Chuỗi Kinh Thương Xót
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Biên soạn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 473 Thứ
Sáu 2/10/2009
Theo tu đức Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng th́ con
người đă bị hư hoại bởi nguyên tội nhưng đă được công chính hóa,
tức được cứu chuộc, được tái sinh từ trên cao (xem Jn 3:3), nhờ
Phép Rửa trong Chúa Kitô, hay nhờ Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô
(xem Rm 6:3-4), Đấng được con người chấp nhận bằng đức tin của
ḿnh (xem Jn 1:11-12). Thế nhưng, Chúa Kitô không đến để cứu con
người bị vướng mắc nguyên tội khỏi sự chết và tội lỗi bằng cuộc
Tử Giá của Người, mà c̣n để ban cho thành phần đă trở thành
chiên của Người nhờ Phép Rửa ấy “được sự sống và là một sự sống
viên măn hơn” (Jn 10:10). Thật ra, nhờ Phép Rửa, Kitô hữu chẳng
những được mai táng với Người cho khỏi tội lỗi và sự chết mà c̣n
được phục sinh với Người cho được sự sống nữa. Đó là lư do sau
khi Phục Sinh Người đă ban sự sống của Người cho các tông đồ khi
thở hơi trên các vị để các vị lănh nhận lấy “Chúa Thánh Thần là
Đấng ban sự sống” (Jn 20:22).
Tuy nhiên, sự sống Kitô hữu lănh nhận nơi Phép Rửa chỉ mới là
một mầm mống thần linh được gieo vào mảnh đất tâm hồn của con
người Kitô hữu, ban đầu hoàn toàn lệ thuộc vào tính chất tốt xấu
của mảnh đất này trong việc đâm rễ, nẩy mầm, phát triển và sinh
hoa kết trái, hay trái lại, hạt giống thần linh là Thánh Sủng
này bị cỏ lùng là các tính mê nết xấu, đam mê nhục dục, mầm mống
của nguyên tội c̣n đầy giẫy nơi bản tính của con người làm tắc
nghẹt không thể mọc lên được, đến độ bị oan uổng chết đi. Chính
v́ thế, trong công cuộc cứu chuộc, Chúa Kitô c̣n thiết lập các
phép bí tích thánh nữa, để tiếp tục thông ban thần lực của Người
cho Kitô hữu môn đệ của Người, nhờ đó, nhờ “sự sống viên măn”
hơn này, xuất phát từ các bí tích của Người, nhất là Bí Tích
Thánh Thể, Bí Tích Ḥa Giải và Bí Tích Thêm Sức, các môn đệ của
Người càng ngày càng nên một với Người hơn, càng sinh nhiều hoa
trái, tác dụng bởi t́nh trạng cành nho luôn dính liền với thân
nho (xem Jn 15:5).
Thế nhưng, thực tế phũ phàng liên quan tới đời sống tu đức của
Kitô hữu cho thấy, chính những ai đi lễ rước lễ hằng ngày, xưng
tội hằng tháng cuối cùng vẫn có thể bị Đấng Thẩm Phán chí công
lạnh lùng phán: “Ta không hề biết các người” (Lk 13:27), cho dù
họ có biện minh rằng: “Chúng tôi là những người đă cùng ăn uống
với Thày mà” (Lk 13:26). Tại sao thế? Phải chăng là v́, như
Người đă khẳng định: “Dân này thờ kính Ta bằng môi bằng miệng,
c̣n ḷng chúng th́ xa Ta” (Mt 15:8; Is 29:13).
Vâng, “ḷng chúng th́ xa Ta” ở đây nghĩa là ǵ, nếu không phải
là con người không nhận biết Chúa thực sự và v́ thế không sống
đúng như Chúa muốn.
Đó
là lư do Chúa Giêsu đă khẳng định với người phụ nữ Samaritanô
bên bờ giếng Giacóp rằng: “Thiên Chúa là Thần Linh. Những ai tôn
thờ Ngài phải tôn thờ trong tinh thần và chân lư” (Jn 4:24). Câu
khẳng định của Chúa Kitô trên đây chính là cốt lơi và là tất cả
ư nghĩa của việc cầu nguyện Kitô giáo, đến nỗi có thể căn cứ vào
đấy để định nghĩa “cầu nguyện là tác động giao tiếp với Thiên
Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư” (Cao Tấn Tĩnh, Đời
Cầu Nguyện, 1996, trang 13).
Chính nhờ ở việc cầu nguyện thật sự này, tức nhờ “tác động giao
tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư” nơi
Kitô hữu, mà “sự sống và sự sống viên măn” được Kitô hữu lănh
nhận nơi Phép Rửa và các Bí Tích Thánh mới sinh hoa kết quả. Đến
nỗi, khi đạt tới bậc cầu nguyện thần hiệp, bậc cầu nguyện cao
nhất của Kitô giáo, linh hồn được nên một với Thiên Chúa trong
Chúa Kitô theo tác động “muốn thổi đâu th́ thổi” (Jn 3:8) của
Thánh Linh, nhờ đó Chúa Kitô hoàn toàn sống trong họ, làm chủ
mọi tác động của họ, khiến họ trở thành hiện thân của Người,
thành chứng nhân trung thực của Người, để qua họ, Người được
nhận biết và yêu mến.
