Biến Cố Thánh Mẫu Fatima

Khởi Điểm Thời Đại Ḷng Thương Xót Chúa

 

  

 

N

ếu Sứ Điệp về Ḷng Thương Xót Chúa được gắn liền với Chị Thánh Faustina, và có thể nói Thời Điểm Ḷng Thương Xót Chúa được bắt đầu vào ngày 22/2/1931, thời điểm lần đầu tiên Chúa Giêsu ngỏ ư muốn tấm h́nh Chúa T́nh Thương được tôn kính, nhất là vào Chúa Nhật I sau Phục Sinh, ngày Chúa muốn Giáo Hội cử hành như Lễ Kính Chúa T́nh Thương, th́, theo lịch sử, Thời Điểm hay Thời Đại của Ḷng Thương Xót Chúa đă được vén màn từ Biến Cố Thánh Mẫu Fatima 1917, khi Chị Faustina mới được 12 tuổi.

 

Thật vậy, tất cả cốt lơi và trọng tâm của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima không phải là Mẹ Maria, liên quan tới Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và Kinh Mân Côi, mà là Chúa Giêsu Thánh Thể và Ḷng Thương Xót Chúa.

 

Đúng thế, Biến Cố Thánh Mẫu Fatima có thể được chia làm 3 giai đoạn, tiến biến cố, chính biến cố và hậu biến cố. Tiền biến cố là thời điểm năm 1916, với 3 lần Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima. Chính biến cố là thời điểm năm 1917 với 6 lần Mẹ Maria hiện ra với Lucia, Phanxicô và Giaxinta. Và hậu biến cố là thời điểm năm 1925 và 1929, nhất là lần cuối cùng 13/6/1929, lần liên quan trực tiếp đến Ḷng Thương Xót Chúa, sát với thời điểm 22/2/1931 là lúc Chúa Giêsu tỏ ư muốn với Chị Thánh Faustina về việc tôn sùng tấm ảnh Chúa T́nh Thương.

 

Trong toàn biến cố Thánh Mẫu Fatima được chia làm 3 giai đoạn này, chủ chốt vẫn là Chúa Giêsu: mở đầu ở tiền biến cố là một Chúa Giêsu Thánh Thể, sau đó ở chính biến cố là một Chúa Giêsu bị xúc phạm, cuối cùng ở hậu biến cố là một Chúa Giêsu ân sủng và t́nh thương.   

 

           

Tiền Biến Cố Fatima 1916 - Một Chúa Giêsu Thánh Thể

 

 

Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần thứ nhất vào mùa xuân năm 1916, ở trong hang Loca do Cabeco để kêu gọi các em cầu nguyện và cũng để dạy cho các em biết h́nh thức (cử chỉ) cầu nguyện cùng với nội dung (lời kinh) cầu nguyện.

 

Thiên Thần Ḥa B́nh đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện như sau: "Đừng sợ. Ta là Thiên Thần Ḥa B́nh. Hăy cầu nguyện với Ta". Thiên Thần Ḥa B́nh đă làm gương cho 3 Thiếu Nhi Fatima để các em biết các em cần phải có những cử chỉ cầu nguyện như thế nào, bằng việc ngài phục ḿnh sát mặt xuống đất. Thiên Thần Ḥa B́nh đă dạy 3 Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa Trời Con, con tin kính Chúa, con thờ lạy Chúa, con trông cậy Chúa và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những người không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa".

 

Sau khi 3 Thiếu Nhi Fatima bắt chước tác động và lập lại lời cầu của Thiên Thần trên đây ba lần, Thiên Thần Ḥa B́nh khuyên dụ các em cầu nguyện: "Các em hăy cầu nguyện như thế, Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn lắng nghe lời các em kêu xin".

 

Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần thứ hai vào Mùa Hè năm 1916, sau giờ các em nghỉ trưa, ở dưới một bóng cây và bên một giếng nước, để kêu gọi các em hy sinh cầu nguyện, cũng như để dạy cho các em biết cách hy sinh trong việc đền tạ Chúa hầu cứu rỗi các tội nhân. Thiên Thần Ḥa B́nh kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima hy sinh như sau: "Các em đang làm ǵ thế? Hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiềú Trái Tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria có những dự tính đầy yêu thương dành cho các em đó. Hăy dâng kinh nguyện và thật nhiều hy sinh lên Đấng Tối Cao".

 

Thiên Thần Ḥa B́nh dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima cách hy sinh khi ngài trả lời cho câu hỏi của Lucia: "Chúng con làm thế nào để hy sinh?": "Các em hăy biến mọi sự các em có thể thành những hy sinh dâng lên Chúa như một việc để đền tạ tội lỗi Ngài đă bị xúc phạm mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn hối cải. Như thế, các em sẽ mang lại ḥa b́nh cho quê hương của các em. Ta là thiên thần bổn mạng, thiên thần của Nước Bồ Đào Nha. Nhất là các em hăy chấp nhận và bằng ḷng với tất cả mọi đau khổ Chúa gửi đến cho các em".                             

