
linh thiêng nữa, tức là một “thế giới” các linh
hồn, “thế giới” mà Giáo Hội ở trong song không
thuộc về (xem Gioan 17:11,14). Bởi thế, ngay đầu
Bí Mật Fatima phần thứ hai, Mẹ Maria đă
tiết lộ Dự Aùn Fatima liên quan đến cả hai
“thế giới”, trong đó, theo thứ tự của lời
Mẹ nói, “thế giới” linh thiêng được
xếp trước “thế giới” chính trị, như
sau: “Nếu điều Mẹ
dạy (về ư Thiên Chúa muốn thiết
lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ để
cứu các tội nhân khỏi sa hỏa ngục) được thi hành, th́
nhiều linh hồn được cứu rỗi và
thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Nếu Biến Cố Paris năm
1830 liên quan đến Nước Pháp, th́ Biến Cố
La Salette năm 1846 cùng với Biến Cố Lộ Đức
năm 1858 liên quan đến “thế giới” linh thiêng. Biến Cố La Salette, theo Bí
Mật La Salette, liên quan đến t́nh h́nh và vận
mạng Giáo Hội trong thế giới cuối thời,
và Biến Cố Lộ Đức, căn cứ vào sứ
điệp hoàn toàn không dính dáng ǵ đến chính trị,
th́ thuần túy liên quan đến “thế giới” các linh
hồn. Như thế, từ Biến
Cố Paris, sang Biến Cố La Salette, tới Biến
Cố Lộ Đức, Thời Điểm Maria đă đi
từ “thế giới” chính trị bề ngoài (t́nh h́nh Nước
Pháp và Aâu Châu), sang “thế giới” vừa vô h́nh vừa
hữu h́nh là Giáo Hội (ở trong “thế giới” Aâu
Châu trong thế kỷ 19), đến “thế giới” sâu
xa bên trong là các linh hồn, cho tới chính ngọ của
ḿnh là Biến Cố Fatima, một biến cố bao gồm
các Biến Cố Thánh Mẫu của thế kỷ 19, hay
nói cách khác, bao gồm cả “thế giới” chính trị
của Biến Cố Paris, “thế giới” Giáo Hội của
Biến Cố La Salette, và “thế giới” các linh hồn
của Biến Cố Lộ Đức. Phải, chỉ cho tới năm
1917 là năm xẩy ra Biến Cố Fatima, chung loài người
và riêng con cái Giáo Hội mới biết được Bí
Mật Cứu Rỗi Cuối Cùng, đúng như lời
chị Lucia cho linh mục Fuente biết ngày 26/12/1957: “Mẹ
Maria không nói với con là chúng ta đang sống trong giai đoạn
cuối cùng của thế giới, nhưng Người
thực sự cho con biết rằng... khi Thiên Chúa, theo
sự quan pḥng của Ngài, sắp trừng phạt
thế giới, trước hết, Ngài sử dụng mọi
phương tiện để cứu lấy họ, cho đến
khi thấy rằng chúng ta không lợi dụng chúng,
bấy giờ Ngài ban cho chúng ta cái neo cứu rỗi
cuối cùng, đó là Mẹ Ngài”. (The
Secret of Fatima, Joaquin Maria Alonso, CMF, The Ravengate Press, Cambridge,
Revised edition, 1990, trang 109-110) Đúng thế, chính v́ “cái neo cứu
rỗi cuối cùng đó là Mẹ Ngài” mà “Thiên Chúa muốn
thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria trên thế giới”, cả “thế giới”
chính trị mà Giáo Hội ở trong, lẫn “thế giới”
linh thiêng các linh hồn mà Giáo Hội là mẹ. Thực tế cho thấy, để
“thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ trên thế giới” chính trị, Thiên Chúa đă làm
việc này qua thực thể Giáo Hội, và để
“thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ trên thế giới” linh thiêng các linh hồn, Ngài đă
thực hiện qua các phần tử ưu tú trong
Nhiệm Thể Giáo Hội. Bởi thế, trong phần
thứ hai của Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă
khẳng định rơ hai phương tiện Chúa dùng (là
thực thể Giáo Hội và phần tử ưu tú trong
Nhiệm Thể Giáo Hội) để thực hiện ư định Ngài “muốn thiết lập ḷng
tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trên
thế giới”: “Để
ngăn ngừa điều này (các tội
nhân khỏi sa hỏa ngục), Mẹ sẽ đến để xin
dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ, và xin rước lễ đền tạ các Ngày Thứ
Bảy Đầu Tháng”. Nếu việc “hiến dâng Nước
Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, liên quan đến
phần hai của Dự Aùn Fatima là “thế giới
sẽ có ḥa b́nh”, thuộc về thẩm quyền của
Giáo Hội, như lời Mẹ tiên báo “Đức Thánh
Cha sẽ dâng Nước Nga cho Mẹ”, th́ việc “rước
lễ đền tạ các Ngày Thứ Bảy Đầu
Tháng” sẽ liên quan đến phần nhất của
Dự Aùn Fatima là “nhiều linh hồn sẽ được
cứu rỗi”, và sẽ thuộc về phận sự của
các phần tử ưu tú trong Nhiệm Thể Giáo Hội.