Tuy nhiên, lịch sử Giáo Hội cho thấy, rất hiếm linh hồn Kitô hữu
đạt tới bậc cầu nguyện thần hiệp siêu thoát này. Lư do chính yếu
và trước hết là v́ họ phải được Chúa tuyển chọn đặc biệt trong
việc cứu độ của Người và với Người, như trường hợp của ba Thiếu
Nhi Fatima năm 1917 hay của Chị Thánh Faustina trước Thế Chiến
Thứ Hai. Dầu sao, qua thành phần hết sức thiểu số được ưu tuyển
đặc biệt này, chung cộng đồng Kitô hữu Công giáo cũng được Người
ban cho những phương thế hợp thời để nhờ đó thánh hóa chính bản
thân họ và cứu các linh hồn. Chẳng hạn, ở Fatima có Kinh Mân Côi
và với Chị Faustina có Chuỗi Kinh Thương Xót. Nhân dịp Tháng Mân
Côi và Lễ Mẹ Mân Côi 7/10, chúng ta hăy cùng nhau t́m hiểu 1)
Chuỗi Kinh Thương Xót với
Chuỗi Kinh Mân Côi; 2) Chuỗi Kinh Thương Xót
với Mạc Khải Thánh Kinh; và 3)
Chuỗi Kinh Thương Xót với Đời
Sống Cầu Nguyện.
Chuỗi Kinh Thương Xót với Chuỗi Kinh Mân Côi
Chắc chắn trong số độc giả đọc bài viết này đă từng lần Chuỗi
Kinh Thương Xót, một chuỗi kinh được Chị Thánh Faustina thực
hành và phổ biến. Không biết những vị độc giả lần Chuỗi Kinh
Thương Xót này đă cảm nghiệm hay thấy được những huyền diệu của
chuỗi kinh này hay chưa, tới đâu và ra sao? Chỉ biết rằng, có
một người, như tôi biết, là họ thích lần Chuỗi Thương Xót hơn
Chuỗi Mân Côi. Trước kia họ vẫn lần hạt Mân Côi nay lần hạt
Thương Xót, bỏ lần hạt Mân Côi. Cũng có một số người hỏi tôi
rằng “Chuỗi Thương Xót” và “Chuỗi Mân Côi”, kinh nào hay hơn và
có giá trị hơn, cần đọc hơn? Tôi đă trả lời một cách tổng quan
với họ như sau:
Trước hết, xét về giá trị khách quan, th́ Kinh Mân Côi là kinh
đă được Giáo Hội chính thức chuẩn nhận và khuyến khích đọc trong
rất nhiều văn kiện của các vị Giáo Hoàng, tiểu biểu nhất là
Thông Điệp Supremi Apostolatus của Đức Thánh Cha Lêô XIII ban
hành ngày 1/9/1883, và Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho Năm Mân Côi 2002-2003. C̣n
Chuỗi Thương Xót chưa được Giáo Hội chính thức công nhận và
khuyến khích bằng các văn kiện như Kinh Mân Côi trên đây, hay
như trường hợp của Lễ Chúa T́nh Thương do Chị Thánh Faustina vận
động và đă được Giáo Hội chính thức thiết lập vào Chúa Nhật Thứ
Nhất sau Phục Sinh từ năm 2000.
Sau nữa, xét về tác dụng thần hiệu của Kinh Mân Côi th́ lịch sử
của Giáo Hội đă cho thấy những ǵ đă tỏ tường xẩy ra nơi trường
hợp của Thánh Đaminh đối với bè rối Albigensê ở miền Nam Nước
Pháp trong thế kỷ 12, hay nơi trường hợp của Thánh Giáo Hoàng
Piô V liên quan tới cuộc chiến thắng quân Hồi Giáo ở trận hải
chiến Lepanto trong thế kỷ 16. Cả hai sự kiện này đă được Đức
Thánh Cha Lêô XIII nhắc tới trong Thông Điệp về Kinh Mân Côi của
ngài trên đây. C̣n Chuỗi Kinh Ḷng Thương Xót, căn cứ vào lời
Chúa nói với Chị Thánh Faustina ngày 28/1/1938: “Hỡi con gái của
Cha, con hăy khuyến khích các linh hồn đọc chuỗi kinh Cha đă ban
cho con. Nó khiến Cha ban hết mọi sự họ xin Cha bằng việc đọc
chuỗi kinh này. Khi các tội nhân cứng ḷng đọc chuỗi kinh ấy,
Cha sẽ làm cho linh hồn họ tràn đầy b́nh an, và giờ lâm chung
của họ là giờ hạnh phúc” (Nhật Kư 1541).
Sau hết, xét về giá trị chủ quan, tức về vấn đề bản thân người
đọc cảm thấy hay ho, thấm thía và thích đọc, th́ cũng tùy người.
Khôn ngoan nhất th́ nên đọc cả hai, v́ kinh nào tự bản chất cũng
giúp ích thiêng liêng, chứ không phải hoàn toàn vô ích, cho dù
chúng ta không thích hay không hợp. Nếu chúng ta coi kinh này
hơn kinh kia một cách chủ quan theo cảm t́nh và ư thích riêng
của ḿnh, đến độ coi thường hay bỏ qua kinh này mà chỉ biết có
kinh kia thôi, th́ có thể nói chúng ta, một cách nào đó, đang
tôn thờ ngẫu tượng, chứ không “tôn thờ Thiên Chúa là Thần
Linh... trong tinh thần và chân lư” (Jn 4:24), tức không cầu
nguyện với Chúa bằng “ḷng” (Mt 15:8, 5:8) của ḿnh là những ǵ
thể hiện “tinh thần” của con người, cũng như bằng đức tin theo
như Chúa tỏ ḿnh ra trong Thánh Kinh về bản tính của Ngài và ư
muốn của Ngài là những “chân lư” mà con người cầu nguyện bằng
“tinh thần” phải chấp nhận cho đến độ được đồng hóa nên một với
Ngài.
