Thiên Chúa - Mạc Khải Thần Linh

 

Thoạt tiên, nếu để ư theo dơi kỹ lưỡng lời truyền tin của Tổng Thần Gabiên, chúng ta thấy, theo thứ tự của bài tŕnh thuật Phúc Âm về biến cố Truyền Tin này, xuất hiện Thiên Chúa Ba Ngôi: trước hết là Thiên Chúa Ngôi Cha: "Vui lên! Hỡi Đầy ơn phúc! Chúa ở cùng người!"; sau đó là Thiên Chúa Ngôi Con: “Và này, nơi ḷng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con, và người sẽ gọi tên Ngài là Yêsu”; và sau cùng là Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi Ba: “"Thánh thần sẽ đến trên người, và quyến năng Đấng Tối cao trên người rợp bóng”. Căn cứ vào diễn tiến trên, chúng ta có thể tóm gọn như sau: Thiên Chúa ở cùng Mẹ Maria, đến độ hóa thành nhục thể như một mầm sống Giêsu trong cả thân xác của Mẹ, khi bao phủ Mẹ bằng quyền năng Thánh Thần của Ngài.

 

Chúa “ở cùng” Mẹ Maria

 

Trước hết, Thiên Chúa Ngôi Cha “ở cùng” Mẹ Maria. Ngài “ở cùng” linh hồn của Mẹ chứ không phải “ở cùng” thân xác của Mẹ trước khi biến cố “Lời hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) xẩy ra về thể lư trong cung dạ của Mẹ, và Ngài “ở cùng” linh hồn Mẹ ngay giây phút Mẹ được hoài thai trong ḷng mẫu thân Anna của Mẹ. Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa “ở cùng” Mẹ Maria theo hai ư nghĩa trên đây quả thực liên quan mật thiết đến đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, một đặc ân được Giáo Hội tuyên tín ngày 8/12/1854 bởi Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX. Theo huấn quyền về đặc ân này th́ ngay từ giây phút được hoài thai trong ḷng mẫu thân, Mẹ Maria 1- đă được Thiên Chúa ǵn giữ cho khỏi nguyên tội, bằng cách Ngài cho Mẹ 2- được hưởng trước ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ.

 

Tuy nhiên, mầu nhiệm “Chúa ở cùng” Mẹ Maria không phải chỉ liên quan tới đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, đặc ân về t́nh trạng tâm hồn Mẹ đă được Thiên Chúa ǵn giữ cho khỏi nguyên tội và nhờ đó Mẹ không nhiễm lây một t́ vết nào của nguyên tội, nghĩa là, về tâm lư và luân lư, Mẹ không có đam mê nhục dục, không có bất cứ một tính mê nết xấu nào, và về thể lư, Mẹ không phải mang nặng đẻ đau cũng như không phải chịu bất kỳ một đau khổ thể lư nào trong cuộc đời và cuối cùng thân xác của Mẹ không phải trở về với bụi tro như tất cả mọi người được sinh ra với một bản tính đă bị băng hoại bởi nguyên tội.

 

Mầu nhiệm “Chúa ở cùng” Mẹ Maria thật ra c̣n hướng về những ǵ tích cực hơn thế nữa, tích cực hơn phương diện tội lỗi và hậu quả tội lỗi là những ǵ trực tiếp liên quan tới đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, bởi v́ Mẹ được hưởng trước ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô Con Mẹ. Đúng thế, theo Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô là Lời nhập thể không “đến để t́m kiếm và cứu vớt những ǵ đă hư trầm” (Lk 19:10), tức cứu chuộc con người khỏi tội lỗi và sự chết, mà c̣n “đến để cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).

