Bài 9

Chúng ta thuc v Chúa Giêsu và M Maria như thành phn nô l ca các Ngài

 

69.          Có hai cách thuộc về một người khác và là hạ cấp trong thẩm quyền họ. Một cách là ở chỗ phục vụ thông thường và cách kia là ở chỗ làm nô lệ. Bởi vậy chúng ta cần phải sử dụng các từ ngữ “đầy tớ” và “nô lệ”. Việc phục vụ thông thường nơi các xứ sở Kitô Giáo đó là khi một người được thuê mước để phục vụ người khác qua một thời gian, với một số lương ấn định hay được thỏa thuận. Khi một con người hoàn toàn lệ thuộc vào người khác suốt đời, và phải phục vụ chủ mình mà không mong trả công hay đền bù, khi họ bị đối xử như một con vật ngoài đồng trong tay của người chủ nhân có quyền sinh sát, thì đó là việc làm nô lệ vậy.

70.          Vậy có 3 thứ nô lệ, nô lệ theo tự nhiên, nô lệ bị cưỡng ép và nô lệ vì tình nguyện. Tất cả mọi tạo vật đều là nô lệ của Thiên Chúa ở nghĩa thứ nhất, vì “trái đất và mọi sự của nó đều thuộc về Chúa”. Ma quỉ và thành phần trầm luân là nô lệ theo nghĩa thứ hai. Các thánh trên thiên đình và thành phần công chính trên trái đất này là những người nô lệ theo nghĩa thứ ba. Việc tình nguyện nô lệ là việc nô lệ trọn hảo nhất trong cả 3 tình trạng này, vì nhờ đó chúng ta làm cho Thiên Chúa được vinh quang nhất, Đấng thấy được cõi lòng và muốn nó được hiến dâng lên cho Ngài. Ngài không phải thực sự được gọi là vị Thiên Chúa của cõi lòng hay của ý muốn yêu thương hay sao? Vì nhờ việc làm nô lệ như thế chúng ta tình nguyện chọn Thiên Chúa và vi65c phụng sự Ngài trước tất cả mọi sự khác, cho dù tự bản tính của mình chúng ta không buộc phải làm như thế.

71.          Giữa một người đầy tớ và một người nô lệ có cả một thế giới khác biệt nhau. 1) Một người đầy tớ không hiến cho người chủ thuê mướn của mình tất cả những gì họ là, tất cả những gì họ có, và tất cả những gì họ có thể chiếm hữu bởi chính họ hay nhờ người khác. Tuy nhiên, một người nô lệ hiến chính bản thân mình cho người chủ sở hữu của mình một cách trọn vẹn và độc quyền với tất cả mọi sự họ có và tất cả mọi sự họ có thể chiếm hữu. 2) Một người đầy tớ đòi phải trả công cho những việc phục vụ làm cho người chủ thuê mướn. Trong khi đó một người nô lệ không còn trông đợi gì được, bất kể có tài khéo mấy đi nữa, bất kể có chuyên chú hay công sức được họ dồn vào việc làm của họ. 3) Một người đầy tớ có thể rời bỏ không làm cho người chủ thuê mướn mình nữa bất cứ khi nào họ muốn, hay ít là khi hết thời hạn phục vụ của họ, trong khi một người nô lệ không có thứ quyền hạn này. 4) Một người chủ thuê mướn không có quyền sinh tử trên người đầy tớ. Nếu họ sát hại người đầy tớ như sát hại một con thú gây rắc rối là họ phạm tội sát nhân. Thế nhưng người chủ sở hữu của một người nô lệ theo pháp luật có quyền sinh sát người nô lệ này, bởi thế họ có thể bán người nô lệ cho người nào họ muốn, hay – xin lỗi nếu được so sánh – có thể sát hại người nô lệ như giết một con ngựa của mình. 5) Sau hết, một người đầy tớ chỉ làm việc cho người chủ thuê mước chỉ trong vòng một thời gian, còn người nô lệ thì vĩnh viễn. 

72.          Không có một tình trạng nào khác của con người liên quan tới việc thuộc về kẻ khác hơn là tình trạng làm nô lệ. Trong thành phần Kitô hữu, không gì làm cho con người trọn vẹn thuộc về Chúa Giêsu và Mẹ thánh của Người hơn là việc tình nguyện làm nô lệ. Chính Chúa của chúng ta đã làm gương cho chúng ta về điều này khi vì yêu thương chúng ta “đã mặc lấy thân phận nô lệ”. Đức Mẹ cũng đã cống hiến cho chúng ta cùng một mẫu gương khi Mẹ xưng mình là nữ tỳ hay nô lệ của Chúa. Thánh Tông Đồ đã coi là một vinh dự khi được gọi là “người nô lệ của Chúa Kitô”. Trong Thánh Kinh, có một số lần Kitô hữu được đề cập tới như là “những người nô lệ của Chúa Kitô”.

Tiếng Latinh “servus” có lúc chỉ có nghĩa là một người nô lệ, vì như chúng ta biết không có vấn đề thành phần đầy tớ. Thành phần chủ nhân sở hữu được phục vụ bởi những người nô lệ hay bởi những người tự do. Sách Giáo Lý của Công Đồng Chung Triđentinô thực sự đã nói đến việc làm nô lệ cho Chúa Giêsu Kitô, khi sử dụng một từ ngữ không úp mở là “Mancipia Christi”, một chữ rõ ràng có nghĩa là những người nô lệ của Chúa Kitô. 

