Đức Gioan Phaolô II
Chứng Từ Chúa T́nh Thương
T |
rong việc loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa, có một sự trùng hợp rất lạ lùng, đó là câu Chúa Giêsu nói với chị Thánh Faustina và đă được chị ghi lại ở Nhật Kư số 1732 rằng ”Từ Balan sẽ vót lên một tia sáng để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha”.
Tất nhiên, theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II th́ tia sáng này là chính sứ điệp về Ḷng Thương Xót Chúa qua chị Thánh Faustina, như ngài đă cho biết trong bài giảng cung hiến Đền Thờ Chúa T́nh Thương ở Balan ngày 17/8/2002.
Thế nhưng, khi vừa đọc thấy câu này lần đầu tiên vào năm 1995, th́ đột nhiên và tự nhiên người viết nghĩ ngay đến trường hợp vị đương kim Giáo Hoàng bấy giờ là Đức Gioan Phaolô II, một tia sáng bất ngờ xuất phát từ Balan, và là vị Giáo Hoàng không phải Ư quốc sau 450 năm, vị Giáo Hoàng đă bắt đầu hướng đến Năm 2000, ngay trong bức Thông Điệp đầu tay về “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”, bức thông điệp được ban hành sau khi lên ngôi Giáo Hoàng 5 tháng, Chúa Nhật I Mùa Chay, 4/3/1979, vị Giáo Hoàng cũng đă viết bức Thông Điệp thứ mang tựa đề liê n quan tới ánh sáng, “Rạng Ngời Chân Lư – Veritatis Splendor”, ban hành ngày 6/8/1993, Lễ Chúa Biến H́nh, vị Giáo Hoàng đă sống một cuộc đời và đă thực hiện những việc làm phải nói là liên quan đến Ḷng Thương Xót Chúa.
Trong cả Huấn Từ Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật II Phục Sinh Lễ Chúa T́nh Thương 30/3/2008, lẫn trong bài giảng cho Lễ Giỗ 3 năm băng hà của vị tiền nhiệm yêu dấu Gioan Phaolô II của ḿnh, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đều lập lại một tư tưởng then chốt cho cả giáo triều của Đức Gioan Phaolô II, đó là câu: “Nhân loại không có một nguồn hy vọng nào khác ngoài Ḷng Thương Xót Chúa”:
□ “Như Thánh Faustina, Đức Gioan Phaolô II cũng đă trở thành một vị tông đồ của ḷng thương xót thần linh. Vào đêm Thứ Bảy 2/4/2005 không thể quên được ấy, khi ngài vĩnh viễn ĺa đời th́ chính là thời điểm lễ vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh đă được cử hành, và nhiều người nhận định thấy sự trùng hợp đặc thù này, một sự trùng hợp giữa chiều kích Thánh Mẫu là ngày Thứ Bảy Đầu Tháng và chiều kích ḷng thương xót thần linh. Thật vậy, giáo triều lâu dài và muôn mặt của ngài là ở cái cốt lơi chính yếu này; tất cả sứ vụ của ngài trong việc phục vụ chân lư về Thiên Chúa, về con người và về ḥa b́nh trên thế giới đều được tóm gọn trong lời tuyên bố này, như chính ngài đă nói ở Krakow-Lagiewniki năm 2002, khi khánh thành Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa: ‘Ngoài t́nh thương của Thiên Chúa sẽ không có một nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại hết’. Sứ điệp của ngài, như sứ điệp của Thánh Faustina, cho thấy dung nhan của Chúa Kitô, mạc khải tối hậu của t́nh thương Thiên Chúa. Hăy liên lỉ chiêm ngưỡng dung nhan này: Đó là gia sản ngài đă để lại cho chúng ta mà chúng ta hân hoan đón nhận làm của ḿnh”. (Huấn từ 30/3/2008)
□ “T́nh thương của Thiên Chúa, như chính ngài nói, là then chốt đặc biệt cho việc hiểu được giáo triều của ngài. Ngài muốn sứ điệp về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa được phổ biến tới tất cả mọi người nam nữ, và ngài kêu gọi tín hữu hăy trở thành chứng nhân cho sứ điệp này (Cf. Homily at the dedication of the Shrine of Divine Mercy, Aug. 17, 2002.). Đó là lư do ngài đă muốn nâng lên bàn thờ Nữ Tu Faustina Kowalska, một tu sĩ khiêm hạ đă được ư nhiệm thần linh biến đổi thành vị sứ giả tiên tri của ḷng thương xót thần linh. Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đă biết được và bản thân đă trải qua những thảm họa của thế kỷ 20, và ngài đă tự hỏi ḿnh trong một thời gian dài cái ǵ có thể ngăn chặn được bước tiến của sự dữ. Câu trả lời chỉ có thể t́m thấy nơi t́nh yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, chỉ có t́nh thương thần linh mới có thể hạn chế sự dữ; chỉ có t́nh yêu toàn năng của Thiên Chúa mới có thể lật đổ việc thống trị của những kẻ dữ và quyền lực hủy hoại của cái tôi và hận thù. V́ lư do ấy, trong chuyến viếng thăm Balan lần cuối cùng của ḿnh, khi trở về quê hương xứ sở của ḿnh, ngài đă nói rằng: ‘nhân loại không c̣n hy vọng nào khác ngoài t́nh thương của Thiên Chúa’. (Bài giảng 2/4/2008)
Nếu quả thật đêm ngày 2/4/2005, thời điểm Thứ Bảy Đầu Tháng vọng Chúa Nhật Lễ Chúa T́nh Thương 3-4, cũng là thời điểm vĩnh viễn ĺa đời về với Chúa của vị Giáo Hoàng Thánh Mẫu Totus Tuus, có thể nói, căn cứ vào lời Chúa Giêsu ngầm tiết lộ cho chị Thánh Faustina và được chị viết trong Nhật Kư của chị ở số 1732 ngày 26/5/1938, Lễ Chúa Thăng Thiên, như “ánh sáng xuất hiện từ Balan để sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha”, th́ ngài quả thực là một Vị Tông Đồ của Ḷng Thương Xót Chúa. Thế nhưng, đâu là những minh chứng cho vai tṛ này của ngài, vai tṛ Tông Đồ của Ḷng Thương Xót Chúa?
