Chương Mười
Bảy
TRÁI TIM MẸ CỨU RỖI.
Nếu “Vô Nhiễm Nguyên Tội”
là bản chất của Trái Tim Mẹ và “Đau Thương”
là đặc tính của Trái Tim Mẹ, thì “Cứu Rỗi”
là sứ mệnh của Trái Tim Mẹ.
Với đặc ân Vô
Nhiễm Nguyên Tội, Trái Tim Mẹ không phải chịu Đau
Thương cũng được, song vẫn không thể
nào không Cứu Rỗi. Truyền giáo tuy không phải là Giáo Hội,
làm nên Giáo Hội, thế nhưng, nếu không truyền
giáo, Giáo Hội không phải là Giáo Hội của Chúa Kitô
nữa. Cũng thế, Cứu Rỗi tuy không phải là
chính bản chất của Trái Tim Me, làm nên Trái Tim Mẹ như
đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, nhưng, nếu không
Cứu Rỗi, Trái Tim Mẹ sẽ không phải là Trái Tim
Mẹ nữa, hay, nói cách khác, Mẹ Maria không phải
là Mẹ Maria nữa.
Vào lần hiện ra thứ
ba, ngày 13/7/1917, sau khi cho 3 Thiếu Nhi Fatima xem thấy hỏa
ngục, Mẹ nói với các em: “Các con vừa trông thấy
hỏa ngục, nơi các linh hồn đáng thương rơi
vào. Để cứu họ, Thiên Chúa thiết lập trên
thế giới lòng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Tôi Mẹ.
Nếu điều Ta nói với các con được
thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được
cứu rỗi và sẽ có bình an” (FILOW:162).
Thật vậy,
Trái Tim Mẹ có công, có
quyền và có cách cứu rỗi chung loài người cũng
như riêng từng người.
TRÁI TIM MẸ CÓ CÔNG
CỨU RỖI.
Thật ra, nếu không có Chúa
Giêsu Kitô, “Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và
nhân loại” (1Tim 2:5), chính bản thân, Mẹ còn chưa cứu
được mình, huống chi là nhân loại. Thế nhưng,
cũng chính vì Chúa Giêsu mà Mẹ có. Nên, trong Chúa Giêsu, Con
Mẹ, Mẹ đã được Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội đã làm Mẹ đầy
Thiên Chúa ngay từ khi được đầu thai trong lòng
mẹ của mình. Tất cả mọi việc Mẹ Vô
Nhiễm Nguyên Tội làm, liên lỉ tăng lên, theo kiểu
nói của Chúa Giêsu, “gấp trăm” (Mt 13:23).
Chẳng hạn, ngay giây phút đầu
tiên trong đời, nghĩa là, ngay từ lúc linh hồn của
Mẹ được Thiên Chúa phú nhập vào thân xác của
Mẹ, Mẹ “đầy ơn phúc” ở mức độ
vượt trên mọi bậc thần thánh hợp lại.
Thí dụ, mức độ “đầy ơn phúc” của
tất cả mọi thần thánh hợp lại, (nếu
các thánh không “đầy ơn phúc” theo ơn gọi của
mình, các ngài đã không phải là thánh, đã không có khả
năng để hưởng Thiên Nhan Chúa đời đời
ở trên trời), là 1, thì mức độ “đầy ơn
phúc” của Mẹ là 100.
Vì Mẹ “đầy ơn phúc”
ngay từ ban đầu, chứ không phải vào lúc kết
thúc cuộc đời như trường hợp các thánh,
do đó, mỗi hơi thở của lồng ngực
Mẹ, mỗi nhịp đập của con tim Mẹ, mỗi
cử động của thân mình Mẹ, mỗi ý nghĩ
trong đầu của Mẹ, mỗi ước muốn
trong lòng của Mẹ v.v. đều chứa đầy
Thiên Chúa, đều tràn đầy trọn
lành. Đến nỗi, có
thể so sánh, nếu ơn phúc nơi các thánh tăng theo
cấp số cộng, như từ 1 đến 2, 2 đến
4, 4 đến 8, 8 đến 16, 16 đến 32 v.v. thì mức
độ “đầy ơn phúc” không bao giờ suy giảm
của Mẹ khi còn sống
trên đời sẽ tăng
lên vòn vọt, theo cấp số nhân, như từ 100 đến
10.000, từ 10.000 đến 100.000.000 v.v. Cứ
thế, mức độ “đầy
ơn phúc” của Mẹ tăng tới mức mà, nếu không
có Thiên Chúa làm phép lạ đặc biệt nâng đỡ một
cách phi thường thì Mẹ đã chết bất cứ lúc
nào rồi vậy.
