Ba Thiếu Nhi Fatima

Ơn Gọi Chúa T́nh Thương

 

 

Ba Thiếu Nhi Fatima - Ơn Gọi Sống Thực Thi T́nh Thương

 

 

Không phải ngẫu nhiên và t́nh cờ mà Trời Cao đă chọn 3 Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxico và Giaxinta làm các thụ khải nhân ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, chứ không phải 1 thụ khải nhân như ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, hay 2 như ở Biến Cố Thánh Mẫu La Salette năm 1846 cũng ở Pháp quốc như Lộ Đức. Tại sao thế? Phải chăng v́ 3 Thiếu Nhi Fatima có chung một Ơn Gọi Fatima đặc biệt nào đó, hay v́ Biến Cố Thánh Mẫu Fatima có 3 Mệnh Lệnh Fatima, hoặc thậm chí v́ 3 em có liên quan sâu xa tới Thời Đại Ḷng Thương Xót của Chị Thánh Faustina!

 

Trước hết, 3 Thiếu Nhi Fatima được tuyển chọn v́ có chung một Ơn Gọi Fatima đặc biệt, có tính chất của Ḷng thương Xót Chúa. Thật vậy, ngay vào lần hiện ra đầu tiên ngày 13/5/1917, Mẹ Maria đă kêu gọi 3 em “sẵn ḷng dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chịu tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho, như một việc đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ăn năn trở lại không?” Ba em thiếu nhi 10 tuổi, 9 tuổi và 7 tuổi này đă đồng thanh đáp lại ngay: “Vâng, chúng con sẵn sàng”. Tuy nhiên, trong Ơn Gọi Fatima chung cùng nhau “dâng ḿnh cho Thiên Chúa” này của ḿnh, một ơn gọi bao gồm 3 phần thứ tự như sau: 1- “chịu tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho”; 2- “đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu”; 3- “cầu cho tội nhân ăn năn trở lại”, 3 Thiếu Nhi Fatima đă thứ tự lớn trước bé sau sống Ơn Gọi Fatima này của ḿnh như sau:

 

Thiếu Nhi Fatima Lucia 10 tuổi, lớn nhất, đă “dâng ḿnh cho Thiên Chúa” để “chịu tất cả mọi đau khổ Ngài gửi đến cho”. V́, như những ǵ được chính Lucia thuật lại trong Hồi Niệm, Lucia đă phải chịu đựng nhiều đau khổ nhất trong 3 em về Biến Cố Thánh Mẫu Fatima. Như bị bà mẹ là người vẫn dạy con cái nói thật bấy giờ quay ra bắt Lucia phải nói dối, bằng cách chối bỏ sự kiện Đức Mẹ hiện ra với em. Sau đó, khi hai mẹ con gặp Cha Xứ xong, em bị ngài nghi ngờ là bị ma quỉ đánh lừa. Chưa hết, em ngủ lại mơ thấy ma quỉ như quả thực đă đánh lừa được em. Hậu quả là em đă trốn lánh không gặp Phanxicô và Giaxinta nữa, dù hai người em họ này cố gắng t́m em, nhất là ngay trước lần Đức Mẹ hiện ra thứ 3 ngày 13/7/1917, lần phải nói là quan trọng nhất trong Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, v́ lần này Mẹ Maria tỏ cho các em biết toàn bộ 3 phần Bí Mật Fatima rất quan trọng, liên quan tới phần rỗi các linh hồn, đến ḥa b́nh thế giới và đến số phận của Giáo Hội trong tương lai.

 

Thiếu Nhi Fatima Phanxicô 9 tuổi, Thiếu Nhi nam duy nhất, không được thấy Mẹ Maria ngay lúc đầu, sau đó chỉ được thấy Đức Mẹ mà không nghe được Mẹ nói ǵ, đă “dâng ḿnh cho Thiên Chúa” để “đền tạ những xúc phạm Ngài phải chịu”. Thật thế, Phanxicô đă có một ấn tượng sâu xa về vẻ mặt sầu bi của Mẹ Maria và đă cảm thấy xúc động trước lời thiết tha kêu gọi cuối cùng của Mẹ ở Fatima: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Chính v́ thế em đă luôn t́m cách trốn lánh Lucia và Giaxinta, những người bạn trước đó em rất quyến luyến chơi đùa hằng ngày, để ẩn ḿnh vào một nơi kín vắng, và với chuỗi Mân Côi trong tay, em đă an ủi Chúa Giêsu ẩn thân” (hidden Jesus) của em!

 

Thiếu Nhi Fatima Giaxinta 7 tuổi, bé nhất, em ruột của Phanxicô và em họ của Lucia, đă “dâng ḿnh cho Thiên Chúa” để “cầu cho tội nhân ăn năn trở lại”. Nếu Phanxicô bị ám ảnh bởi dung nhan sầu bị của Mẹ Maria và lời Mẹ kêu gọi về Chúa Giêsu vào lần hiện ra thứ sáu thế nào, th́ Giaxinta cũng bị tác động mạnh bởi thị kiến hỏa ngục vào lần hiện ra thứ ba của Mẹ ngày 13/7/1917. Đúng vậy, sau đó, tâm trí non nót bé dại của Giaxinta đă không c̣n mơ tưởng ǵ khác ngoài khát vọng cứu các linh hồn tội nhân đáng thương cho khỏi sa hỏa ngục vô cùng bất hạnh, bằng việc lợi dụng tất cả mọi sự để hy sinh cho họ, kể cả hy sinh khủng khiếp nhất và đớn đau nhất, đó là cuối cùng, như Mẹ Maria cho em biết trước, em chết cô đơn một ḿnh không có một người nào thân yêu ở bên cạnh em.