Riêng tôi, tôi đọc cả hai, v́ kinh nào cũng hay, cũng cần đọc và
đáng đọc. Hằng ngày tôi vẫn lần 2 tràng Kinh Mân Côi (mỗi tràng
4 chuỗi bao gồm đủ 4 Mầu Nhiệm - Nhập Thể, Ánh Sáng, Khổ Giá, và
Vinh Hiển), tức 8 chuỗi Kinh Mân Côi (để đền tạ Thiên Chúa là
Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi và Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội Mẹ Maria liên lỉ bị gai nhọn vô ơn và lộng ngôn đâm
vào), và 3 chuỗi Kinh Thương Xót (sáng cho các linh hồn đau khổ
đừng mất ḷng trông cậy Chúa, trưa cho các linh hồn đang hấp hối
được tin tưởng Chúa cho tới cùng, và chiều cho các linh hồn mồ
côi trong Luyện Ngục).
Thật ra ngay trong Kinh Mân Côi đă có Ḷng Thương Xót Chúa rồi.
Đó là lư do vào ngày 13/7/1917, tức vào lần hiện ra thứ ba với 3
Thiếu Nhi Fatima, ngay sau khi tiết lộ cho 3 em biết toàn bộ Bí
Mật Fatima 3 phần, Mẹ Maria đă xin các em sau mỗi chục kinh Mân
Côi đọc thêm lời nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho
chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh
hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng thương
xót Chúa hơn”.
Đúng thế, Chuỗi Thương Xót có liên quan mật thiết tới Chuỗi Kinh
Mân Côi, không phải chỉ ở bề ngoài qua việc cũng sử dụng xâu
chuỗi, nhất là ở bề trong, bởi cả hai có cùng một ư hướng là
phần rỗi các linh hồn và ḥa b́nh thế giới. Nếu câu nguyện chính
cho từng hạt của chục Kinh Thương Xót là “v́ cuộc khổ nạn đau
thương của Người, xin thương đến chúng con và toàn thế giới”,
th́ Kinh Mân Côi như Mẹ Maria kêu gọi ở Fatima thực sự liên quan
trực tiếp đến ḥa b́nh thế giới, (trong cả 6 lần hiện ra lần nào
Mẹ Maria cũng kêu gọi “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” cho ḥa b́nh
hay hết chiến tranh), và phần rỗi các linh hồn, (điển h́nh nhất
là trường hợp của Phanxicô là em Thiếu Nhi Fatima nam duy nhất
trong 3 em thụ khải bấy giờ, theo Mẹ Maria cho biết vào lần hiện
ra thứ nhất là nếu em muốn lên Thiên Đàng th́ phải lần hạt).
Chuỗi Kinh Thương Xót với Mạc Khải Thánh Kinh
Nếu Kinh Mân Côi “là một tổng tóm Phúc Âm” (ĐTC Gioan Phaolô -
Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, 18, 19), bao gồm tất cả
các mầu nhiệm về Chúa Kitô là hồn sống của Kinh Mân Côi, th́ cái
huyền nhiệm đầu tiên và trên hết của Chuỗi Kinh Thương Xót ở đây
chính là cái nền tảng Thánh Kinh của Chuỗi Kinh này. Ở chỗ nào?
Xin trả lời như sau.
Trước hết, Chuỗi Kinh Thương Xót, theo Chúa Giêsu dạy cho Chị
Thánh Faustina ngày Thứ Bảy 14/9/1935 (Nhật Kư, khoản 476), bao
gồm những lời lẽ sau đây:
“Trước hết, đọc 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh
Tin Kính. Rồi ở hạt của Kinh Lạy Cha, con hăy đọc những lời sau
đây: Lạy Cha Hằng Sống, con dâng lên Cha Ḿnh Máu, Linh Hồn và
Thiên Tính Con chí ái Cha, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để
đền bù tội lỗi chúng con và toàn thế giới. Ở những hạt của Kinh
Kính Mừng, con hăy đọc những lời sau đây: V́ cuộc Khổ Nạn đau
thương của Người, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.
Để kết thúc, con hăy đọc ba lần những lời này: Lạy Thiên Chúa
Thánh, Lạy Đấng Quyền Năng Thánh, Lạy Đấng Bất Tử Thánh, xin
thương xót chúng con và toàn thế giới”.
Có thể nói, nếu Kinh Kính Mừng là kinh chính trong Kinh Mân Côi
th́ hai câu chính của Chuỗi Kinh Thương Xót là câu “Lạy
Cha Hằng Sống, con dâng lên Cha Ḿnh Máu, Linh Hồn và Thiên Tính
Con chí ái Cha, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, để đền bù tội
lỗi chúng con và toàn thế giới - V́ cuộc Khổ Nạn
đau thương của Người, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế
giới”.