 

Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần thứ ba vào một buổi chiều Mùa Thu năm 1916, trên đường các em từ Pregueira về Lapa, để cho ba em rước Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu, rồi kêu gọi các em đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể. Thiên Thần Ḥa B́nh cho 3 Thiếu Nhi Fatima rước Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu, bằng cách, ngài cho Lucia (bấy giờ đă được xưng tội rước lễ lần đầu) rước Ḿnh Thánh và cho Phanxicô cùng với Giaxinta (bấy giờ chưa xưng tội rước lễ lần đầu) rước Máu Thánh. Thiên Thần Ḥa B́nh kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể như sau: "Các em hăy nhận lănh Ḿnh và uống Máu Chúa Kitô bị xúc phạm khủng khiếp bởi những tội vong ân bội nghĩa. Các em hăy đền bồi tội lỗi của họ và hăy an ủi Thiên Chúa của các em".

 

Ngài sấp ḿnh trước Thánh Thể mà nguyện 3 lần: "Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp ḿnh thờ lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa Ḿnh Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă phải chịu. Xin v́ công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".

 

 

Chính Biến Cố Fatima 1917 - Một Chúa Giêsu bị xúc phạm

 

 

Tất cả Sứ Điệp Fatima được người ta chia ra hay tóm thành 3 điều được gọi tắt là 3 mệnh lệnh: Cải Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm. Thứ tự về 3 Mệnh Lệnh được kể ra ở đây cũng tùy theo người, và v́ thế thứ tự của chúng không hẳn nói lên tầm quan trọng nhất nh́ ba của chúng. Theo thứ tự được Mẹ Maria kêu gọi trong chính biến cố Fatima th́ đầu tiên là mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi (trong cả 6 lần hiện ra), sau đó tới Tôn Sùng Mẫu Tâm (13/6 và 13/7) và cuối cùng mới tới Cải Thiện Đời Sống (13/10).

 

Nếu nói là quan trọng th́ căn cứ vào sự kiện lần nào hiện ra, từng lần và mọi lần, Mẹ Maria đều kêu gọi phải thực hiện hằng ngày th́ phải nói là mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi. Thật ra, nếu mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống liên quan trực tiếp tới Chúa, và mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm liên quan trực tiếp tới Mẹ, th́ mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi, có thể nói, là mệnh lệnh chung cho cả Chúa lẫn Mẹ, v́ khi cầu kinh Mân Côi, chúng ta vừa tôn sùng Tôn Sùng Mẫu Tâm qua Kinh Kính Mừng chúc tụng Mẹ, vừa Cải Thiện Đời Sống qua việc tưởng nhớ đến Chúa Kitô Cứu Chuộc nơi các Mầu Nhiệm Mân Côi liên quan trực tiếp đến Người.

 

Xét cho cùng, tự bản chất và theo tính cách của ḿnh, mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm và Lần Hạt Mân Côi chỉ là đường lối, là phương cách để giúp cho con người thực hiện mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống mà thôi. Đó là lư do Mẹ Maria đă nói với chung 3 Thiếu Nhi Fatima và riêng Thiếu Nhi Fatima Lucia vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917 rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”. Và đó cũng là lư do, vào lần hiện ra thứ 3 ngày 13/7/1917, sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima 3 phần, Mẹ Maria đă xin các em sau mỗi chục kinh Mân Côi thêm vào lời nguyện “Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn”.

 

Mẹ Maria, qua những lần hiện ra đó đây trong lịch sử Giáo Hội, nhất là những lần và những nơi được Giáo Hội chính thức công nhận, đặc biệt ở Lộ Đức và Fatima, chỉ có một sứ điệp chung duy nhất, đó là kêu gọi con người hăy ăn năn thống hối, cải thiện đời sống quay về nhận biết Chúa, một lời kêu gọi âm vang lời rao giảng tiên khởi của Chúa Giêsu: “Thời gian đă nên trọn. Vương Quốc Thiên Chúa đă đến. Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm” (Mk 1:15). Sứ điệp kêu gọi cải thiện đời sống này của Mẹ cũng có tính cách dọn đường cho Chúa đến, như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đối với dân Do Thái ngày xưa: “Hăy cải thiện đời sống! Vương Quốc Thiên Chúa đă đến” (Mt 3:2).