 

Sau nữa, 3 Thiếu Nhi Fatima được tuyển chọn v́ Sứ Điệp Fatima có 3 Mệnh Lệnh Fatima là Cải Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm. Căn cứ vào Ơn Gọi Fatima chung của 3 em là “dâng ḿnh cho Thiên Chúa” và phần hành riêng của 3 em trong Ơn Gọi Fatima chung này, như trên vừa nhận định và phân tính, 3 Thiếu Nhi Fatima liên quan tới 3 Mệnh Lệnh Fatima như sau: 1) Giaxinta liên quan tới Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống, v́ em liên lỉ hy sinh cho các tội nhân đáng thương được ơn ăn năn thống hối, trở về cùng Chúa bằng việc Cải Thiện Đời Sống. 2) Phanxicô liên quan tới Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi, v́ ngay ban đầu Phanxicô phải lần hạt mới được trông thấy Mẹ Maria hiện ra, và sau đó, em luôn có chuỗi tràng hạt trong tay, và an ủi Chúa Giêsu ẩn thân của ḿnh bằng Kinh Mân Côi. 3) Lucia liên quan tới Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, v́ vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, Mẹ Maria đă cho riêng em biết về thân phận sống trên trần gian lâu hơn hai em Phanxicô và Giaxinta, lâu đến gần 100 tuổi của em, là v́ “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.

 

Sau hết, 3 Thiếu Nhi Fatima được tuyển chọn v́ 3 em có liên quan sâu xa tới Thời Đại Ḷng Thương Xót của Chị Thánh Faustina. Ở chỗ nào? Nếu không phải ở chỗ, như Chúa Giêsu đă nói với Chị Thánh về 3 cấp độ thi hành Ḷng Thương Xót Chúa như sau:

 

“Cha ban cho con 3 cách thức thực thi t́nh thương đối với tha nhân của con: cách thức thứ nhất là bằng việc làm, cách thức thứ hai là bằng lời nói, cách thức thứ ba là bằng cầu nguyện. Ba cấp độ này chất chứa tầm vóc viên trọn của t́nh thương, và nó là một chứng cớ chắc chắn về ḷng yêu mến đối với Cha. Một linh hồn tôn vinh Cha và tôn kính T́nh Thương của Cha nhờ cách thức này” (Nhật Kư, 742)

“Chính Chúa truyền cho con phải thực thi ba cấp độ xót thương. Cấp thứ nhất là tác hành xót thương, bất cứ là tác hành nào. Cấp thứ hai là ngôn từ xót thương – nếu con không thể thi hành được việc xót thương, con sẽ hỗ trợ bằng những lời lẽ của con. Cấp thứ ba là cầu nguyện – nếu con không thể tỏ t́nh thương bằng việc làm hay bằng lời nói, con vẫn luôn có thể làm như thế bằng việc nguyện cầu. Việc nguyện cầu của con thậm chí c̣n vươn tới cả những nơi con không thể nào vươn tới được về thể lư”. (Nhật Kư, 163)

 

Căn cứ vào 3 cấp độ thực thi ḷng thương xót đối với tha nhân này th́ 3 Thiếu Nhi Fatima quả thực đă là nhóm người đầu tiên được ơn gọi thi hành. Ở cấp độ thứ nhất trong việc thi hành t́nh thương là bằng việc làm, chúng ta thấy một Thiếu Nhi Fatima Giaxinta liên lỉ hy sinh tất cả mọi sự để cứu cho bằng được các linh hồn tội nhân đáng thương cho khỏi sa hỏa ngục. Ở cấp độ thứ hai trong việc thi hành t́nh thương bằng lời nói, chúng ta thấy một Thiếu Nhi Fatima Lucia, sau khi dâng ḿnh cho Chúa trong hội ḍng đầu tiên là Đôrôthêu, chị đă thuật lại tất cả Biến Cố Thánh Mẫu Fatima là biến cố nhờ Mẹ đến với Chúa, là biến cố khởi điểm cho Thời Đại của Ḷng Thương Xót Chúa. Ở cấp độ thứ ba trong việc thực thi t́nh thương là bằng cầu nguyện, chúng ta thấy một Thiếu Nhi Fatima Phanxicô luôn t́m cách an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân bằng Kinh Mân Côi của ḿnh, đền bù tội lỗi loài người xúc phạm đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”.

 

Sau đây là đời sống của từng Thiếu Nhi Fatima trong cấp độ thực thi t́nh thương đối với tha nhân.

 

 

 

Cấp 1 Thực Thi T́nh Thương bằng việc làm:

Thiếu Nhi Fatima Giaxinta - Hy sinh cứu tội nhân đáng thương

 

 

Giaxinta thực hiện nhiều việc hy sinh với mục đích rơ ràng là để cứu các tội nhân, như chị Lucia thuật lại trong Hồi Kư Thứ Nhất và Thứ Ba của chị.

 

“Hôm ấy chúng con đang chơi ở chỗ giếng nước con đă đề cập tới. Gần đó, có một cây nho của mẹ Giaxinta. Bà đă cắt một ít chùm để mang lại cho chúng con ăn. Nhưng Giaxinta không bao giờ quên các tội nhân cả. Em nói:

 

- Chúng ta sẽ không ăn những chùm nho này. Chúng ta hăy dâng hy sinh này để cầu nguyện cho các tội nhân.

 

Rồi em cầm những trái nho chạy đi cho những trẻ em khác đang chơi trên đường đi. Em trở về mặt mày hớn hở, v́ em đă thấy các trẻ em nghèo của chúng con để trao cho họ những trái nho.

 

Lần khác, bà d́ của con gọi chúng con lại để ăn những trái vả bà mang về nhà, và thật sự là những trái ấy ai ăn cũng cảm thấy ngon miệng. Giaxinta hớn hở ngồi xuống bên giỏ trái cây cùng với chúng con rồi cầm trái vả đầu tiên lên. Em gần ăn trái vả này th́ sực nhớ lại đă nói:

 

- Đúng rồi! Hôm nay chúng ta chưa làm được một hy sinh nào cho các tội nhân hết! Chúng ta phải dâng hy sinh này.