Thật ra, nếu chiều kích Thánh Mẫu của Đại Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được nổi bật qua tước hiệu Totus Tuus của ngài, cũng như qua những biến cố xẩy ra trong giáo triều của ngài liên quan tới Thánh Mẫu Fatima, như ngài bị ám sát năm 1981 vào ngay ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 13/5, và sau đó ngài đă cùng hàng giáo phẩm Công Giáo hoàn vũ chính thức và công khai hiến dâng toàn thể loài người, trong đó có ngầm nói đến Nước Nga, vào ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3/1984, ngày bế mạc Năm Thánh (1983-1984) Cứu Chuộc 1950 năm, và nhất là việc ngài cho tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ ba qua Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ngày 26/6/2000, th́ chiều kích Ḷng Thương Xót Chúa của ngài lại là những ǵ cần phải chú ư nhận định mới thấy được.
Thật thế, chiều kích Ḷng Thương Xót Chúa của Đức Gioan Phaolô II, ngoài những lời huấn từ di chúc cuối cùng của ngài cho Chúa Nhật II Phục Sinh Kính Ḷng Thương Xót Chúa 3/4/2005, có thể nói c̣n được thể hiện qua những việc ngài làm, chẳng hạn như 15 sự kiện sau đây:
1) Ban hành bức Thông Điệp về Chúa Cha mang tựa đề và nội dung “Giầu Ḷng Thương Xót – Dives in Misericordia” ngày 30/11/1980, bức thông điệp thứ hai trong giáo triều của ngài:
“7- Thập giá ở đồi Canvê, thập giá mà trên ấy Đức Kitô đă thực hiện một cuộc đối thoại cuối cùng với Cha, phát xuất từ chính tâm điểm của t́nh yêu mà con người, được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, đă được ban cho như một tặng ân, theo dự án đời đời của Thiên Chúa. Thiên Chúa, như Đức Kitô đă mạc khải về Ngài, không chỉ gắn liền với thế giới như một Hóa Công và như một nguồn mạch tối hậu của việc hiện hữu. Ngài cũng là Cha: Ngài gắn liền với con người, thành phần mà Ngài đă kêu gọi vào thế giới hữu h́nh này, bằng một liên hệ c̣n thân t́nh hơn cả mối liên hệ tạo thành nữa. Đó là t́nh yêu, một t́nh yêu chẳng những tạo nên sự thiện mà c̣n ban cho nó được tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. V́ Ngài là Đấng yêu thương muốn ban chính bản thân ḿnh…….
“Tin vào Người Con tử giá tức là 'thấy Cha' (Jn.14:9), tức là tin rằng t́nh yêu hiện diện trong thế giới này, và t́nh yêu này mạnh hơn bất cứ một loại sự dữ nào vây bọc cá nhân, loài người hay thế giới. Tin vào t́nh yêu này là tin vào t́nh thương. V́ t́nh thương là một chiều kích không thể nào tách rời của t́nh yêu; nó thực sự như là một danh hiệu thứ hai của t́nh yêu, đồng thời, là một thể thức đặc biệt cho t́nh yêu tỏ ḿnh ra và tác dụng ngược lại với thực tại của sự dữ trong thế giới đang chi phối và bủa vây con người, đang thấm vào tận tâm can họ và có khả năng khiến cho họ bị 'tử vong trong Hỏa Ngục' (Mt.10:28)".
2) Ban hành Tông Thư “Đau Khổ Cứu Độ – Salvifici Doloris” ngày 11/2/1984, trong đó ngài đă dẫn Giáo Hội vào tận thâm cung của mầu nhiệm đau khổ, ở 3 đoạn tiêu biểu sau đây:
“1- Khi loan báo về quyền năng của khổ đau cứu độ, Vị Tông Đồ Phaolô viết: ‘Tôi hoàn tất nơi xác thịt của tôi những ǵ c̣n thiếu nơi những cuộc khổ nạn của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể của Người là Giáo Hội’ (Col 1:24)
“…Vị Tông Đồ này chia sẻ việc khám phá của ḿnh và hân hoan với việc khám phá đó
v́ tất cả những ai việc khám phá này có thể giúp hiểu được – như nó đă giúp cho
ngài – ư nghĩa cứu độ của khổ đau”.
“3- Đề tài đau khổ là những ǵ cần phải đặc biệt đối diện trong bối cảnh của Năm
Thánh Cứu Chuộc, và sở dĩ như thế, trước hết là v́ Việc Cứu Chuộc được
hoàn tất nhờ Thập Giá của Chúa Kitô, tức là, nhờ khổ đau của Người. Đồng
thời, trong Năm Cứu Chuộc, chúng ta cũng nhắc lại sự thật được diễn tả trong bức
Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần, đó là, nơi Chúa Kitô, ‘hết mọi người
trở thành đường lối cho Giáo Hội’ (khoản 14,18,21,22). Có thể nói rằng,
con người đặc biệt trở thành đường lối cho Giáo Hội khi khổ đau xẩy ra cho
cuộc sống của họ”.
“12. Đó là một khía cạnh rất quan trọng của khổ đau. Nó được bắt nguồn sâu xa nơi tất cả Mạc Khải Cựu Ước, nhất là Tân Ước. Khổ đau cần phải giúp cho việc hoán cải, tức là, cho việc tái thiết sự thiện hảo nơi chủ thể, một chủ thể có thể nhận ra t́nh thương thần linh trong tiếng gọi thống hối. Mục đích của việc hối cải ăn năn đó là để chế ngự sự dữ, một sự dữ qua những h́nh thức khác nhau ẩn nấp nơi con người. Mục đích của nó cũng để củng cố sự thiện hảo cả nơi chính bản thân con người lẫn nơi các mối liên hệ của họ với những người khác, nhất là với Thiên Chúa.
“13. Thế nhưng, để nhận thấy được câu giải đáp thực sự cho vấn đề ‘tại sao’ của đau khổ, chúng ta cần phải nh́n tới mạc khải của t́nh yêu thần linh, nguồn mạch tối hậu cho ư nghĩa của hết mọi sự hiện hữu. T́nh yêu cũng là nguồn mạch phong phú nhất cho ư nghĩa của khổ đau, thứ khổ đau bao giờ cũng vẫn là một mầu nhiệm: chúng ta biết được cái thiếu hụt và bất toàn nơi những lời dẫn giải của chúng ta. Chúa Kitô khiến chúng ta tiến vào mầu nhiệm này và khám phá ra ‘cái lư do tại sao’ của đau khổ, bao lâu chúng ta có thể thấu hiểu được tính cách siêu vời của t́nh yêu thần linh.
