Hận Thù Quyết Thắng

   Qua những ǵ được phân tách và dẫn giải từ chương 6 đến hết chương 8, về Khổng Long Satan, Mănh Thú Phản Kitô và Mănh Thú Duy Nhân, Sách Khải Huyền đă cho thấy cuộc Hận Thù Quyết Thắng của “ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9) diễn tiến có thể được tóm gọn như sau.

 

Khổng long Satan tỏ ra chống đối mầu nhiệm Lời nhập thể ở chỗ:

 

“‘Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, chực sẵn để nuốt người con của bà khi con trẻ được sinh ra’, một h́nh ảnh biểu hiệu cho việc ‘ma qủi hay Satan’ chống đối không chấp nhận (‘đứng trước’) mầu nhiệm nhập thể, cũng như âm mưu phá hoại (‘chực sẵn để nuốt’) công cuộc cứu thế của Thiên Chúa làm người nơi Đức Giêsu Kitô nhờ đệ nhất tạo vật của Ngài là Trinh Nữ Maria” (trang 130-131).

 

Khổng long Satan cũng t́m cách hủy hoại công cuộc cứu chuộc loài người, ở chỗ:

 

“V́ Satan ‘đă giao chiến với thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu’, theo chiến lược ‘chống đối’ mầu nhiệm nhập thể và ‘phá hoại’ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa như thế, mà Sách Khải Huyền đă cho thấy, ở câu cuối cùng của cả đoạn về hai ‘dấu lạ xuất hiện trên không trung’: ‘Con rồng đă đứng trên băi biển’ (Rev.12:17), tức ở ngay biên giới giữa nước và đất: nước là một thể lỏng, có thể biểu hiệu cho những ǵ mầu nhiệm và thần linh, như mầu nhiệm nhập thể bị ngụy thần phạm thượng ‘lộng ngôn’; và đất là một thể đặc, có thể biểu hiệu cho những ǵ cụ thể và nhân bản, như việc cứu chuộc của Thiên Chúa bị con người tỏ ra thái độ ‘vô ơn’. Và đó cũng là lư do hiện hữu của hai con mănh thú, một xuất thân từ biển và một từ đất tiến lên (x.Rev.13:1,11)” (trang 134).

 

Đúng thế, v́ không làm ǵ được chính Thiên Chúa, không thể ngăn được mầu nhiệm Lời nhập thể cũng như công cuộc cứu thế của Thiên Chúa thực hiện nơi Chúa Giêsu Kitô và nhờ Mẹ Người, Khổng long “Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9) “đă giao chiến với thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:17). “Thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa” đây tức là thành phần tin nhận mầu nhiệm Lời nhập thể, tin nhận “Chúa Giêsu là Đức Kitô” (1Jn.2:22), tin nhận “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (2Jn.7); do đó, thành phần này, để thể hiện và chứng tỏ niềm tin sâu xa đích thực trong ḷng của ḿnh vào “Chúa Giêsu là Đức Kitô” (1Jn.1:22), cũng là thành phần, qua đời sống và hoạt động của ḿnh, “làm chứng cho Chúa Giêsu”, tức là thành phần “đi khắp thế gian loan báo tin mừng cho tất cả mọi tạo vật” (Mk.16:15), thành phần “đi tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi các dân nước và rửa tội cho họ” (Mt.28:19), họ chính là thành phần làm cho công cuộc cứu độ của Chúa Cứu Thế và Mẹ Đồng Công được “trổ sinh muôn vàn hoa trái” (Jn.15:5) trong lịch sử loài người cho đến tận thế.

 

Thế nhưng, để “giao chiến với thành phần giữ các mệnh lệnh của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:17) này, tức thành phần tin nhận mầu nhiệm Lời nhập thể, mầu nhiệm “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (2Jn.7), cũng là thành phần làm cho công cuộc cứu chuộc sinh hoa kết trái nơi trần gian, khổng long Satan đă thực hiện mưu đồ và gian kế của ḿnh qua hai con mănh thú, một con  biểu hiệu cho quyền lực của hắn và một con là biểu hiệu cho hoạt động của hắn.

 

Thật vậy, khổng long Satan “chống đối” mầu nhiệm Lời nhập thể bằng quyền lực của hắn là “mănh thú xuất thân từ biển”, một mănh thú được “con rồng đă ban cho nó năng lực và ngai ṭa của ḿnh cùng với quyền bính cả thể” (Rev.13:2), và khổng long Satan cũng “phá hoại” công cuộc cứu chuộc loài người bằng hoạt động của hắn là “mănh thú từ đất tiến lên”, một con mănh thú “nói năng như con rồng” (Rev.13:11).

 

Theo xuất xứ của hai mănh thú này, một “xuất thân từ biển” và một “từ đất tiến lên”, nếu “mănh thú từ đất tiến lên” là hoạt động phá hoại của khổng long Satan ở nơi nhân tính con người, th́ “mănh thú xuất thân từ biển” là quyền lực chống đối của khổng long Satan ở theo bản chất gian dối của hắn (x.Jn.8:44).

