Bài 1

Biến C Fatima 13/5/1917 – Ơn Gi Hiến Tế
   

Trong lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên 13/5/1917 này, chúng ta thấy những 7 điều đặc biệt sau đây:
    
1) V thi đim hin ra: Đức Mẹ chọn hiện ra vào ngày 13/5/1917, ngay buổi trưa, một thời điểm liên quan tới một biến cố sau này, đó là biến cố Đức Thánh Cha Piô XII hiến dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vào ngày 31/10/1942, ngày kết thúc cuộc mừng ngân khánh 25 năm Biến Cố Fatima. Sở dĩ ngài thực hiện việc hiến dâng loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria lần đầu tiên này là vì ngài cảm nhận thấy Biến Cố Fatima thực sự có liên quan tới bản thân ngài, ở chỗ, chính thời điểm liên quan tới đúng ngày giờ ngài được tấn phong giám mục lại được Mẹ Maria chọn để hiện ra ở Fatima lần đầu tiên.

Tuy việc ngài hiến dâng đây không theo đúng như ý muốn của Thiên Chúa, liên quan tới Nước Nga và hiệp dâng với hàng giáo phẩm trên thế giới, như những gì được chị Lucia đệ trình lên ngài trong bức thư đề ngày 24/10/1940. Nhưng dầu sao đó cũng là một biến cố rất quan trọng trong việc mở màn cho tiến trình hiến dâng khẩn thiết ấy, một tiến trình chính ngài đã tiếp tục tiến xa hơn vào lần hiến dâng thứ hai 7/7/1952, khi ngài đề cập tới Nước Nga, nhưng rất tiếc lại không có sự hiệp thông của hàng giáo phẩm trên thế giới.
    
2) Vđịa đim hin ra: Biến Cố Thánh Mẫu Fatima xẩy ra hoàn toàn lộ thiên, ở một cây sồi trên một đồi cao. Bởi vậy, nếu so sánh với Biến Cố Thánh Mẫu 1830 ở Balê và 1858 ở Lộ Đức, cả hai đều ở Pháp quốc trong thế kỷ 19, thì Mẹ Maria như một Người Nữ đang từ từ tiến lên như Rạng Đông, mỗi ngày một rạng ngời như Mặt Trời. Thật vậy, ở Biến Cố Thánh Mẫu 1830, Mẹ Maria đã hiện ra với chị Thánh Catherine Labouré, một tập sinh 24 tuổi của Dòng Thánh Vinhsơn Phaolô 2 lần, lần chính yếu xẩy ra vào ngày 27/11 (Thứ Bảy áp Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng), vào lúc 5 giờ 30 chiều, trong một nguyện đường của tu hội này.

Thế rồi ở Biến Cố Thánh Mẫu 1858, Mẹ Maria đã hiện ra với chị Thánh Bernadette Soubirous, một thôn nữ 14 tuổi, tất cả 18 lần, lần đầu tiên ngày 11/2 (Ngày Thứ Năm đầu tiên của Mùa Chay) và lần cuối cùng 16/7, ở ngoài trời, thường vào khoảng 5-6 giờ sang.  Nhưng lại xẩy ra hoàn toàn trong một hang động kín đáo, đó là động Massabieille, nơi đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đến kính viếng hai lần, lần đầu vào ngày 14-15/8/1983, với chuyến tông du thứ 19, và lần hai vào ngày 14-15/8/2004, với chuyến tông du 104, kết thúc giáo triều kéo dài ¼ thế kỷ của ngài.

Như thế, theo diễn tiến thì Mẹ Maria xuất hiện từ một nguyện đường, ra một hang động, rồi trên một đồi cao, nơi có hiện tượng mặt trời nhẩy múa vào lần hiện ra cuối cùng 13/10. So sánh về địa điểm với hai Biến Cố Thánh Mẫu Balê và Lộ Đức thì địa điểm của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima như là một bãi chiến trường rộng lớn. Thời điểm hiện ra ở Fatima cũng hợp với địa điểm của nó nữa, vì ở Fatima, Mẹ Maria đã hiện ra không vào buổi chiều Thu tiến vào Mùa Vọng như ở Balê, hay vào buổi sáng đang Đông mới vào Mùa Chay như ở Lộ Đức, mà là vào buổi trưa (liên quan tới mặt trời). Và Mẹ hiện ra từ Tháng 5 đến Tháng 10 là những tháng từ cuối xuân sang đầu thu, chính yếu là Mùa Hè (cũng liên quan tới vầng dương), thời điểm của Phụng Vụ Mùa Phục Sinh, Hiện Xuống và Thường Niên.
    
3) V hình th hin ra: Ở cả 3 Biến Cố Thánh Mẫu Balê, Lộ Đức và Fatima, Mẹ Maria đều được tả là mặc áo trắng, biểu trưng cho đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, vì ở cả 3 Biến Cố Thánh Mẫu này đều có liên quan tới đặc ân ấy. Tuy nhiên, ở Balê, Mẹ Maria mặc áo trắng, theo chị Catherine tả, “trong sáng như rạng đông”, còn ở Fatima, Mẹ được tả là “rạng ngời hơn mặt trời”. Như thế là hình thể Mẹ Maria hiện ra ở Fatima cũng hợp với cả thời điểm là buổi trưa và chính yếu vào Mùa Hè, liên quan tới mặt trời, tới ánh sáng, tới địa điểm rộng lớn và từ trên cao tỏa xuống của biến cố này.
    
