Bài 6
Biến Cố Fatima 13/10/1917 – Đức Mẹ Mân Côi
1) Danh xưng của Mẹ Maria: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”. Thường mới gặp nhau cần phải xưng mình là ai thì mới biết nhau mà giao tiếp và trao đổi. Đằng này, cả lần hiện ra ở Lộ Đức lẫn ở Fatima, vào hồi kết thúc Mẹ mới cho biết Mẹ là ai.
Chính vì đường lối trần gian thông thường như thế mà chị Bernadette, theo lời yêu cầu của dân làng, vào lần hiện ra thứ ba 18/2/1858, đã mang giấy bút đến để xin Mẹ viết ra tên của Mẹ và ý của Mẹ, song Mẹ đã trả lời rằng: “Những gì Mẹ muốn nói với con thì không cần phải viết ra”. Đối với trần gian, danh xưng là một cái gì liên quan đến vấn đề giao tiếp và có tính cách xã giao nhiều hơn, thì đối với Trời Cao nó lại có tính cách thần linh như vậy.
Ở đây, danh xưng “Ta là Đức Mẹ Mân Côi” được Mẹ tỏ ra trước phép lạ mặt trời nhẩy múa lại càng cho thấy ý nghĩa sâu xa của danh xưng này, một danh xưng cho thấy quyền lực thần linh của Mẹ, cả về phương diện tự nhiên (liên quan tới mạng sống con người và hòa bình thế giới) lẫn phương diện siêu nhiên (liên quan tới sự sống đời đời và phần rỗi các linh hồn).
Theo lịch sử mà Mẹ Mân Côi đã thực sự có một liên quan mật thiết tới việc chiến thắng cả bè rối (liên quan tới sự sống siêu nhiên) lẫn quân sự (liên quan tới sự sống tự nhiên), như được Đức Lêô XIII nhắc tới trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883 về Công Hiệu của Kinh Mân Côi trong Lịch Sử.
Về công hiệu của Kinh Mân Côi với sự sống siêu nhiên: “Vào cuối thế kỷ 12, Hội Thánh Chúa đã chịu đựng một cơn hoạn nạn hết sức đau buồn gây ra do bè rối Albigensê, miêu duệ của các Hậu Nhị Nguyên Thuyết, một bè rối lan tràn ở miền Nam nước Pháp và các phần đất khác thuộc thế giới Latinh, đầy những sai lầm hiểm hại cùng với những lực lượng tàn sát và tàn phá khủng khiếp khắp nơi khắp chốn. Thiên Chúa nhân lành của chúng ta, như qúi huynh biết, đã dùng một vị rất thánh thiện để chống lại các kẻđịch thù lợi hại này, đó là vị tổ phụ lừng danh sáng lập dòng Đaminh... Thật vậy, được thần hứng và ân sủng hướng dẫn, thánh nhân đã thấy trước được rằng việc tôn sùng này như là một khí giới chiến đấu vô địch sẽđẩy lui địch thủ, khống chếđược lòng vô đạo điên cuồng và ngang tàng của họ. Thành quảđúng là như vậy. Nhờ phương thức cầu nguyện mới mẻ này - khi được chấp nhận và thi hành như thánh Đaminh sáng lập dòng thiết lập - lòng đạo đức, đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu vãn hồi; những dự tính và sách lược của các kẻ lạc đạo tan như mây khói. Nhiều kẻ lạc bước quay về con đường cứu rỗi, và cơn phẫn nộ của những kẻ vô đạo bị kiềm tỏa bởi khí giới của những người Công Giáo cương quyết chống lại cuộc tấn công của họ”.
Về công hiệu của Kinh Mân Côi với sự sống tự nhiên: “Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này còn được thể hiện trong thế kỷ 16, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳđang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu. Đức Giáo Hoàng lúc ấy là Thánh Piô V, sau khi khơi động lòng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đã hăng hái nỗ lực, hơn hết mọi sư, để xin Mẹ Thiên Chúa hết sức quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao qúi này được dâng lên thiên đình, và tất cả hợp một lòng một ý với ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn lòng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo toàn Đức Tin và quê hương của mình, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thểđi chiến đấu như họ thì hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của mình. Đức Mẹ cao sang quả thật đã ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đã đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại. Để tưởng nhớđặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh Giáo Hoàng này đã muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ mà Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII đã đặt cho danh xưng là ‘Rất Thánh Mân Côi’”.