 

Nếu “mănh thú xuất thân từ biển” là quyền lực chống đối theo bản chất gian dối của khổng long Satan đối với mầu nhiệm Lời nhập thể, th́ quyền lực chống đối này chính là quyền lực tội lỗi. V́ tội lỗi chính yếu được thể hiện qua việc không tin vào Chúa Kitô: “Khi Đấng An Ủi đến, Ngài sẽ chứng tỏ cho thế gian thấy họ sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc luận phạt. Về tội lỗi là ở chỗ họ từ chối không tin vào Thày” (Jn.16:8-9).

 

Và nếu “mănh thú từ đất tiến lên” là hoạt động phá hoại của khổng long Satan nơi nhân tính của con người đối với công cuộc cứu chuộc nhân loại, th́ hoạt động phá hoại này chính là hoạt động chết chóc, một hoạt động của tội lỗi và cho tội lỗi. Thật thế, hoạt động chết chóc là hoạt động của tội lỗi, ở chỗ: “Qua một người mà tội lỗi đă lọt vào thế gian, và cùng với tội lỗi là chết chóc, như thế, chết chóc đă đến với tất cả mọi người là v́ tất cả mọi người đă phạm tội” (Rm.5:12); và hoạt động chết chóc là hoạt động cho tội lỗi, ở chỗ: “Nó (mănh thú từ đất tiến lên: hoạt động chết chóc của khổng long Satan nơi nhân tính con người) đă dùng quyền bính của con mănh thú thứ nhất ( quyền lực tội lỗi theo bản chất gian dối nơi  khổng long Satan) để khơi dậy những lợi lộc cho ḿnh, bằng cách làm cho thế giới và mọi dân cư trên thế giới sùng bái con mănh thú thứ nhất, con mănh thú mang vết trọng thương đă được chữa lành” (Rev.13:12).

 

Thật vậy, căn cứ vào chân dung đích thực của hai con mănh thú, một “xuất thân từ biển”, biểu hiệu cho quyền lực chống đối theo bản chất gian dối của khổng long Satan đối với mầu nhiệm Lời nhập thể, và một “từ đất tiến lên”, biểu hiệu cho hoạt động phá hoại của khổng long Satan nơi nhân tính con người đối với công cuộc cứu chuộc nhân loại, th́ cả hai chính là “lề luật của tội lỗi và chết chóc” (Rm.8:2), tức là tất cả những ǵ khổng long Satan đă dùng để cầm buộc con người trong ngục quốc của hắn, đúng như Sách Khải Huyền đă bóng bẩy cho thấy t́nh trạng khổng long Satan thống trị loài người bằng “lề luật tội lỗi và chết chóc” được biểu hiệu qua hai mănh thú như sau: “Con mănh thú (thứ nhất - lề luật tội lỗi) được phép nổi lên chống lại dân của Thiên Chúa và thắng được họ. Cũng thế, nó được ban quyền bính trên mọi chủng tộc và mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và mọi quốc gia. Con mănh thú sẽ được mọi dân cư trên mặt đất tôn thờ...” (Rev.13:7,8); (mănh thú thứ hai - lề luật chết chóc) buộc tất cả mọi người, nhỏ cũng như lớn, giầu cũng như nghèo, nô lệ cũng như tự do, phải chấp nhận một ấn ảnh trên bàn tay phải của họ hay trên vầng trán của họ” (Rev.13:16).

 

Thật vậy, kể từ nguyên tội, loài người đă hoàn toàn bị khổng long Satan khống chế, đến nỗi, con người đă thực sự “chết trong tội lỗi của ḿnh” (Jn.8:24), tức đă ở trong một t́nh trạng chết chóc, một t́nh trạng bất lực không thể sống tự do lành thánh, đúng như Sách Khải Huyền bóng bẩy cho biết: “nó (con mănh thú thứ hai - lề luật chết chóc nơi con người) cũng không để cho một người nào mua bán bất cứ một sự ǵ, trừ phi họ trước hết được đóng dấu danh xưng của con mănh thú hay con số biểu hiệu cho danh xưng của con mănh thú” (Rev.13:16-17).

 

Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă chia sẻ kinh nghiệm thực tế về t́nh trạng chết chóc nơi bản thân ḿnh trong việc ngài cảm thấy hoàn toàn bất lực “không thể mua bán bất cứ một sự ǵ”, như mua bán thửa ruộng có kho tàng được chôn dấu ở đó hay mua bán viên ngọc qúi ở phương xa (x.Mt.13:44-46), nghĩa là ngài không thể sống “niềm tự do vinh quang của con cái Thiên Chúa” (Rm.8:21).

“Tôi không thể nào hiểu nổi ngay cả chính các hành động của ḿnh nữa. Tôi không làm điều tôi muốn làm mà lại làm điều tôi chán ghét. Khi tôi tác hành nghịch lại với ư muốn của ḿnh th́ chứng tỏ tôi cho rằng lề luật là tốt. Điều này cho thấy không phải tôi là người đă làm như thế mà do tội lỗi ở trong tôi. Tôi biết rằng không có ǵ tốt ở nơi tôi, nơi xác thịt của tôi cả; ước muốn làm điều ngay chính th́ có đó, song không có sức để làm. Điều xẩy ra là, tôi làm không phải điều thiện hảo tôi muốn làm mà là điều gian ác tôi không định làm. Nếu tôi làm điều ngược lại với ư muốn của ḿnh th́ không phải là tôi làm mà là tội lỗi ở trong tôi. Như thế có nghĩa là, dù tôi có muốn làm điều ngay chính, th́ bao giờ cũng có một lề luật xui khiến tôi làm điều sai trái ở ngay bên. Con người nội tâm của tôi đồng ư với lề luật của Thiên Chúa, thế nhưng, tôi lại thấy nơi các phần thân thể của tôi một lề luật khác chống lại lề luật nơi tâm trí của tôi; điều này đă làm tôi trở thành tù nhân cho lề luật tội lỗi nơi các phần thể của ḿnh. Tôi là một con người khốn nạn biết bao. Ai có thể cứu tôi thoát khỏi thân xác ở dưới quyền lực chết chóc này?” (Rm.7:15-24).