“Để khám phá được ư nghĩa sâu xa của đau khổ, căn cứ vào lời mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta cần phải mở rộng bản thân ḿnh trước vấn đề nhân loại nơi khả năng đa dạng của họ. Trước hết chúng ta cần phải chấp nhận ánh sáng Mạc Khải chẳng những v́ ánh sáng này cho thấy lănh giới siêu việt của công lư mà c̣n chiếu tỏ lănh giới này bằng T́nh Yêu, như là một nguồn mạch tối hậu của hết mọi sự hiện hữu. T́nh Yêu cũng c̣n là nguồn mạch trọn vẹn nhất của giải đáp cho vấn đề ư nghĩa của khổ đau. Câu giải đáp này được Thiên Chúa cống hiến cho con người nơi Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.
“31. Đó là ư nghĩa của đau khổ, một ư nghĩa thực sự có tính cách siêu nhiên và đồng thời cũng có tính cách nhân loại nữa. Nó có tính cách siêu nhiên v́ nó được bắt nguồn sâu xa nơi mầu nhiệm thần linh của việc Cứu Chuộc thế giới, đồng thời nó cũng có tính cách nhân bản, v́ nơi nó con người khám phá ra bản thân ḿnh, nhân tính của ḿnh, phẩm vị của ḿnh, sứ vụ của ḿnh.
“Mầu nhiệm Cứu Chuộc thế giới có một liên hệ chặt chẽ một cách lạ lùng với khổ đau, và khổ đau này ngược lại t́m thấy nơi mầu nhiệm Cứu Chuộc điểm tựa tối hậu và vững chắc nhất của nó”.
3) Lập Ngày Thế Giới Bệnh Nhân ngày 13/5/1992 để cử hành vào Lễ Mẹ Lộ Đức hằng năm 11/2.
Năm 2004, năm kỷ niệm 150 năm Tín Điều Thánh Mẫu Vô Nhiễm (1854-2004), Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được tổ chức tại ngay Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức như lần đầu tiên năm 1993, và là năm học hỏi cùng suy niệm chủ đề “Việc Hoài Thai Vô Nhiễm và Vấn Đề Chăm Sóc Sức Khỏe theo những căn gốc Kitô Giáo ở Âu Châu”. Sau đây là một số đoạn tiêu biểu từ sứ điệp của ĐTC GPII cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2004, đặc biệt liên quan tới ư nghĩa việc chữa lành ở Lộ Đức và đau khổ của con người.
”1. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, một biến cố được tổ chức hằng năm ở một Lục Địa
khác nhau, có một ư nghĩa đặc biệt trong lần này. Thật vậy, nó sẽ diễn ra ở Lộ
Đức, Pháp Quốc, địa điểm hiện ra của Đức Trinh Nữ vào ngày 11/2/1858, một địa
điểm từ đó đă trở thành mục tiêu của nhiều người hành hương. Nơi miền đồi
núi này, Đức Mẹ đă muốn bày tỏ t́nh yêu từ mẫu của ḿnh, nhất là đối với thành
phần khổ đau và bệnh nạn. Kể từ khi ấy, Mẹ tiếp tục hiện diện bằng
ḷng quan tâm của ḿnh…. Đền Thánh Mẫu này được chọn là v́ năm 2004 là
năm kỷ niệm mừng 150 năm việc công bố Tín Điều Hoài Thai Vô Nhiễm….
“Bởi thế, việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là rạng đông hứa hẹn cho một ngày quang sáng Chúa Kitô, Đấng đă phục hồi trọn vẹn mối ḥa hợp giữa Thiên Chúa và nhân loại bằng cuộc tử nạn và Phục Sinh của Người. Nếu Chúa Giêsu là nguồn sống chiến thắng tử thần th́ Mẹ Maria là người mẹ quan tâm đến để đáp ứng các nhu cầu của con cái ḿnh, bằng việc giúp họ chiếm được sức khỏe phần hồn cũng như phần xác. Đó là sứ điệp được Đền Thánh Mẫu Lộ Đức liên lỉ lập lại cho thành phần sùng mộ cũng như cho các người hành hương. Đó cũng là ư nghĩa ẩn nấp bên trong các cuộc chữa lành về thân thể và tinh thần xẩy ra tại hang động Massabielle.
”Tại địa điểm này, từ ngày hiện ra với Bernadette Soubirous, Mẹ Maria đă
‘chữa lành’ đau thương và bệnh nạn, bằng cách phục hồi sức khỏe phần xác cho
nhiều người con nam nữ của ḿnh. Tuy nhiên, Mẹ đă thực hiện những
phép lạ lạ lùng hơn nữa nơi linh hồn các tín hữu, sửa soạn cho họ gặp gỡ Chúa
Giêsu Con Mẹ là giải đáp thực sự cho những mong đợi sâu xa nhất của tâm can con
người. Chúa Thánh Thần, Đấng đă bao phủ Mẹ vào lúc Lời Nhập Thể,
biến đổi linh hồn của vô số bệnh nhân chạy đến với Mẹ. Ngay cả khi họ không nhận
được ơn về sức khỏe phần xác, họ cũng có thể lănh nhận được một ơn khác c̣n quan
trọng hơn thế nữa, đó là ơn hoán cải tâm hồn, nguồn mạch của sự an b́nh và niềm
vui nội tâm. Tặng ân này biến đổi đời sống của họ và làm cho họ trở thành những
tông đồ của Thập Giá Chúa Kitô, biểu hiệu của hy vọng, cho dù ngay giữa những
con thử thách dữ dội nhất và khó khăn nhất.
”4. Trong Tông Thư ‘Salvifici Doloris’, Tôi đă nhận định rằng đau khổ là
những ǵ thăng trầm của con người nam nữ trong suốt gịng lịch sử mà họ cần phải
biết chấp nhận và thắng vượt nó (cf. No. 2: [11 February 1984];
L'Osservatore Romano English Edition [ORE], 20 February, p. 1). Tuy nhiên
họ làm sao có thể thực hiện được điều này nếu không nhờ Thập Giá Chúa Kitô?
”Nơi cuộc tử nạn và Phục Sinh của Đấng Cứu Chuộc, khổ đau của nhân loại
t́m thấy được ư nghĩa sâu xa nhất của ḿnh cùng với giá trị cứu độ của nó. Tất
cả mọi gánh nặng của khổ ải và đau đớn của nhân loại được tóm lại nơi mầu nhiệm
của một Vị Thiên Chúa, khi mặc lấy bản tính loài người, đă ‘trở thành tội lỗi…
v́ chúng ta’ (2Cor 5:21) một cách nhục nhă. Trên Golgotha
Người đă gánh lấy tội lỗi của hết mọi con người tạo sinh, và Người đă kêu lên
cùng Chúa Cha trong nỗi tủi thân và niềm phó thác là ‘Tại sao Cha lại bỏ rơi
con?’ (Mt 27:46).