Căn cứ vào câu chính yếu này của Chuỗi Kinh Thương Xót th́ h́nh
như Chúa Giêsu muốn “xui” các linh hồn, kể cả thánh nhân lẫn tội
nhân, hăy thiết tha và liên lỉ nhắc nhở Cha của Người về công
cuộc cứu chuộc vô cùng vô giá của Người, để nhờ đó Cha Người là
Đấng “đă yêu thương thế gian đến ban Con Một ḿnh” (Jn 3:16) và
là “Đấng đă không dung tha cho Con Một ḿnh nhưng đă phó nạp
Người v́ chúng ta” (Rm 8:32), thương ban ơn cứu độ cho loài
người và ḥa b́nh cho thế giới.
Tác động cầu nguyện với tính cách “nhắc nhở” này là những ǵ
đánh trúng “tim đen” của Thiên Chúa, như đă từng xẩy ra điển
h́nh nhất ở nơi trường hợp của Moisen trên Núi Sinai (Ex
32:7-14), khi vị được Thiên Chúa dùng để giải phóng dân Do Thái
cho khỏi Ai Cập này tha thiết nài xin Chúa thứ tha cho dân cua
Ngài về tội bỏ Ngài để đi tôn thờ ngẫu tương là con ḅ vàng do
họ đúc nên, như sau:
“Chúa phán với Moisen rằng ‘Ngươi hăy đi xuống, v́ dân ngươi
đă ra hư hỏng mất rồi, dân mà ngươi đă đưa ra khỏi đất Ai-cập.
Chúng đă vội đi trệch con đường Ta truyền cho chúng. Chúng đă
đúc một con ḅ, rồi sụp xuống thờ lạy nó mà nói: ‘Hỡi Yến Duyên,
đây là vị thần đă đưa ngươi ra khỏi đất Ai-cập’. Chúa lại phán
với Moisen rằng ‘Ta đă thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu
cứng cổ. Bây giờ hăy cứ để mặc Ta, cho cơn thịnh nộ của Ta giáng
xuống trên chúng, và Ta sẽ tiêu diệt chúng đi. Nhưng Ta sẽ làm
cho ngươi trở thành một dân tộc vĩ đại’. Nhưng Moisen van nài
Chúa mà rằng: ‘Lạy Chúa, tại sao Ngài lại bừng bừng nổi giận với
dân Ngài như thế, dân mà Ngài đă giơ cánh tay quyền uy mănh
liệt để đưa họ ra khỏi đất Ai-cập? Làm thế nào lại có chuyện
người Ai-cập rêu rao rằng chính v́ ác tâm mà Ngài đă đưa chúng
ra để giết chúng nơi miền núi và tiêu diệt chúng khỏi mặt đất
chứ? Xin Ngài hăy nguôi cơn thịnh nộ và xin hăy thương đừng ra
tay hại dân Ngài. Xin Ngài nhớ đến các tôi tớ của Ngài là
Abraham, Isaac và Israel; Ngài đă lấy chính danh Ngài mà thề với
các vị ấy rằng: Ta sẽ làm cho ḍng dơi các ngươi đông như sao
trời, và sẽ ban cho ḍng dơi các ngươi tất cả mảnh đất ấy, mảnh
đất Ta đă hứa; chúng sẽ muôn đời thừa hưởng mảnh đất ấy’. Chúa
đă thương, không giáng phạt dân Người như Người đă hăm đe nữa”.
Chính Thiên Chúa, Đấng đă tự động thiết lập giao ước với Dân Yến
Duyên, và vẫn trung thành với những ǵ giao ước với họ, cho dù
họ trắng trợn và ĺ lợm bất trung với Ngài muôn ngàn lần. Nhưng,
lư do duy nhất và trên hết trong việc Ngài tỏ ra trung thành với
họ cho đến tận cùng như thế là v́ chính Ngài, v́ t́nh yêu của
Ngài đối với họ cũng như v́ Danh Thánh của Ngài giữa muôn dân.
Hai lư do chính yếu này, v́ t́nh yêu và v́ Danh Thánh này Thiên
Chúa đă ra tự động tay cứu Dân Yến Duyên trong cơn khốn cùng của
họ, như Ngài đă tỏ ra cho họ biết đặc biệt qua tiên tri Ezêkiên.
“Quả thật, Chúa là Thiên Chúa phán thế này: Ta sẽ đối xử với
ngươi theo như ngươi đă đối xử: ngươi đă khinh dể lời thề bằng
việc hủy bỏ giao ước. C̣n Ta, Ta sẽ nhớ lại giao ước đă lập với
ngươi thời ngươi c̣n thanh xuân. Ta sẽ thiết lập với ngươi một
giao ước vĩnh cửu... Ta sẽ tái thiết lập giao ước giữa Ta với
ngươi, nhờ đó ngươi có thể nhận biết rằng Ta là Chúa, để ngươi
nhớ lại mà lấy làm xấu hổ và, trong lúc phải tủi nhục, ngươi sẽ
không c̣n mở miệng nói ǵ được nữa, khi Ta tha thứ cho ngươi tất
cả những việc ngươi đă làm, Chúa là Thiên Chúa phán“.(Ez
16:59-60, 62-63).