 

Đúng thế, “lề luật tội lỗi và sự chết” là những ǵ cầm buộc con người, làm cho con người bất lực không thể sống theo tự do lành thánh, chính là những ǵ đă ăn sâu vào nhân tính con người. Thế nhưng: “Chính v́ để tiêu diệt công việc của ma qủi mà Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra” (1Jn.3:8), bằng cách “sinh ra bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật để giải cứu những ai lệ thuộc lề luật khỏi lề luật, hầu chúng ta được hưởng thân phận làm con cái thừa nhận” (Gal.4:4-5). “Thế nên, đối với thành phần ở trong Chúa Giêsu Kitô th́ không c̣n vấn đề luận phạt nữa. Lề luật của thần trí, một thần trí sự sống nơi Chúa Giêsu Kitô, đă giải cứu anh em khỏi lề luật tội lỗi và sự chết” (Rm.8:1-2). Bởi vậy, “anh em không c̣n ở trong xác thịt mà là ở trong thần trí, v́ Thần Linh Thiên Chúa ở trong anh em. Ai không có Thần Linh của Chúa Kitô th́ người ấy không thuộc về Chúa Kitô. Nếu Chúa Kitô ở trong anh em th́ trong khi thân xác chết đi cho tội lỗi th́ tâm linh lại sống cho công chính. Nếu Thần Linh của Đấng đă phục sinh Chúa Kitô từ trong kẻ chết ở trong anh em, th́ Đấng đă phục sinh Chúa Kitô từ trong kẻ chết cũng sẽ mang lại cho thân xác chết chóc của anh em sự sống, nhờ Thần Linh của Người ở trong anh em” (Rm.8:9-11).

 

Thế nhưng, không phải v́ con người đă được Lời nhập thể, tử giá và phục sinh nơi “Chúa Giêsu là Đức Kitô” (1Jn.2:22) cứu chuộc qua Bí Tích Rửa Tội, nhờ đó, chung con người họ đă trở nên “đền thờ của Thiên Chúa và được Thần Linh Thiên Chúa ở cùng” (1Cor.3:16), và riêng “thân xác của (họ) là đền thờ của Thánh Linh, Đấng ngự bên trong - Thần Linh (họ) đă lănh nhận từ Thiên Chúa” (1Cor.6:19), mà con người Kitô hữu đă hoàn toàn thoát khỏi cảnh giằng co nội tâm. Trái lại, họ càng trở nên mục tiêu tấn công của khổng long Satan là tên “luôn muốn ŕnh chực để nuốt con người nữ khi con trẻ được sinh ra” (Rev.12:4), tên phá hoại công cuộc cứu chuộc loài người qua con “mănh thú từ đất tiến lên”, tức con mănh thú tiêu biểu cho hoạt động phá hoại công cuộc cứu chuộc loài người của khổng long Satan nơi nhân tính con người, hay nói cách khác, “mănh thú từ đất tiến lên” là nội công phá hoại của khổng long Satan nơi nhân tính con người.

 

“Con mănh thú thứ hai được phép ban sự sống cho h́nh ảnh của con mănh thú thứ nhất, để h́nh ảnh này có quyền năng phát ngôn và hạ thủ bất cứ ai từ chối không chịu tôn thờ h́nh ảnh ấy. Nó buộc tất cả mọi người, nhỏ cũng như lớn, giầu cũng như nghèo, nô lệ cũng như tự do, phải chấp nhận một ấn ảnh trên bàn tay hữu của họ hay trên vầng trán của họ. Hơn nữa, nó cũng không để cho một người nào mua bán bất cứ một sự ǵ, trừ phi họ trước hết được đóng dấu danh xưng của con mănh thú hay con số biểu hiệu cho danh xưng của con mănh thú. (Rev.13:15-17).

 

Thật vậy, thực tế sống đạo cho thấy, nếu Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô muốn sống thoải mái, tức không muốn bị g̣ bó và giằng co nội tâm để “vào qua cửa hẹp”, như trường hợp “tù nhân” Phaolô nơi chính bản thân ngài trên đây, trái lại, muốn vào qua “cửa dẫn đến diệt vong th́ rộng, đường đi dễ dàng và nhiều người chọn theo con đường này” (Mt.7:13-14), th́, Sách Khải Huyền cho biết: “trừ phi, trước hết, họ được đóng dấu danh xưng của con mănh thú hay con số biểu hiệu cho danh xưng của con mănh thú” (Rev.13:17). Như thế, “ấn ảnh trên bàn tay phải (nơi việc làm chủ tâm) hay trên vầng trán (nơi tâm trí chủ trương)” (Rev.13:16) của con người đây không là ǵ khác ngoài “danh xưng của con mănh thú hay con số biểu hiệu cho danh xưng của con mănh thú được đóng dấu” nơi họ.

