Chương Mười Năm 

TRÁI TIM MẸ ĐAU THƯƠNG

 

Vô Nhiễm Nguyên Tội là bản chất, là thực tại làm nên Trái Tim Mẹ, đến nỗi, nếu không có đặc ân này, Người không phải là Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa nữa, nếu không muốn nói, trên đời này sẽ không có Mẹ Maria nữa. Cũng thế, Đau Thương là đặc tính, là diện mạo của Trái Tim Mẹ, đến nỗi, có thể nói, nếu không có Đau Thương, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ khó có thể nhận thấy được.

 

Đức Kitô không có Thiên Tính th́ không thể là Đức Kitô thế nào, Mẹ Maria không Vô Nhiễm Nguyên Tội không phải là Mẹ Maria như vậy. Đức Kitô dù có Thiên Tính, “Đấng không biết đến tội” (2Cor 5:21), nếu không “trở nên tội lỗi” (2Cor 5:21), “dù là Con” (DT 5:8), nếu “không biết tuân phục nơi những ǵ phải chịu” (DT 5:8), và, “dù thân phận là Thiên Chúa” (Phil 2:6), nếu không “chết trên thập giá” (Phil 2:8), th́, Ngài chỉ là một “Kitô giả”, v́, Ngài sẽ không thể “kéo mọi sự lên cùng (Ngài)” (Gn 12:32),đúng như “Ư Đấng đă sai (Ngài) là (Ngài) không được làm hư những ǵ đă ban cho (Ngài)” (Gn 6:39). Cũng thế, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria không Đau Thương, trên thực tế, có thể nói, Trái Tim Mẹ hoàn toàn vô nghĩa, không cần phải Vô Nhiễm Nguyên Tội nữa.

 

Thật sự, theo Phúc Âm cũng như theo mạc khải tư ở Fatima, Trái Tim Mẹ, một Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội độc nhất vô nhị trên trần gian này, cũng chính là Trái Tim thật sự đă chịu Đau Thương.

 

Theo Phúc Âm, ông già Simeon đă chẳng nói với Mẹ Maria, khi Mẹ cùng với thánh Giuse, theo luật Moisen, dâng con trai đầu ḷng là Chúa Giêsu cho Thiên Chúa ở trong đền thánh Giêrusalem, rằng: “Con Trẻ này là duyên cớ cho nhiều người trong Israel bị vấp ngă cũng như được chỗi dậy, là dấu hiệu chống đối, c̣n chính bà sẽ bị lưỡi gươm đâm thâu, làm cho tâm tưởng của nhiều người được bộc lộ” (Lc 2:34-35).

 

Theo mạc khải tư ở Fatima, lần thứ nhất, ngày 13/6/1917, trong ánh sáng chiếu tỏa từ hai bàn tay x̣e ra của Đức Mẹ trước khi Người biến đi, 3 Thiếu Nhi Fatima đă được thấy, trước ḷng bàn tay phải của Mẹ, một Trái Tim đội ṿng gai nhọn đâm vào, Trái Tim mà, như chị Lucia sau này diễn tả cho vị truyền chị phải viết lại “tất cả mọi sự” (FILOW:150)“Chúng con hiểu rằng, đây là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

bị tội lỗi loài người làm tổn thương, cần phải được đền tạ” (FILOW:161).

 

Lần thứ hai, ngày 10/12/1925, để giữ đúng lời hứa từ ngày 13/7/1917 là Mẹ sẽ trở lại để xin thông công đền tạ Mẹ vào các Ngày Thứ Bảy đầu Tháng, Đức Mẹ đă cùng với Chúa Hài Đồng hiện ra với chị Lucia, bằng cử chỉ một tay Người đặt lên vai của chị, c̣n tay kia Người đưa cho chị xem một Trái Tim đội một ṿng gai nhọn.