 

Đó là lư do, ngày từ giây phút hoài thai trong ḷng thân mẫu, v́ được “Chúa ở cùng”, Mẹ Maria chẳng những ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy như hai nguyên tổ trước nguyên tội, mà c̣n, nhờ ơn cứu độ của Chúa Kitô do Mẹ được hưởng trước, Mẹ cũng được tràn đầy “sự sống viên măn hơn” nữa, một sự sống thần linh viên măn đến độ tràn ra cả thân xác của Mẹ khi Mẹ thụ thai Con Đấng Tối Cao, và nhờ Con là chính Sự Sống Mẹ đang cưu mang trong bụng dạ của ḿnh, Mẹ đă tràn sự sống viên măn của ḿnh và nơi ḿnh sang cho cả mẹ con Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong biến cố viếng thăm của Mẹ.

Nếu “sự sống viên măn hơn” được tuôn đổ xuống Giáo Hội nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Kitô đă bộc lộ hiển nhiên nơi biến cố Hiện Xuống th́ đó là tầm mức “sự sống viên măn hơn” nơi Mẹ ngay từ khi Mẹ được hoài thai trong ḷng mẫu thân. Và v́ Mẹ ngay từ giây phút vừa hiện hữu trên trần gian đă tràn đầy “sự sống viên măn hơn” như thế mà một con người và là một con người nữ giới ở tầm mức đệ nhất tạo vật về ân sủng như Mẹ mới được một trong 3 vị Tổng Thần cao cả trên trời nghiêng ḿnh kính cẩn chào là “đầy ân phúc”, chứ không phải như Kinh Kính Mừng vẫn đọc: “Kính mừng Maria đầy ân phúc”. Tên gọi của Mẹ trong biến cố Truyền Tin và theo nhiệm ư cùng thượng trí của Thiên Chúa, đó là “đầy ân phúc”.

 

Nếu tên gọi của Thiên Chúa, như Ngài mạc khải cho Moisen từ trong bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi, “là hiện hữu” (Ex 3:14), th́ tên gọi của Mẹ Maria là “đầy ân phúc” chắc chắn phải liên quan mật thiết với nhau. Ở chỗ nào và ra sao? Căn cứ vào chính dẫn giải của Thiên Chúa về tên gọi của ḿnh cho Moisen biết ngay sau đó liên quan tới việc Ngài trung thành với giao ước Ngài đă thiết lập với ba đời tổ phụ của dân Do Thái, th́ Thiên Chúa “là hiện hữu” có thể được hiểu rằng “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16). Bởi v́, theo chiều hướng lịch sử cứu độ của dân Do Thái trong Cựu Ước th́ Thiên Chúa “là hiện hữu” tức Ngài “là Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), là Vị Thiên Chúa trước sau như một, là Vị Thiên Chúa thủy chung với những ǵ Ngài tự động hứa hẹn thực hiện trong lịch sử dân tuyển chọn của Ngài. Tính chất thủy chung một cách nhưng không nơi tất cả mạc khải thần linh trong Cựu Ước này là yếu tố nội tại của t́nh yêu đă chứng thực vị Thiên Chúa nội tại “là hiện hữu” quả thực tỏ ḿnh “là t́nh yêu”.

 

Nếu Thiên Chúa “là hiện hữu” tức Thiên Chúa “là t́nh yêu”, và “Chúa ở cùng” Mẹ hay “t́nh yêu ở cùng” Mẹ, th́ Mẹ Maria là “đầy ân phúc” tức Mẹ Maria là một con người đầy Thiên Chúa, đầy T́nh Yêu. Nếu Lời nhập thể là Chúa Giêsu Kitô “là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3), tức là hiện thân của “Thiên Chúa là T́nh Yêu”, hay nói gọn hơn, là hiện thân của T́nh Yêu, th́ người mẹ mang danh “đầy ân phúc” của Người là phản ảnh “Thiên Chúa là T́nh Yêu”, hay nói cách khác, Mẹ là phản ảnh T́nh Yêu, tức là nơi Mẹ, theo khả năng tối đa của loài người, chất chứa và gồm tóm tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn thông ḿnh ra cho tạo vật của Ngài, thậm chí kể cả chính bản thân của Ngài là Ngôi Lời, là Con Duy Nhất của Ngài.

