Bài 2

Biến C Fatima 13/6/1917 - Thánh Mu S V
    

 1)  Du báo hin ra: Vào lần hiện ra thứ hai này, chúng ta thấy địa điểm hiện ra, dấu báo hiện ra và hình thể hiện ra cũng giống hệt như lần thứ nhất và những lần còn lại sau đó. Ở đây có một cái lạ là cứ vào trước lúc Mẹ Maria hiện ra vào buổi trưa thì lại xẩy ra những tia chớp như sắp sửa có mưa.

Còn lần hiện ra với chị Thánh Catherine Labouré ở Balê ngày 27/11/1830 thì dấu báo là tiếng động vang lên sột soạt của một bộ áo lụa, và ở Lộ Đức thì dấu báo lần Mẹ hiện ra lần đầu 11/2/1858 với chị Thánh Bernadette là tiếng động nổi lên như có giông tố. Phải chăng dấu báo cho 6 lần Mẹ Maria hiện ra ở Fatima ám chỉ tình hình thế giới và loài người đang càng ngày càng trở nên u ám ảm đạm, đến nỗi, vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, một trận mưa tầm tã đã trút xuống trái đất, hình ảnh của một trận hồng thủy thời Noe Thiên Chúa đã giáng xuống trừng phạt con người hư đốn tội lỗi.

Tuy nhiên, trận mưa tầm tã lầy lội này đã chấm dứt trước khi Mẹ Maria hiện ra lần cuối và sau khi Mẹ biến đi là hiện tượng mặt trời nhẩy múa xẩy ra trên không trung. Phải chăng việc Mẹ Maria hiện ra, sau dấu báo của những tia chớp sắp sửa có mưa, là những gì ám chỉ Mẹ đến mang lại cho thế giới và nhân loại đang lo âu và thất vọng (như tình hình Thế Chiến I kéo dài đã 3 năm bấy giờ cho thấy) tràn đầy ánh sáng “vui mừng và hy vọng”.

2) Mnh Lnh Fatima th nht:hãy cu kinh Mân Côi hng ngày”. Trong ba Mệnh Lệnh Fatima, theo thứ tự thì việc Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày là Mệnh Lệnh đầu tiên. Bởi vì, ngay từ lần đầu tiên, khi hai mệnh lệnh kia chưa được đề cập tới, thì Mẹ Maria đã đề cập đến mệnh lệnh này rồi. Chưa hết, sau đó, cứ mỗi lần hiện ra là mỗi lần Mẹ lập lại mệnh lệnh “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” này. Ở đây, chúng ta để ý đến 3 điểm chính yếu liên quan đến hay được chất chứa trong lời Mẹ Maria kêu gọi thực hiện Mệnh Lệnh Fatima thứ nhất là Lần Hạt Mân Côi này.
    
Thứ nhất, Mẹ Maria không kêu gọi là “hãy đọc Kinh Mân Côi” (say Rosary), mà là “cầu Kinh Mân Côi” (pray Rosary). Bởi vì, Mẹ chú trọng đến chính cốt lõi của việc cầu nguyện là tấm lòng của con người, vì cầu nguyện chính là tác động con người bộc phát hay bày tỏ nỗi khao vọng thần linh của con người. Nếu chúng ta “cầu Kinh Mân Côi” bằng cả tâm hồn của mình, chúng ta mới thực sự “cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” (ĐTC GPII, Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, đoạn 3). Nhờ đó, chúng ta mới chứng tỏ chúng ta thật sự khao khát sống đức tin đầy ơn phúc như Mẹ Maria, một đức tin có sức đồng công cứu chuộc.
    