 

Danh xưng của con mănh thú” đây là ǵ nếu không phải là “tên” phản kitô, tức “tên” chống đối mầu nhiệm Lời nhập thể, “tên” “không chấp nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (2Jn.7), và “con số biểu hiệu cho danh xưng của con mănh thú” đây là ǵ, nếu không phải là “một con số biểu hiệu cho một con người. Con số của con người này là 666” (Rev.13:18).

 

Con số 6 ở đây liên quan đến điều răn thứ 6, tức điều răn  “làm sự dâm dục”, hay điều răn phạm tội xác thịt  cũng thế. Tuy nhiên, “xác thịt” theo nghĩa chung, không phải chỉ là những việc dâm dục của thân xác con người, mà c̣n bao gồm tất cả những ǵ phản ngịch lại với “thần trí”, không hợp với Thiên Chúa, những ǵ Thiên Chúa không hài ḷng: “Xác thịt có xu hướng phản nghịch lại với Thiên Chúa; nó không lụy phục lề luật Thiên Chúa. Thật thế, nó không thể nào; nên những ai sống theo xác thịt th́ không thể hài ḷng Thiên Chúa” (x.Rm.8:6-8). Tất nhiên, những điều không hợp với Thiên Chúa, không làm hài ḷng Ngài do “xác thịt” gây ra này không thể nào từ Thiên Chúa hơn là từ thế gian mà có: “Đừng yêu chuộng thế gian hay những ǵ thế gian cung hiến cho. Nếu ai yêu chuộng thế gian th́ t́nh yêu của Cha không có chỗ đứng nơi họ, v́ không ǵ thế gian cung hiến cho họ lại từ Cha mà đến. Nhục dục, tham lam và hoang tưởng - tất cả những điều này từ thế gian mà có” (1Jn.2:15-16). “Nhục dục” liên quan đến thể xác và khoái lạc, “tham lam” liên quan đến của cải và giầu sang, và “hoang tưởng” liên quan đến danh vọng và quyền bính. Ba lănh vực “thế gian cung hiến cho” này, liên quan trực tiếp đến “xác thịt” của con người không từ Thiên Chúa mà có, chính là ba con số 6 đứng liền nhau, tức 666, hoàn toàn phản nghịch lại với Đấng: “Thánh, thánh, thánh là Chúa các đạo binh” (Is.6:3), “Thánh, thánh, thánh là Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng” (Rev.4:8).

 

Chính “Lời đă hóa thành nhục thể” (Rev.1:14) là Con Thiên Chúa, khi mặc lấy “xác thịt”, “hạ sinh bởi một người nữ” (Gal.4:4), cũng đă bị “Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9) đến thử xem Người có “con số 666” chăng, khi hắn cám dỗ Người về “nhục dục” ở việc ăn uống liên quan đến xác thể (x.Lk.4:3-4), về “tham lam” ở việc chiếm hưởng giầu sang phú qúi liên quan đến của cải thế gian (x.Lk.4:5-8), và về “hoang tưởng” ở việc kiêu căng cậy ḿnh liên quan đến danh vọng quyền bính (x.Lk.4:9-12).

Con số 666 này, về h́nh thức, là “biểu hiệu cho một con người” (Rev.13:18), tức cho những ǵ liên quan đến con người “xác thịt” vẫn “yêu chuộng” và “xu hướng” về, những ǵ thuộc về thế gian, những ǵ “thế gian cung hiến cho” con người, như “nhục dục, tham lam và hoang tưởng”, nhưng về nội dung, con số 666 này cũng là “biểu hiệu cho danh xưng của mănh thú (thứ nhất)” (Rev.13:17) nữa, v́ những ǵ thế gian cung hiến cho con người “xác thịt” đây cũng mang tính cách và mục tiêu “phản kitô” như chính bản chất của “mănh thú xuất thân từ biển”, biểu hiệu cho quyền năng chống đối mầu nhiệm Lời nhập thể của khổng long Satan.

 

Như thế có nghĩa là, gian kế và chiến thuật của khổng long “Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9), qua hoạt động phá hoại công cuộc cứu chuộc nhân loại nơi nhân tính con người, hay qua “mănh thú từ đất tiến lên” cũng thế, là làm sao cho con người cũng trở thành “phản kitô” như hắn, ở chỗ, trong tâm tưởng (tức “trên vầng trán”), họ “không công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (2Jn.7), hoàn toàn “chối bỏ Chúa Giêsu là Đức Kitô” (1Jn.2:22), và trong việc làm (tức “trên tay phải”), họ cố ư sống theo “xác thịt”, không tuân giữ mệnh lệnh Thiên Chúa và trở thành “những kẻ thù của thập giá Chúa Kitô” (Phil.3:18).