 

 

Ngôi Con “đă hóa thành nhục thể”  trong ḷng Mẹ Maria

 

Trong bài Phúc Âm tŕnh thuật về biến cố Truyền Tin, Mầu Nhiệm Nhập Thể được Tổng Thần Gabiên nói với Mẹ Maria về cả hai khía cạnh chính yếu của Người liên quan tới cả nhân tính lẫn thần tính của Người. Trước khi đề cập tới thần tính của Lời Nhập Thể, vị Tổng Thần đă cho Mẹ biết những ǵ liên quan tới nhân tính của Người, một khía cạnh có dính dáng bất khả thiếu với gốc gác loài người quá khứ của Người cũng như đến vai tṛ chủ quyền tương lai của Người trong gịng lịch sử nhân loại: “Và này, nơi ḷng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con, và người sẽ gọi tên Ngài là Yêsu. Ngài sẽ làm lớn, và được gọi là Con Đấng Tối cao, và Chúa Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Đavit cha Ngài; và Ngài sẽ làm vua trên nhà Yacob cho đến đời đời, và vương quyền của Ngài sẽ vô cùng vô tận!"

 

Thật vậy, theo đức tin Kitô giáo, Ngôi Lời khi nhập thể trong cung dạ của Mẹ Maria có hai bản tính, thần tính và nhân tính. Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên, giây phút được Kinh Truyền Tin nguyện rằng “chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người và ở cùng chúng tôi”, tức giây phút ngay sau khi Mẹ Maria thưa “Xin Vâng”, hai bản tính này đă hiệp nhất nên một bởi mầu nhiệm Ngôi Hiệp (hypotasis / hypostalic union) để trở thành một Ngôi Vị (person) duy nhất là Chúa Giêsu Kitô. Cũng theo đức tin Kitô giáo, trong hai bản tính làm nên Ngôi Vị duy nhất là Chúa Giêsu Kitô này, thần tính là chính và nhân tính là phụ, và v́ thế chủ thể của Ngôi Vị duy nhất này là Thiên Chúa chứ không phải loài người, một Vị Thiên Chúa hóa thân làm người, chứ không phải là một con người được thần linh hóa.

 

Chính v́ con người “sẽ gọi tên Ngài là Yêsu” được Mẹ “thụ thai” này có hai bản tính nhưng chỉ có một Ngôi Vị chủ thể là Thiên Chúa mà Mẹ Maria, cho dù chỉ sinh ra Người về phần xác, Mẹ Maria cũng thực sự là Mẹ Thiên Chúa, theotokos, một tín điều đă Giáo Hội tuyên tín ở Công Đồng Chung Êphêsô năm 431, chống lại bè rối Nestôriô ở thế kỷ thứ là bè rối chủ trương Mẹ Maria chỉ là Mẹ của Chúa Kitô, Đấng có hai bản tính và 2 ngôi vị độc lập chứ không duy nhất. Một người đàn bà sinh con, cho dù chỉ sinh ra phần xác của người con, không hề sinh ra linh hồn của nó, một linh hồn được Thiên Chúa trực tiếp dựng nên để hợp với thân xác của người con trong ḷng thai mẫu của nó mà làm thành một con người với bản tính có cả hồn thiêng và xác thể, vẫn là mẹ của toàn thể người con có cả hồn lẫn xác thế nào th́ trường hợp Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng thế.

 

Cho dù “bởi Thánh Thần” Mẹ Maria có khả năng “thụ thai Con Đấng Tối Cao” như thế, nhưng không phải v́ thế mà Mẹ Maria hiện hữu trước Thiên Chúa, như người mẹ tự nhiên sinh ra con cái trần gian theo định luật thiên nhiên. Trong trường hợp của Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa này, Mẹ chỉ là một phương tiện, một dụng cụ được Thiên Chúa sử dụng. Như đích điểm có trước đường lối, và đường lối được thiết lập sau đích điểm để làm phương tiện dẫn đến đích điểm này thế nào, th́ Chúa Kitô là “Lời hằng ở cùng Cha” (Jn 1:18) “ngay từ ban đầu” (Jn 1:1) cũng có trước Mẹ Maria, vị chỉ là đường lối có sau được Người sử dụng để Người “hóa thành nhục thể” (Jn 1:14).