”Từ cái mâu thuẫn của Thập Giá đă phát xuất ra câu giải đáp cho những vấn đề rắc rối nhất của chúng ta. Chúa Kitô đă chịu khổ v́ chúng ta. Người đă mang lấy nơi bản thân Người các thứ khổ đau của hết mọi người và cứu chuộc chúng. Chúa Kitô chịu khổ với chúng ta, cho chúng ta được thông phần đau khổ của chúng ta với đau khổ của Người. Liên kết với đau khổ của Chúa Kitô, đau khổ của nhân loại trở thành phương tiện cứu độ; đó là lư do tại sao tín hữu có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng ‘Giờ đây tôi v́ anh em vui mừng chịu đựng đau khổ của ḿnh, và tôi hoàn tất nơi xác thịt của ḿnh những ǵ c̣n thiếu nơi những đau thương của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể của Người là Giáo Hội’ (Col 1:24). Được chấp nhận bằng đức tin, đau đớn trở thành cửa ngơ tiến vào mầu nhiệm khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô; một khổ đau không c̣n làm mất đi sự b́nh an và hạnh phúc v́ nó được chiếu tỏa bởi ánh quang của Cuộc Phục Sinh.
”5. Đứng dưới chân Thập Giá, Mẹ Maria, trở thành mẹ của loài người, âm
thầm chịu đựng, thông phần khổ đau của Con Mẹ, sẵn sàng cầu bầu để hết mọi người
được ơn cứu độ (cf. John Paul II, Apostolic Letter "Salvifici Doloris"
[11 February 1984], n. 25; ORE, 20 February 1984, p. 6).
”Ở Lộ Đức, thật là dễ dàng hiểu được việc Mẹ Maria đặc biệt tham dự vào vai tṛ
cứu độ của Chúa Kitô. Ơn lạ Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội nhắc nhở tín hữu về
một sự thật nồng cốt, đó là tín hữu có thể đạt được ơn cứu độ chỉ cần bằng việc
chân thành tham dự vào dự án của Chúa Cha, Đấng muốn cứu độ thế giới bằng cuộc
tử nạn và Phục Sinh của Người Con duy nhất của Ngài. Nhờ Phép Rửa, tín hữu trở
nên thành phần của dự án cứu độ này và được giải thoát khỏi nguyên tội.
Bệnh nạn và chết chóc, mặc dù hiện diện trong cuộc sống trần gian này, sẽ mất đi
ư nghĩa tiêu cực của chúng, và theo ánh sáng đức tin, cái chết về phần xác, bị
cuộc tử nạn của Chúa Kitô khắc chế (x Rm 6:4), trở thành một cửa
ngơ cần thiết để tiến vào sự sống viên măn vĩnh cửu”.
4) Khởi xướng chiến dịch giảm nợ nần quốc tế cho các nước nghèo chậm phát triển trong thời gian dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 qua Tông Thư “Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến – Tertio Millennio Adveniente” ban hành ngày 10/11/1994, như sau:
“51- Theo quan điểm này, nếu chúng ta nhớ lại rằng Chúa Giêsu đến ‘để rao giảng tin mừng cho người nghèo khó’ (Mt.11:5; Lk.7:22), th́ làm sao chúng ta lại có thể bỏ qua không nhấn mạnh hơn về việc Giáo Hội quan tâm đặc biệt đếán kẻ nghèo nàn và kẻ vô loài? Thật vậy, cần phải nói rằng, cuộc dấn thân cho công lư và ḥa b́nh trong một thế giới như của chúng ta đây, một thế giới bị ghi dấu bởi quá nhiều giằng co, với những t́nh trạng thiếu quân b́nh về xă hội cũng như về kinh tế không thể nào chấp nhận được, là một điều kiện cần thiết cho việc sửa soạn và cử hành cuộc mừng kỷ niệm này. Bởi thế, theo tinh thần của Sách Lêvi (25:8-12), Kitô hữu cần phải lên tiếng thay cho tất cả mọi người nghèo trên thế giới, lấy cuộc mừng kỷ niệm này như một thời điểm thích thuận, để đưa ra ư tưởng, cùng với các điều khác, về việc giảm bớt thật nhiều, nếu không hoàn toàn hủy bỏ, số nợ quốc tế (international debt) là cái hằng đe dọa tương lai của nhiều quốc gia một cách trầm trọng”.
5) Đẩy mạnh vận động chống án tử h́nh trên thế giới bằng Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống được ban hành ngày 25/3/1995, Lễ Mẹ Thai Lời liên quan đến sự sống.
Thật vậy, tất cả những biến động và vận động pḥ sự sống và chống án tử ấy đă được bùng lên từ vị giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ở chỗ, trong khi Cuốn Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, ở khoản số 2266, vẫn chấp nhận cho phép thi hành án tử trong những trường hợp vi phạm tội ác cực kỳ trầm trọng, vị giáo hoàng “vui mừng và hy vọng” Gioan Phaolô II này đă c̣n đi đến độ hoàn toàn chống lại việc thi hành án tử h́nh nữa. Đúng thế, trong Thông Điệp Phúc Âm Sự Sống, một thông điệp mà, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một vị giáo hoàng đă chính thức long trọng lấy quyền ḿnh công khai tuyên bố những vấn đề về luân lư (chứ không phải tín lư như các tín điều Thánh Mẫu), như việc sát nhân nói chung (khoản số 57), cách riêng việc phá thai (khoản số 62), và triệt sinh an tử (khoản số 65), là những hành động hoàn toàn vô luân rất nặng, vị giáo hoàng là người đầu tiên sử dụng thành ngữ “văn hóa sự chết” này đă đặt vấn đề hủy bỏ án tử ở khoản số 27, 55 và 56 như sau.
“Có những dấu hiệu cho thấy việc công chúng càng ngày càng tỏ ra chống lại án tử h́nh, cho dù án tử h́nh ấy được coi như là một thứ ‘tự vệ hợp lư’ về phía xă hội. Xă hội tân tiến thực sự có cách để chế ngự tội ác một cách hiệu nghiệm, bằng việc trừng phạt thành phần phạm tội ác một cách vô hại khi không vĩnh viễn từ khước họ cơ hội để hoán cải….