Đằng này, Mẹ
chẳng những không chết, trái lại, mức độ
“đầy ơn phúc”, đầy Thiên Chúa, Đấng “ở
cùng Mẹ” (Lc 1:28), từ linh hồn Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ lại trào ra cả thân xác Trinh Nguyên của Mẹ,
làm cho Mẹ “thụ thai và hạ sinh ... Con Đấng
Tối Cao” (Lc 1:32).
Thế rồi, mức độ
“đầy ơn phúc”, đầy Thiên Chúa của Mẹ
tiếp tục tràn sang cho Giáo Hội, nhiệm thể của
Chúa Giêsu Kitô, thành phần “được Thiên Chúa tiền định”
(Rm 8:29), được Chúa Giêsu cầu nguyện cho trong
bữa tiệc ly (x.Gn 17:20), khi Mẹ đứng bên
thập giá Con Mẹ để chính thức nhận lãnh sứ
mệnh làm Mẹ của Giáo Hội (x.Gn 19: 26).
Chưa hết, mức độ
“đầy ơn phúc” của Mẹ, qua Giáo Hội, con dâu của
Mẹ, nhiệm thể Con Trai duy nhất của
Mẹ, còn tràn ra cho cả
thế gian, cho đến tận cùng bờ cõi trái đất,
từ khi Mẹ hiện diện với các thánh tông đồ,
để, nhờ Mẹ, các ngài lãnh nhận Chúa Thánh
Thần, Đấng mà, như thánh Louis Maria Grignion De Monfort
cho rằng, càng trở nên linh hoạt hơn trong việc
tái sinh Chúa Kitô nơi nào có sự hiện diện của
Mẹ (TDTM:20), hầu có thể làm chứng cho Chúa Kitô (x.TĐCV
1:8).
Mẹ Maria có công cứu rỗi
hay Trái Tim Mẹ có công cứu rỗi cũng vậy, là ở
những điều sau đây:
- Thứ nhất, Mẹ
xuất hiện trên trần gian chỉ sau khi loài người
sa ngã, cho dù trong lãnh vực ân sủng và trong
thượng trí của Thiên
Chúa, Mẹ đã có trước tất cả mọi
sự và mọi người.
- Thứ hai, Mẹ được
đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội vì, theo thời gian,
Mẹ xuất thân từ loài người, mang bản tính đã
bị hư đi bởi nguyên tội, theo tự nhiên, đáng
lẽ Mẹ cũng phải nhiễm lây như mọi người.
- Thứ ba, Mẹ được
đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội tức là Mẹ đã
được cứu, do đó, sống trên trần gian, cuộc
sống của Mẹ không phải để lập công đền
tội cho mình nữa, mà chỉ để lập công cứu
độ đồng loại của mình
mà thôi.
- Thứ bốn, Mẹ đã
lập công cứu rỗi loài người bằng chính nhân
tính mà Mẹ đã lãnh nhận từ loài người, nhân
tính đã được Thiên Chúa thánh hóa ngay từ lúc đầu
thai trong lòng mẹ.
- Thứ năm, Mẹ đã
lập công cứu rỗi loài người bằng chính nhân
tính đã được Thiên Chúa thánh hóa ngay từ lúc đầu
thai, ở chỗ, linh hồn “đầy ơn phúc” của
Mẹ đã hoàn toàn “Xin Vâng” tất cả những gì Thiên
Chúa muốn cho đến cùng, cho đến khi “đứng
dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Gn 19:25), và thân xác Trinh
Nguyên Mẹ đã “thụ thai và hạ sinh...Con Đấng
Tối Cao” (Lc 1:31-32), Đấng đã “hiến mạng
sống mình (được sinh ra bởi Mẹ) làm giá chuộc
nhân loại” (1Tim 2:6).
TRÁI TIM MẸ CÓ QUYỀN
CỨU RỖI.