 

Nếu “tinh thần nào công nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt là tinh thần thuộc về Thiên Chúa, c̣n tinh thần nào không nhận biết Người (đến trong xác thịt) là tinh thần không thuộc về Thiên Chúa. Tinh thần như thế là tinh thần phản kitô” (1Jn.4:1-2), th́ thực tế cho thấy, và càng ngày càng cho thấy, “tinh thần phản kitô” ở chỗ không chấp nhận “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” được tỏ hiện rơ ràng qua bốn dấu hiệu sau đây:

 

¹          Dấu hiệu thứ nhất của “tinh thần phản kitô” là việc không tin  tưởng, khinh thường hay xúc phạm đến “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” đang hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể, bằng chính Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Người.

 

¹          Dấu hiệu thứ hai của “tinh thần phản kitô” là việc không tin tưởng, bất tuân phục hay chống đối “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” nơi quyền bính Giáo Hoàng, một con người bằng xương bắng thịt kế vị Thánh Phêrô, để đại diện Chúa Kitô chăn dắt đoàn chiên của Người trên thế gian.

 

¹          Dấu hiệu thứ ba của “tinh thần phản kitô” là việc không tin tưởng, khinh thường và bất kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội Trọn Đời Trinh Nguyên, người nữ đă thụ thai và hạ sinh “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt”.

 

¹          Dấu hiệu thứ bốn của “tinh thần phản kitô” là việc khinh bỉ (như kỳ thị), giầy đạp (như ly dị) hay hủy hoại (như phá thai) tất cả những ǵ thấp hèn (như nghèo khổ), yếu kém (như thai nhi) hay bất hạnh (như tật nguyền) là thân phận sống đă được “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” mặc lấy (x.Phil.2:7-8; 2Cor.8:9) để có thể đồng hóa ḿnh với “các người anh em bé mọn nhất của (Người)” (Mt.25:40,45) và cũng để nhờ đó “cứu lấy những ǵ trầm hư” (Lk.19:10).

 

Nếu khổng long Satan hoạt động phá hoại công cuộc cứu chuộc nhân loại nơi nhân tính con người, nhất là nơi con người Kitô hữu, ở chỗ làm cho cả “bàn tay phải và trên vầng trán” của họ, cả tâm tưởng lẫn hành động của họ, mang “ấn ảnh” “phản kitô” là “con số 666” “nhục dục, tham lam và hoang tưởng” như thế, th́ “gịng dơi người nữ, thành phần giữ các giới răn của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:17) sẽ là và phải là thành phần “tinh tuyền và theo Con Chiên đến nơi nào Con Chiên tới” (Rev.14:4).

 

“Gịng dơi người nữ”: “tinh tuyền”, ở chỗ, họ “giữ các giới răn của Thiên Chúa”: Họ là thành phần “đứng trên biển thủy tinh, đă chiếm được phần thắng trên con mănh thú và h́nh ảnh của nó cũng như con số biểu hiệu cho danh xưng của nó” (Rev.15:2).

 

“Gịng dơi người nữ”: “theo Con Chiên đến nơi nào Con Chiên tới”, ở chỗ, họ “làm chứng cho Chúa Giêsu” (Rev.12:18): “Họ đă được cứu chuộc như hoa trái đầu mùa của con người cho Thiên Chúa và cho Con Chiên” (Rev.14:4), chẳng những bằng máu của Con Chiên mà c̣n bằng chính máu của họ ḥa với máu Con Chiên nữa, “họ là những người sống sót qua những giai đoạn thử thách cả thể; họ đă giặt áo ḿnh trở nên trắng tinh trong máu của Con Chiên” (Rev.7:14).

 

Như thế, để có thể “làm chứng cho Chúa Giêsu”, trước hết, “gịng dơi người nữ” phải “tinh tuyền”, ở tinh thần sống đạo, sống đức tin của ḿnh, được chứng thực bằng việc “giữ các giới răn của Thiên Chúa” (Rev.12:17), nhất định không để “mănh thú từ đất tiến lên” là hoạt động phá hoại công cuộc cứu chuộc của khổng long Satan nơi nhân tính ḿnh in h́nh ảnh hay dấu danh xưng phản kitô (x.Rev.14:9,11) vào tâm trí (“trên vầng trán”) hay việc làm của ḿnh (“trên tay phải”). Tuy trong việc “làm chứng cho Chúa Giêsu” cũng cần có một kiến thức sâu xa về Người, tuy nhiên, kiến thức giáo lư này, thực tế cho thấy, vẫn không bằng chứng sống đức tin. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhận định điều này như sau:

 

- “Việc cập nhật hóa những kỹ thuật về mục vụ... việc đào sâu hơn nữa vào các nền tảng đức tin về thánh kinh cũng như thần học cũng chưa đủ. Điều cần thiết đó là một niềm phấn khởi ‘hăng say nên thánh’ mới mẻ nơi các nhà truyền giáo và trong toàn thể cộng đồng Kitô giáo”

(Tông Huấn Redemprores Missio về sự khẩn thiết của việc truyền giáo, ban hành ngày 7-12-1990, đoạn 90).

 

- “Kiến thức về Thánh Kinh và Thánh Truyền th́ quan trọng, việc học hỏi giáo lư th́ đáng giá; thế nhưng tất cả những thứ này có ǵ là tốt nếu đức tin không có việc làm. Việc tuyên xưng Chúa Kitô kêu gọi việc theo Chúa Kitô. Việc tuyên xưng đức tin đúng đắn cần phải được kèm theo bằng việc sống đúng đắn”

(Lời ĐTC GPII trong Thánh Lễ Chúa Nhật ngày 21/6/1998 tại quảng trường Heldenplatz, trong cuộc thăm Aùo Quốc 19-21/1998. O’sservatore Romano bản Anh Ngữ, số 25/1547, 24/6/1998).