“Không được lấy làm lạ lùng ở đây là việc sát hại một con người phản ảnh Thiên Chúa là một tội hết sức trầm trọng. Chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới làm chủ sự sống mà thôi!...
“Đó là bối cảnh cần phải đặt ra vấn đề án tử h́nh. Về vấn đề này đang có một khuynh hướng gia tăng, trong cả Giáo Hội lẫn ngoài xă hội dân sự, yêu cầu là cần phải áp dụng một cách rất hạn chế, thậm chí tới chỗ hoàn toàn hủy bỏ nó đi. Vấn đề này cần phải được quan niệm trong mối tương quan của một hệ thống công lư trừng phạt càng ngày càng phải hợp với phẩm giá con người hơn, tức là với dự án của Thiên Chúa đối với con người và xă hội. Mục đích chính yếu của việc trừng phạt được xă hội thực hiện là ‘để sửa lại những ǵ lệch lạc gây ra bởi việc vi phạm’ (GLGHCG, 2266). Công quyền cần phải sửa lại việc vi phạm đến các quyền lợi của cá nhân và xă hội, bằng việc áp đặt trên thành phần vi phạm một h́nh phạt xứng đáng về tội ác gây ra, như điều kiện cho kẻ vi phạm sửa sai việc hành sử tự do của ḿnh. Nhờ đó, thành phần thẩm quyền cũng làm trọn được mục đích bênh vực trật tự chung và bảo đảm được t́nh trạng an toàn của dân chúng, đồng thời cũng hiến cho kẻ vi phạm một thứ phấn khích và hỗ trợ giúp họ đổi thay hành vi cử chỉ của họ mà được phục hồi (cùng nguồn vừa dẫn).
“Vẫn biết là để đạt được những mục đích ấy, th́ bản chất và mức độ của h́nh phạt cần phải được cẩn thận thẩm lượng và quyết định, và không được đi đến chỗ cực đoan trong việc hành quyết phạm nhân, trừ trường hợp tuyệt đối cần thiết: nói cách khác, đó là khi không c̣n thể dùng cách nào khác để bênh vực xă hội được nữa. Tuy nhiên, ngày nay, với thành quả của những tiến triển liên tục nơi tổ chức về đường lối trừng phạt, những trường hợp như thế rất ư là hiếm có, nếu không muốn nói là không có.
“Dầu sao th́ nguyên tắc được nêu lên trong Cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo mới vẫn đúng: ‘Nếu phương tiện không đổ máu là những ǵ đủ để bênh vực sự sống con người chống lại thành phần tấn công và bảo vệ được trật tự xă hội cùng t́nh trạng an toàn của dân chúng, th́ công quyền phải hạn chế ḿnh vào những phương tiện ấy, v́ họ đáp ứng tốt đẹp với với những điều kiện cụ thể của công ích và hợp với phẩm vị của con người hơn” (số 2267).
6) Cử hành Ngày Ḥa Giải 13/2 xin lỗi và thứ lỗi trong Đại Năm Thánh 2000.
Sau Thánh Lễ của Ngày Tha Thứ 12/3/2000 này trong Đền Thờ Thánh Phêrô, ở Huấn Từ Truyền Tin trưa hôm đó tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vị giáo hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa dẫn giải thêm về ư nghĩa của tác động xin lỗi và thứ lỗi như sau:
“1. Trong tinh thần đức tin của Đại Năm Thánh, hôm nay, chúng ta đang cử hành Ngày Tha Thứ. Sáng hôm nay, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, tôi đă chủ sự một hành động thống hối cảm kích và long trọng. Vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay này, các Vị Giám Mục và các Cộng Đồng Giáo Hội ở các phần đất khác nhau trên thế giới đă qú xuống trước nhan Thiên Chúa, nhân danh toàn thể dân Kitô giáo, nài xin Ngài thứ tha.
“Năm Thánh này là thời gian thanh tẩy: Giáo Hội là thánh, v́ Chúa Kitô là Đấu và là Phu Quân của Giáo Hội; Thần Linh là hồn sống của Giáo Hội; Trinh Nữ Maria và các thánh là hiện thân đích thực nhất của Giáo Hội. Tuy nhiên, con cái của Giáo Hội cảm nhận được tội lỗi, thành phần làm cho Giáo Hội trở nên mờ tối, mất đi vẻ đẹp của Giáo Hội. V́ lư do ấy Giáo Hội không thôi nài xin Chúa thứ tha cho những tội lỗi của con cái ḿnh.
“2. Đây không phải là một phán đoán về trách nhiệm chủ quan của những người anh chị em chúng ta đă ra đi trước chúng ta: phán đoán này chỉ thuộc về một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, Đấng, không giống như nhân loại chúng ta, ‘thấy được tâm trí’ (x Jer 20:12). Tác động của ngày hôm nay là việc thành tâm nh́n nhận tội lỗi gây ra bởi con cái của Giáo Hội trong quá khứ xa gần, và là một việc khiêm tốn xin Chúa thứ tha. Tác động này làm cho lương tâm bừng tỉnh lại, giúp cho Kitô hữu có thể tiến vào ngàn năm thứ ba một cách cởi mở hơn trước Thiên Chúa và dự án yêu thương của Ngài.
“Trong khi chúng ta xin lỗi chúng ta cũng hăy thứ lỗi. Đó là những ǵ chúng ta hằng ngày nói khi chúng ta đọc kinh Chúa Giêsu dạy: ‘Lạy Cha… xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’ (Mt 6:12). Đối với tất cả mọi tín hữu, chớ ǵ hoa trái của Ngày Thánh này là sự tha thứ lẫn cho nhau!
“Việc ḥa giải xuất phát từ sự tha thứ. Đó là niềm hy vọng của chúng ta đối với hết mọi Cộng Đồng Giáo Hội, với tất cả mọi tín hữu trong Chúa Kitô cũng như đối với toàn thể thế giới.”
7) Phong Hiển Thánh cho Nữ Tu Maria Faustina, Sứ Giả của Ḷng Thương Xót Chúa, ngày 30/4/2000 và chẳng những chính thức tuyên bố ngay trong bài giảng về việc ngài thiết lập Lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật I sau Phục Sinh, mà c̣n đích thân loan truyền sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa được chị thánh viết trong tập Nhật Kư của chị nữa, như ngài đă minh nhiên làm điều này, nhất là trong bài giảng Lễ Phong 4 Tân Chân Phước của Balan, những vị tông đồ của Ḷng Thương Xót Chúa, Chúa Nhật 18/8/2002 như sau (cũng như ở sự kiện thứ 10 dưới đây):
“3.- Từ khi bắt đầu hiện hữu, Giáo Hội, qua việc bày tỏ mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, đă rao giảng t́nh thương Chúa, một bảo chứng hy vọng và là nguồn mạch cứu độ con người. Tuy nhiên, hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đă kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua chứng từ của Thánh Nữ Faustina.
”Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ
v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực,
cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm ‘mystery of
iniquity’. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này.
Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo
đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên
Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho
ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống
con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách léo lái việc truyền
giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh
và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những
cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi
tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn
hóa và lương tâm các dân tộc. ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ tiếp tục đánh dấu cái thực tại
của thế giới này.
”Cảm nghiệm được ‘Mầu nhiệm lầm lỗi’ ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ
về tương lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy
diệt. Có lẽ chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của
một Nữ Tu thấp hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một
cách rơ ràng nguồn mạch sống khuây khỏa và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của
Thiên Chúa.
”Sứ điệp t́nh yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa. Thế giới cần đến thứ t́nh yêu này. Đă đến thời giờ cần phải mang sứ điệp của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị v́ và thành phần bị áp bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm. Đă đến thời giờ sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu thương”.
8) Tha thứ cho kẻ sát hại ḿnh nhất là xin ân xá cho anh ta trong năm 2000 và anh ta đă được ra khỏi tù chung thân ngày 14/6/2000 theo ân xá của Tổng Thống Ư quốc:
Thật thế, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vào lúc 5 giờ chiều ngày 13/5/1981, ngay trước buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần, đă đột nhiên vang tiếng súng……, thật ra là mấy tiếng súng chứ không phải một, những tiếng súng vang lên chỉ cách chiếc giáo hoàng xa của Đức Gioan Phaolô II có 20 bộ (hay 6 thước), khi ngài ở trên chiếc xe đang chạy chung quanh quảng trường này theo thường lệ để chào tín hữu đang qui tụ chờ ngài bấy giờ. Hậu quả là viên đạn phát ra từ ṇng súng lục tự động 9 ly ấy đă xuyên vào thân thể của vị Giáo Hoàng này, trúng bao tử của ngài, cùi trỏ bên cánh tay phải của ngài và ngón tay trỏ bên trái của ngài. Ngài đă được cấp tốc đưa vào bệnh viện, và chỉ khi tới bệnh viện ngài mới hoàn toàn bất tỉnh nhân sự. Cuộc giải phẫu cứu mạng ngài đă kéo dài 5 tiếng 20 phút, và thân thể ở vào tuổi gần 61 của ngài bấy giờ đă bị mất đi tới 60% lượng máu loang chảy trong ḿnh. Tuy nhiên, kể từ biến cố bị ám sát hụt ấy, sức khỏe của con người vốn yêu chuộng thể thao này đă trở nên suy kém, cho tới ngày ngài qua đời 24 năm sau bởi một cơn kịch bệnh cuối cùng, kết thúc cuộc đời gần 85 tuổi đời của ngài (18/5/1920-2/4/2005).
Trong tác phẩm cuối đời của ḿnh, Hồi Niệm và Căn Tính, ở phần phụ trương cuối sách, (ấn bản Anh ngữ trang 161), Đức Gioan Phaolô II đă cho biết những ǵ xẩy ra sau đó, sau tiếng súng nổ và sau khi ngài được đưa vào bệnh viện thế này: “Tôi đă không tỉnh dạy cho đến ngày hôm sau, vào khoảng buổi trưa”. Cũng trong phần phụ trương này, (ở trang 163-164), ngài c̣n cho biết thêm về con người ra tay ám sát ngài như sau:
“Vào khoảng Giáng Sinh năm 1983, tôi đă thăm kẻ tấn công tôi đang bị nhốt trong tù. Chúng tôi nói chuyện lâu giờ. Aĺ Agca, ai cũng đều biết, là một tay sát thủ chuyên nghiệp. Tức là cuộc tấn công này không phải bởi sáng kiến riêng tư của anh ta, mà là từ ư nghĩ của một người khác; một người nào đó đă sai khiến anh ta thực hiện điều này. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi, Aĺ Agca vẫn c̣n tỏ ra lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao một cuộc cố t́nh ám sát như vậy mà lại có thể bất thành cho được. Anh ta đă rất ư là thận trọng xếp đặt mọi sự, chú ư tới từng chi tiết nhỏ một. Thế mà nạn nhân được nhắm tới của anh ta lại thoát chết. Làm sao có thể xẩy ra như thế được cơ chứ? Cái hay là ở chỗ t́nh trạng bối rối của anh ta đă dẫn anh ta tới vấn đề về đạo giáo. Anh ta muốn biết về bí mật Fatima, và bí mật này thực sự là ǵ. Đó là mối quan tâm chính của anh ta; anh ta muốn biết điều này hơn bất cứ một cái ǵ khác. Có lẽ những vấn nạn dai dẳng đă cho thấy rằng anh ta đă nắm được một điều ǵ đó thực sự là hệ trọng. Aĺ Agca có lẽ đă cảm thấy được rằng có một quyền lực cao cả, vượt trên cả quyền lực của anh ta, trên cả khả năng bắn giết nữa. Bởi vậy anh ta đă bắt đầu t́m kiếm quyền lực cao cả này. Tôi hy vọng và cầu xin cho anh ta t́m thấy quyền lực cao cả ấy”.
Vị giám đốc văn pḥng báo chí ṭa thánh, sau buổi ra mắt tác phẩm ấy của ĐTC, đă cho các phóng viên truyền h́nh biết nhận định của ḿnh về con người ám sát ngài như sau: “Chúng là những cơn mê sảng, một thứ ám ảnh đă từng đeo đuổi Ali Agca nhiều năm trời”. Vị giám đốc văn pḥng báo chí ṭa thánh c̣n cho biết tay sát nhân này chưa hề lên tiếng xin lỗi ĐGH, dù có được ngài đến viếng thăm và xin chính phủ Ư ân xá cho, và yêu cầu của ngài đă được chấp nhận để rồi tay sát thủ này đă được chính phủ Ư ân xá vào ngày 14/6 trong Đại Năm Thánh 2000, nhưng anh tạ lại bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ 19 năm v́ hai trọng tội phạm khác.