Trái Tim Mẹ có quyền cứu
rỗi không phải như trường hợp của Chúa
Kitô, Con Mẹ, hay trường hợp của các linh mục,
thừa tác viên có chức thánh của Ngài. Trái Tim Mẹ có
quyền cứu rỗi đây là do ân sủng Mẹ có trước
mặt Chúa và bởi công Mẹ lập được cùng với
Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Chúa Kitô chẳng những có
quyền cứu rỗi mà còn có sứ mệnh cứu rỗi
nữa. Chúa Kitô có sứ mệnh cứu rỗi, ở chỗ:
“Ý của Đấng đã sai Ta là Ta không được
làm mất đi sự gì Ngài đã ban cho Ta, mà lại
phải làm cho nó sống lại trong ngày sau hết” (Gn 6:39).
Chúa Kitô có quyền cứu rỗi: “Ta là mục tử
tốt lành, Ta biết chiên Ta
và chiên Ta biết Ta như Cha
biết Ta và Ta biết Cha Ta, Ta hiến mạng sống vì
chiên... Không ai lấy mạng của Ta được, Ta
tự bỏ nó đi, Ta có quyền bỏ nó đi, cũng
như có quyền lấy nó lại” (Gn 10:14-15,18).
Với quyền cứu rỗi
trong tay, Ngài đã thực hiện việc cứu rỗi
bằng cách “vâng phục nơi những gì Ngài chịu” (DT
5:8), “cho dù chết trên thập giá” (Phil 2:8). “Cha đã ban cho
Người (Con) được quyền trên loài người,
để Người ban sự sống đời đời
cho những kẻ Cha đã ban cho Người” (Gn 17:2) là như
thế.
Với quyền cứu rỗi
trong tay, nhất là sau khi thực hiện việc cứu rỗi
bằng tử giá, Chúa Kitô đã thực hiện việc ban
ơn cứu rỗi cho loài người cho đến
tận cùng trái đất và cho đến khi Ngài lại đến,
khi sai các tông đồ đi “thâu nạp môn đồ
khắp thế gian, rửa tội cho họ nhân Danh Cha, và
Con và Thánh Thần. Dạy họ giữ mọi điều
Thày đã truyền cho các con” (Mt 28:18-20).
Giáo Hội nói chung và các thừa
tác viên cử hành mầu nhiệm thánh, “mầu nhiệm của
Thiên Chúa là Chúa Kitô” (Col 2:2), được tham dự vào
quyền cứu rỗi của Chúa Kitô khi Ngài ban cho các tông đồ
Thánh Linh
của Ngài, qua hơi thở
phục sinh Ngài thổi trên các vị: “Hãy nhận lấy
Thánh Linh. Các con tha tội cho ai thì tội
người ấy được
tha; các con cầm tội ai thì tội người ấy bị
cầm buộc” (Gn 20 :22-23), và khi Ngài sai các vị đi:
“Thày được toàn quyền trên trời dưới đất,
vậy các con hãy đi...” (Mt 28:18-19).
Trong khi Chúa Kitô có quyền cứu
rỗi là do bản tính của Ngài, và các thừa tác viên chính
thức của Ngài có quyền cứu rỗi là vì, qua bí tích
truyền chức thánh, được trao cho sứ
mệnh ban phát ơn cứu rỗi của Ngài, thì, Mẹ
Maria, như đã nói ở trên, có quyền cứu rỗi là
do “được ân sủng trước mặt Chúa” (Lc 1:30),
tức có thế
trước mặt Chúa, và bởi
công Mẹ lập được cùng với Chúa Giêsu, Con
Mẹ.
Mẹ Maria có quyền cứu
rỗi là do ưu thế của Mẹ trước mặt
Chúa.
Phải, tình trạng “đầy
ơn phúc” nơi Mẹ Maria, như đã nói từ đầu,
Mẹ chỉ có trong Ngôi Lời nhập thể là Chúa Giêsu
Kitô, Con Mẹ mà thôi, Đấng mà “mọi sự được
dựng nên trong Người... nhờ Người và cho Người”
(Col 1:16). Nếu mọi sự đã được
dựng nên “nhờ Người và cho Người” thế
nào, thì, cũng “nhờ Người và cho Người” mà chúng
được cứu rỗi như vậy. Vì, “Cha yêu họ
cũng như yêu Con” (Gn 17:23), chỉ khi nào Thiên Chúa không yêu
Con Mình nữa, Ngài mới không yêu những gì Ngài đã
dựng nên cho Con Mình mà thôi.