“Hỡi con người, con cái nhà Yến Duyên đang cư ngụ trên đất
của chúng, đă làm cho đất ấy ra ô uế v́ lối sống và các hành vi
của chúng; lối sống của chúng trước mặt Ta cũng ô uế như người
đàn bà trong thời kinh nguyệt. Ta đă trút xuống trên chúng cơn
thịnh nộ của Ta v́ máu chúng đă đổ ra trên đất ấy và làm cho đất
ấy ra ô uế v́ các việc ô uế của chúng. Ta đă tung chúng đi các
dân và gieo chúng vào các nước. Ta đă căn cứ vào lối sống và các
hành vi của chúng mà xét xử. Chúng đă làm cho danh Ta bị xúc
phạm giữa các dân mà chúng đi đến, khiến người ta nói về chúng
rằng: ‘Đó là dân của Đức Chúa, chúng đă phải ra khỏi xứ của
Người’. Nhưng Ta ái ngại cho thánh danh Ta đă bị nhà Yến Duyên
xúc phạm giữa các dân mà chúng đi đến. V́ thế, ngươi hăy nói với
nhà Yến Duyên: Chúa là Thiên Chúa phán thế này: Hỡi nhà Yến
Duyên, không phải v́ các ngươi mà Ta hành động, mà v́ danh thánh
của Ta đă bị các ngươi xúc phạm giữa các dân các ngươi đă đi
đến. Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đă bị xúc
phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đă xúc phạm ở giữa chúng.
Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Chúa - Chúa là Thiên
Chúa phán - khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các
ngươi ngay trước mắt chúng. Bấy giờ, Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi
các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi lại từ khắp các nước, và sẽ dẫn
các ngươi về đất của các ngươi. Rồi Ta sẽ rảy nước thanh sạch
trên các ngươi và các ngươi sẽ được thanh sạch, các ngươi sẽ
được sạch mọi ô uế và mọi tà thần. Ta sẽ ban tặng các ngươi một
quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào ḷng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi
quả tim bằng đá khỏi thân ḿnh các ngươi và sẽ ban tặng các
ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt
vào ḷng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ,
tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thi hành. Các ngươi sẽ
cư ngụ trong đất Ta đă ban cho tổ tiên các ngươi. Các ngươi sẽ
là dân của Ta. C̣n Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi”. (Ez
36:17-28).
Chuỗi Kinh Thương Xót với Đời Sống Cầu Nguyện
Vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu Chúa yêu thương cứu chuộc trước
hết và trên hết là bởi Chúa và v́ Chúa như thế th́ tại sao Chúa
không tự động nhớ đến t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Chúa mà cứ
cần phải được con người “nhắc nhở” mới ra tay cứu độ theo ḷng
xót thương của ḿnh, nhất là trường hợp cầu xin cho người khác,
cho thành phần tội nhân “cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”, điển
h́nh là trường hợp của những linh hồn được Chị Thánh Faustina
cầu nguyện cho trong cơn hấp hối của họ, bằng chuỗi Kinh Thương
Xót này. Chẳng hạn như trường hợp điển h́nh vào ngày 3 tháng 2
năm 1938 như được chị kể lại trong Nhật Kư khoản 1565 như sau:
“Khi con ghé vào nhà nguyện một chút th́ nghe thấy Chúa nói cùng
con rằng: ‘Con ơi, hăy giúp Cha cứu lấy một tội nhân đang hấp
hối. Con hăy đọc chuỗi kinh Cha đă dạy con cho người này’. Khi
con bắt đầu đọc chuỗi kinh này, con thấy con người hấp hối ấy
đang quằn quại với đớn đau cùng chống chọi một cách kinh khủng.
Thiên Thần Bản Mệnh của người ấy đang bênh vực ông ta, nhưng ông
ta thực sự là bất lực chống lại những quái ác nơi t́nh trạng
khốn khổ của linh hồn này. Muôn vàn những tên phản loạn đang
them muốn linh hồn ấy. Thế nhưng khi con đọc chuỗi kinh này, con
thấy Chúa Giêsu y như Người ở trong bức ảnh. Những tia sáng xuất
phát từ Trái Tim của Người bao bọc người bệnh ấy, và quyền lực
tối tăm hoảng hốt tẩu thoát. Người bệnh b́nh an thở hơi cuối
cùng. Khi con hoàn hồn, con đă hiểu được chuỗi kinh này quan
trọng biết là chừng nào đối với người hấp hối. Nó làm nguôi cơn
giận của Thiên Chúa”.
Qua trường hợp này của Chị Thánh Faustina th́ việc lần Chuỗi
Kinh Thương Xót chẳng những có lợi cho người được cầu cho mà c̣n
lợi cho cả người cầu nữa. Người được cầu th́ lợi cho phần rỗi
trong giây phút cuối cùng, c̣n người cầu th́ càng tin vào Chúa
hơn, đúng như đă xẩy ra cho trường hợp của chị em Matta, ở chỗ,
em chị là Lazarô chết 4 ngày được hồi sinh ra khỏi mồ, c̣n riêng
chị là người đă tuyên xưng đức tin và chung dân chúng đến phân
ưu cùng chị cũng được lợi là tin Chúa hơn (xem Jn
11:26-27,40,44-45). Cuối cùng Chúa được vinh danh nơi cả hai,
khi Ngài được nhận biết, qua việc tỏ ḿnh ra vào thời điểm Ngài
muốn và ở nơi Ngài muốn, tùy theo Quan Pḥng Thần Linh vô cùng
khôn ngoan của Ngài. Đây là một huyền diệu nữa của Chuỗi Kinh
Thương Xót, xẩy ra ở nơi các tâm hồn.