Trong lời kết của cuốn sách, ĐGH đă nhận định về giây phút bị ám sát như sau:
“Tất cả đều là những ǵ chứng tỏ cho thấy ân sủng thần linh: Agca đă biết
bắn ra sao và chắc chắn anh ta bắn là phải chết. Dường như có ai
đă làm lệch đi viên đạn được bắn tới. Tôi có cảm giác rằng tôi sẽ
sống sót: Tôi cảm thấy đớn đau, tôi đă có lư để lo sợ, nhưng tôi đă có
cảm giác tin tưởng lạ lùng này. Tôi nói với Don Stanislaw là thư kư riêng của
tôi rằng tôi tha thứ cho kẻ tấn công tôi”.
9) Ban Sứ Điệp Ḥa B́nh ngày 1/1/2002 với chủ đề “Ḥa B́nh Không Thể Thiếu Công Lư, Công Lư Không Thể Thiếu Thứ Tha”
“3- Trong những hoàn cảnh hiện nay, chúng ta làm sao có thể nói đến công lư và thứ tha như là nguồn gốc và là điều kiện để tạo lập ḥa b́nh đây? Cho dù có khó khăn đến mấy đi nữa, chúng ta cũng có thể nói và phải nói đến những vấn đề này… Thứ tha phản ngược lại với uất hận và trả thù, chứ không phải với công lư. Thật vậy, ḥa b́nh thực sự là ‘việc của công lư’ (Is 32:17).
“Bởi thế ḥa b́nh đích thực là hoa trái của công lư, một nhân đức luân lư và là một bảo toàn về pháp lư đưa đến chỗ biết hoàn toàn tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của con người, cũng như đưa đến việc phân phối công bằng cả về những thiện ích lẫn gánh nặng. Thế nhưng, v́ công lư của loài người luôn mỏng ḍn và bất hảo, lệ thuộc hẳn vào những giới hạn và cái tôi của con người cũng như của phái nhóm, mà nó phải cần đến ḷng thứ tha và cần phải thực hiện bằng một tấm ḷng thứ tha, một ḷng thứ tha hàn gắn chữa lành và tái thiết những mối liên hệ trần thế bị trục trặc tận căn gốc của chúng. Điều này đúng là như thế, ở những hoàn cảnh lớn nhỏ, ở tầm mức riêng tư hay bao rộng, ở cả ngay lănh vực quốc tế nữa. Thứ tha không thể nào phản ngược lại với công lư, như thể thứ tha là bỏ qua nhu cầu cần phải sửa lại những ǵ sai quấy. Trái lại, nó là tầm mức trọn vẹn của công lư… Công lư và thứ tha đều là những ǵ thiết yếu cho việc hàn gắn ấy.
“8- Tuy nhiên, thứ tha ở đây thực sự nghĩa là ǵ? Và tại sao chúng ta cần phải thứ tha?
“Trước hết, thứ tha là một việc chọn lựa riêng tư, là một quyết định của cơi ḷng muốn đi ngược lại với bản năng tự nhiên trong việc lấy ác báo ác. Quyết định này được căn cứ vào t́nh yêu Thiên Chúa, Đấng đă kéo chúng ta lại với Ngài bất chấp tội lỗi của chúng ta.
“Bởi thế, thứ tha có một nguồn gốc và tiêu chuẩn thần linh. Điều này không có nghĩa là tính cách quan trọng của nó không thể hiểu được theo lập luận trần gian… Tất cả mọi người đều mong ước là ḿnh có thể bắt đầu lại từ khởi sự, và không muốn ḿnh cứ măi măi bị bế tắc trong những lầm lẫn và tội lỗi của ḿnh.
“9.- Bởi thế, là một tác động hoàn toàn nhân bản, thứ tha trước hết là một khởi động của cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân là những hữu thể chính yếu của xă hội … Do đó, cả xă hội nữa thật sự cũng cần phải biết thứ tha… Khả năng tha thứ bắt nguồn sâu xa từ tư tưởng về một xă hội mai hậu, một xă hội làm nên bởi công lư và t́nh đoàn kết. Ngược lại, việc không biết thứ tha, nhất là đối với một cuộc xung khắc lâu dài, sẽ phải trả một giá hết sức đắt đỏ đối với việc phát triển của con người. Những nguồn lợi được sử dụng cho việc chế tạo các thứ vũ khí thay v́ cho việc phát triển, ḥa b́nh và công lư.
“10.- Tha thứ… dầu sao… cũng là một sứ điệp nghịch thường. Thật vậy, thứ tha bao giờ cũng bao gồm một h́nh thức thua thiệt ngắn hạn để cho một lợi lộc dài hạn thật sự. Bạo lực th́ hoàn toàn ngược lại; chọn làm một việc bề ngoài có lợi ngắn hạn lại bao hàm cả một mất mát thực sự và vĩnh viễn. Thứ tha là việc xem ra có vẻ hèn yếu, song nó lại đ̣i phải có một sức mạnh về tinh thần cao cả cũng như phải có một tấm ḷng can đảm về luân lư, cả hai điều này cần phải có trong việc thực hiện thứ tha cũng như trong việc chấp nhận được tha thứ.
“Vai tṛ thừa tác của Tôi trong việc phục vụ Phúc Âm đă thúc buộc Tôi, đồng thời cũng cho tôi sức mạnh, để Tôi lập lại việc cần phải thứ tha này. Hôm nay đây, một lần nữa, Tôi xin nhắc lại điều này, hy vọng làm khơi dậy việc nghiêm chỉnh và chín chắn suy nghĩ về vấn đề ấy, để nhờ đó thực hiện một việc quật khởi xa tầm tay đối với tinh thần con người, nơi con tim của từng người cũng như trong mối liên hệ giữa các dân tộc trên thế giới với nhau”.
10) Long trọng hiến dâng loài người cho Ḷng Thương Xót Chúa khi cung hiến Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa ở Balan ngày Thứ Bảy 17/8/2002:
“5.- ‘Lạy Cha hằng hữu, v́ tội lỗi của chúng con và của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Ḿnh Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô; v́ những sự khốn khó của Cuộc Người Khổ Nạn, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới’ (Faustina - Nhật Kư, 476). Thương đến chúng con và toàn thế giới… Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đ̣i rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, th́ ở đó cần đến ân sủng t́nh thương để ổn định ḷng trí con người và tạo lập ḥa b́nh. Nơi nào thiếu hụt ḷng trọng kính sự sống và phẩm vị con người th́ ở đó cần đến t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có t́nh thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lư rạng ngời.
”Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra ‘tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha’ (x Nhật Kư, 1732).