 

- “Ngay từ đầu chỉ có 12 người đă ra đi khắp thế giới. Hỡi các bạn trẻ, Giáo Hoàng tin vào qúi bạn trong việc qúi bạn chứng tỏ một chân dung Kitô Giáo mới cho một Aâu Châu cũ kỹ. Qúi bạn hăy dấn thân bằng chứng từ cá nhân. Qúi bạn là ‘nét chữ của Chúa Kitô’ (2Cor.3:3), là tấm danh thiếp của Người! Những ai gặp qúi bạn đều phải nắm chắc được rằng họ đă t́m thấy đúng địa chỉ. Trong việc Tôi thi hành việc mục vụ của ḿnh ở các miền đất khác nhau trên thế giới, Tôi đă càng ngày càng cảm nghiệm được sự thật Tôi đă viết trong Thông Điệp Redemptoris Missio: ‘Dân chúng ngày nay tin vào những chứng nhân  hơn là vào các vị thày, vào cảm nghiệm hơn là giảng dạy, và vào đời sống cùng tác hành hơn là lư thuyết’ (đoạn 42). Khi gặp qúi bạn, bạn bè của qúi bạn phải có thể cảm nhận được rằng có một cái ǵ đó nơi qúi bạn mà họ không thể cắt nghĩa được, một cái ǵ đó qúi bạn biết rất rơ, một cái ǵ đó Thánh Vịnh đă diễn tả rất rơ ràng: ‘Chúa là mục tử tôi, tôi không c̣n thiếu thốn ǵ’”.

(Lời ĐTC GPII giảng trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Salzburg Thứ Sáu 19/6/1998, trong cuộc viếng thăm Nước Aùo. L’Osservatore Romano, bản Anh Ngữ, số 26/1548, 1/7/1998)

 

Tuy nhiên, nếu muốn làm chứng cho ai th́ phải biết sự thật về người đó thế nào, th́ muốn làm chứng cho Lời nhập thể, Kitô hữu cũng phải biết “tất cả sự thật” (Jn.16:13) về Chúa Giêsu Kitô như vậy. Bằng không họ có thể sẽ làm chứng gian, chứng dối, chứng không đúng với sự thật, và v́ thế họ có thể sẽ trở thành “các tiên tri giả” (Mt.24:11,24).

 

Hiện tượng các loại tiên tri giả này, thực tế đă cho thấy đặc biệt xuất phát từ ḷng Giáo Hội, kể từ thời điểm hậu Công Đồng Vaticanô II, chẳng những nơi một số cấp tiến chê Giáo Hội quá chậm tiến trong vấn đề ngừa thai nhân tạo, vấn đề phá thai, vấn đề đồng tính luyến ái, vấn đề đàn bà làm linh mục, vấn đề linh mục lập gia đ́nh v.v., mà c̣n nơi một số thủ cựu trách Giáo Hội quá cấp tiến trong việc hội nhập văn hóa (nhất là về phương diện phụng vụ), hay trong việc ḥa đồng tôn giáo (như đối thoại liên tôn), hoặc trong việc mở đường cho việc phá thai bằng việc gợi ư ngừa thai theo phương pháp tự nhiên v.v. Chính v́ thế, Kitô hữu chứng nhân, hơn bao giờ hết, cần phải hiểu biết giáo lư kỹ lưỡng hơn, để chẳng những chính ḿnh khỏi ngả theo chiều áp lực của đa số, mà c̣n có thể lên tiếng bênh vực Giáo Hội nữa.

Ngoài ra, việc học hiểu hay giảng dạy giáo lư hiện nay cũng rất cần thiết là v́ sự hiện diện của chủ nghĩa vô thần nơi thế giới cũng như của luồng gió vô đạo mới nơi Kitô hữu.

 

Để đối phó với chủ nghĩa vô thần, Công Đồng Chung Vaticanô II chủ trương:

 

“Phương thuốc cần phải áp dụng đối với chủ nghĩa vô thần được t́m thấy nơi việc tŕnh bày giáo huấn của Giáo Hội một cách thích hợp, cũng như nơi đời sống xứng hợp của Giáo Hội và của các phần thể Giáo Hội... Kết qủa này gặt hái được chính yếu là nhờ chứng tá của một đức tin sống động và trưởng thành, tức là một đức tin được huấn luyện để nh́n thấy được rơ ràng những khó khăn mà thấu triệt chúng” (Hiến Chế Gaudium et Spes, 21).