Không phải hay sao, ngay sau khi
hai nguyên tổ ngang nhiên phạm tội mất lòng Chúa, sau đó
chẳng những hai nguyên tổ không biết tự thú và
tự hạ xin Chúa thứ tha, lại còn chạy tội
bằng cách đổ lỗi cho nhau, Thiên Chúa
đã chẳng tự động
hứa cứu rỗi con người đó sao, qua lời
lên án con cựu xà Satan là hắn sẽ bị “đạp
nát đầu” (STK 3:15).
Mẹ Maria được đặc
ân Vô Nhiễm Nguyên Tội là gì, nếu không phải được
Thiên Chúa yêu thương hơn hết mọi sự Ngài
tạo dựng nên cho Mình là Ngôi Lời, Con Duy Nhất của
Ngài. Thiên Chúa đã chẳng yêu Mẹ hơn hết mọi
sự là gì, khi ban chính Mình Ngài là Ngôi Lời nhập thể
cho Mẹ.
Một khi được
Thiên Chúa yêu thương như thế, Mẹ Maria tự
nhiên đã có thế giá trước mặt Chúa lắm rồi.
Huống chi, trong đời sống trần gian của
Mẹ, Mẹ lại hết lòng, hết sức, hết trí
khôn, hết linh hồn đáp lại lòng yêu của Chúa đối
với Mẹ. Đến nỗi, Chúa có thể nói về
Mẹ như nói về Chúa Kitô sau khi Chúa Kitô được
rửa tội ở sông Giọcđan và đang khi Người
biến hình trên nơi cao là: “Người là Con Ta yêu
dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng” (Mt 3:17,17:5).
Như thế, thử hỏi,
Mẹ muốn gì mà không được, Mẹ xin gì Thiên Chúa
không cho, nhất là xin những sự có lợi cho Chúa, cho
vinh quang của Chúa, như ơn cứu rỗi đời đời
cho chung nhân loại hay cho riêng một linh hồn nào đó.
Thiên Chúa yêu Mẹ, chẳng
những vì Mẹ là tạo vật Chúa yêu trên hết mọi
sự theo lòng yêu nhưng không của Ngài đối với
Mẹ, mà còn bởi công nghiệp của Mẹ lập được
cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu, ở chỗ, Mẹ không
bao giờ từ chối Chúa điều gì, liên lỉ
hiệp nhất với Chúa qua lời “Xin Vâng” tuyệt đối
trọn hảo. Bởi thế, Thiên Chúa làm sao lại không
vì Mẹ, “nể” Mẹ, yêu Mẹ mà thực hiện mọi
sự như ý Mẹ muốn, dù “chưa đến giờ”
(Gn 2:4) của Ngài, như Ngài đã làm cho nước lã thành
rượu ngon ở tiệc cưới Cana theo lời
Mẹ xin khi Mẹ thấy tiệc hết rượu.
TRÁI TIM MẸ CÓ CÁCH
CỨU RỖI.
Mẹ Maria chẳng những
có công cứu rỗi, có quyền cứu rỗi, lại còn
có cả cách cứu rỗi nữa.
Thật thế, dù Mẹ có
quyền cứu rỗi trước mặt Chúa đi
nữa, nếu Mẹ không có cách cứu rỗi cho con người,
“giờ của Chúa” chắc là sẽ mãi mãi “chưa tới”,
vẫn biết là Ngài làm gì cũng được khi tới
giờ của Ngài. Tại tiệc cưới Cana, sau khi
Mẹ đã xin Chúa làm phép lạ qua lời nhắc khéo Chúa:
“Họ hết rượu rồi” (Gn 2:3),
nếu Mẹ không tiếp tục
làm thêm một việc nữa, đó là nhắc nhở các người
giúp tiệc cưới là “Ngài bảo gì, qúi vị hãy làm
theo như vậy” (Gn 2:5), thì “rượu hết” vẫn là
“hết rượu”, làm sao có được “rượu
ngon sao lại để đến bây giờ” (Gn 2:10).
Nếu Tình Yêu là bản tính
sống động của Thiên Chúa (x.Gn 4:8,16) thì Tình Thương
chính là bản tính của Mẹ Maria. Thiên Chúa đã tỏ
Tình Yêu của Ngài qua Chúa Giêsu Kitô thế nào, Ngài cũng tỏ
Tình Thương của Ngài qua Mẹ Maria như vậy.