 

Lần thứ ba, ngày 13/6/1929, cũng để giữ đúng lời Mẹ hứa ngày 13/7/1917 về việc Mẹ sẽ trở lại để xin dâng hiến nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Mẹ đă cùng với Chúa Giêsu tử giá hiện ra với chị Lucia, mà, theo chị diễn thuật lại th́: “Ở dưới cánh phải của thập giá có Đức Mẹ và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trong tay của Người. (Đó là Đức Mẹ Fatima cầm trong tay trái Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Người, trái tim không có lưỡi gươm hay hoa hồng, mà chỉ có triều thiên bằng gai và lửa” (FILOW:200).

 

Thế nhưng, đă được đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, đặc ân làm cho Mẹ không bị ảnh hưởng hay hậu quả ǵ do nguyên tội gây ra cho tất cả gịng dơi loài người, th́, làm sao đau thương lại là một hậu quả tất yếu của nguyên tội có thể chạm đến Trái Tim Mẹ được, có thể ảnh hưởng đến Trái Tim Mẹ được?

 

Nếu thực sự Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Đau Thương như thế th́ tại sao Đau Thương và Đau Thương như thế nào?

 

Phải, theo nguyên tắc, trong cấp trật ân sủng, v́ có trước mọi sự và mọi sự được dựng nên cho ḿnh, Mẹ Maria đáng lẽ không liên quan ǵ đến nguyên tội cả, thế nhưng, trên thực tế, trong thời gian, được sinh ra bởi gịng dơi loài người đă bị hư đi v́ nguyên tội, nếu không có ơn miễn trừ đặc biệt của Thiên Chúa, Mẹ Maria cũng nhiễm nguyên tội như thường. 

 

 Cũng thế, theo lư và ân sủng, với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria, chẳng những, về luân lư, không có đam mê, nhục dục, tính hư, nết xấu, mà c̣n, về bản chất, không cực khổ khi làm việc và đau thương trong đời sống, tuy nhiên, trên thực tế, v́ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là một đặc ân miễn trừ, dó đó, vào một lúc nào đó và v́ một lư do nào đó, Thiên Chúa không miễn trừ nữa, Mẹ Maria vẫn có thể chịu Đau Thương như thường.

 

Tuy tác dụng của đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi con người của Mẹ Maria và tác dụng của Thánh Sủng nơi con người của Kitô hữu, tuy giống nhau ở chỗ cũng là Ơn Thánh Hóa Mẹ cũng như Kitô hữu, song hoàn toàn khác hẳn nhau trong việc miễn trừ về phương diện tiêu cực gây ra bởi nguyên tội.

 

 Trường hợp của Kitô hữu, v́ đă nhiễm nguyên tội rồi mới được thánh hóa nhờ phép rửa, nên Thánh Sủng không hề miễn trừ cho họ khỏi mọi đam mê, nhục dục, tính hư, nết xấu theo bản tính tự nhiên, nghĩa là, họ vẫn c̣n khả năng phạm tội, đau khổ và chết.

 

 Trường hợp của Mẹ Maria, v́ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nghĩa là được thánh hóa ngay từ khi mới đầu thai, không hề biết đến nguyên tội là ǵ, do đó, theo ân sủng, con người Mẹ đă được miễn trừ khỏi mọi hậu quả của nguyên tội, không phải chịu tác hại bởi nguyên tội.

 

Tuy nhiên, “không phải chịu” không có nghĩa là không có khả năng chịu, v́ tự Mẹ, không phải như Chúa Giêsu, Đấng mà, với Thiên Tính, “Cha đă thánh hóa” (Gn 10:36)tự bẩm sinh, nên không thể chịu đau khổ và chịu chết, nếu chính Ngài “không tự ư bỏ nó (sự sống của Ngài) đi và có quyền bỏ nó đi” (Gn 10:18).

 

V́ c̣n có khả năng chịu Đau Thương như thế, khi không cần được miễn trừ nữa, theo ư muốn của Thiên Chúa, Mẹ vẫn có thể chịu Đau Thương như thường. Như trường hợp, nếu Chúa không miễn trừ nữa, tức không đặc biệt ǵn giữ nữa, Mẹ cũng đă chết như mọi người, mà, theo đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ đáng lẽ không phải chịu như vậy. Tuy nhiên, nguyên do việc chết của Mẹ, v́ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, đă không gây ra bởi tự nhiên, mà hoàn toàn bởi siêu nhiên, bởi ḷng mến Chúa, một ḷng mến Chúa đă lên đến tuyệt đỉnh, đến nỗi, nếu không c̣n sự nâng đỡ đặc biệt của ân sủng, sức loài người sẽ không thể chịu được nữa.