4) V ngày gi hin ra: Ta mun các con đến đây vào ngày 13 trong sáu tháng lin cũng vào gi này”. Ở đây chúng ta thấy Mẹ Maria hết sức chú trọng đến thời đoạn hiện ra của Mẹ, đó là ngày 13 trong tháng, và trong 6 tháng liền, từ Tháng 5, Tháng Hoa của Mẹ, tới Tháng 10, Tháng Mân Côi của Mẹ. Ở Lộ Đức Mẹ Maria, vào lần hiện ra thứ ba 18/2, đúng một tuần sau lần hiện ra thứ nhất, cũng xin chị Barnadette đến với Mẹ 15 ngày liền, và Mẹ đã hiện ra đúng như thế, cho tới ngày 4/3, trừ ngày 22/2 và 26/2, bù lại Mẹ đã hiện ra thêm vào ngày 25/3 và 7/4.
   
5) V s phn tn thế:Amélia s phi li luyn ti cho đến tn thế”. Câu trả lời này của Đức Mẹ về số phận của một người con gái nhà quê chưa đầy 21 tuổi, vào thời thế giới chưa văn minh và tội lỗi như ngày nay. Thế mà không biết em đã phạm tội lỗi gì, đến nỗi phải ở dưới luyện ngục cho tới tận thế. Phải chăng Biến Cố Fatima là dấu báo ngày tận thế đã gần kề?
    
6) Vơn gi hiến tế:Các con có sn lòng dâng mình cho Thiên Chúa để chp nhn mi đau kh Ngài gi đến, như mt vic đền t nhng xúc phm Ngài phi chu mà cu cho ti nhân ăn năn tr li không?” Ở đây, chúng ta thấy, mới vào lần  hiện ra thứ nhất, Mẹ Maria chưa xưng mình là ai và đến để làm gì: “Sau này Ta s nói cho con hay Ta là ai và Ta mun gì”, thế mà Mẹ đã kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé, Lucia (10 tuổi), Phanxicô (9 tuổi) và Giaxinta (7 tuổi) hãy dâng mình làm hiến tế đền tạ Thiên Chúa và cứu các tội nhân. Như thế, địa điểm hiện ra hoàn toàn lộ thiên rộng lớn như bãi chiến trường và thời điểm hiện ra vào buổi trưa của một ngày đầy nắng chói sáng rất hợp với ơn gọi hiến tế của 3 Thiếu Nhi Fatima, một địa điểm và thời điểm tương tự như cuộc tử giá của Chúa Kitô, cũng ở trên đồi cao và vào giờ trưa!
    
7) V tác dng thn linh: Nói xong những lời "ơn Chúa s phù tr các con", Đức Mẹ mở rộng tay ra, tỏa xuống một luồng ánh sáng, thấu suốt lòng trí 3 Thiếu Nhi, làm cho các em thấy các em trong Chúa còn rõ hơn là các em thấy các em trong gương. Đây là sự kiện 3 Thiếu Nhi Fatima được ơn Chúa chiếm đoạt, để nhờ đó các em mới có thể sống trọn ơn gọi hy tế hoàn toàn vượt quá sức tự nhiên nhỏ bé yếu đuối của các em. Và thực sự các em đã sống trọn ơn gọi phi thường này, đã đốt giai đoạn nên thánh, như chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong bài giảng phong chân phước cho hai Thiêu Nhi Fatima Đáng Kính Phanxicô và Giaxinta ngày 13/5/2000, đã xác nhận: “Điu gây n tượng nht … là vic Thiên Chúa trong lung ánh sáng vô tn đã thu nhp tn thâm tâm ba em y”.

Riêng với Thiếu Nhi Fatima Phanxicô, ĐTC còn nói thêm về tác dụng chiếm đoạt thần linh này như sau:  “Mt cuc biến đổi đã xy ra trong cuc đời em, mt cuc đổi thay chúng ta có th gi là tn gc r: mt cuc biến đổi hoàn toàn khác thường đối vi tr nh vào la tui ca em. Em hăng say dn mình vào cuc sng thiêng liêng, được biu l bng vic chuyên tâm st sng cu nguyn, và đã đạt ti mt th thn hip thc s vi Chúa. Cuc sng thiêng liêng này thôi thúc em tiến đến vic thanh ty tâm linh bng vic t b nhng thích thú riêng tư và ngay c nhng trò chơi vô ti ca thu thiếu thi”.

Thế nhưng, sở dĩ các em được Thiên Chúa chiếm đoạt và thánh hóa hoàn toàn là nhờ Mẹ Maria, vì luồng sáng thần linh phát tỏa ra chiếm đoạt các em từ hai tay rộng mở của Mẹ. Đó là lý do ĐTC đã khẳng định:  “Nh phc tùng và l thuc vào M Maria, trong mt thi gian ngn người ta s tiến b hơn là c bao nhiêu năm theo nhng sáng kiến cá nhân khi cy da vào mình (Thánh Long Mộng Phố - Thành Thc Sùng Kính M Maria, số 155). Đó là lý do ti sao các bé mc đồng y đã nên thánh rt nhanh như vy… Bng tt c lòng qung đại ca mình trong vic chuyên tâm sng theo đường hướng ca mt V Thy tt lành như vy, Giaxinta và Phanxicô đã sm đạt ti đỉnh trn lành”.

Như thế, Biến Cố Fatima đã ứng nghiệm lời Thánh Long Mộng Phố tiên báo  về vai trò của Mẹ Maria trong việc huấn thánh cho thành phần tông đồ cuối thời: “Vic hun luyn và giáo hun thành phn đại thánh xut hin vào thi thế tn là nhng gì thuc v M, vì ch có v trinh n duy nht l lùng này mi có th cùng vi Thánh Linh làm phát sinh ra nhng điu đặc thù k diu mà thôi” (ibid 35).