“Ta là Đức Mẹ Mân Côi” nghĩa là Mẹ thể hiện vai trò Đồng Công Cứu Chuộc Trung Gian Ân Sủng của Mẹ, để làm cho Nước Chúa được trị đến trong Thời Điểm của Mẹ. Hy vọng tín điều Mẹ Maria Đồng Công Trung Gian Ân Sủng sẽ là tín điều thứ 5, cũng là tín điều Thánh Mẫu cuối cùng sẽ được Giáo Hội tuyên bố vào một thời điểm thiên định nào đó, chẳng hạn vào dịp mừng kỷ niệm Biến Cố Fatima 100 năm (1917-2017).
2) Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống: “Đừng phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, vì Người đã bị xúc phạm nhiều lắm rồi”. Đây là mệnh lệnh chính trong 3 Mệnh Lệnh Fatima, vì là mệnh lệnh trực tiếp liên quan tới Thiên Chúa. Nếu “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” (tức bao gồm cả của Mẹ Maria) này là Chúa Giêsu Thánh Thể của Kitô Giáo thì quả thực “Người đã bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” ở 4 thứ tội cần phải được đền tạ, đúng như Thiên Thần Hòa Bình đã dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra đầu tiên vào mùa xuân 1916: “Lạy Chúa, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha cho những người không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa”.
Tuy nhiên, xét cho cùng, hai mệnh lệnh kia cũng qui về mệnh lệnh cốt lõi này. Mệnh Lệnh Cầu Kinh Mân Côi, bề ngoài có tính cách Thánh Mẫu, căn cứ vào khẩu nguyện liên quan tới Kinh Kính Mừng, nhưng nội dung của nó là Thiên Chúa, liên quan tới Mầu Nhiệm Chúa Kitô là yếu tố làm nên hồn sống của Kinh Mân Côi. Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, như được bộc lộ trong sứ điệp Mẹ nói ở lần hiện ra thứ hai và thứ ba, cũng xuất phát từ Chúa: “Chúa Giêsu muốn thiết lập lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” (13/6); “Thiên Chúa muốn thiết lập lòng Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” (13/7). Tại sao? Bởi vì “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con tới Thiên Chúa” (13/6). Thật vậy, một khi con người tỏ lòng thành thực sùng kính Mẹ Maria, tức là tỏ ra hết lòng nhận biết và yêu mến Mẹ, thì họ sẽ không làm mất lòng Chúa nữa, sẽ cương quyết hoán cải trở về với Ngài, sẽ sống theo gương của Mẹ. Vì Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ đây là biểu hiệu cho Đức Tin Tuân Phục đầy ơn phúc của Mẹ, một đức tin luôn sống đẹp lòng Chúa, “xin vâng” chấp nhận mọi sự theo Thánh Ý Chúa.
Như thế, đến với Mẹ là con người gặp được Chúa: Mẹ là điểm hẹn thần linh giữa Thiên Chúa và loài người. Thực tế cho thấy, tự mình con người không dễ gì trở về với Chúa, dù Người là Đấng vô cùng xót thương. Vì trở về với Chúa đây, cụ thể nhất là được hiệp nhất với Người trong Bí Tích Thánh Thể, một tác động hiệp nhất ngưỡng vọng về cuộc hiệp thông thần linh vĩnh phúc; nhưng muốn thế linh hồn cần phải sạch tội trọng, bằng cách xưng thú tội lỗi và thật lòng ăn năn dốc lòng chừa. Tiếc thay, kinh nghiệm sống đạo cho thấy, không ít trường hợp con người không muốn chừa tội hay không thể chừa tội, bởi đó, họ không thể xưng tội, cuối cùng không được hiệp lễ, không thể đến với Chúa. Nhưng nếu họ nhận biết mình yếu đuối và thành tâm bám víu lấy Mẹ, thế nào Mẹ cũng dẫn họ về với Chúa vào một lúc nào đó và bằng cách nào đó, vì “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con tới Thiên Chúa”, và vì “Ta là Đức Mẹ Mân Côi”, Đức Mẹ Thắng Trận.