 

Ngoài ra, với đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, dù Mẹ không có xu hướng và mầm mống phạm tội, trên thực tế, Mẹ vẫn có thể phạm tội, như trường hợp của hai nguyên tổ khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, t́nh trạng mà phần hạ của các ngài vẫn c̣n lệ thuộc phần thượng của các ngài, đam mê chưa lấn át lư trí và ư chí. Mẹ vẫn có thể phạm tội là v́ Mẹ có tự do và ư riêng, nếu Mẹ không chịu bỏ ḿnh đi, bỏ sự sống của ḿnh đi.

 

Tuy cũng có tự do (x.Gn 10:18) và ư riêng (x.Mc 14:36), “giống anh em ḿnh mọi bề” (DT 2:17), Chúa Giêsu vẫn không thể “phạm tội” (DT 4:15), không thể làm trái với ư Cha là Đấng đă sai Ngài được, v́ Thiên Tính của Ngài, ngay từ lúc nhập thể, đă hoàn toàn thánh hóa và làm chủ nhân tính, dùng nhân tính như dấu hiệu để tỏ ḿnh ra và như bí tích để thông ḿnh ra cho thế gian.

 

Phần nhân tính của Chúa Kitô, tự bẩm sinh được kết hợp với Thiên Tính ngay từ ban đầu như thế, có thể so sánh, như vỏ với nhân của một “hạt lúa miến” (Gn 12:24)được gieo xuống đất là thế gian, một lớp vỏ mục nát đi do nhân nẩy mầm, (chứ không phải nhân chỉ nẩy mầm nếu hạt mục nát trước đă, bằng không, nhân không thể nẩy mầm). “Cha ơi, đă đến giờ rồi! Xin hăy tôn vinh Con Cha để Con Cha cũng được tôn vinh Cha” (Gn 17:1), không phải là một phát biểu chứng tỏ nhân (tượng trưng cho Thiên Tính) nẩy mầm (tượng trưng cho việc tỏ ḿnh ra của Thiên Tính) làm cho vỏ (tượng trưng cho nhân tính) mục nát đi (tượng trưng cho ảnh hưởng tuyệt đối của Thiên Tính là nhân nơi nhân tính là vỏ) hay sao?

 

Hạt Lúa Miến Thần Linh là Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, đó thực sự đă được Chúa Cha gieo xuống đất (tượng trưng cho thế gian nói chung và nhân tính nói riêng). Mẹ Maria chính là mảnh đất đă lănh nhận Hạt Lúa Miến Thần Linh này, và là một mảnh đất tốt duy nhất đă làm cho Hạt Giống này trổ sinh gấp trăm (x.Mt 13:23).

 

Dĩ nhiên, sự kết hợp giữa hạt giống và mảnh đất không thể nào mật thiết và duy nhất như sự kết hợp bẩm sinh giữa vỏ và nhân. Mẹ Maria được kết hợp với Chúa Giêsu, theo ân sủng, dù tới mức tuyệt đối, tới mức “gấp trăm”, hơn hết mọi thần thánh, mà mức độ ân sủng của các ngài, cao lắm, cũng chỉ “gấp sáu mươi” hay “ba mươi” mà thôi, Mẹ cũng không thể nào kết hợp với Chúa Giêsu một cách bẩm sinh như nhân tính của Ngài kết hợp với Thiên Tính của Ngài.

 

Do đó, hạt giống lệ thuộc vào đất trong việc nẩy sinh thế nào, Thánh Sủng nơi Kitô hữu cũng lệ thuộc vào bản tính tự nhiên của họ mà phát triển như vậy. Nếu bản tính của Kitô hữu càng là một mảnh đất tốt th́ Thánh Sủng càng phát triển tối đa tầm vóc thần linh viên măn của ḿnh; bằng không, không sớm th́ muộn, Thánh Sủng cũng sẽ bị chết đi, chứ không thể nào sống một cách èo uột hay ương ương dở dở được” (x.KH 3:16; Mt 12:30).