Nếu định nghĩa Chúa Giêsu là Tình Yêu say điên của
Thiên Chúa đối với nhân loại thì Mẹ Maria là Tình
Thương vô biên của Thiên Chúa đối với loài người.
Tình Yêu đòi hỏi (hay có
khuynh hướng) bình đẳng và nên một. “Ngôi Lời
đã hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Gn
1:14) không phải là hành động Thiên Chúa muốn trở
nên bình đẳng với con người là gì, và, cũng nhờ
hành động nhập thể này của Ngài, bản tính của
con người đã được thánh hóa để có
thể bình đẳng
với Ngài trên phương
diện siêu nhiên mà hiệp thông với Ngài! “Con ban cho họ
vinh hiển Cha đã ban cho Con để họ được
nên một như Chúng Ta là một” (Gn 17:22) không phải là
hành động Thiên Chúa muốn nên một
với con người hay sao!
Tình Thương đòi hỏi
(hay có khuynh hướng) thông cảm và ban phát. Mẹ Maria đã
không thông cảm với con người là gì, qua những
lần hiện ra với họ, Mẹ tỏ ra đau khổ
với họ và vì họ, như Mẹ vừa chảy nước
mắt vừa than thở với Melanie Mathieu, 14 tuổi, và
Maximin Giraud, 11 tuổi, ở La Salette vào ngày Thứ Bảy
19/9/1846:
“Hỡi các con của Mẹ,
hãy đến đây với Mẹ. Đừng sợ.
Mẹ hiện diện nơi đây để cho các con
biết một điều tối hệ trọng. Nếu
dân của mẹ không chịu nghe lời, Mẹ sẽ đành
phải buông cánh tay Con Mẹ ra. Cánh tay Người đè
nặng đến nỗi Mẹ dường như không
thể nào ngăn cản được nữa. Mẹ còn
phải chịu đau khổ vì các con cho đến bao giờ!
Sở dĩ Con Mẹ chưa trừng trị các con là vì
Mẹ không ngừng năn nỉ Người. Thế mà các
con có lưu tâm đến điều đó đâu. Dù trong tương
lai các con có cầu hay đến đâu, có xử đẹp
đến mấy đi nữa, các con cũng không thể
nào bù đắp cho Mẹ những gì Mẹ đã chịu đựng
vì các con” (AWCWTS:93)
Tình Thương đòi hỏi
thông cảm và ban phát. Mẹ Maria đã không ban phát cho nhân
loại những gì họ thiếu thốn và cần
thiết để được cứu rỗi là gì, khi
chỉ cho họ các cách thức phải làm, như đọc
kinh Mân Côi cho thánh Đaminh, đọc lời nguyện sau mỗi
chục kinh cho 3 Thiếu Nhi Fatima, thậm chí Mẹ còn sáng
kiến và bảo
làm ra các đồ vật hay
nơi chốn để qua đó Mẹ có thể ban ơn
cho loài người, như Áo Đức Bà Carmêlô cho thánh
Simon Stock, Ảnh Đức Bà Vô Nhiễm Thai cho thánh Catarina
Labuarê, hay các Đền Thờ Kính Mẹ ở Guadalup, ở
Lộ Đức, ở Fatima.
Trước thánh nhan Thiên Chúa ở
trên trời, Mẹ vốn có quyền cứu rỗi loài người
rồi. Thế nhưng, phải làm sao cho nhân loại có
thể lãnh nhận ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa, Đấng
“muốn mọi người được cứu rỗi
và nhận biết chân lý” (1Tim 2:4), hằng muốn và
chỉ muốn ban cho họ khi họ tỏ ý muốn
chấp nhận ơn ấy. Đó là lý do Mẹ đã
nhiều lần từ trời hiện xuống với con
cái của Mẹ. Mẹ hiện xuống với con cái
Mẹ là để làm cho họ có thể chấp nhận ơn
cứu rỗi Thiên Chúa muốn ban cho họ.
Thật ra, từ trời cao,
Mẹ vẫn có thể ban ơn cho con cái của Mẹ trên
trần gian, không cần Mẹ phải đích thân
hiện xuống với họ
như Mẹ đã từng làm. Tuy nhiên, để loài người
có thể nhận thấy Mẹ yêu thương họ là dường
nào, và để họ dễ tin vào Mẹ hơn, nhờ đó,
lời Mẹ khuyên dạy hay nài xin họ sẽ được
họ đáp ứng mau chóng và tha thiết hơn, Mẹ đã
thực sự tỏ mình ra với loài người, qua một
số linh hồn ưu tuyển của Mẹ.