3) Phép lạ Mặt Trời: Trong cả 4 tập Hồi Ký của mình, chị Lucia không hề tả lại hiện tượng phép lạ mặt trời, một phép lạ Đức Mẹ hứa sẽ thực hiện vào lần hiện ra cuối cùng để làm cho mọi người tin. Bởi vì, bấy giờ 3 Thiếu Nhi Fatima đang ngất trí theo dõi các cảnh tưởng diễn tiến mà chỉ các em thấy được: đó là thị kiến Đức Mẹ mở tay ra, một luồng ánh sáng chiếu lên mặt trời.
Khi Đức Mẹ cất mình lên, ánh sáng đó vẫn chiếu vào mặt trời. Lucia hô lên cho mọi người nhìn lên mặt trời. Bên cạnh mặt trời là Thánh Giuse với Chúa Hài Nhi, cùng Đức Mẹ trong chiếc áo trắng và khoác áo choàng xanh. Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi giơ tay ban phép lành cho thế giới theo hình Thánh Giá. Sau cảnh tượng này, Chúa Giêsu cùng với Đức Mẹ đau thương xuất hiện, và Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới. Cuối cùng, sau cảnh tượng thứ hai này, Đức Mẹ Carmêlô xuất hiện. Trong khi đó, dân chúng cùng một lúc được chứng kiến một cảnh tượng khác diễn ra, gọi lạ hiện tượng phép lạ mặt trời.
Cuốn "Mother of Christ Crusade" thuật lại chứng từ của một chứng nhân là tiến sĩ Almeida Garret như sau:
"Lúc ấy, tôi đang đứng đợi, với một hy vọng âm thầm và bình thản, hướng nhìn về nơi Đức Mẹ vẫn hiện ra, cho đến khi sự tò mò tan biến dần vì thời giờ qua đi rất chậm, lại chẳng có gì xẩy ra lôi kéo sự chú ý của tôi. Bỗng nhiên, tôi nghe ngay thấy cả ngàn tiếng nói ồn ào.
“Tôi thấy dân chúng dàn tản ra chung quanh cánh đồng rộng. Khoảng từđịa điểm trung tâm chỗ cây sồi cho tới phía đối diện bên kia, rồi họ nhìn lên bầu trời. Bấy giờđã gần 1 giờ, giờ theo thời chiến, hay khoảng trưa, giờ mặt trời. Chỉ trong chốc lát, mặt trời lặng lẽ tách mình ra khỏi làn mây dầy đặc. Nó tỏa ánh sáng tưng bừng chói chan.
“Tôi quay về cái nam châm đang thu hút mọi con mắt này. Đối với tôi, mặt trời như cái đĩa chiếu tỏa một luồng sáng xuống trái đất, nó không làm khó chịu con mắt. Sự so sánh nó với một đĩa bằng bạc đục, theo tôi, cũng không đúng lắm. Mầu sắc của nó, so với ánh sáng hoa mầu của một viên ngọc, thì sáng hơn, linh động và đậm đà hơn bạc đục nhiều lắm. Nó cũng không giống như mặt trăng vào một đêm sáng.
“Mọi người trông thấy và cảm thấy rằng nó là một thiên thể sống động. Nó không phải là mặt trăng tròn trĩnh, hay có cùng một sắc độ mầu mè với mặt trăng. Nó giống như một bánh xe nhỏ bóng loáng. Cũng không thể nào bảo mặt trời có mây mù che phủ. Làm gì có mây mù lúc đó. Mưa đã tạnh và mây mù đã quang. Mặt trời không còn u uất, bị phủ kín hay che khuất. Nó đã toả cả ánh sáng và nhiệt lượng ra, cũng nhưđã được thu gọn lại bằng một luồng sáng rọi xuống. Bầu trời trống trơn. Những đám mây lác đác từ Tây sang Đông mà không che khuất mặt trời. Chúng hình như băng ngang đằng sau thái dương, trong lúc những làn khí quyển trắng đôi khi lướt qua mặt trời trở thành hồng hồng hay xanh dịu.