 

Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa nói với loài người trong những ngày sau hết này (x.DT 1:2), được gieo vào cung ḷng Mẹ Maria và hoàn toàn lệ thuộc vào Mẹ trong việc tỏ ḿnh và thông ḿnh ra của Ngài. Tuy nhiên, mảnh đất Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là một mảnh đất tuyệt hảo tốt, đă làm cho Lời Chúa gieo ở đó trổ sinh “gấp trăm”, nghĩa là, qua Mẹ Maria, Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô, đă có thể tỏ hết và thông hết Ḿnh ra, theo như ư định của Ngài.

 

V́ đất chủ động trong việc làm cho hạt giống trổ sinh nơi ḿnh thế nào, (để nhờ đó, đất cũng được nhờ hạt giống trổ sinh hoa trái theo), Mẹ Maria cũng có trách nhiệm gần như chủ động trong việc tiếp nhận và điều dưỡng Con Thiên Chúa làm người như vậy.

 

Thiên Chúa toàn quyền đă chọn mảnh đất Vô Nhiễm Nguyên Tội Maria để gieo Lời Thần Linh của Ngài. Để thực hiện điều này, Ngài đă sai sứ thần của Ngài đi gieo Tin Mừng Giêsu cho tạo vật đệ nhất diễm phúc trong hết mọi thụ tạo là Đức Maria. Thiên sứ đến, theo lời lẽ của ngài, không phải để hỏi ư kiến của Mẹ là việc Thiên Chúa gieo Lời của Ngài nơi Mẹ có được hay chăng? Bởi v́, ư Chúa đă muốn và giờ Chúa đă điểm, là Ngài làm, c̣n tạo vật của Ngài có chấp nhận việc làm hay không là điều khác, Ngài vẫn để họ tự do và toàn quyền quyết định.

 

Đối với trường hợp của Mẹ Maria, Mẹ đă Xin Vâng. Nhưng, để Xin Vâng, để làm hài ḷng Thiên Chúa chí tôn, vô cùng thiện hảo và chí ái, nếu nói ngược lại, để khỏi phật ḷng Thiên Chúa, khỏi xúc phạm đến Ngài v́ ḷng kính sợ Ngài cũng vậy, Mẹ Maria đă phải hoàn toàn “bỏ sự sống ḿnh” đi. Dầu sao, theo bản chất, việc bỏ sự sống của Mẹ này cũng là một Đau Khổ, tuy không bằng hay không giống như  Đau Khổ mà Chúa Kitô phải lănh nhận trong vườn cầu nguyện khi Ngài than lên: “Tâm thần của Thày buồn sầu đến chết mất” (Mc 14:34), “Cha ơi, nếu được, xin cất chén này cho Con” (Mc 14:36). Phải, đây là trường hợp Đau Thương thứ nhất Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ phải chịu.

 

Thế rồi, trong cuộc đời làm Mẹ Chúa Cứu Thế, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ c̣n chịu những trường hợp Đau Thương khác nữa. Như khi thấy Chúa bắt đầu đổ ra những giọt máu đầu tiên trong công cuộc cứu chuộc nhân loại qua phép cắt b́. Như khi thấy Chúa tể càn khôn phải lẩn trốn cuộc sát hại của Hêrôđê. Như khi Chúa là ánh sáng sự sống duy nhất của linh hồn ḿnh biến mất ba ngày liền trong đền thánh Giêrusalem. Như khi Chúa từ giă Mẹ sau 30 năm chung sống để ra đi hoàn tất ư Cha, Đấng đă sai Ngài. Như khi, nhất là, thấy Chúa là sự sống bị loài người yêu tối tăm hơn ánh sáng hành hạ và giết đi một cách vô cùng ô nhục và khốn nạn hơn cả một tội nhân kinh tởm nhất trên đời!