 

Em bỏ trái vả lại giỏ trái cây để thực hiện việc hy sinh; cả chúng tôi cũng bỏ những trái vả vào giỏ để cầu nguyện cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời sống. Giaxinta đă thực hiện nhiều hy sinh như thế rất là thường, nhưng con xin thôi không kể đến nữa kẻo con sẽ không bao giờ ngừng được.

 

Đó là cách Giaxinta đă sống hằng ngày của ḿnh cho đến khi Chúa gửi đến cho em chứng bệnh cúm làm em phải nằm yên ở trên giường, cả anh Phanxicô của em cũng bị nữa. Tối hôm trước khi ngă bệnh, em đă nói rằng:

 

- Em cảm thấy nhức đầu quá đi và rất là khát nước! Thế nhưng em sẽ không uống nước, v́ em muốn chịu khổ cho các tội nhân.

    

Tuy nhiên, Giaxinta đă khá hơn một chút. Em thậm chí đă có thể chỗi dậy và nhờ đó có thể bỏ cả ngày ra ngồi bên giường của Phanxicô. Một lần kia em nhắn con tới gặp em lập tức. Con chạy ngay lại. Em đă nói với con rằng: 

 

- Đức Bà đă đến gặp em. Người bảo cho chúng ta biết rằng chẳng c̣n bao lâu nữa Người sẽ đến đem anh Phanxicô về trời, và Người hỏi em rằng em có c̣n muốn hoán cải các tội nhân hay chăng. Em đă nói rằng có. Người bảo em là em sẽ phải đi đến nhà thương, ở đó em sẽ chịu nhiều đau khổ; và em phải chịu khổ để hoàn cải các tội nhân, hầu đền tạ tội lỗi đă phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria và v́ yêu Chúa Giêsu. Em hỏi Người là chị có đi với em không. Người nói là không, và đó là những ǵ em cảm thấy khó nhất. Người nói rằng mẹ em sẽ đưa em đi, rồi em sẽ phải ở lại đó một ḿnh!

 

Nói xong em ngẫm nghĩ một chút rồi thêm:

 

- Giá chị có thể ở với em nhỉ! Chỗ khó nhất đó là đi không có chị…. Thế nhưng không sao! Em sẽ chịu v́ yêu Chúa, để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, để cầu cho các tội nhân cũng như cho Đức Thánh Cha.

 

Vào lúc người anh của em về trời, em đă tỏ cho anh những lời nhắn gửi này:


- Anh hăy dâng lên Chúa và Mẹ tất cả t́nh yêu của em nhé, và thưa với các Ngài rằng em sẽ chịu khổ bao lâu các Ngài muốn, để cầu cho các tội nhân ăn năn hối cải cũng như để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

    

Giaxinta đă hết sức đau khổ trước cái chết của Phanxicô. Em cảm thấy vô cùng thấm thía trong ḷng một thời gian dài, đến nỗi nếu có ai hỏi em đang nghĩ ǵ th́ em đáp: ‘Nghĩ về Phanxicô. Tôi hy sinh tất cả để mong gặp lại anh!’ Rồi em rướm nước mắt.


Ngày kia con nói với em rằng:

 

- Giờ đây chẳng c̣n bao lâu nữa em sẽ về trời. Thế c̣n chị th́ sao đây!


- Tội nghiệp cho chị! Chị đừng có khóc!
Em sẽ cầu thật nhiều cho chị khi em lên đó. Phần chị, đó là cách Đức Mẹ muốn chị phải sống. Nếu Người muốn điều ấy cho em, em sẽ hân hoan ở lại để chịu đau khổ hơn nữa cho các tội nhân.

    

Ngày Giaxinta phải đi nhà thương đă đến. Ở đó em thật sự đă phải chịu đựng rất nhiều. Khi mẹ em đến thăm em, bà hỏi em có cần ǵ chăng. Em nói rằng em muốn gặp con. Đây không phải là một điều dễ dàng đối với d́ của con, song d́ cũng đem con đi ngay khi có dịp. Vừa thấy con, em đă hớn hở ôm chầm lấy con, và nói với mẹ của em hăy đi mua đồ và để con lại với em. Con hỏi thăm em có khổ đau nhiều lắm chăng. Em đáp:

   

- Có chứ. Thế nhưng em dâng tất cả mọi sự để cầu cho các tội nhân cũng như để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

    

Thế rồi, đầy nhiệt t́nh, em đă nói về Chúa và Đức Mẹ như sau:   

- Ôi em yêu thích được chịu khổ v́ yêu các Ngài biết bao, chỉ để làm cho các Ngài hài ḷng mà thôi! Các Ngài rất yêu thương những ai chịu khổ cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời sống.


Em được trở về nhà với cha mẹ em trong một thời gian. Em có một vết thương lớn ở ngực cần phải được chữa trị hằng ngày, nhưng em đă chịu đựng không hề phàn nàn hay tỏ ra một dấu hiệu khó chịu nào. Điều làm em khó chịu nhất là những cuộc viếng thăm thường xuyên và những câu hỏi của nhiều người đến thăm em, những người em không thể nào tránh né được nữa.

   

- Em cũng dâng cả những hy sinh này nữa để cầu nguyện cho các tôi nhân ơn ăn năn hối cải.

 

Có lần d́ của con xin con một điều “Cháu hỏi xem Giaxinta nghĩ ǵ khi nó lấy tay ôm mặt bất động một lúc lâu. D́ đă hỏi nó nhưng nó chỉ mỉm cười không nói năng ǵ”. Con đă hỏi Giaxinta. Em trả lời con như sau:

   

- Em nghĩ đến Chúa, đến Đức Mẹ, đến các tội nhân, và đến… (em đề cập tới một số điều của Bí Mật). Em thích suy nghĩ.