“Có điều lạ là lúc nào chúng tôi cũng có thể nhìn thẳng vào mặt trời, một bầu lửa sáng với nhiệt lượng thiêu đốt, mà mắt không hề khó chịu hay bị chói. Hiện tượng này đã kéo dài đến cả 10 phút, trừ hai lần bất thường bắt chúng tôi phải nhìn đi chỗ khác, là lúc mặt trời phóng ra những tia sáng mạnh hơn. Mặt trời vận chuyển bất định. Nó không còn là một thiên thể chói lọi như năng lực đệ nhất của nó. Nó xoay vòng tròn với một tốc độ mạnh mẽ quá sức.
“Đột nhiên, dân chúng la lên hết sức rùng rợn. Đang quay, mặt trời rớt xuống nhắm thẳng vào trái đất. Tảng đá lửa khổng lồ này là cả một khối vĩđại đe dọa đập nát chúng tôi. Thật là một cảm giác kinh hoàng. Trong lúc mặt trời diễn xuất như vậy, trên không trung liên tục đổi mầu thay sắc.
“Lúc nhìn vào mặt trời, tôi nhận thấy rằng mọi sự chung quanh tôi đều tối đen. Tôi nhìn sang vật gần mình, rồi đưa mắt nhìn đến chân trời, mọi sựđền tim tím, bầu trời, không trung, cảnh vật cũng như mọi người. Cây sồi nhỏ gần đấy trông như một cái bóng tím đứng trên mặt đất. Sợ hại đến con ngươi, một điều không lẽ xẩy ra, vì sau đó tôi không còn thấy mọi sự tím nữa, tôi quay qua quay lại, nhắm mắt, úp hai tay tôi che mắt, để tránh nhìn bất kỳ một ánh sáng nào. Quay lưng lại, mở mắt ra, tôi nhận ra là đất đai và không trung vẫn còn mầu tím. Điều này không cho người ta cảm giác là có cuộc nhật thực.
“Đang lúc nhìn mặt trời, tôi nhận ra là không trung quang sáng, rồi tôi nghe một người nông dân gần đó nói: 'Bà này có vẻ vàng'. Thực sự, xa hay gần, mọi người đều thay đổi ra mầu vàng vàng. Tôi bật cười khi thấy mọi vật biến dạng đổi mầu ngộ nghĩnh, tay của tôi cũng một mầu như họ..."
4) Phanxicô với Chúa Kitô Ẩn Thân bằng chuỗi Kinh Mân Côi trong tay:Nếu Biến Cố Fatima lần đầu tiên 13/5 đã ảnh hưởng đến chung 3 Thiếu Nhi Fatima, liên quan tới Ơn Gọi Hiến Tế của cả các em, và nếu Biến Cố Fatima lần thứ hai 13/6 về thân mệnh của mỗi em, đã liên quan tới Thánh Mẫu Sứ Vụ của riêng Thiếu Nhi Fatima Lucia, và Biến Cố Fatima lần thứ ba 13/7, có Bí Mật Fatima với phần đầu của bí mật này là thị kiến hỏa ngục, đã ảnh hưởng tới cuộc sống dấn thân hy sinh cứu rỗi các tội nhân của Thiếu Nhi Fatima Giaxinta thế nào, thì Biến Cố Thánh Mẫu lần thứ sáu 13/10, với lời kết thúc toàn bộ Biến Cố Fatima chất chứa lời kêu gọi chính yếu của Mẹ Maria là cải thiện đời sống, lại hết sức ảnh hưởng đến Thiếu Nhi Fatima Phanxicô như vậy.
Thật vậy, trong Biến Cố Fatima, điều ảnh hưởng đến Phanxicô nhất đó là thấy Mẹ Maria buồn phiền khi trăn trối vào lần hiện ra cuối cùng 13-10-1917. Chị Lucia đã thuật lại trong phần Hồi Ký 4 của chị tâm tình của Phanxicô qua câu em trả lời cho câu hỏi của chị như sau:
- Phanxicô ơi, an ủi Chúa hay cải hối các tội nhân để các linh hồn không còn sa xuống hỏa ngục nữa, em thích làm điều nào hơn?