 

Theo mạch văn và ư văn của câu ông già Simeon nói, th́ “Con Trẻ này (chẳng những) là duyên cớ cho nhiều người trong Israel vấp ngă hay chỗi dậy, (mà c̣n làm cho) Bà sẽ bị lưỡi gươm đâm thâu” (Lc 2:35) là như thế.

 

Về việc chịu Đau Thương, Mẹ Maria không phải chịu cực h́nh và tử giá nơi thân xác như Chúa Kitô. Nhưng, chính v́ không c̣n ai yêu Chúa hơn Mẹ, không c̣n ai hiệp nhất với Chúa hơn Mẹ, không c̣n ai nhận biết Chúa hơn Mẹ, do đó, cũng không có ai Đau Thương hơn Mẹ trong công cuộc Đồng Công với Chúa để  cứu chuộc nhân loại như vậy.

 

Tất cả những ǵ Chúa Giêsu, Con chí tôn, chí ái của Mẹ chịu trên thân xác, th́ Mẹ chịu trong ḷng yêu của Mẹ, trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Đau Thương mà Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ chịu cùng với Chúa Giêsu ấy, c̣n cả thể và mênh mông hơn tất cả mọi khốn khổ của nhân loại, nhất là của các thánh tử đạo, từ khi hai nguyên tổ sa ngă cho đến tận thế hợp lại.

 

Chính nhờ Vô Nhiễm Nguyên Tội mà Mẹ Maria đă có thể chịu được hết mọi Đau Thương đến cùng tột vượt ngoài sức chịu đựng tự nhiên của bản tính nhân loại như thế, để có thể tái sinh nhân loại vào sự sống đời đời là Chúa Kitô, Đấng “là sự sống lại và là sự sống” (Gn 11:25) của họ và cho họ.

 

 Ngược lại, cũng chính v́ Đau Thương hầu như vô cùng đối với bản tính nhân loại này nơi Mẹ, mà Trái Tim Mẹ đă thật sự và hoàn toàn là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội. 

 

Cho đến nay, mặc dầu Mẹ đă được Mông Triệu cả hồn lẫn xác, không c̣n Đau Thương như khi c̣n sống ở trên thế gian nữa, thế mà, theo mạc khải ở Fatima, với chị Lucia, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ vẫn c̣n Đau Thương, Đau Thương v́ tội lỗi của loài người hằng giây hằng phút xúc phạm đến Chúa cũng như đến chính Mẹ, Người Mẹ đă yêu họ hơn chính ḿnh và mạng sống ḿnh là Chúa Kitô, khi hiến dâng Ngài làm của lễ đền bồi t́nh yêu nhưng không và phép công thẳng vô cùng của Thiên Chúa đối với họ.

 

Phải, chỉ khi nào Mẹ hết yêu Thiên Chúa và thương nhân loại, bấy giờ Mẹ mới hết Đau Thương. Chính T́nh Yêu đă làm Mẹ Đau Thương.

 

Khi c̣n sống trên trần gian, cũng chỉ v́ yêu Chúa và nhân loại, Mẹ đă thực sự cảm nghiệm được Đau Thương ngay nơi bản thân của Mẹ. Ngày nay, tuy Mẹ không c̣n thực sự cảm nghiệm thấy Đau Thương một cách cụ thể như khi c̣n ở trên trần gian, nhưng, v́ yêu Chúa và nhân loại, Mẹ đă tỏ ra cho nhân loại thấy rằng Mẹ vẫn Đau Thương.

 

Thật vậy, “của ở đâu, ḷng ở đó” (Mt 6:21). Nếu Mẹ yêu con cái Mẹ nói riêng và loài người nói chung, th́ ḷng Mẹ, Trái Tim Mẹ cũng ở đó với họ. Mà, họ c̣n ở trên thế gian, nơi lưu đày xa Chúa này, nơi họ c̣n có thể xúc phạm đến Chúa này, th́, dù Mẹ có đang ở trên Thiên Đàng đi nữa, ḷng Mẹ, Trái Tim Mẹ, một cách siêu linh và thiêng liêng cũng vẫn c̣n ở với họ, vẫn không rời bỏ họ là những ǵ Thiên Chúa đă ban cho Mẹ cùng với Chúa Giêsu.