    

Một lần nữa, Đức Trinh Nữ lại chiếu cố đến thăm Giaxinta, để nói với em về những thánh giá mới cùng những hy sinh mới đang chờ đợi em. Em đă cho con biết những điều ấy mà rằng:

 

- Đức Mẹ bảo em rằng em sẽ đi Lisbon tới một bệnh viện khác; rằng em sẽ không thấy chị nữa, cũng chẳng được thấy cha mẹ em nữa, và sau khi đă chịu nhiều đau khổ, em sẽ chết cô đơn một ḿnh. Thế nhưng Người nói rằng em không cần ǵ phải sợ hăi, v́ chính Người đến đem em về trời.

    

Em đă ôm gh́ lấy con mà khóc:

 

- Em sẽ không bao giờ được thấy chị nữa! Chị sẽ không đến đó thăm em. Ôi xin chị cầu nguyện nhiều cho em, v́ em sẽ bị chết cô đơn một ḿnh!


Giaxinta đă chịu đựng kinh khủng cho tới ngày em lên đường đi Lisbon. Em cứ gắn liền lấy con mà khóc nấc lên:


- Em sẽ không bao giờ được thấy chị nữa! Không bao giờ được thấy mẹ em nữa, các anh của em nữa, cha của em nữa! Em sẽ không bao giờ được thấy mọi người nữa! Thế rồi em sẽ chết lủi thủi một thân một ḿnh.    

Một hôm con khuyên em:

   

- Em đừng nghĩ đến nó nữa. 

 

Em trả lời:

   

- Hăy để em nghĩ đến nó, v́ càng nghĩ em càng khổ, nhưng em muốn chịu khổ v́ yêu Chúa và cho các tội nhân. Dù vậy, em cũng không sao! Đức Mẹ sẽ đến đó để đưa em về trời.

   

Có những lúc em hôn và ôm cây thánh giá mà than lên rằng:  “Ôi Chúa Giêsu ơi! Con yêu Chúa, và con muốn chịu khổ thật nhiều v́ yêu Chúa”. Em rất thường hay nói rằng: “Ôi Chúa Giêsu! Giờ đây Chúa có thể hoán cải nhiều tội nhân, v́ đây thật sự là một hy sinh to lớn!”


Cuối cùng ngày em phải bỏ nhà đi Lisbon đă đến (21/2/1920). Thật là một cuộc giă biệt đoạn trường. Em đă ôm chặt lấy con rất lâu mà khóc nấc lên:

 

“Chúng ta sẽ không bao giờ được thấy nhau nữa! Xin chị cầu nguyện nhiều cho em cho đến khi em về trời. Bấy giờ em sẽ cầu nguyện cho chị. Chị đừng bao giờ nói Bí Mật ấy cho bất cứ một ai nghe, dù họ có giết chị đi nữa. Chị hăy yêu mến Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria thật nhiều, và hăy kiếm nhiều hy sinh cho các tội nhân”.

 

Trong bài giảng phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Giaxinta, người đă qua đời lúc gần 10 tuổi (11/3/1910-20/2/1920) tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói về vị Á Thánh nữ trẻ nhất Giáo Hội này (ở đoạn 4) như sau:

 

Bé Giaxinta đă cảm được và nghiệm thấy nơi bản thân ḿnh nỗi sầu thương của Đức Mẹ, bằng việc anh hùng hiến ḿnh như một vật hy sinh cho các tội nhân. Một ngày kia, khi em và Phanxicô bị bệnh làm cho các em phải nằm giường, Đức Maria đă đến thăm các em ở nhà, như bé gái thuật lại: ‘Đức Mẹ đă tới thăm chúng con và nói rằng chẳng mấy chốc nữa Người sẽ đến mang Phanxicô về trời. Và Người hỏi con có muốn hoán cải các tội nhân hơn nữa không. Con thưa Người là có’. Rồi tới lúc Phanxicô ra đi, nhỏ gái nói với anh ḿnh rằng: ‘Xin anh cho em gửi lời chào Chúa và Đức Mẹ nhé, và thưa cùng các Ngài rằng em đang chịu đựng mọi sự các Ngài muốn để cầu cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời sống’. Giaxinta đă bị kích động sâu xa bởi thị kiến hỏa ngục vào lần Đức Mẹ hiện ra 13/7, đến nỗi không một việc hy sinh hăm ḿnh hay đền tội nào là quá sức đối với em trong việc cứu lấy các tội nhân”.

 

 

Cấp 2 Thực Thi T́nh Thương bằng lời nói:

Thiếu Nhi Fatima Lucia - Nhờ Mẹ “ân phúc” đến với Chúa “t́nh thương”

 

 

Trong nội bộ Thiếu Nhi Fatima 3 em, Lucia đóng vai huynh trưởng, như phát ngôn viên của Mẹ Maria, để chuyển đạt những ǵ Mẹ nói lại cho Phanxicô biết là Thiếu Nhi Fatima chỉ được xem thấy Mẹ nhưng không nghe thấy Mẹ nói ǵ, cũng như cho Giaxinta biết là đứa em nhỏ nhất chưa hiểu hết những ǵ Mẹ Maria nói. Nếu so sánh theo tu đức Kitô giáo th́ có thể nói Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta đóng vai tṛ đời sống nội tâm, ở chỗ âm thầm hy sinh cho các tội nhân và an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân, c̣n Thiếu Nhi Fatima Lucia đóng vai tṛ của đời sống hoạt động, ở chỗ làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến, là thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới theo ư muốn của Thiên Chúa.