Tức là vận mạng của cả “thế giới”
hữu h́nh (chính trị) và “thế giới” linh thiêng (các
linh hồn) đều lệ thuộc vào Giáo Hội và các
phần tử Giáo Hội, đúng như lời Chúa Giêsu
xác định thân phận và vai tṛ của thành phần làm
môn đệ của Người trong thế giới: “Các
con là muối đất” (Mt.5:13). Phải, căn cứ vào lời
Chúa Giêsu nói ở Phúc Aâm thánh Mathêu này th́ “thế giới”
thịnh suy qủa là hoàn toàn do Giáo Hội. Nếu Giáo Hội
như muối đă ra nhạt th́ “thế giới” sẽ
bị hư đi, trái lại, nếu các phần tử ưu
tú trong Giáo Hội vẫn mặn mà “rước lễ đền
tạ các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng” th́ chắc
chắn “thế giới” sẽ được cứu độ.
Các phần tử ưu tú trong Nhiệm Thể Giáo Hội
đóng vai “muối đất” đích thực này
chẳng khác ǵ con số “người công chính” mà Abraham đă
mặc cả với Chúa để Ngài tha phạt cho thành
Sôđôma tội lỗi khỏi bị Ngài thiêu hủy,
chỉ c̣n sót lại gia đ́nh Lót, ngoại trừ người
vợ của Lót bất tuân quay lại đă biến thành
tượng muối (xem Khởi Nguyên 19:26). Chính v́ “Thiên Chúa muốn thiết
lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ
trên thế giới” mà hai việc Ngài muốn Giáo Hội
và các phần tử ưu tú của Giáo Hội làm là “hiến
dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ” và “rước lễ đền tạ Các Ngày Thứ
Bảy Đầu Tháng” đều liên quan trực
tiếp đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Việc “hiến dâng Nước
Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” th́ đă qúa rơ,
c̣n việc “rước lễ đền tạ Các Ngày Thứ
Bảy Đầu Tháng” cũng liên quan đến Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, là v́ vào ngày 10-12-1925, hiện
ra với chị Lucia ở Tây Ban Nha, Mẹ Maria đă tỏ
cho chị thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của
Mẹ bị quấn ṿng gai, và sau khi Chúa Hài Đồng
kêu gọi làm việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ của Người, Mẹ đă xin
chị: “Hỡi
con yếu dấu, con hăy nh́n Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những
kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng
giây từng phút bởi tội lộng ngôn và vô ơn của
họ. Ít là con, con hăy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa
sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn
cần thiết đến phần rỗi, cho những
ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên
tiếp, xưng tội và rước lễ, lần
hạt 50 Kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 Mầu Nhiệm
Mân Côi, với ư đền tạ Mẹ”.