 

Theo Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), trong tác phẩm thời danh “Luận về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” được ngài viết từ đầu thế kỷ 18 và phổ biến vào giữa thế kỷ 19, th́ việc Mẹ Maria xuất hiện như một Tiền Hô dọn đường như thế là dấu báo Chúa Kitô sắp đến: “Việc cứu độ thế giới được bắt đầu nhờ Mẹ Maria thế nào, th́ cũng nhờ Mẹ nó được hoàn thành như vậy” (số 49); “Như Mẹ là đường nhờ đó Chúa Giêsu đă đến với chúng ta lần thứ nhất thế nào, Mẹ cũng lại là đường nhờ đó Người sẽ đến với chúng ta lần thứ hai như vậy, dù không cùng một kiểu cách” (số 50.4).

 

Nếu ở Lộ Đức, Mẹ chỉ kêu gọi “hăy ăn năn thống hối, hăy ăn năn thống hối” vào lần hiện ra thứ tám ngày 24/2/1858, th́ ở Fatima, dù không lập lại nguyên văn lời kêu gọi ở Lộ Đức, nhưng Mẹ đă đi sâu vào nguyên nhân sâu xa tại sao con người cần phải cải thiện đời sống, phải ăn năn thống hối, qua lời cuối cùng Mẹ nói vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, một lời kết thúc chính Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, một lời phải nói là những ǵ Mẹ trăn trối làm nên cốt lơi của Sứ Điệp Fatima, đó là: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”.

 

“Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây là ai, tuy Mẹ Maria không nói rơ, nhưng căn cứ vào cấu trúc 3 phần tiền, chính và hậu Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, th́ “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây, Đấng “đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” đây chính là Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng được Thiên Thần Ḥa B́nh vào năm 1916 đă dạy 3 Thiếu Nhi Fatima phải cầu nguyện đền tạ, hy sinh đền tạ và rước lễ đền tạ, và Người cũng chính là Đấng Tử Giá trong thị kiến ngày 13/6/1929 của chị Lucia, Đấng Lucia thấy có Mẹ Maria đứng bên cạnh như Vị Đồng Công Cứu Chuộc, có Chén Thánh hứng máu nhỏ xuống từ Thập Giá, và có gịng chữ “ân sủng và t́nh thương”.

 

Nhưng “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” ấy “đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” như thế nào và ra sao? Ở đây Mẹ Maria cũng không nói rơ. Tuy nhiên, cũng căn cứ vào kết cấu và diễn tiến của chung Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, có thể nói, nếu “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta … đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” và Người là Chúa Giêsu Thánh Thể cần phải được đền tạ, như Thiên Thần Ḥa B́nh chỉ dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima ngay từ đầu, th́ “Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” bởi thành phần Kitô hữu đă lănh nhận công ơn cứu độ vô cùng châu báu của Người qua Phép Rửa, nhưng lại tỏ ra “không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa”, như trong lời cầu đền tạ 3 Thiếu Nhi Fatima được Thiên Thần Ḥa B́nh dạy trong lần hiện ra thứ nhất, nhất là những tội “lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă phải chịu”, như lời nguyện Thiên Thần Ḥa B́nh dạy 3 em vào lần hiện ra cuối cùng.

 

 

Hậu Biến Cố Fatima 1929 - Một Chúa Giêsu Ân Sủng và T́nh Thương

 

 

Ở tiền Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1916, chúng ta đă thấy một Chúa Giêsu Thánh Thể cần phải được đền tạ. Ở chính Biến Cố Thánh Mẫu Fatima năm 1917, chúng ta thấy một Chúa Giêsu “đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Và ở hậu Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, chúng ta c̣n thấy một Chúa Giêsu “ân sủng và t́nh thương”, một Chúa Giêsu của cả phần tiền Biến Cố Thánh Mẫu Fatima – Chúa Giêsu Thánh Thể, và của phần chính Biến Cố Thánh Mẫu Fatima – Chúa Giêsu bị xúc phạm.

 

Thật ra, hậu Biến Cố Thánh Mẫu Fatima bao gồm 2 thị kiến Chị Lucia, bấy giờ đang là nữ tu Ḍng Đôrôthêu, đă được tỏ cho thấy, một vào ngày 10/12/1925 ở thành Pontevedra nước Tây Ban Nha, và 1 vào ngày 13/6/1929 ở thành Tuy cũng nước Tây Ban Nha. Trong khi thị kiến ngày 10/12/1925 trực tiếp liên quan tới việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, th́ thị kiến ngày 13/6/1929 lại trực tiếp liên quan tới Chúa Giêsu. Nên ở đây chỉ nói tới thị kiến ngày 13/6/1929 mà thôi.

 

Thật vậy, được phép làm giờ thánh từ 11 đến 12 giờ đêm ngày 13-6-1929, chị Lucia một ḿnh ở trong nhà nguyện, đứng giang tay cầu nguyện. Bỗng cả nhà nguyện bừng sáng, không c̣n lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa.