Riêng thành phần đọc Chuỗi Kinh Thương Xót này, (tất nhiên với
các kinh khác cũng thế, đặc biệt là Kinh Mân Côi), nếu đọc với
tất cả tâm hồn của ḿnh, th́ sẽ mang lại hiệu lực của lời kinh
càng nhiều, đến độ, như chính Chúa đă hứa và khẳng định: “Xin sẽ
được” (Mt 7:7). Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải lúc nào
“xin sẽ được” hay bất cứ ai “xin sẽ được”. Việc cầu nguyện khác
với việc ban phát các bí tích thánh, ở chỗ, các bí tích thánh tự
ḿnh có những tích sủng cho những ai thành tâm lănh nhận, cho dù
người ban phát là các vị tư tế có bất xứng, thậm chí có tội
trọng chăng nữa. V́ các tích sủng không lệ thuộc vào các phương
tiện chuyển ơn là các vị tư tế. C̣n trong việc cầu nguyện th́
chủ thể cầu nguyện hay con người cầu nguyện đóng vai chính, cần
phải có đức tin, một đức tin càng mạnh th́ càng hiệu lực, đến
nỗi có thể làm được bất cứ điều ǵ, cho dù chuyển núi di sông
(xem Mt 17:20), tức thắng vượt được những trở ngại mà sức tự
nhiên vốn bất khả.
Đó là lư do tại sao, với Chuỗi Kinh Thương Xót, Chị Thánh
Faustina không phải chỉ cầu xin một cách hết sức hiệu nghiệm cho
phần rỗi các linh hồn, mà c̣n thậm chí có thể xin được các ơn tự
nhiên nữa, như xin cho cả hết bị nóng cháy và mưa xuống ngày
22/5/1927 sau 3 tiếng không ngừng lần Chuỗi Thương Xót (xem Nhật
Kư, 1128), hay có lần dù không lần Chuỗi Thương Xót chị cũng xin
ngưng ngay băo tố đang xẩy ra đêm hôm 13/7/1937 (xem Nhật Kư,
1197), trong khi đó chưa chắc ǵ chúng ta cũng lần Chuỗi Thương
Xót như chị đă xin được những ơn tự nhiên ấy, và sở dĩ chúng ta
không làm được như chị không phải là v́ chính Chuỗi Kinh Thương
Xót mà là do tŕnh độ tin tưởng của chúng ta, tức do tŕnh độ
cảm nghiệm thần linh nơi chúng ta, hay do tŕnh độ yêu mến kết
hợp của chúng ta đối với Chúa như chị, một tŕnh độ tu đức thần
hiệp đến độ hiệp nhất nên một với Chúa, tới nỗi chính Chúa sống
trong chị, làm việc của Ngài trong chị và qua chị.
Tuy nhiên, v́ ân sủng là của Chúa, Chúa muốn ban cho ai và khi
nào tùy Ngài. Bởi thế, thực tế cũng cho thấy, đôi khi Thiên Chúa
tỏ ḿnh ra qua những ơn lạ Ngài ban cho những tâm hồn c̣n kém
tin nhưng có ḷng thành để gia tăng thêm đức tin cho họ, để lôi
kéo họ đến với Ngài. Một trong những điểm khác biệt giữa bộ Phúc
Âm Nhất Lăm (bao gồm Phúc Âm Thánh Mathêu, Marcô và Luca) và
Phúc Âm Thánh Gioan, là ở chỗ này. Ở chỗ, nơi bộ Phúc Âm Nhất
Lăm, để Chúa có thể tỏ ḿnh ra qua những phép lạ Người làm, đặc
biệt liên quan tới phần xác, con người cần phải có đức tin,
trong khi đó, nơi Phúc Âm Thánh Gioan, Người tự t́m đến tỏ ḿnh
ta cho con người để làm cho họ tin, như trường hợp ở tiệc cưới
Cana (2:11), với người phụ nữ Samaritanô (4:29), hay với người
mù từ lúc mới sinh (9:35-38).
Bởi vậy, kinh nguyện nói chung, Kinh Mân Côi và Chuỗi Kinh
Thương Xót nói riêng, đối với thánh nhân, trở thành “những lời
than khôn tả” (Rm 8:26), bởi được xuất phát từ tấm ḷng thiết
tha yêu mến Chúa của các vị, và đối với những tâm hồn cần ăn năn
cải thiện hay mới bắt đầu nên trọn lành, chúng chính là những
phương thế, phương tiện hay phương pháp để sống nội tâm, để có
thể đi sâu vào hay cảm nghiệm được chính nội dung của các kinh
nguyện ấy, nhờ đó, họ có thể sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô của Tràng
Hạt Mân Côi, hoặc Mầu Nhiệm Chúa T́nh Thương của Chuỗi Kinh
Thương Xót.