Như thế, đối tượng
của ḷng “tôn sùng Thiên Chúa muốn thiết lập trên
thế giới” hiện nay qủa thực là “Trái Tim Vô
Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Thế nhưng, tại sao
lại “tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” mà không
phải tôn sùng một điều ǵ khác nơi Mẹ, như
tôn sùng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, hay tôn sùng Mẹ
Nữ Vương, hoặc tôn sùng Mẹ Thiên Chúa v.v.?
Phải chăng là bởi v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria có liên quan trực tiếp đến Kinh Mân Côi,
một kinh nguyện mà trong cả 6 lần hiện ra ở
Fatima năm 1917, không lần nào Mẹ không kêu gọi “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”,
và lần cuối cùng Mẹ đă tự xưng ḿnh “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”?
Đúng thế, Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ Maria có liên quan trực tiếp đến
Kinh Mân Côi. Ở chỗ, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ biểu hiệu xác đáng nhất cho t́nh trạng “đầy ơn phúc”
(Lk.1:28) của Mẹ. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ là nơi “Đức Chúa
Trời ở cùng” (Lk.1:28). Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ, theo thánh giáo phụ Augustinô, nhận được
Lời nhập thể trước khi Ngài được
thụ thai trong cung dạ của Mẹ, để trở
thành “Con ḷng Bà gồm phúc
lạ”, như lời chị họ Isave đă nhận
thức và chúc tụng Mẹ (x.Lk.1:42). Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ c̣n biểu hiệu cho t́nh Mẹ thương
con cái loài người tội lỗi, đến nỗi
Mẹ hy sinh Con riêng ḿnh để đồng công cứu
chuộc họ, cho họ được rỗi “trong giờ lâm tử”, thế
mà họ vẫn không nhận biết và yêu mến Mẹ,
trái lại, c̣n “lộng ngôn và vô ơn” với Mẹ, làm
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ như bị một
ṿng gai đâm thâu, cần các phần tử ưu tú của
Giáo Hội đền tạ, “rút những gai ấy ra”, như
lời Chúa Hài Đồng khi hiện ra với Mẹ Maria
ngày 10-12-1925 đă than thở và kêu gọi chị Lucia. Chính v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria liên quan trực tiếp và sâu xa với Kinh Kính
Mừng như thế, mà Kinh Mân Côi đă trở thành phương
tiện nhận biết và yêu mến Mẹ nhất, và mới
là cách thức đền tạ Mẹ hiệu nghiệm
nhất. Trong khi con người “lộng ngôn” phạm đến
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, th́ con cái Mẹ “kính
mừng Maria đầy ơn phúc...”, và trong khi con người
“vô ơn” phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ, th́ con cái Mẹ nhớ ơn Mẹ, bằng
việc “suy niệm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi 15 phút”. Chính việc đền tạ
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội là một việc tỏ ra
tôn sùng Mẹ nhất, chứng tỏ con cái “nhận
biết và yêu mến Mẹ” ḿnh nhất. Một khi Trái Tim
Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được đền
tạ, hay nói cách khác, một khi “Mẹ được
nhận biết và yêu mến”, Mẹ sẽ thực
hiện tất cả những ǵ Thiên Chúa ban cho Mẹ, đúng
như lời Mẹ khẳng định sau lời kêu gọi
liên quan đến Kinh Mân Côi vào ngày 13/7/1917: “Mẹ
muốn các con tiếp tục cầu Kinh Mân Côi hằng
ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho
ḥa b́nh thế giới cũng như chấm dứt
chiến tranh, v́ chỉ có một ḿnh Người mới
có thể cứu giúp các con mà thôi”. Thực tế đă cho thấy nơi
“thế giới” các linh hồn, muốn đến cùng Chúa
họ phải xứng đáng, hay ít là phải có ơn Chúa,
như việc đến với Chúa Giêsu Thánh Thể th́
phải sạch tội trọng, song muốn sạch tội
trọng lại phải đi xưng tội, song càng bỏ
xưng tội th́ càng ngại xưng tội. Nhưng đến
với Mẹ Maria, bằng cách đọc Kinh Mân Côi th́ không
cần phải sạch tội, trái lại, nhờ ơn
Mẹ qua Kinh Mân Côi, linh hồn lại có thể trở
về cùng Chúa, Đấng mà Mẹ Maria trong lần
hiện ra thứ ba, 13/7/1917, đă dặn 3 Thiếu Nhi
Fatima sau mỗi chục Kinh Mân Côi hăy đọc thêm lời
cầu: “Lạy
Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi
lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng,
nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa
thương xót hơn”.