 

Đối với Chị Thánh Faustina cũng vậy, không phải chị là sứ giả của Ḷng Thương Xót Chúa mà không cần đến hay không có sự hiện diện của Mẹ trong đời chị. Theo Nhật Kư của Chị, Mẹ Maria đă giúp chị có được ơn đặc biệt sống thanh tịnh (Nhật Kư, 40), và đă dạy chị sống bỏ ḿnh theo Ư Chúa (Nhật Kư, 1437, sống thân t́nh với Chúa Giêsu (Nhật Kư, 840), sống cho Chúa (Nhật Kư, 620) v.v. Đối với Chị Thánh Faustina cũng như Chị Lucia, và hết mọi tâm hồn, quả thực, đúng như những ǵ Mẹ Maria đă nói với riêng Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917: “Trái Tin Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”.

 

Để biết được sứ vụ của Lucia trong việc sống trên thế gian này lâu hơn là “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, một sứ vụ bề ngoài hầu như không trực tiếp liên quan ǵ tới Ḷng Thương Xót Chúa, đôi khi đối với một số người lại c̣n ngược lại với Ḷng Thương Xót Chúa, nhưng thật sự hết sức cần thiết và quan trọng đối với Ḷng Thương Xót Chúa thế nào, chúng ta cần phải đặt vấn đề là tại sao ở Fatima, một biến cố có Mệnh Lệnh Cải Thiện là chính, v́ liên quan tới “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta… đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, thế mà, như Mẹ tỏ cho biết và lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, ngay sau phần Bí Mật Fatima thứ nhất và mở đầu phần thuư hai, “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”?

 

Căn cứ vào nội dung của toàn thể Bí Mật Fatima được Mẹ tỏ cho 3 Thiếu Nhi biết vào lần hiện ra thứ ba này th́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là tất cả Bí Mật Fatima. V́, ngay sau khi cho biết ư Thiên Chúa muốn thiết lập như thế rồi, Mẹ nói ngay rằng, nếu điều này được thực hiện, tức là nếu thế giới tôn sùng Mẹ, hay nếu Mẹ được loài người nhận biết và yêu mến, th́ “thế giới sẽ có ḥa b́nh và nhiều linh hồn được cứu rỗi”.

 

Tại sao Thiên Chúa lại đặt phần rỗi của các linh hồn và ḥa b́nh chung thế giới lệ thuộc vào “ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”? Nếu không phải v́ Mẹ chính là đường được Chúa dùng để đến với loài người th́ theo ư vô cùng khôn ngoan của ḿnh, Ngài cũng muốn Mẹ phải là “đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”.

 

Thật thế, không ai gần gũi Thiên Chúa bằng đệ nhất tạo vật Đầy Ơn Phúc Maria, nên cũng không ai có thể là hướng đạo viên lành nghề để dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa như Mẹ và bằng Mẹ. Ngoài ra, chính chúng ta cũng chẳng biết chúng ta hoàn toàn nữa th́ làm sao biết Chúa cho chính xác và trọn vẹn. Sự kiện Tiệc Cưới Cana trong Phúc Âm Thánh Gioan (2:1-11) là một thí dụ điển h́nh, cho thấy Mẹ Maria vừa biết Chúa hơn hết lại vừa biết chúng ta hơn chúng ta biết ḿnh, nhờ đó, Mẹ đă t́m cách để cuộc hội ngộ thần linh xẩy ra giữa loài người và Thiên Chúa, qua việc làm môi giới của Mẹ, ở chỗ Mẹ chuyển cầu với Chúa trước cho chúng ta, rồi sau đó giúp chúng ta làm sao để có thể sẵn sàng đáp ứng những ǵ Chúa muốn.

 

Thực tế sống đạo đă cho chúng ta cảm nghiệm được sự thật này. Theo mạc khải thần linh và đức tin th́ “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16) vô cùng nhân hậu, nhưng chúng ta có tin như vậy hay chăng, có tin rằng một Thiên Chúa vô cùng cao cả lại có thể yêu thương một tạo vật vô danh tiểu tốt chẳng là ǵ như con người chúng ta, đặc biệt khi chúng ta cảm thấy ḿnh vô cùng tội lỗi, đang là mồi ngon cho thần dữ, thành phần gian trá quỉ quyệt nhất định không buông tha chúng ta, nhất là trong giờ lâm tử?

 

Ngoài ra, cũng theo mạc khải thần linh và đức tin, cho dù Thiên Chúa đă đến với chúng ta nơi thân phận con người nơi Chúa Giêsu Kitô, thậm chí đă tử giá để cứu chuộc chúng ta, nhưng Ngài đồng thời vẫn là Đấng vô cùng toàn hảo và cao cả, là Thẩm Phán tối cao và chí công, bởi vậy, để đến với Ngài, chúng ta cần phải cải thiện đời sống, mà c̣n ǵ khó khăn cho bằng đối với bản tính tự nhiên của con người chúng ta đă bị hư đi theo nguyên tội chỉ muốn hưởng lạc và hết sức ngần ngại hy sinh hăm ḿnh chịu khó, nhất là phải bỏ ḿnh đi và vác thập giá mà theo Chúa.

 

Thực tế nhất là việc con người đến với Thiên Chúa, nơi việc rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, con người cần phải sạch tội trọng, thậm chí đến với Thiên Chúa t́nh thương nơi ṭa giải tội chăng nữa, họ cũng không thể nào hay khó có thể đến với Ngài, v́ họ phải thật ḷng ăn năn dốc ḷng chừa các tội lỗi đă phạm và quyết tâm xa tránh dịp tội cho khỏi tái phạm tội xưng thú mới được thứ tha. Nhất là trường hợp bị rối rít về hôn nhân lại càng khó khăn cho con người vô cùng yếu đuối có thể đến cùng Thiên Chúa qua Bí Tích Giải Tội, chứ chưa nói tới Bí Tích Thánh Thể.