Số linh hồn ưu
tuyển được Mẹ hiện ra này, như chị
thánh Catarina Labuarê năm 1830 ở Paris, như chị thánh
Bernadetta năm 1858 ở Lộ Đức, hay như 3
Thiếu Nhi Lucia, Phanxicô và Giaxinta ở Fatima năm 1917, cùng
với những người tin vào Mẹ qua các linh hồn ưu
tuyển này, chẳng khác nào như các người giúp
việc cho bữa tiệc cưới ở Cana xưa, đã
biết nghe theo lời Mẹ dặn “Người bảo
làm gì qúi vị hãy làm như vậy”, nhờ đó, thế
giới vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ.
Thật ra, tự việc làm
của những linh hồn ưu tuyển này trong việc đáp
ứng đúng như lời Mẹ dạy, tự chúng không
thể nào cứu được thế giới như
vậy. Cũng như tự nước lã thiên nhiên không
thể nào tẩy hết nguyên tội của một
con trẻ sơ sinh thế
nào, nếu nó không được tác nhân có thẩm quyền
sử dụng với Lời Truyền Thần Linh: “Ta tha tội
cho con nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”. Phải, chính lời
của Mẹ, Đấng có quyền cứu rỗi trước
mặt Chúa, qua các linh hồn ưu tuyển này đã
thực sự giải cứu thế gian cho đến bây
giờ.
Nếu Lazarô chết bốn
ngày không thể nào tỏ ra tin vào Chúa “là Sự Sống
Lại và là Sự Sống” (Gn 11:25) mà vẫn được
Chúa Giêsu làm cho sống lại và ra khỏi mồ, phải
chăng là vì chị của anh là Matta đã tuyên tín thay cho
anh ta. Trong việc cứu rỗi thế gian cũng
vậy, Mẹ cũng sẽ dùng một số linh hồn
con cưng của Mẹ, dù được Mẹ trực
tiếp hiện ra hay không, miễn là nhận biết và yêu
mến Mẹ, bằng việc thực hành những điều
Mẹ nhắn nhủ.
Ở Fatima, để cứu
rỗi các linh hồn, Mẹ đã nói rõ với chung 3
Thiếu Nhi Fatima và riêng chị Lucia sau này là: hy sinh và tôn sùng
Trái Tim Mẹ.
- Hy sinh: “Hãy cầu nguyện,
cầu nguyện thật nhiều, và hãy hy sinh cho các tội
nhân; bởi nhiều linh hồn phải sa hỏa ngục
vì không có ai hy sinh và cầu cho họ” (FILOW:167). Ngoài ra, hy
sinh cũng còn để đền tạ Thánh Tâm Chúa và
Khiết Tâm Mẹ nữa, nhờ đó, Mẹ sẽ cứu
các tội nhân đã xúc phạm đến Mẹ: “Các con có
muốn dâng mình cho Thiên Chúa để chịu đựng
tất cả mọi đau khổ Ngài sẽ gửi đến
cho các con như một việc đền tạ tội lỗi
Ngài đã bị xúc phạm và một lời nguyện
cầu cho tội nhân ăn năn trở lại” (FILOW:158).
- Tôn Sùng Trái Tim Mẹ: “Để
cứu họ (các linh hồn đáng thương sa hỏa
ngục), Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế gian
sự tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” (FILOW:162).
Ngoài ra, tôn sùng Trái Tim Mẹ còn ở tại việc đền
tạ Trái Tim Mẹ: “Ít là con hãy an ủi Mẹ, Mẹ hứa
sẽ phù hộ với những ơn cần thiết để
được cứu rỗi trong giờ lâm tử
những ai giữ 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liên
tiếp ...với ý đền tạ Mẹ” (FILOW:195).
Như thế,
Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mẹ Maria là Bí Tích Mầu Nhiệm Cứu Rỗi Trần
Gian.
Muốn lãnh nhận cũng như
ban phát bí tích cứu rỗi mầu nhiệm này, con người
cần phải tôn sùng Mẹ qua việc nhận biết và
yêu mến Mẹ, được tỏ ra bằng cách
cử hành Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng kính Mẹ và đền
tạ Mẹ như Mẹ đã chỉ dạy cho chị
Lucia.