 

Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, trong công cuộc cứu chuộc, thực sự đă trở thành một phương tiện để Thiên Chúa nhập thể, một đường lối để Thiên Chúa hóa thân làm người, ở chỗ Mẹ “được thụ thai bởi Thánh Linh” (Mt 1:20), một Tác Nhân Thần Linh toàn năng, vị Tác Nhân không bao giờ đi ngược lại với bản tính tự nhiên, nhưng thăng hóa bản tính tự nhiên, khiến nó có thể làm được những ǵ thuộc lănh vực siêu nhiên, lănh vực mà tự nhiên không thể nào làm nổi, như trong trường hợp Ngài đă có thể làm cho người chị lăo thành son sẻ của Người Mẹ Thiên Chúa “đă mang thai con lúc tuổi đă già, cái thai nay đă là sáu tháng nơi một kẻ đă từng mang tiếng là son sẻ hiếm hoi!”

 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong bài Giáo Lư về Thánh Mẫu ở buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 27/11/1996, đă dẫn giải rơ ràng về vấn đề Mẹ Thiên Chúa thế này:

 

·       Kiểu nói Theotókos, theo nghĩa đen tức là ‘người đă sinh ra Thiên Chúa’, một cách nói mà thoạt nghe chúng ta có thể lấy làm ngạc nhiên, ở chỗ, vấn đề là một tạo vật lại có thể hạ sinh Thiên Chúa. Đức tin của Giáo Hội đă trả lời rơ ràng là vai tṛ làm mẹ của Đức Maria chỉ liên quan đến việc hạ sinh Con Thiên Chúa về phương diện loài người mà thôi, chứ không liên quan đến việc sinh hạ thần linh. Con Thiên Chúa từ đời đời được hạ sinh bởi Thiên Chúa Cha, và đồng bản thể với Cha. Dĩ nhiên Đức Maria không dính dáng ǵ đến cuộc hạ sinh đời đời này. Tuy nhiên, Con Thiên Chúa, Đấng mặc lấy bản tính nhân loại 2000 năm trước đây, cũng đă được thụ thai và hạ sinh bởi Đức Maria. Trong việc công bố Maria là ‘Mẹ Thiên Chúa’, Giáo Hội do đó muốn xác nhận rằng Người là ‘Mẹ của Lời Nhập Thể, Đấng là Thiên Chúa’. Tuy nhiên, vai tṛ làm mẹ của Mẹ không bao gồm cả Ba Ngôi, mà chỉ bao gồm Ngôi Hai, tức Ngôi Con, Đấng khi trở thành nhục thể đă mặc lấy bản tính nhân loại từ Mẹ. Vai tṛ làm mẹ là một mối liên hệ giữa người với người, ở chỗ, một người mẹ không phải chỉ là mẹ của thân thể hay là mẹ của tạo vật về thể lư do bà sinh ra, mà là mẹ của con người bà hạ sinh nữa. Vậy, v́ hạ sinh ra con người Giêsu về nhân tính, Đấng cũng là một ngôi vị thần linh, mà Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, trong bài Giáo Lư về Thánh Mẫu ở buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 2/1/2008, c̣n nhấn mạnh đến vai tṛ trọng yếu của tước hiệu Theotókos - Mẹ Thiên Chúa liên quan tới Mầu Nhiệm Nhập Thể như sau:

 

·       Nó thể hiện rất rơ ràng sứ vụ của Mẹ Maria trong lịch sử cứu rỗi. Tất cả mọi tước hiệu khác qui cho Đức Mẹ đều được căn cứ vào ơn gọi của Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, một con người tạo sinh được Thiên Chúa tuyển chọn để hiện thực dự án cứu độ, một dự án cứu độ mà cốt lơi là đại mầu nhiệm nhập thể của Lời thần linh”.