Để biết được linh hồn cảm nghiệm được kinh nguyện ḿnh đọc tới
đâu, cũng như để biết được hiệu lực của việc linh hồn cầu kinh
nguyện ấy như thế nào, chúng ta hăy xem đời sống của linh hồn
này. Nếu linh hồn hằng ngày dùng lưỡi để rước lấy Ḿnh Máu Thánh
Chúa Giêsu, Đấng đă yêu thương riêng linh hồn và hết mọi linh
hồn anh chị em của họ, đến độ “hiến mạng sống ḿnh” (Mt 20:28)
bằng cuộc “khổ nạn đau thương của Người”, mà hằng ngày cũng sử
dụng chính cái lưỡi ấy để nói hành nói xấu, hay phê b́nh chỉ
trích, hoặc đay nghiến chửi bới anh chị em ḿnh, th́ chắc chắn
một điều là họ chưa cảm nghiệm được Chúa Giêsu Thánh Thể và Bí
Tích Thánh Thể chưa tác dụng ǵ trên họ. Cũng thế, nếu chúng ta
hằng ngày lần Chuỗi Kinh Thương Xót, mà c̣n chấp nhất không dễ
thứ tha cho những người phạm đến ḿnh, hay thấy một linh hồn nào
đó sa ngă phạm tội, chẳng hạn trường hợp họ ăn ở vợ chồng bất
hợp pháp, chẳng những không cầu nguyện cho họ, mà c̣n khinh bỉ
họ, chê bai họ, nói hành nói xấu họ, th́ “xem quả biết cây” (Mt
7:20), ở chỗ không thể chối căi được rằng chúng ta chưa thực sự
cảm nghiệm Ḷng Thương Xót Chúa, và việc lần Chuỗi Kinh Thương
Xót của chúng ta sẽ chẳng có tác hiệu ǵ cho ai, kể cả cho chính
bản thân chúng ta.
Chỉ khi nào, khi thấy một linh hồn sa ngă phạm tội, chúng ta cảm
thấy đau ḷng xót xa thương cho phần rỗi của họ và dám xin Chúa
cho chúng ta được chịu hết mọi cực h́nh xứng đáng để phần nào
đền bù tội lỗi cho linh hồn ấy, như Chị Faustina từng làm, bấy
giờ chúng ta mới chứng tỏ ḿnh thực sự cảm nghiệm được Ḷng
Thương Xót Chúa, và việc lần Chuỗi Kinh Thương Xót của chúng ta
mới thực sự có tác dụng thần linh. Chị đă thuật lại trong Nhật
Kư của ḿnh khoản 41 và 927 như sau:
“Có một lần con thấy một người tôi tớ Chúa đang nguy cấp phạm
một tội trọng. Con bắt đầu xin Chúa đoái thương đổ xuống trên
con tất cả mọi cực h́nh hỏa ngục cùng với tất cả mọi khổ đau.
Chỉ cần Ngài cho vị linh mục này thoát khỏi và dứt khỏi dịp phạm
tội này. Chúa Giêsu đă nhận lời cầu của con, và ngay lúc ấy, con
cảm thấy một mạo gai trên đầu. Những cái gai mạnh mẽ xuyên vào
đầu con thấu tận óc của con. Sự kiện này kéo dài 3 tiếng đồng
hồ; người tôi tớ Chúa được cứu khỏi vấp phạm tội ấy, và linh hồn
ngài được một ơn Chúa làm cho trở nên kiên cường” (khoản 41
hay 291).
“Trong hai ngày này, con đă Hiệp Lễ như một tác động đền tạ,
và con thưa cùng Chúa rằng: ‘Giêsu ơi, con xin dâng hết mọi sự
trong ngày hôm nay cho các tội nhân. Chớ ǵ những tai họa bởi
Đức Công Minh Chúa hăy giáng xuống trên con, và biển cả t́nh
thương Chúa phủ lấp đi các tội nhân đáng thương’. Và Chúa đă
nhận lời con cầu, ở chỗ, nhiều linh hồn đă trở về với Chúa, thế
nhưng, con đă bị quằn quại đớn đau dưới ách công minh Chúa. Con
cảm thấy con là đối tượng cho cơn giận của Vị Thiên Chúa Tối
Cao. Đến tối, những đớn đau của con đă đạt tới độ t́nh trạng
hoang tàn nội tâm tự động vang lên những lời than văn trong lồng
ngực của con. Con khóa cửa pḥng con lại và bắt đầu việc tôn
thờ; tức làm Giờ Thánh. T́nh trạng hoang tàn nội tâm và cảm
nghiệm về đức công minh Chúa là việc nguyện cầu của con; và
những lời than van cùng đớn đau dâng lên trong hồn con là những
ǵ thay cho cuộc đàm đạo ngọt ngào với Chúa vậy” (Nhật Kư
khoản 927)
Đó là lư do, chính v́ chúng ta chưa có hay khó có thể được như
Chị Faustina như thế mà khi lần Chuỗi Kinh Thương Xót, để bù lại
những bất xứng và thiếu sót của chúng ta trong việc xin Chúa Cha
v́ công nghiệp “khổ nạn đau thương” của Con Ngài mà “thương đến
chúng con và toàn thế giới”, cách hay nhất là chúng ta hăy làm
cùng với và nhờ vào Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một
trái tim đă bị gươm sắc đâm thâu ở dưới chân thập giá Chúa (Lk
2:35; Jn 19:25), cũng là trái tim được Mẹ cho Chị Lucia biết bị
ṿng gai nhọn liên lỉ đâm vào là những tội vô ơn lộng ngôn của
thành phần bội bạc bất nghĩa. Khi lần Hạt Mân Côi chúng ta đă
thực hiện phương pháp “nhờ Mẹ đến với Chúa – per Mariam ad
Jesum” này, đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă định nghĩa
“việc lần hạt Mân Côi không ǵ khác ngoài việc cùng Mẹ Maria
chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô” (Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh
Nữ Maria, 3).