 

Vậy th́ con người yếu đuối và tội lỗi không thể nào và không bao giờ có thể đến cùng Thiên Chúa là cùng đích của ḿnh được hay sao? Và Sự Toàn Hảo của Thiên Chúa cùng với các thứ luật trọn lành Phúc Âm, hay luật luân lư phổ quát, hoặc luật tự nhiên, chính là những cản trở vô cùng lợi hại cho việc con người muốn trở về với Ḷng Thương Xót Chúa hay sao?

 

Phải chăng đó là lư do ngay trước Thời Đại của Ḷng Thương Xót Chúa từ thập niên 1930 với sự xuất hiện của Chị Thánh Faustina, để dọn đường cho Ngài, là Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, một biến cố mà tất cả Bí Mật Fatima ở chỗ “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, để “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”.

 

Đúng thế, trong phần Bí Mật Fatima thứ ba, chúng ta thấy vai tṛ của Mẹ Maria trong Thời Điểm Maria là Mùa Vọng Cánh Chung của Mẹ như thế này. Trước hết, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu” ở chỗ, bàn tay trái của Mẹ đă ngăn cản được lưỡi gươm sát phạt thế giới tội lỗi đang nằm trong bàn tay phải của vị thiên thần chĩa xuống trái đất. Sau nữa, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”, ở chỗ, Mẹ không ngăn cản cuộc tàn sát đoàn người tử đạo trên ngọn núi dốc ở dưới chân cây thập tự giá. V́ chính nhờ máu hy sinh tử đạo đầy đức tin của họ mà thành phần thành tâm thiện chí t́m kiếm Thiên Chúa đă được cứu rỗi.

 

Đó là lư do, ở Fatima, ngay từ lần đầu tiên hiện ra, chưa xưng ḿnh là ai và cho biết đến để làm ǵ, Mẹ Maria đă thành lập ngay một đạo binh Thiếu Nhi Fatima 3 em, để trở thành Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ trong việc chiến đấu chống lại bọn ngụy thần, để cứu độ các linh hồn về cho Ḷng Thương Xót Chúa.

 

Như thế, việc Lucia viết Hồi Kư về Biến Cố Thánh Mẫu Fatima nói chung bắt đầu từ năm 1935, và việc chị viết thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940 nói riêng, để xin ngài thiết lập lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho Giáo Hội hoàn vũ, và xin ngài hiệp với hàng giáo phẩm thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, là những ǵ tối ư quan trọng trong việc đáp ứng ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Nhờ đó, “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới có ḥa b́nh”, một mục tiêu lưỡng diện này cũng được Ḷng Thương Xót Chúa nhắm tới, như Người khẳng định với Chị Thánh Faustina như sau: Hỡi con gái của Cha, con hăy nói cho toàn thế giới về t́nh thương khôn thấu của Cha. Cha muốn rằng Lễ T́nh Thương là nơi nương náu và là nơi cư trú cho tất cả mọi linh hồn, nhất là thành phần tội nhân đáng thương… Nhân loại không thể nào có ḥa b́nh cho tới khi quay về với Suối Nguồn T́nh Thương” (Nhật Kư, 699).

 

 

Cấp 3 Thực Thi T́nh Thương bằng cầu nguyện:

Thiếu Nhi Fatima Phanxicô - An ủi “Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”

 

 

Theo lời Đức Mẹ kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima ngay vào lần hiện ra thứ nhất 13/5/1917, th́ việc hiến ḿnh hy sinh chịu mọi đau khổ của 3 Thiếu Nhi Fatima có hai mục đích rơ ràng, đó là, thứ nhất, để đền tạ Thiên Chúa bị tội lỗi xúc phạm, và, thứ hai, để cầu cho tội nhân ăn năn cải thiện đời sống. Thế nhưng, đối với Phanxicô là Thiếu Nhi Fatima chú trọng đến Thiên Chúa hơn các tội nhân, th́ mục đích thứ nhất vẫn quan trọng và khẩn thiết hơn. Hồi Kư Lucia 4 thuật lại điều này như sau:


“Ngày kia, con hỏi em: 'Phanxicô, điều nào em thích hơn, an ủi Chúa chúng ta hay cải hối các tội nhân để không một linh hồn nào phải xuống hoả ngục nữa?'. 'Em thích an ủi Chúa chúng ta hơn. Chị không để ư đến tháng vừa rồi Đức Mẹ của chúng ta buồn lắm sao, khi Người nói rằng người ta không được xúc phạm đến Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều rồi? Em thích an ủi Chúa chúng ta rồi mới cải hối các tội nhân để họ đừng xúc phạm đến Ngài nữa.

 

“Có một lần, con và Giaxinta vào pḥng của em, em nói với chúng con: 'Hôm nay đừng nói nhiều nghe v́ em nhức đầu lắm đó. Giaxinta nhắc anh: 'Nhưng đừng quên dâng cầu cho tội nhân nghe'. 'Ừ. Nhưng anh phải dâng để an ủi Chúa chúng ta và Đức Mẹ của chúng ta trước đă, rồi sau đó mới dâng cho các tội nhân và Đức Thánh Cha'”.

 

Đền tạ, đối với Phanxicô, cũng như với Giaxinta và Lucia, trước hết ở tại việc hy sinh chịu mọi đau khổ Chúa gửi đến cho. Chị Lucia đă đề cập đến điều này như sau:

 

“Một ngày kia, khi con tỏ cho em biết rằng con bất hạnh là chừng nào khi bị những tấn công đầu tiên bắt nguồn từ cả trong gia đ́nh lẫn bên ngoài, Phanxicô đă phấn khích con bằng những lời này: 'Không sao đâu! Đức Mẹ đă chẳng nói là chúng ta sẽ phải chịu nhiều đau khổ đó hay sao, để đền tạ Chúa của chúng ta và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Người, v́ tất cả những tội lỗi mà các Ngài phải chịu? Các Ngài buồn quá đi! Nếu chúng ta ủi an các Ngài bằng những chịu đựng này th́ chúng ta sung sướng biết bao!'”