 

Do đó, khi loài người nói chung và con cái Mẹ nói riêng không nhận biết Mẹ và yêu mến Mẹ, Đấng thật sự là Mẹ của họ, Đấng đă sinh Chúa Giêsu cho họ và sinh họ cho Chúa Giêsu trong Ơn Thánh, Đấng hằng ở cùng họ và hằng cứu giúp họ, trái lại, c̣n vô ơn xúc phạm đến Mẹ, c̣n phạm thượng đến Mẹ, th́ Trái Tim Mẹ hằng yêu thương họ và hằng ở với họ phải chịu Đau Thương một cách siêu linh và thiêng liêng (hợp với thể

thức Mẹ ở với họ) là chừng nào.

 

Trái Tim Đau Thương của Mẹ Maria, như chị Lucia thị kiến ba lần, được biểu hiệu bằng Trái Tim đội mạo gai. Gai đâm vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ đây, theo như Đức Mẹ cắt nghĩa cho chị vào ngày 10/12/1925: “Hỡi con gái của Mẹ, hăy nh́n vào Trái Tim Mẹ đây bị ṿng gai quấn chung quanh do những kẻ vong ân đâm vào từng giây từng phút bằng những tội phạm thượng và bội bạc của họ” (FILOW:195). 

 

Phải, Trái Tim Mẹ Đau Thương hiện nay là do hai tội: “phạm thượng” và “bội bạc” của chính “những kẻ vong ân”.

 

“Những kẻ vong ân” đây, theo ư của Mẹ, là thành phần nào, nếu không phải là những kẻ đă được ơn mà không để ư đến ơn của Mẹ hay có biết cũng không đền đáp cho xứng đáng. Phải chăng họ là những người con của Mẹ, những người mệnh danh Kitô hữu, chi thể của Chúa Kitô, Đấng mà Mẹ đă sinh ra cho họ và đă hy hiến Ngài để họ được sống đời đời.

 

Thế mà, họ chẳng những không nhận biết Mẹ của họ, không yêu mến đền đáp Mẹ của họ, trái lại, “bội bạc” th́ chớ, họ lại c̣n vào phe với kẻ thù là Satan đả kích Mẹ, hạ bệ Mẹ, lăng nhục Mẹ v.v. bao nhiêu có thể, hết cách có thể, bằng những lời lộng ngôn “phạm thượng” đến Mẹ, Đấng mà chính Thiên Chúa đă nâng lên, đă tôn vinh, đă ban chính Ḿnh Ngài cho Mẹ, đă trở nên Con của Mẹ.

 

Tội lộng ngộn “phạm thượng” đến Mẹ của “những kẻ vong ân” đây, như Chúa Giêsu thầm tỏ cho chị Lucia biết vào đêm 29 rạng 30 tháng 5 năm 1930 (LS:238), có thể được tỏ ra qua 5 h́nh thức cụ thể sau đây:

 

1.- Lộng ngôn phạm đến Việc Đầu Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ; 

2.- Lộng ngôn phạm đến Đức Đồng Trinh của Mẹ; 

3.- Lộng ngôn phạm đến Chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Nhân Loại của Mẹ; 

4.- Công khai gieo rắc vào ḷng các thiếu nhi sự thờ ơ, dể duôi và thù ghết Mẹ Vô Nhiễm;

5.- Trực tiếp lăng nhục ảnh tượng Mẹ.

 

“Những kẻ vong ân” có biết chăng, khi họ khinh Mẹ là họ khinh Chúa, khi họ lăng nhục Mẹ là họ lăng nhục Mẹ Thiên Chúa, khi họ phạm đến Mẹ là phạm đến chính Thiên Chúa.

 

Trái Tim Mẹ Đau Thương không phải v́ chính Mẹ bị xúc phạm cho bằng v́ Thiên Chúa qua Mẹ đă bị xúc phạm. Lời kêu gọi Đau Thương cuối cùng của Mẹ tại Fatima là ǵ, nếu không phải là: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi” (FILOW:168).