 

Để đối phó với luồng gió vô đạo mới, ngoài bản Hướng Dẫn Tổng Quan Vấn Đề Giáo Lư do Thánh Bộ Giáo Sĩ phổ biến ngày 11-4-1971, Đức Gioan Phaolô II cũng đă cảnh giác Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha ngày 19-2-1998:

 

“Không được hướng dẫn về giáo lư hay ít gắn bó với đức tin sẽ khiến cho các tín hữu không kịp trở tay trước những nguy hiểm thực sự của trào lưu tục hóa, của khuynh hướng luân lư tương đối hay của việc coi thường đạo nghĩa, mà nguy cơ khó tránh được là t́nh trạng mất đi ḷng đạo đức sâu xa nơi dân của Qúi Huynh… Bởi thế, trước Cuộc Kỷ Niệm Mừng Long Trọng Năm 2000, Tôi tha thiết xin Qúi Huynh hăy phát động một giai đoạn giáo lư mới để giúp cho con người đương thời nhận thức được mầu nhiệm Thiên Chúa và chính ḿnh họ, cũng như để giúp họ sống đời cầu nguyện chúc tụng và tạ ơn tặng ân Nhập Thể của Chúa Kitô cùng việc cứu chuộc của Người” (Tuần san L’Osservatore Romano, bản Anh ngư,ơ số 10/1532, ngày 11/3/1998, trang 5).

 

Phải, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, tuy nhấn mạnh đến khía cạnh chứng nhân bằng đời sống đức tin, cũng vẫn không hề coi nhẹ việc học hiểu và đào luyện cả giáo sĩ lẫn giáo dân về mặt lư thuyết.

 

Đối với việc đào tạo giáo sĩ, ngài đă căn dặn Hội Đồng Giám Mục Dutch ngày 18-6-1998 như sau:

 

“Hăy lưu ư đến phẩm chất của việc huấn luyện về kiến thức - triết lư, thần học và luân lư - để các vị linh mục sau này có thể đảm trách việc rao giảng Phúc Aâm trong một thế giới có những khuynh hướng chủ quan và đường lối diễn đạt thuần túy theo khoa học, thường thay thế cho khoa nhân loại học đứng đắn và cố gắng hiến cho cuộc sống độc lập với niềm tin vào Thiên Chúa một ư nghĩa nào đó. Nhờ thế, họ mới có thể mang lại những đáp ứng cho những vấn nạn được công luận tranh căi và cho những chủ trương có khuynh hướng làm sai lệch chân lư và thực chất” (đoạn 5. Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, số 28/1550, 15/7/1998).

 

Đối với giáo dân, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă nhắc nhở phái đoàn giám mục Hoa Kỳ (đợt thứ 7 sang chầu Đức Thánh Cha và viếng mộ Thánh Phêrô) ngày 6-6-1998, về việc thành phần này  phải được học hỏi giáo lư như sau:

 

“Bởi giáo dân ở ngay biên giới của sứ mệnh Giáo Hội trong công việc truyền giáo cho tất cả mọi lănh vực của sinh hoạt loài người - bao gồm cả nơi làm việc, các ngành khoa học và y học, địa hạt chính trị và địa hạt đa diện văn hóa - mà họ phải được học hiểu giáo lư một cách cứng cát và đầy đủ ‘để chứng tỏ cho thấy chỉ có đức tin Kitô giáo mới tạo nên một giải đáp đúng đắn... cho những vấn đề và các niềm hy vọng do cuộc sống gợi lên trong ḷng mọi người cũng như trong xă hội’ (Tông Thư Christifideles Laici, đoạn 4)”. (Đoạn 4. Tuần San L’Osservatore Romano, bản Anh ngữ, số 23/1545, ngày 10-6-1998).

 

Thật thế, ngày nay, hơn bao giờ hết, “mănh thú từ đất tiến lên” là hoạt động phá hoại công cuộc cứu chuộc nhân loại của khổng long Satan nơi nhân tính con người, đang tận dụng “thời hạn vắn vỏi” (Rev.20:3; xem Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: 50.7) sau “thời kỳ ngàn năm” (Rev.20:2,7) cuối cùng của ḿnh, tức sau khi “con rồng, tức con cựu xà là ma qủi hay Satan” (Rev.20:2) đă hoàn toàn bị thảm bại trước tử giá của “Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (1Jn.4:2,3; 2Jn.7), cũng là sau lúc hắn “đă bị bắt và bị xiềng trói” (Rev.20:2) rồi lại “được thả ra khỏi ngục của ḿnh” (Rev.20:7), làm cho chung xă hội loài người và riêng thành phần tu tŕ tận hiến càng nổi bật “con số 666” (Rev.13:18), “con số biểu hiệu danh xưng mănh thú” (Rev.13:17) “xuất thân từ biển” biểu hiệu cho quyền lực chống đối mầu nhiệm Lời nhập thể của hắn.

 

Thật vậy, trong Bí Mật La Salette năm 1846, Mẹ Maria đă tiên báo cuộc tấn công kinh hoàng của khổng long Satan trong “thời gian ngắn hạn” của hắn trên thế giới nói chung và nơi thành phần tu tŕ nói riêng như sau:

 

- “Những linh mục, những thừa tác viên của Con Mẹ, những linh mục mà, với cuộc sống tội lỗi, với việc cử hành những mầu nhiệm thánh cách bất kính và khô đạo, với ḷng ham mê tiền bạc, ḷng yêu chuộng danh vọng cũng như khoái lạc, những vị linh mục đă trở nên những hố phân ô uế...

 

- “Những vị làm đầu, những nhà lănh đạo dân Thiên Chúa đă bỏ bê việc cầu nguyện và khổ hạnh, ma qủi đă làm cho trí tuệ của họ mù tối. Họ trở nên những v́ tinh tú lang thang sẽ bị lôi kéo làm cho hư đi bởi cái đuôi của ma qủi xưa kia. Thiên Chúa sẽ cho phép con cựu xà gây chia rẽ giữa những người chủ trị trong mỗi xă hội và nơi từng gia đ́nh...