Thứ hai, đó là “hằng ngày”. Có cái vừa lạ vừa hay là Mẹ Maria không buộc hay không đòi chúng ta phải cần Kinh Mân Côi bao nhiêu mỗi ngày. Mẹ hoàn toàn để tùy lòng và tùy hoàn cảnh của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, Mẹ quả thực muốn chúng ta và kêu gọi chúng ta “hãy cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, chứ không phải hai ngày một lần hay một tuần một lần hay một tháng một lần hoặc thỉnh thoảng một lần hay hứng thì làm không hứng thì thôi. Tối thiểu 3 kinh trước khi đi ngủ, hay khá hơn với 1 chuỗi 50 kinh, thậm chí có thể lên tới cả 1 tràng 200 kinh, như vị Giáo Hoàng Totus Tuus của Mẹ là Đức Gioan Phaolô II, vị có thể nói là bận bịu gấp trăm lần hơn chúng ta, thành phần thường viện lý không có giờ để “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, nhưng có giờ để làm những việc ưa thích và cho là ưu tiên, như xem truyền hình, phim bộ v.v. 

Thứ ba, lời Mẹ Maria kêu gọi “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” còn liên quan đến vấn đề “hòa bình thế giới” nữa. Đó là lý do, ngoại trừ lần 2, 4 và 6, Mẹ Maria chỉ kêu gọi trống là “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, còn các lần khác, bao giờ Mẹ cũng thêm, “để chấm dứt chiến tranh” (lần 5) hay “để cầu cho hòa bình thế giới và chấm dứt chiến tranh” (lần 1 và 3). Sở dĩ Kinh Mân Côi và tình trạng hòa bình thế giới có liên quan mật thiết với nhau là vì quyền lực lịch sử của Kinh Mân Côi cũng như vì quyền lực cứu độ của Kinh Mân Côi, nơi nguồn gốc của chính Lễ Đức Mẹ Mân Côi, vì ngay từ đầu lễ này đã được gọi là Lễ Đức Mẹ Thắng Trận, như ĐTC Lêô XIII, trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883, đã nhắc đến sự kiện ấy.
   
3)  S Phn ca Thiếu Nhi Fatima Lucia: Có thể nói, nếu lần hiện ra thứ nhất liên quan đặc biệt tới ơn gọi chung của 3 Thiếu Nhi Fatima là ơn  gọi hiến tế đền  tạ cứu đời thế nào, thì lần hiện  ra thứ hai liên quan tới chung số phận của 3 em và riêng thân mệnh của Lucia là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất như thế. Thật vậy, trong khi Thiếu Nhi Fatima Phanxicô về trời đầu tiên , vào năm 11 tuổi, và Thiếu Nhi Giaxinta về trời sau đó, vào năm 10 tuổi, thì Thiếu Nhi Fatima Lucia còn phải ở lại thế gian lâu hơn, thậm chí hưởng thọ 98 tuổi, tạ thế vào ngày 13/2/2005, Chúa Nhật I Mùa Chay, trước biến cố băng hà (2/4) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hơn 1 tháng rưỡi. Đó là lý do khi nói với các em xong, như lần hiện ra thứ nhất, Đức Mẹ đã mở tay ra, làm cho 3 em cảm thấy các em được chìm ngập trong Chúa. Phanxicô và Giaxinta thì được chìm vào ánh sáng chiếu lên trời, còn Lucia vào ánh sáng chiếu xuống đất.

Đúng thế, cuộc đời của Thiếu Nhi Fatima Lucia gắn liền với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, và có thể được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn chị sống đời Tôn Sùng Mẫu Tâm và giai đoạn chị truyền bá việc Tôn Sùng Mẫu Tâm. Giai đoạn Thiếu  Nhi Fatima Lucia sống Tôn Sùng Mẫu Tâm là giai đoạn em còn sống tại Fatima, trước năm 18 tuổi, giai đoạn em sống câu “Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M là nơi con nương náu và là đường đưa con đến vi Thiên Chúa”, vì em là Thiếu Nhi Fatima lớn nhất và đã chịu khổ đau vì Biến Cố Fatima nhất.