Nếu việc “cầu Kinh Mân Côi
hằng ngày” như Mẹ tha thiết và liên lỉ xin ở
Fatima được kết thúc bằng lời “cầu cho chúng con là kẻ có tội,
khi nay và trong giờ lâm tử”, và việc “rước
lễ đền tạ Các Ngày Thứ Bảy Đầu
Tháng” cũng qui về mục tiêu “Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử,
bằng những ơn cần thiết đến
phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ
bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước
lễ, lần hạt 50 Kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15
Mầu Nhiệm Mân Côi, với ư đền tạ Mẹ”,
th́ qủa thật Mẹ Maria đến với riêng con
cái Giáo Hội và chung con cái loài người là để
thực hiện Dự Aùn Fatima: “nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi
và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Trong Dự Aùn Fatima, “nhiều linh
hồn sẽ được cứu rỗi” được
đặt trước “thế giới sẽ có ḥa b́nh”,
là v́, chỉ khi nào “thế giới” linh thiêng các tâm hồn
thực sự cải thiện đời sống,
“thế giới” hữu h́nh các dân nước mới
hết ng̣i chiến tranh, tức mới “có ḥa b́nh”.
“Chỉ ḿnh Mẹ mới có thể cứu giúp các con” là
thế, miễn là Mẹ “được nhận biết
và yêu mến” như “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng
tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.
Mà “nhận biết và yêu mến
Mẹ” chính là nhận biết và yêu mến “Đấng toàn
năng đă làm cho (Mẹ) những điều trọng đại”
(Lk.1:49). Phải chăng đó là lư do sâu xa “Thiên Chúa
muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên
Tội Mẹ trên thế giới” hiện nay, để
phần con người có thể nhờ Mẹ đến
với Ngài, và để phần Ngài cũng có thể qua
Mẹ mà tỏ ḿnh ra cho loài người. Bởi thế
việc nhận định và khẳng định giai đoạn
này là Thời Điểm Maria cũng không phải là qúa đáng
và sai lạc. T́nh h́nh khủng hoảng về đức
tin và luân lư cùng với các cuộc khủng bố Công Giáo
hiện nay trên thếø giới đă chứng thực lời
tiên báo chính xác của Thánh Grignion Montfort về Mẹ Maria
trong Thời Điểm Maria: “Mẹ
Maria phải chiếu sáng hơn bao giờ hết nơi
t́nh thương, nơi quyền năng và nơi ân sủng
trong những thời sau này: nơi t́nh thương, trong
việc mang về và âu yếm lănh nhận những tội
nhân xa lạc sẽ cải hối trở lại Giáo Hội
Công Giáo; nơi quyền năng, trong việc chống
lại với các thù địch của Thiên Chúa, như
những kẻ tôn thờ ngẫu tượng, những
người lạc giáo, những người Hồi
Giáo, những người Do Thái và các linh hồn cứng cổ
trong sự vô đạo, thành phần sẽ nổi lên
phản lại Thiên Chúa một cách khủng khiếp để
dụ dỗ bằng những hứa hẹn và đe dọa
tất cả những ai chống đối họ và làm
cho họ bị triệt hạ; và cuối cùng, Mẹ
phải chiếu sáng nơi ân sủng, để làm linh
hoạt và bảo tŕ những chiến sĩ tinh nhuệ
và những tôi tớ trung thành của Chúa Giêsu Kitô, thành
phần sẽ chiến đấu cho lợi ích của Người”.
(Thành Thực Sùng
Kính Mẹ Maria, đoạn 50.6). Thế nhưng, tại sao
thế giới lại phải nhận biết và yêu
mến Mẹ Maria đă rồi mới có thể nhờ đó
nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu, Con Mẹ? |