Bài 5

Biến C Fatima 13/9/1917 – Hy Sinh Cuc Đời
 
1- Ni dung Biến C

Trong cả 6 lần Mẹ Maria hiện ra ở Fatima năm 1917, có lễ lần thứ 5 là lần ít quan trọng nhất. Lần nhất Mẹ kêu gọi 3 TNF hãy dâng mình để làm lễ tế đền tạ Chúa và cầu cho tội nhân ăn năn hối cải. Lần hai Mẹ tỏ cho 3 TNF biết về thân phận của 3 em, 2 em nhỏ được về trời sớm còn Lucia lớn nhất phải ở lại thế gian lâu hơn. Lần ba Mẹ tiết lộ Bí Mật Fatima liên quan tới Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được Thiên Chúa sử dụng cho phần rỗi tội nhân và hòa bình thế giới. Lần bốn Mẹ kêu gọi hãy hy sinh cầu nguyện cho tội nhân vì nhiều tội nhân bị đời đời hư đi vì không có ai chịu hy sinh cầu nguyện cho họ. Lần sáu Mẹ xưng mình là Đức Bà Mân Côi, kêu gọi đừng xúc  phạm đến Chúa nữa, và tỏ uy quyền của Mẹ ra bằng phép lạ mặt trời nhẩy múa. Còn lần thứ năm, Mẹ chỉ báo cho 3 TNF biết trước những gì sẽ xẩy ra vào lần hiện ra sau cùng, sau đó cho các em biết ý của Chúa Mẹ đối với việc hy sinh hãm mình của các em. Nguyên văn lời Mẹ nói như sau:  

 “Các con hãy tiếp tục cầu kinh Mân Côi để xin cho chiến tranh chấm dứt. Trong tháng 10, Chúa sẽ đến cùng với Đức Mẹ Đau thương cũng như Đức Mẹ Carmêlô. Thánh Giuse sẽ cùng với Chúa Hài Đồng đến để chúc lành cho thế giới. Thiên Chúa lấy làm hài lòng về những hy sinh của các con. Ngài không muốn thấy các con thắt giây thừng quanh bụng mà ngủ, các con chỉ mang nó ban ngày thôi”.

Căn  cứ vào câu: “Thiên Chúa lấy làm hài lòng về những hy sinh của các con. Ngài không muốn thấy các con thắt giây thừng quanh bụng mà ngủ, các con chỉ mang nó ban ngày thôi”, thì nói chung tất cả những gì các em hy sinh vì Chúa và cho các tội nhân đều đẹp lòng Chúa, kể cả việc các em hy sinh hãm mình lấy giây thừng thắt quanh bụng của mình cho đau đớn và khó chịu. Đây là sáng kiến của chị Lucia khi bắt gặp một sợi giây thừng trên đường đi và rủ hai người em họ của mình là Phanxicô và Giaxinta cùng làm. Ở đây Mẹ chỉ bảo rằng các em nên hãm mình như thế ban ngày thôi, chứ đừng cả ban đêm khi ngủ.

Tới đây, có lẽ chúng ta muốn biết thêm các em còn thực hiện những việc hy sinh hãm mình như thế nào nữa, và những hy sinh hãm mình đó lại đẹp lòng Thiên Chúa hài lòng như vậy, tức là những việc hy sinh hãm mình của các em có tác dụng đền tạ Chúa và giúp các tội nhân  ăn năn hối cải.

2- Cách thc hy sinh hãm mình ca chung 3 TNF và riêng Giaxinta

Phải công nhận rằng, trong 3 Thiếu Nhi Fatima thì Giaxinta nhỏ nhất đã chú trọng đến việc hy sinh cầu cho tội nhân nhất, trong khi Phanxicô chuyên lo đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể và Luccia lo tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Sau đây là cách thức hy sinh hãm mình của chung 3 TNF và riêng Giaxinta:

Hy sinh là quên mình. Lúc mới bắt đầu tập hy sinh, các em đã đồng ý với nhau là đem đồ ăn trưa của mình cho đàn vật ăn hay cho các trẻ nghèo mà các em gặp được ăn.
Hy sinh là hãm mình. Các em thắt một đoạn giây thừng ở chung quanh bụng cho thân xác của các em luôn luôn cảm thấy khó chịu và đau đớn.
 
Hy sinh là cầm mình. Biết anh Phanxicô đang bị bệnh, theo tình anh em tự nhiên, Giaxinta rất muốn sang thăm anh của mình, song em đã cầm mình lại và không làm như thế: “Mẹ em đi khỏi rồi, em muốn sang thăm anh Phanxicô nhiều lần, song em đã không đi” (Hồi Ký Lucia 1)

Hy sinh là ép mình. Giaxinta đã tâm sự với Lucia: “Đêm qua, em đau đớn quá sức, và vì em muốn dâng hy sinh cho Chúa, em đã không trở mình trên giường, làm cả đêm em không ngủ được” (Hồi Ký Lucia 2)

Hy sinh là ẩn mình. Trong thời gian cả Phanxicô và Giaxinta bị bệnh, Giaxinta thường được Lucia và phòng thăm trước Phanxicô, Gianxinta hay nói với Lucia là “Thôi chị sang thăm anh Phanxicô đi. Em sẽ hy sinh ở đây một mình”.

Hy sinh là dấn mình. Các em vốn không thích, trái lại, còn cảm thấy bị làm phiền và khổ tâm khi người ta cứ tuốn đến hạch hỏi các em về việc Đức Mẹ hiện ra với các em, nhưng, trong khi, theo tính tự nhiên, Lucia và Giaxinta chạy trốn mỗi khi thấy bóng người ta, thì Phanxicô đã đứng lại để tiếp họ.