Và giai đoạn chị truyền bá việc Tôn Sùng Mẫu Tâm là giai đoạn chị dâng mình sống đời tận hiến tu trì từ năm 18 tuổi, nhất là trong thời kỳ chị còn tu ở Dòng Đôrôthêô bên Tây Ban Nha, chưa chuyển sang Dòng Kín Carmêlô ở Bồ Đào Nha năm 1948. Trong giai đoạn này, chị đã hết sức cố gắng để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, bằng việc thực hiện ý định của Chúa Giêsu muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, qua ba trường hợp điển hình sau đây:
    
Thứ nhất là việc chị vận động để hợp thức hóa lệ giữ 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng có ý đền tạ Mẹ, Đấng có một Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội hằng bị những kẻ vong ân bội nghĩa liên lỉ đâm vào bằng những gai tội lộng ngôn và vô ơn của họ, một thói lệ mà Mẹ Maria, vào ngày 10/12/1925, đã hiện ra với chị để xin chị thực hành và phổ biến, và đã được chị trình với giáo quyền địa phương, cuối cùng đã được thẩm quyền địa phương, vào ngày 13/9/1939, tuyên bố công nhận cho phép thực hành việc tôn sùng này.
  
 Thứ hai là việc chị vận động với Đức Giáo Hoàng để thiết lập Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho Giáo Hội hoàn vũ để khắp nơi cùng mừng kính như là một lễ chính của Giáo Hội, trong thư chị viết trình lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940, và điều này cũng đã được thực hiện, như văn thư của Thánh Bộ Lễ Nghi ngày 4/5/1944 đã đề cập như sau: “Để ghi nhớ cuộc hiến dâng này, Ngài (ĐTC Piô XII) đã quyết định cho Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Câu “để ghi nhớ cuộc hiến dâng này” đây Thánh Bộ Lễ Nghi có ý nói đến cuộc hiến dâng loài người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện ngày 31/10/1942, nhân dịp kỷ niệm ngân khánh 25 năm Biến Cố Fatima.

Thứ ba là việc chị đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô XII, cũng trong bức thư ngày 24/10/1940, về ý định và cách thức Thiên Chúa muốn hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ, ở Fatima ngày 13/7/1917 đã ngỏ ý yêu cầu: “Mẹ sẽ trở lại để xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”, và ở Tuy ngày 13/6/1929 đã chỉ cho cách thức hiến dâng: “Đã đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng với tất cả các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này”.
    
Có thể nói, tuy 3 Thiếu Nhi Fatima có chung một ơn gọi là hiến tế đền tạ cứu đời, một ơn gọi được tỏ hiện vào lần hiện ra thứ nhất của Mẹ Maria, mỗi em cũng theo đuổi một ơn gọi riêng, liên quan đến 3 Mệnh Lệnh Fatima. Thiếu Nhi Fatima Lucia chuyên về Mẹ Maria, bằng việc truyền bá lòng Tôn Sùng Mẫu Tâm;  Phanxicô chuyên về Chúa Giêsu Thánh Thể, bằng việc Cầu Kinh Mân Côi an ủi Người; Giaxinta chuyên về các tội nhân, bằng việc hy sinh cầu cho tội nhân Cải Thiện Đời Sống.
   
4)  Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M Maria: Vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, Mẹ Maria còn cho 3 em thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ nữa, ở nơi phía trước của bàn tay Mẹ, một Trái Tim bị gai cuốn chọc thủng. Trái Tim Vô Nhiễm đây khác với Trái Tim Đau Thương. Vì Trái Tim Đau Thương là trái tim bị gươm sắc đâm thâu, liên quan tới vai trò Mẹ Đồng Công với Chúa Giêsu, còn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội là trái tim có vòng gai quấn quanh, liên quan tới tội lỗi của loài người.

Thật vậy, vào ngày 10/12/1925, Mẹ đã cùng Chúa Hài Nhi hiện ra với chị, tại tu viện ở Pontevedra Tây Ban Nha của chị. Mẹ đặt tay lên vai chị, và chỉ cho chị một trái tim bị gai nhọn cuốn quanh được Mẹ cầm trên một bàn tay kia. Bấy giờ cả Chúa Hài Nhi (trước) và Mẹ Maria (sau), thay phiên nhau lên tiếng nói với chị. Chúa Hài Nhi kêu gọi chị Lucia rằng:

"Con hãy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đã bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra". Mẹ Maria tiếp lời Chúa mà rằng: "Hỡi con yếu dấu, con hãy nhìn Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút, bởi tôi lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hãy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ý đền tạ Mẹ".