73.          Bởi thế mà tôi nói rằng chúng ta cần phải thuộc về Chúa Giêsu và phụng sự Người không phải chỉ như là những người đầy tớ làm thuê mà là những người nô lệ tình nguyện, thành phần mà, được tác động bởi tình yêu quảng đại, dấn thân phục vụ Người, theo các cách thức của những kẻ làm nô lệ, vì muốn tôn trọng việc thuộc về Người.  Trước khi chúng ta lãnh nhận phép rửa, chúng ta đã là nô lệ của ma quỉ, thế nhưng phép rửa đã làm cho chúng ta trở thành nô lệ của Chúa Giêsu. Kitô hữu chỉ có thể làm nô lệ cho ma quỉ hay làm nô lệ cho Chúa Kitô thôi.

74.          Những gì tôi nói theo nghĩa tuyệt đối về Chúa Giêsu thì tôi nói theo nghĩa tương đối về Đức Mẹ của chúng ta. Chúa Giêsu, trong việc chọn Mẹ làm người liên kết bất khả phân ly trong đời sống của Người, trong vinh quang và quyền năng trên trời cũng như dưới thế, đã ban cho Mẹ, trong vương quốc của Người, theo ân sủng được hưởng cùng những quyền hạn và đặc ân như Người có theo bản tính. “Tt c mi s thuc v Thiên Chúa theo bn tính thì cũng thuc v M theo ân sng”, các thánh đã nói thế, và theo các ngài, như Chúa Giêsu và Mẹ Maria có cùng một ý muốn và cùng một quyền năng thế nào thì các Ngài cũng có cùng một thành phần thuộc hạ, tôi tớ và nô lệ như vậy.

75.          Bởi thế, theo giáo huấn của các thánh cũng như của nhiều con người cao cả chúng ta có thể gọi mình là và trở thành những người nô lệ yêu thương của Đức Mẹ chúng ta, để trở thành những người nô lệ trọn hảo hơn của Chúa Giêsu. M Maria là phương tin được Chúa chúng ta chn đểđến vi chúng ta, và M cũng là phương tin để chúng ta chn đến vi Người, vì Mẹ không như những tạo vật khác có khuynh hướng lái chúng tax a khỏi Thiên Chúa hơn là hướng về Ngài, nếu chúng ta quá dính bén với chúng. Ước mun mãnh lit nht ca M Maria là liên kết chúng ta vi Chúa Giêsu, Con M, và ước mun mnh m nht ca Con Mđó là chúng ta đến vi Người qua Người M Thánh ca Người. Người lấy làm hài lòng và cảm thấy được tôn kính như một đức vua cảm thấy hài lòng và được tôn kính khi một người công dân, vì muốn trở thành một thần dân và nô lệ tốt hơn của vị vua này, đã hiến mình làm nô lệ cho hoàng hậu. Đó là lý do tại sao các Giáo Phụ của Giáo Hội, và Thánh Bonaventura sau các vị này, đã chủ trương rằng Đức Trinh Nđường dn ti Chúa ca chúng ta.

76.          Hơn thế nữa, nếu, như tôi đã nói, Đức Trinh Nữ là Nữ Vương và là Chủ Tể trời đất, thì Mẹ lại chẳng có các thuộc hạ và nô lệ nhiều như số tạo vật hay sao? “Tt c mi s, bao gm c bn thân M Maria, đều tùy thuc vào quyn năng ca Thiên Chúa. Tt c mi s, bao gm c Thiên Chúa na, đều tùy thuc vào quyn năng ca M Maria”, chúng ta đã được Thánh Anselmô, Thánh Bênađô, Thánh Bênađinô và Thánh Bônaventura nói cho biết như thế. Chẳng lẽ lại không hợp lý hay sao khi thấy trong số nhiều người nô lệ có một số là nô lệ của tình yêu, thành phần tự nguyện chọn Mẹ Maria làm Nữ Vương của họ? Chẳng lẽ con người và ma quỉ đều có thành phần nô lệ tình nguyện mà Mẹ Maria lại chẳng có hay sao? Một ông vua lấy làm vinh dự khi hoàng hậu, người bạn của mình, cũng cần phải có những người làm nô lệ riêng của bà, thành phần bà có quyền sinh sát, vì vinh dự và quyền lực được cống hiến cho hoàng hậu là vinh dự và quyền lực được dâng lên cho vị vua này vậy. Chẳng lẽ chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là người con đệ nhất trong các người con, Đấng đã chia sẻ quyền năng của mình cho Người Mẹ Thánh của mình, lại tỏ ra phẫn nộ với Mẹ vì Mẹ có những người làm nô lệ riêng của Mẹ? Chẳng lẽ Người lại ít trân trọng và yêu mến Mẹ mình hơn vua Anasuerus đã tỏ ra với hoàng hậu Esther, hay vua Solomon với hoàng hậu Bethshabe? Ai có thể nói, hay thậm chí nghĩ được một điều như thế xẩy ra chứ?