Hy sinh là bỏ mình. Vốn không thích uống sữa một tí nào cả, thế mà, sau lần từ chối ly sữa mẹ em đưa cho em uống khi em bị bệnh, sau đó, được Lucia nhắc cho, Gianxinta đã ngoan ngoãn uống nó mỗi khi Mẹ của em đưa cho em uống.

Hy sinh là liều mình. Thay vì hy sinh chịu khát, có một lần, Giaxinta dã uống cho đỡ khát, song nước mà Giaxinta uống cho đỡ khát đó không phải là nước ngon lành gì, mà là nước ao hồ bẩn thỉu, nước mà dân chúng vẫn giặt quần áo và thú vật vừa uống vừa lội trong đó.

Hy sinh để đền bù cho tha nhân. Dù đang bị bệnh, Giaxinta cũng cứ đi lễ ngày thường để bù lại việc bỏ lễ Chúa Nhật của các tội nhân, hay cũng vì bị bệnh, Giaxinta cần ăn uống nhiều hơn, song em đã nhịn ăn để bù lại tội tham ăn của các tội nhân.

Hy sinh trong tất cả mọi sự. “Giaxinta quan tâm đến vấn đề hy sinh cầu cho tội nhân ăn năn hối cải đến nỗi em không chịu bỏ qua một dịp hy sinh nào” (Hồi Ký Lucia 1).

3- Cùng nhau hy sinh, nhc nhau hy sinh và nht là nhc nhau hy sinh vì yêu Chúa

Ba Thiếu Nhi Fatima tiên khởi chẳng những tìm hy sinh theo hoàn cảnh riêng có thể của mình, còn cùng nhau hy sinh, (như trường hợp điển hình được đề cập đến đầu tiên), nhắc nhau hy sinh và nhất là nhắc nhau hy sinh vì yêu Chúa nữa.

Cùng nhau hy sinh: Mặc dầu vốn thích hát những bài hát dân ca lành mạnh, nhưng, dù được người ta mến và yêu cầu hát, các em đã không hát nữa, theo đề nghị của Phanxicô: “Chúng ta đừng hát bài hát đó nữa. Chúa chúng ta chắc chắn không muốn chúng ta hát những điều như thế này” (Hồi Ký Lucia 3).

Nhắc nhau hy sinh: “Một ngày kia, khi con đến, Giaxinta hỏi con: ‘Chị có nhiều hy sinh hôm nay không? Em có nhiều lắm.’” (Hồi Ký Lucia 1).

Nhắc nhau hy sinh vì yêu Chúa: “Kể từ ngày Đức Mẹ dạy chúng con dâng hy sinh của chúng con cho Chúa Giêsu, thì bất cứ lúc nào chúng con chịu đựng, hay đồng ý hy sinh, Giaxinta đều hỏi: ‘Chị có nói với Chúa Giêsu là Chị làm vì yêu Chúa không?’ Nếu con nói chưa, em liền nói: ‘Vậy em sẽ thưa với Người’, rồi em chắp ta lại, mắt ngước lên trời: ‘Ôi Chúa Giêsu, vì yêu Chúa và cho các tội nhân ăn năn hối cải’”.

Thật thế, chị Lucia đã thuật lại những gì 3 em đã sống Ơn Gọi Hy Tế này trong Hồi Ký Thứ Nhất như sau.

“Vào một ngày nắng gắt, sau khi cho đi bữa ăn trưa của mình, theo quyết định chung với nhau từ trước, hễ thấy các trẻ nghèo thì cho họ đồ ăn trưa của mình, 3 trẻ cảm thấy khát, song không còn một giọt nước để uống. Đầu tiên các em dâng hy sinh khát nước vì Chúa cho các tội nhân như thường lệ. Sau đó, không chịu khát được nữa, với sự đồng ý của Phanxicô và Giaxinta, Lucia đã ghé vô một nhà ở gần đó để xin nước uống. Thế nhưng, số nước xin được lại bị đổ xuống khe đá cho chiên uống, vì cả ba ai cũng nhất định hy sinh chịu khát để cầu cho các tội nhân. Sau cùng, cơn khát làm cho Giaxinta khó chịu đến nỗi em đã nói với Lucia bảo các tiếng dế và ếch nhái đang kêu im đi vì chúng làm ‘em nhức đầu khủng khiếp’. Nhưng, sau khi nghe Phanxicô nhắc: ‘Em không muốn chịu đựng cho các tội nhân à?’, Giaxinta liền lấy hai bàn tay ôm đầu, mà nói: ‘Có chứ. Thôi để chúng kêu đi!’.”
Tóm lại, nguyên tắc và đường lối hy sinh của 3 Thiếu Nhi Fatima gương mẫu tiên khởi này đã thực hiện đúng y như lời Thiên Thần dạy các em vào lần hiện ra thứ hai năm 1916, khi các em hỏi Thiên Thần rằng: “Chúng con phải hy sinh như thế nào?”, đó là “làm mọi sự có thể để hy sinh”. Các em đã làm như thế, nên đã đẹp lòng Chúa. Cuối cùng 2 trong 3 em đã được trở thành những vị chân phước trẻ nhất trong Giáo Hội, những chân phước thiếu nhi tiên khởi của Giáo Hội, đó là Chân Phước Phanxicô và Giaxinta.