Có một lời than thở vắn tắt chúng ta có thể sử dụng, trong
trường hợp không có giờ nhiều trong ngày hay khi đang bận bịu
làm việc, bao gồm cả hai việc cầu nguyện bằng Tràng Kinh Mân Côi
và Chuỗi Kinh Thương Xót, đó là câu: “Giêsu Maria con mến
yêu Chúa Mẹ, xin Chúa Mẹ cứu các linh hồn”
(Chúa Giêsu dạy chị nữ tu Consolata Betrone ngày 15/10/1934 và
25/10/1935, trong cuốn Tiếng Gọi T́nh Yêu, ấn bản Anh ngữ, Abba
House, 1955, trang 121; ngày 8/10/1935 và 8/12/1935 trang
128-129; ngày 24/9/1935 trang 131; ngày 15/11/1935 trang 138;
ngày 6/10/1935 trang 163; ngày 20/6/1940 trang 164). Ở đây,
trong câu than thở vắn tắt này, chính Chúa Giêsu “là Chân Lư”
(Jn 14:6), Đấng không thể sai lầm và không bao giờ sai lầm,
không hề thêm tên Thánh “Giuse” vào đó, như các câu than thở
được một số tâm hồn đạo đức trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam
phổ biến, (có lẽ v́ họ sợ Chúa Giêsu quên không để ư ǵ tới vị
Dưỡng Phụ của Người bằng họ hay chăng?) Theo dự án cứu độ và
công cuộc cứu độ, chỉ có Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất,
với sự Đồng Công Cứu Chuộc của duy Mẹ Maria của Người thôi.
Ngoài ra tất cả mọi người, kể cả Thánh Gioan Tẩy Giả là con
người cao trọng nhất trong thành phần nam nhân được sinh ra (xem
Lk 7:28), cũng được cứu độ, dù vị thánh này được thánh hóa ngay
từ trong ḷng mẹ với đặc ân thoát khỏi nguyên tội khi mới sáu
tháng (xem Lk 1:44).
Theo tu đức,
càng đơn giản càng giống Chúa, càng trọn lành như Chúa. Đó là lư
do tâm hồn cầu nguyện ở bậc chiêm niệm là tâm hồn cầu nguyện rất
đơn sơ, chỉ bằng tấm khao khát Chúa hơn là trí suy, óc tưởng,
nói nhiều, xin lắm, đọc hết kinh nọ đến kinh kia (x Mt 6:7-8).
Câu than thở vắn tắt
“Giêsu Maria con mến
yêu Chúa Mẹ, xin Chúa Mẹ cứu các linh hồn”
trên đây là một thí dụ điển h́nh về tính chất đơn sơ giản dị của
nội dung cầu nguyện, v́ nó bao gồm tất cả mọi sự trong đó: Chẳng
những ở chỗ bao gồm giới răn trọng nhất là Mến Chúa và Yêu
Người, mà c̣n cả đường lối cứu độ đích thực nữa, nghĩa là chính
Chúa là Đấng, cùng với Người Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc của ḿnh,
cứu các linh hồn, nhờ ḷng mến của những ai hiệp nhất nên một
với Người bằng ḷng mến, như cành nho dính liền với thân nho (x
Jn 15:5). Câu "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa", được
ghi ở dưới bức Ảnh Ḷng Thương Xót Chúa cũng vậy. V́ câu này
cũng bao gồm mọi sự trong đó. Ở chỗ, linh hồn chân nhận Chúa như
Chúa là chứ không phải như ḿnh nghĩ, theo kiểu các ngẫu tượng
do con người tạo ra. Bởi tin ai th́ chấp nhận trọn vẹn người đó,
tất cả người đó, chấp nhận bản chất hay căn tính của người đó.
Và một khi chấp nhận ai, nghĩa là hoàn toàn tin tưởng ai th́ nên
một với người đó, và người đó hoàn toàn chiếm đoạt và làm chủ
ḿnh. "Giêsu ơi, con tin nơi Chúa" nghĩa là con
tin Chúa là T́nh Yêu vô cùng nhân hậu, Chúa yêu con đến cùng,
cho dù con vô cùng bất xứng, Chúa yêu con nhưng không và muốn
con được hiệp thông thần linh với Chúa, Chúa chỉ muốn những ǵ
tốt nhất cho con, Chúa biết con hơn con biết con, bởi thế con
xin hoàn toàn phó thác toàn thân con và cuộc đời con cho sự quan
pḥng thần linh vô cùng khôn ngoan của Chúa, để con được trở nên
tất cả những ǵ Chúa muốn và Chúa là tất cả mọi sự của con và
cho con muôn đời. Amen.
Lạy Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể,
Chúa chẳng những đă đến với loài người tội lỗi chúng con
bằng việc “hóa thành nhục thể và ở giữa loài người” chúng con,
mà c̣n ban cho Kitô hữu chúng con những phương thế linh diệu để
nhờ đó
chúng con vô cùng yếu đuối có thể dễ dàng đến cùng Chúa và đáp
ứng những ǵ Chúa muốn,
điển h́nh nhất và linh thánh nhất là các Bí Tích Thần Linh do
Chúa thiết lập,
và dễ dàng nhất là các Kinh Nguyện Huyền Diệu,
như Kinh Lạy Cha trong Phúc Âm hay Chuỗi Kinh Thương Xót.
Chớ ǵ Kinh Nguyện Chúa dạy này trở nên cảm nghiệm thần linh cho
chúng con,
Như Ca Vịnh Ngợi Khen là tất cả cảm nghiệm thần linh nơi Mẹ
Maria vậy.
Amen.
San Bernadino 23/9/2009, Lễ Cha Thánh Piô Năm Dấu |