 

 

3- Thiên Chúa Ngôi Ba “bao phủ” Mẹ Maria

 

Trong bài Phúc Âm tŕnh thuật về biến cố Truyền Tin, Mầu Nhiệm Nhập Thể được Tổng Thần Gabiên nói với Mẹ Maria, sau khi đề cập tới phương diện nhân tính của Lời nhập thể là Đấng Mẹ “sẽ thụ thai”, Vị Tổng Thần Gabiên đă nói đến phương diện thần tính của Lời nhập thể: "Thánh thần sẽ đến trên người, và quyến năng Đấng Tối cao trên người rợp bóng; bởi thế mà trẻ sắp sinh sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa”!

 

Ở đây, Vị Tổng Thần đă khẳng định những ǵ được ngài nói đến ở lănh vực nhân tính của Lời nhập thể, một khẳng định rơ ràng rằng Đấng được Mẹ là loài người “thụ thai”, được Mẹ gọi là “Giêsu”, được xuất phát từ gịng dơi “Đavít” của Người v.v. chính là “Con Thiên Chúa”, “đồng bản thể với Đức Chúa Cha” (Kinh Tin Kính được tuyên xưng trong các Chúa Nhật và Lễ Trọng). Theo ư nghĩa của câu nói liên quan tới thần tính Chúa Kitô này của Vị Tổng Thần, th́ “trẻ sắp sinh sẽ được gọi là Thánh, là Con Thiên Chúa” là v́ người mẹ của Người “đă thụ thai bởi Thánh Linh”, ở chỗ: "Thánh thần sẽ đến trên người, và quyến năng Đấng Tối cao trên người rợp bóng; bởi thế...”.

 

Chúng ta không thể nào biết được, theo khoa học và định luật sinh sản tự nhiên, Mẹ Maria đă thụ thai Lời nhập thể ra sao, khi Thánh Giuse là vị hôn phu của Mẹ hoàn toàn không biết ǵ, tức không có sự tham dự của bất cứ một tác nhân trần gian dị tính nào. Phải chăng ngay sau khi Mẹ Maria thưa lời “Xin Vâng”, một tế bào trứng ở trong tử cung của Mẹ bấy giờ, một là đă rụng trước đó và c̣n đó hai là bắt đầu rụng ngay lúc ấy, được “quyền phép Đấng Tối Cao” làm cho nó có khả năng tự sinh sản như ở nơi các loài đơn bào (microorganism / microbe: chẳng hạn ở loài thực vật như bacteria / vi khuẩn, fungi / nấm , protists / nguyên sinh v.v., hoặc ở loài thú vật như plankton / phiêu sinh, flatworm / sâu bọ v.v.), những loài sinh vật nguyên sơ không cần có sự phối hợp của hai giống tính đực và cái, như ở các giống thực vật đa bào khác hay ở động vật hoặc ở loài người?

 

Trong mầu nhiệm Thánh Thể ở trên bàn thờ, sau khi vị linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trên bánh miến không men và rượu nho th́ bởi quyền phép Thánh Linh, bánh và rượu liền trở nên Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Giêsu nhờ được biến đổi bản thể (transubstantiation). Trong mầu nhiệm Nhập Thể, một “noăn sào” tiền định vô cùng diễm phúc nào đó trong tử cung của người trinh nữ “có phúc hơn mọi người nữ” (Lk 1:42) ở biến cố Truyền Tin sau khi thưa lời Xin Vâng, tuy cũng là một chất thể (matter) cần thiết bất khả thiếu (như bánh và rượu nơi bí tích Thánh Thể), nhưng không biến thể như bánh và rượu, mà là được nhập thể bởi Lời thần linh hằng hữu trong giây phút xuống thế hóa thân làm người.