 

Một thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân ḿnh của một người từ cạnh sườn trở lên; trên ngực của người này có một con chim câu bằng ánh sáng; bị đóng đanh vào thập giá là thân ḿnh của một người khác. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén thánh và một bánh thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh thánh và nhỏ vào chén thánh. Bên phải cây thánh giá là Đức Mẹ với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trong tay Mẹ. Bên trái cây thánh giá có những chữ lớn như thể bằng nước trong như thủy tinh chảy xuống trên bàn thờ làm thành những chữ: "Ân Sủng và T́nh Thương"        

 

Lư do Mẹ hiện ra lần này là v́ Mẹ đă hứa với 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba trong khi tiết lộ phần Bí Mật Fatima thứ hai, về việc "để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng". Chính v́ thế, sau khi chị Lucia thấy thị kiến "Ân Sủng và T́nh Thương", Mẹ Maria đă báo cho chị biết rằng: "Đă đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này. Có rất nhiều linh hồn bị Đức Công Minh của Thiên Chúa luận phạt v́ những tội lỗi xúc phạm đến Mẹ, tới nỗi Mẹ đă đến để xin đền tạ: Con hăy hy sinh ḿnh theo ư hướng này và hăy cầu nguyện".

 

Trong thị kiến ngày 13/6/1929 này, thị kiến cuối cùng của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, thị kiến sát với thời điểm 22/2/1931 của Ḷng Thương Xót Chúa được loan truyền bởi Chị Thánh Faustina, chúng ta thấy chính yếu và trước hết là một Chúa Giêsu Tử Giá, tức “Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” (của phần chính Biến Cố Thánh Mẫu Fatima), với những giọt máu từ mặt của Người cũng như từ cạnh sườn của Người nhỏ xuống Bánh Thánh và Chén Thánh, hai biểu tượng cho Chúa Giêsu Thánh Thể (của phần tiến Biến Cố Thánh Mẫu Fatima).

 

Những giọt máu nhỏ xuống cả Chén Thánh lẫn Bánh Thánh từ mặt của Người đây là ǵ, nếu không phải là nỗi khổ đau của Chúa Giêsu Thánh Thể về những thái độ “không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa” của thành phần Kitô hữu, và những giọt máu nhỏ xuống cả Chén Thánh lẫn Bánh Thánh từ cạnh sườn của Người đây là ǵ, nếu không phải là nỗi khổ tâm của Chúa Giêsu Thánh Thể về những tội “lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă phải chịu”, cũng do thành phần Kitô hữu gây ra cho Người.

 

Gịng chữ “ân sủng và t́nh thương” thẳng xuống ở bên trái cây thập giá có nghĩa là ǵ, nếu không phải ám chỉ Mẹ Maria đầy “ân sủng”, Đấng Đồng Công Cứu Chuộc đứng ở bên phải cây Thập Giá trong thị kiến, Người Mẹ đă sinh chúng ta trong “ân sủng” của Thiên Chúa, cũng như ám chỉ Chúa Giêsu Tử Giá, Đấng đă yêu thương con người “đến cùng” (Jn 13:1), để tỏ cho con người thấy tất cả “t́nh thương” vô cùng nhân hậu của Vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16), Vị Thiên Chúa chẳng những yêu thương chúng ta qua việc “không dung tha cho Con Một ḿnh” (Rm 8:32), mà c̣n qua việc ban cho chúng ta một người Mẹ để dẫn chúng ta về với “t́nh thương” của Ngài, v́ Mẹ đầy “ân sủng”, đầy “t́nh thương” của Đấng đă làm cho tôi những điều trọng đại” (Lk 1:49).

 

Gịng chữ “ân sủng và t́nh thương” đây, c̣n cho thấy ư nghĩa về hai tia sáng tỏa xuống từ cạnh sườn Chúa Giêsu trong tấm ảnh Chúa T́nh Thương được Chị Thánh Faustina phổ biến với vai tṛ làm sứ giả cho Chúa T́nh Thương của ḿnh, một tia sáng trắng ám chỉ “ân sủng” là những ǵ xuất phát từ Phép Rửa, và tia sáng đỏ ám chỉ “t́nh thương” là những ǵ xuất phát từ hy tế Thập Giá và hiện thực nơi Bí Tích Thánh Thể: “Hai tia sáng biểu hiệu cho Máu và Nước. Tia sáng nhạt là biểu hiệu của Nước, để làm cho các linh hồn nên công chính. Tia sáng đỏ là biểu hiệu của Máu, để ban sự sống cho các linh hồn...” (Chúa Giêsu với Chị Faustina); “Nếu máu nhắc đến hy tế Thập Giá và tặng ân Thánh Thể th́ nước… chẳng những tiêu biểu cho Phép Rửa mà c̣n cho tặng ân Thánh Linh nữa” (ĐTC GPII bài giảng Lễ Phong Thánh cho Chị Faustina, 30/4/2000, đoạn 2).