 

Riêng trường hợp của em, em đă chịu khổ để đền tạ như được chị Lucia thuật lại như sau:

 

“Trong khi bị bệnh, em lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ và bằng ḷng. Có những lần con hỏi em rằng:

 

- Phanxicô ơi em có đau lắm không?

 

- Đau lắm chị, nhưng không sao! Em đang chịu khổ để an ủi Chúa, để rồi sau đó, một thời gian ngắn nữa thôi, em sẽ về trời mà!

 

- Khi em lên đó rồi, đừng quên xin Đức Mẹ đem chị lên trên ấy sớm nhé.

 

- Em không xin điều đó đâu! Chị quá rơ là Người chưa muốn chị ở đó mà.


Trước khi em chết 1 ngày, em nói với con rằng:

 

- Chị coi! Em bệnh quá sức; giờ đây không c̣n lâu nữa em sẽ về trời.

 

- Vậy th́ em hăy nghe đây. Khi em lên đó rồi, đừng quên cầu nguyện thật nhiều cho các tội nhân nhé, cho Đức Thánh Cha, cho chị và cho Giaxinta nữa.

 

- Vâng, em sẽ cầu nguyện. Thế nhưng, tốt hơn chị hăy xin Giaxinta cầu nguyện cho những điều này, v́ em sợ rằng em sẽ quên mất khi em được thấy Chúa. Vào lúc ấy em chỉ muốn an ủi Chúa mà thôi”.

 

Phải, đền tạ, đối với Phanxicô, không những là hy sinh chịu khổ v́ Chúa, c̣n chính là an ủi, là thông cảm với Chúa, Đấng đă bị xúc phạm và tỏ ra buồn sầu.

 

Phanxicô đă an ủi và thông cảm với Chúa là Đấng Quá Sầu Buồn ở chỗ thích sống gần gũi với Chúa. Đối với em, gần gũi, kề cận với Chúa Giêsu cũng là một việc cần thiết để an ủi Chúa. Do đó, hễ có dịp là Phanxicô t́m đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mà em gọi là Chúa Giêsu Ẩn Thân. Chị Lucia kể lại rằng:

 

“Ngày kia, em ra khỏi nhà gặp con… Con bắt đầu đi đến trường, và trên đường đi, con đă nói với các người em họ của con về tất cả những điều này (cầu nguyện cho một người mẹ có đứa con trai bị tố cáo phạm tội có thể bị tù đầy, như bà này đă nhờ chị Têrêsa là chị ruột của Lucia xin Lucia cầu với Đức Mẹ cứu con của bà). Khi chúng con tới Fatima, Phanxicô nói với con rằng:

 

- Chị ơi! Trong khi chị đi đến trường, em sẽ ở lại với Chúa Giêsu Ẩn Thân, và em sẽ xin Người ban ơn ấy cho.

 

Tan học, con đến gọi em mà hỏi:

 

- Em có cầu xin Chúa ban cho ơn ấy không vậy?

 

- Có, em có cầu nguyện. Xin chị nói với chị Têrêsa rằng anh ấy sẽ được về nhà mấy ngày nữa.

 

Thật thế, mấy ngày sau, người con trai đáng thương ấy trở về. Vào ngày 13, anh ta và cả nhà đến tạ ơn Đức Mẹ về điều ấy.  Một lần khác, con nhận thấy là, sau khi chúng con đă rời nhà, Phanxicô bước đi rất chậm. Con hỏi em:

 

- Làm sao vậy. Em hầu như không thể bước đi nổi nữa rồi!

 

- Em bị nhức đầu quá đi, em cảm thấy sắp ngă đến nơi rồi nè. 

 

- Vậy th́ đừng đi nữa. Em hăy ở nhà đi!

 

- Em không muốn đâu. Em thích ở trong nhà thờ với Chúa Giêsu Ẩn Thân trong khi chị đi học”.

    

Đối với Phanxicô, đền tạ chẳng những ở tại việc hy sinh v́ Chúa, gần gũi với Chúa, mà c̣n tránh làm bất cứ điều ǵ làm mất ḷng Chúa nữa.

   

Chị Lucia thuật lại như sau:

    

“Khi thấy con bối rối và ngờ vực, em khóc và nói: 'Nhưng làm sao mà chị lại có thể cho rằng đó là việc của ma qủi? Chị không thấy là Đức Mẹ và Thiên Chúa ở trong ánh sáng cao vời đó sao? Không có chị làm sao chúng em tới đó được, v́ chị là người đối đáp mà'. Đêm đó, sau khi dùng cơm tối, em đến nhà con, gọi con ra hiên nhà mà nói: 'Này! Mai chị không đi thật à?' 'Chị không đi thật mà. Chị đă bảo với các em là chị sẽ không trở lại đó nữa thây'. 'Thế th́ xấu hổ thật! Tại sao bây giờ chị lại có thể nghĩ như vậy được? Chị không thấy rằng việc đó không thể nào là việc của ma qủi ư? Thiên Chúa đă buồn sầu v́ bao tội lỗi đủ rồi, bây giờ chị không đi, Người lại c̣n buồn hơn nữa! Thôi, chị nói đi đi!'”

    

Riêng trường hợp của em, v́ chuyên tâm an ủi Chúa, nên em cũng rất sợ làm điều mất ḷng Người, như chị Lucia thuật lại như sau:

 

“Hôm ấy, ngay từ sáng sớm, chị Têrêsa của em đến t́m con.