 

Để rồi, v́ “là Thiên Chúa thật và là người thật”, “noăn sào” tiền định được Lời nhập thể ngay sau lời “xin vâng” của Mẹ Maria ấy, nhờ mầu nhiệm Ngôi Hiệp, đă trở thành Thai Nhi Thần Linh “Giêsu”, một Thai Nhi đă được Mẹ Maria trước hết cho mẹ con của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả và nhờ Mẹ, Thai Nhi Giêsu đă làm cho cả hai mẹ con này tràn đầy Thánh Linh đến nỗi, ngay sau lời Mẹ Maria chào, thai nhi Gioan Tẩy Giả đă nhẩy mừng trong ḷng thân mẫu, và thân mẫu của ngài liền nhận biết cả Người Mẹ của Thiên Chúa lẫn Người Con của Đấng Tối Cao: “Em diễm phúc hơn mọi người nữ. Phúc thay hoa trái của ḷng em. Bởi đâu tôi được diễm phúc là Mẹ Chúa tôi đến với tôi như thế này?” (Lk 1:41-43).

 

Thai Nhi Giêsu quả thực “là người thật”, ở chỗ, càng ngày càng phát triển trong tử cung của mẹ ḿnh. Đến độ, sau thời gian “khoảng 3 tháng” (Lk 1:56) ở với hai mẹ con Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, sự hiện diện mầu nhiệm trong ḷng mẹ đă hiển nhiên lộ ra không thể giấu diếm được nữa, và v́ thế, đă khiến cho Bơ Giuse của Người cảm thấy bối rối không biết phải cư xử làm sao cho trọn nghĩa vợ chồng đối với người bạn đời tiền định đă đính hôn với ngài nhưng chưa về chung sống với nhau (x Mt 1:18), và cuối cùng ngài đă quyết định âm thầm bỏ đi nếu ngài không được báo mộng cho biết Thai Nhi Giêsu được thụ thai bởi Thánh Thần (x Mt 1:19-20).

 

Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào được Thánh Linh can thiệp, như trường hợp mẹ của thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, cũng sinh ra “Con Thiên Chúa” như trường hợp duy nhất nơi Mẹ Maria được Ngài “rợp bóng”, tức được Ngài bao phủ hay bao chiếm. Trường hợp Mẹ Maria xứng đáng được Thánh Linh “bao phủ”, để Mẹ có thể “thụ thai” và sinh ra “Con Thiên Chúa” đây là một trường hợp độc nhất vô nhị. Bởi v́:

 

Trước hết, Mẹ là con người duy nhất đă được “Chúa ở cùng” ngay từ khi mới hoài thai trong ḷng thân mẫu, tức đă được Ngài chiếm đoạt ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc sống trần gian, để Ngài có thể sử dụng Mẹ theo dự án cứu độ của Ngài và hoàn thành công cuộc cứu độ của Ngài, một công cuộc cứu độ được bắt đầu từ biến cố Truyền Tin.

 

Sau nữa, cho dù Mẹ Maria đă đính hôn với Thánh Giuse nhưng chưa về chung sống với nhau (xem Mt 1:18), trong khi đó, người mẹ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả vẫn có người chồng bên cạnh, vẫn có thể làm việc vợ chồng. Bởi thế, việc Thánh Thần can thiệp vào một số trường hợp ngoại lệ ở trong Cựu Ước, điển h́nh nhất là trường hợp của thân mẫu Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, một người vợ son sẻ già nua rồi mà vẫn có con không giống như trường hợp Mẹ Maria, vừa vô nhiễm vừa trinh nguyên, được Thánh Linh hoàn toàn “bao phủ” toàn thể con người bao gồm cả hồn lẫn xác của Mẹ. 

 

Sau hết, Mẹ đă tỏ ra xứng đáng được Thiên Chúa sử dụng để hoàn tất dự án cứu chuộc của Ngài qua công cuộc cứu độ của Con Ngài, ở chỗ, Mẹ Maria “đă đắc sủng nơi Thiên Chúa“ Ngôi Cha, đă “không biết đến nam nhân” trong việc thụ thai Thiên Chúa Ngôi Con, và đă “xin vâng như lời ngài truyền” cho tác động của Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi Ba.