 

- “Xă hội của con người đang ở vào cận điểm của những biến cố trầm trọng nhất...

 

- “Vào năm 1864, (theo thế giới sử là năm Hiệp Hội Lao Nhân Quốc Tế do Karl Marx thành lập ở Luân Đôn và Nữu Ước, tiền thân của đảng cộng sản, một đảng đóng vai như như là tiền hô của qủi vương), Luxiphe cùng với một số lớn ma qủi sẽ được thả ra khỏi hỏa ngục, chúng sẽ dần dần làm mất đức tin ngay cả nơi thành phần tận hiến cho Thiên Chúa. Chúng sẽ làm cho họ mù quáng đến nỗi, trừ khi có ơn đặc biệt, bằng không họ sẽ mặc tinh thần của các thần dữ trong hỏa ngục; một số ḍng tu sẽ mất đức tin và nhiều linh hồn ở đó sẽ hư đi.

 

- “Những sách xấu sẽ lan tràn khắp mặt đất và thần tối tăm sẽ lan truyền khắp nơi một sự lơ là chểnh mảng toàn diện trong tất cả những ǵ liên quan đến việc phụng thờ Thiên Chúa...

 

- “Khắp nơi sẽ có những sự lạ phi thường, khi mà đức tin đă bị lu mờ đi dần dần và ánh sáng giả tạo soi dẫn người ta...

 

- “Đức tin chân thật đối với Chúa đang bị quên lăng mất rồi, mỗi người chỉ muốn làm chủ lấy ḿnh và nắm đầu người cùng lứa với ḿnh, họ sẽ hủy bỏ dân quyền cũng như giáo quyền, tất cả mọi trật tự và mọi công chính sẽ bị chà đạp dưới chân, không c̣n t́nh yêu tổ quốc hay gia đ́nh mà là tàn sát, giận hờn, ghen ghét, dối trá và nổi loạn...

 

- “Tất cả mọi chính quyền dân sự sẽ có cùng một dự định duy nhất, đó là hủy bỏ và loại trừ mọi nguyên tắc đạo giáo, thay vào đó là khuynh hướng duy vật, vô thần, duy linh và lầm lỗi đủ thứ.

 

- “Thời tiết sẽ bị đảo lộn, trái đất sẽ không c̣n nẩy nở ǵ hơn ngoài trái xấu, các tinh tú sẽ bị di động bất thường, mặt trăng sẽ chỉ phản chiếu một thứ ánh sáng đỏ mầu bạc nhược. Nước và lửa sẽ làm cho bầu trái đất những cuộc rung chuyển và những trận động đất kinh hồn nuốt tiêu đi các núi đồi cùng các thành phố v.v...”

 

Trước t́nh trạng khủng hoảng cả nơi trật tự thiên nhiên, lẫn trật tự xă hội loài người cũng như trật tự trong Giáo Hội Chúa Kitô như thế, Mẹ Maria đă lên tiếng cũng trong Bí Mật La Salette như sau:

 

- “Mẹ khẩn thiết kêu gọi trái đất. Mẹ kêu gọi các môn đệ đích thực của Thiên Chúa hằng sống là Đấng ngự trên Trời; Mẹ kêu gọi các môn đệ của Chúa Kitô làm người, Vị Cứu Tinh chân thật duy nhất của loài người; Mẹ kêu gọi con cái của Mẹ, những tín hữu đích thực, những người đă hiến ḿnh cho Mẹ để Mẹ dẫn đắt họ đến cùng Con Thần Linh của Mẹ, những người mà Mẹ bồng trên tay, tức những người sống theo tinh thần của Mẹ. Sau hết, Mẹ kêu gọi những Tông Đồ Cuối Thời, những môn đệ trung kiên của Chúa Giêsu Kitô, những người sống trong khinh chê thế gian và chính ḿnh, sống trong nghèo khó và khiêm hạ, sống trong khinh chê và thầm lặng, sống trong nguyện cầu và khổ chế, sống trong tinh tuyền và kết hợp với Thiên Chúa, sống trong khổ đau và ẩn khuất trước mắt thế gian. Đây là lúc họ xuất thân làm cho thế gian tràn đầy ánh sáng. Hăy đi mà tỏ ra ḿnh là con cái dễ thương nhất của Mẹ. Mẹ ở bên các con và ở trong các con, nếu đức tin của các con là ánh sáng soi cho các con trong những ngày bất hạnh này. Chớ ǵ ḷng nhiệt thành của các con làm cho các con đói khát vinh quang và vinh dự của Chúa Giêsu Kitô. Hăy chiến đấu, hỡi con cái ánh sáng, các con là thành phần ít ỏi. V́ đây là thời điểm của mọi thời điểm, tận cùng của mọi cùng tận”.

 

(Trích dịch từ tập “Apparition of the Blessed Virgin on the Mountain of La Salette the 19th of September, 1846”, tập tài liệu do “the Shepherdess of La Salette” xuất bản ngày 15 tháng 11 năm 1879, với phép in của Đức Giám Mục Zola cai quản giáo phận Lecce).