 

- Chị hăy mau đến nhà của chúng em! Phanxicô nguy lắm rồi nên em muốn nói với chị điều ǵ đó.

 

Con vội vàng mặc quần áo đi ngay. Em xin mẹ em cũng như anh chị em hăy đi ra ngoài, v́ em muốn xin con một điều bí mật. Họ đi ra rồi, em nói với con thế này:

 

- Em sẽ xưng tội để có thể rước Lễ rồi chết. Em xin chị nói cho em biết là chị có thấy em phạm bất cứ một tội nào chăng, rồi chị cũng đi hỏi cả Giaxinta cho em nữa xem nó có thấy em phạm lỗi ǵ không nhé.

    

Con trả lời em:

   

- Em đă không vâng lời mẹ em một ít lần khi bà bảo em ở nhà nhưng em đă bỏ nhà đi với chị hay bỏ đi trốn.

 

- Đúng thế. Em có nhớ đến nó. Vậy chị đi hỏi Giaxinta xem nó có nhớ điều ǵ khác nữa không.

 

Con ra đi, và Giaxinta, sau khi suy nghĩ một chút đă trả lời rằng: 

 

- Xin chị nói với anh ấy rằng, trước khi Đức Mẹ hiện ra với chúng ta, anh ấy đă ăn cắp một xu của bố để mua một hộp nhạc của ông José Marto ở Casa Velha; và có lần bị những đứa con trai ở Aljustrel ném đá vào những đứa khác ở Boleiros, anh ấy cũng đă lấy đá ném họ nữa!

 

Khi con cho em biết điều em Giaxinta của em nói, em đă trả lời rằng:

 

- Em đă xưng những điều ấy rồi, nhưng em sẽ xưng lại nữa. Có thể v́ những tội này của em mà Chúa đă quá buồn rầy! Cho dù em không chết đi nữa, em sẽ không bao giờ tái phạm những tội này nữa. Em hết sức đau ḷng về những tội ấy”.

    

Chắp tay lại, em đă nguyện rằng: ‘Ôi Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn’”.

 

Phanxicô chẳng những để ư đền tạ Chúa Giêsu Ẩn Thân bằng việc hy sinh v́ Chúa và gần gũi với Chúa, em c̣n để ư đến Mẹ Maria nữa, Đấng mà em cũng gọi là Đấng Quá Sầu Bi.

 

Hồi Kư Lucia 4 cũng đề cập đến điều này nơi Phanxicô:

“Trong khi Giaxinta có vẻ chỉ quan tâm đến một điều là cải hối các tội nhân để cứu các linh hồn cho khỏi sa hỏa ngục, th́ Phanxicô lại tỏ ra chỉ nghĩ đến an ủi Đức Mẹ, Đấng mà em cảm thấy quá sầu bi”.

 

Đối với cả Chúa Giêsu và Đức Mẹ mà em đều cho là Đấng quá Sầu Buồn, cũng như Giaxinta và Lucia, Phanxicô đă làm mọi sự có thể để hy sinh, như lời Thiên Thần dạy, với ư chỉ mà Đức Mẹ đă dạy các em vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917: Hăy đọc nhiều lần, nhất là khi các con làm việc hy sinh: 'Ôi Chúa Giêsu, v́ yêu Chúa, cho các tội nhân ăn năn hối cải và để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Tuy nhiên, đối với riêng Chúa Giêsu, để đền ạ Chúa, Phanxicô c̣n t́m dịp ở gần Chúa nữa. Cũng thế, đối với riêng Đức Mẹ, để đền tạ Người, Phanxicô cũng t́m dịp để lần hạt Mân Côi như Đức Mẹ đă dặn em vào lần hiện ra thứ nhất. Mỗi lần thấy vắng Phanxicô, Lucia và Giaxinta đi t́m gọi, thường thấy Phanxicô đang lẩn trốn đi cầu nguyện một ḿnh, và thấy em giơ tràng hạt lên làm hiệu cho cả hai biết là Phanxicô đang lần hạt đấy.

 

Trong bài giảng phong Chân Phước cho Thiếu Nhi Phanxicô, người đă qua đời lúc gần 11 tuổi (11/6/1908-4/4/1919) tại Linh Địa Thánh Mẫu Fatima ngày 13/5/2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói (nhất là ở đoạn 2) về vị Á Thánh nam trẻ nhất Giáo Hội này như sau:

 

 “Điều gây ấn tượng nhất và đă hoàn toàn chiếm đoạt Chân Phước Phanxicô là việc Thiên Chúa ở trong luồng ánh sáng vô tận đă thấu nhập tận thâm tâm ba em ấy. Thế nhưng, Thiên Chúa chỉ nói với một ḿnh Phanxicô, như em cho biết, là Ngài ‘buồn biết bao’. Có một đêm kia, bố của em nghe thấy em thổn thức th́ hỏi em tại sao em khóc; người con của ông liền trả lời rằng: ‘Con đang nghĩ đến Chúa Giêsu là Đấng rất buồn phiền v́ các tội lỗi đă xúc phạm đến Người’. Em đă được thúc đẩy bởi một ước vọng duy nhất đó là ‘an ủi Chúa Giêsu và làm cho Người được vui’ – thật lạ lùng về ư nghĩ của các trẻ emPhanxicô không hề than phiền khi chịu đựng các đau đớn cả thể do bệnh nạn gây ra làm cho em phải chết. Để an ủi Chúa Giêsu, tất cả hầu như là quá ít đối với em, ở chỗ, em đă chết với một nụ cười trên môi. Bé Phanxicô đă có một ước vọng cả thể trong việc đền bồi những xúc phạm của các tội nhân, bằng việc nỗ lực sống tốt lành và hiến dâng các hy sinh và lời cầu nguyện”.