- Em thích an ủi Chúa hơn. Chị không nhận thấy hay sao, tháng trước đây Đức Mẹ buồn khi Mẹ nói rằng người ta không được xúc phạm đến Chúa nữa, vì Người đã bị xúc phạm nhiều rồi? Em thích an ủi Chúa, rồi sau đó mới cải hối các tội nhân để họ không xúc phạm đến Người nữa.
Chính vì thế, trong khi Giaxinta chuyên tâm hy sinh cầu cho các tội nhân thì Phanxicô lại chuyên tâm an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân bằng việc âm thầm cầu nguyện với Người một mình, như chị Lucia thuật lại một số lời em nói với chị như sau:- Em thích cầu nguyện một mình để em có thể nghĩ đến Chúa và an ủi Chúa vì Người buồn quá đi.
- Điều làm em khổ nhất là em không thể nào tự mình đến đó (tức đến nhà thờ, vì Phanxicô đang bị bệnh) để ở với Chúa Giêsu Ẩn Thân một chút.
- Em cảm thấy bị bệnh quá đi, thế nhưng, em đang chịu đựng đau khổ để an ủi Chúa.
Biến Cố Fatima đã làm cho Thiếu Nhi Phanxicô say mê an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân hơn hết trong 3 Thiếu Nhi Fatima. Và để an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân rất yêu dấu của mình, Thiếu Nhi Phanxicô chẳng những đã hy sinh từ bỏ những hứng thú lành mạnh của mình là thích ngồi thổi sáo hay hát hò trên đồi cao, hơn thế nữa, Phanxicô còn luôn luôn tìm dịp thuận tiện để âm thầm hy sinh và cầu nguyện một mình mà an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân của em, như chị Lucia thuật lại trong Hồi Ký 4 của chị như sau.- Phanxicô, tại sao em không nói với chị để chị và Giaxinta cùng cầu nguyện với em?
- Em thích cầu nguyện một mình để em có thể nghĩ đến Chúa và an ủi Chúa là Đấng quá buồn phiền...
- Phanxicô, em đang đau bệnh lắm phải không?
- Đau lắm chị, song không sao! Em đang chịu đau bệnh để an ủi Chúa của chúng ta...
- Phanxicô, em không uống ly rượu bổ đó à! Bà đỡ đầu chị gọi em rất nhiều lần song em biến đi đâu mất.
- Khi em cầm ly rượu bổ em chợt nhớ rằng em có thể dâng hy sinh để an ủi Chúa, thế là đang khi chị và Giaxinta uống thì em chạy đến đây. Em rất cảm thương khi thấy Chúa buồn như thế! Em dâng lên Người tất cả mọi hy sinh mà em có thể nghĩ ra. Đôi khi em cũng không muốn chạy cho khỏi tất cả những người đó, (em có ý nói đến các người cứ theo tìm hỏi 3 em về việc Đức Mẹ hiện ra), chỉ vì muốn hy sinh mà thôi!
Nên nhớ rằng chỉ có duy Thiếu Nhi Fatima Phanxicô là không được nghe thấy Mẹ Maria nói gì trong suốt cả 6 lần Mẹ hiện ra với 3 em. Ngay cả lần đầu tiên, Phanxicô cũng không được thấy Mẹ, cho đến khi Phanxicô móc túi lấy tràng hạt ra lần. Cũng trong lần đầu này, Phanxicô được Mẹ cho biết là Phanxicô được lên Thiên Đàng, nhưng phải cầu kinh Mân Côi.
Phanxicô đã an ủi Chúa Giêsu bằng cách nào, nếu không phải thích sống âm thầm với Chúa, nhưng trong tay bao giờ cũng có chuỗi Kinh Mân Côi. Có một lần Lucia và Giaxinta đi tìm em, vì thoáng một cái đã chẳng thấy em đâu đang khi cả 3 chơi với nhau. Cuối cùng, Lucia và Giaxinta đã thấy Phanxicô trả lời tiếng kêu gọi “Phanxicô ở đâu vậy?” bằng việc giơ xâu chuỗi ra từ một bụi cây là nơi em đang nấp để âm thầm an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân (hidden Jesus) là Chúa Giêsu Thánh Thể của em. Như thế, ngay từ năm 1917, Thiếu Nhi Fatima Phanxicô đã thực hành “việc cầu kinh Mân Côi là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô” như ĐTCGPII dạy.