”Tia sáng này cần phải thắp lên bởi ân sủng của Thiên Chúa. Ngọn lửa t́nh thương này cần phải được chuyền đi cho thế giới. Trong t́nh thương của Thiên Chúa thế giới mới t́m thấy ḥa b́nh và nhân loại mới t́m thấy hạnh phúc! Tôi kư thác công việc này cho Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan, cũng như cho tất cả mọi người sùng mộ Ḷng Thương Xót Chúa đến đây từ Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ ǵ anh chị em là những chứng nhân cho t́nh thương!
”6.- Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nơi Con của Cha là Đức Giêsu Kitô,
Cha đă mạc khải t́nh yêu của Cha ra và đă tuôn đổ t́nh yêu Cha xuống trên chúng
con trong Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi. Hôm nay đây chúng con xin kư thác cho Cha
vận mệnh của thế giới cũng như của hết mọi con người nam nữ.
“Xin Cha hăy cúi ḿnh xuống trên tội nhân chúng con, hăy chữa lành nỗi yếu hèn của chúng con, hăy chiến thắng tất cả mọi sự dữ, và hăy ban cho tất cả mọi dân tộc trên thế giới được cảm nghiệm thấy t́nh thương của Cha. Chớ ǵ họ luôn t́m thấy nguồn hy vọng nơi Cha, Thiên Chúa Ba Ngôi.
”Lạy Cha Hằng Hữu, v́ Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Con Cha, xin Cha
thương đến chúng con và toàn thế giới! Amen”.
11) Kêu gọi loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa cho thế giới ngày nay trong bài giảng tuyên phong 4 tân chân phước Balan Chúa Nhật 18/8/2002 tại Blonie Park ở Krakow.
3.- Từ khi
bắt đầu hiện hữu, Giáo Hội, qua việc bày tỏ mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh, đă
rao giảng t́nh thương Chúa, một bảo chứng hy vọng và là nguồn mạch cứu độ con
người. Tuy nhiên, hôm nay đây chúng ta dường như được kêu gọi đặc biệt để
loan báo sứ điệp này trước thế giới. Chúng ta không thể lơ là với
sứ vụ này, nếu chính Thiên Chúa đă kêu gọi chúng ta thực hiện sứ vụ này qua
chứng từ của Thánh Nữ Faustina.
Thiên Chúa đă chọn thời đại của chúng ta cho mục đích này. Có lẽ
v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực,
cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm “mystery of
iniquity”. Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này.
Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo
đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên
Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho
ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống
con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách lèo lái việc truyền
giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh
và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những
cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi
tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa “hoàn toàn khuất bóng” nơi văn
hóa và lương tâm các dân tộc. “Mầu nhiệm lầm lỗi” tiếp tục đánh dấu cái thực tại
của thế giới này.
Cảm nghiệm được mầu nhiệm ấy, con người mới sống trong nơm nớp lo sợ về tương
lai, lo sợ về t́nh trạng trống rỗng, lo sợ phải khổ đau, lo sợ bị hủy diệt. Có
lẽ chính v́ lư do này mà Chúa Kitô, qua việc sử dụng chứng từ của một Nữ Tu thấp
hèn, đă đến với thời đại của chúng ta để tỏ cho chúng ta thấy một cách rơ ràng
nguồn mạch sống thanh thản và hy vọng ở nơi t́nh thương đời đời của Thiên Chúa.
Sứ điệp t́nh yêu nhân hậu cần được vang vọng một cách mạnh mẽ một lần nữa.
Thế giới cần đến thứ t́nh yêu này. Đă đến thời giờ cần phải mang sứ điệp
của Chúa Kitô đến cho mọi người: cho các kẻ trị v́ và thành phần bị áp
bức, cho những ai có bản tính và phẩm vị bị tiêu ma trong mầu nhiệm lỗi lầm.
Đă đến thời giờ sứ điệp Ḷng Thương Xót Chúa có thể làm cho các tâm hồn tràn
đầy hy vọng và trở nên tia sáng cho một nền văn minh mới, một nền văn minh yêu
thương.
4.- Giáo Hội muốn không ngừng loan báo sứ điệp này, không phải chỉ bằng
những lời thuyết phục, mà c̣n bằng việc sẵn sàng lúc nào cũng thực hành t́nh
thương nữa…
12) Quằn quại với bệnh nạn từ ngày bị ám sát thoát chết, nhất là vào những ngày cuối đời từ ngày 1/2/2005:
Trong bài Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 2/4/2006 kỷ niệm đúng một năm băng hà của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II, ĐTC Biển Đức XVI đă chia sẻ về những ngày cuối đời của ngài như sau:
“Vào ngày 2/4 năm ngoái, một ngày như hôm nay đây, Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đă sống vào những giờ phút như thế này đoạn hành tŕnh cuối cùng của đời ngài, một cuộc hành tŕnh đức tin, đức mến và đức cậy, một cuộc hành tŕnh đă để lại một nét đậm nơi lịch sủa Giáo Hội cũng như của nhân loại. Cuộc khổ nạn và cái chết của ngài giống như một giai đoạn kéo dài của Tam Nhật Phục Sinh.
“Tất cả chúng ta vẫn c̣n nhớ các h́nh ảnh về cuộc Đi Đường Thánh Giá cuối cùng của ngài hôm Thứ Sáu Tuần Thánh: V́ không đến được Hí Trường Colosseum, ngài đă theo dơi đường thánh giá từ nguyện đường riêng của ngài, tay ôm cây thập giá. Thế rồi, vào Chúa Nhật Phục Sinh, ngài đă ban phép lành ‘urbi et orbi’, song không thể nói lên lời nào, mà chỉ lấy tay ra dấu mà thôi. Đó là một phép lành đớn đau và cảm kích được ngài lưu lại cho chúng ta như chứng từ cao cả nhất về việc ngài cương quyết hoàn thành sứ vụ của ngài cho tới cùng…..
“Trong những năm cuối cùng của ngài, Chúa đă dần dần tước lột ngài khỏi tất cả mọi sự, để làm cho ngài hoàn toàn nên giống Người. Và khi ngài không c̣n tông du được nữa, sau đó thậm chí không c̣n bước đi được nữa, sau cùng đến nỗi không c̣n nói được nữa, th́ cử chỉ của ngài, việc loan báo của ngài được biến thành những ǵ thiết yếu, đó là việc ban tặng bản thân ḿnh cho đến cùng….”
13) Sống đời khổ nạn bằng tinh thần toàn hiến cho Chúa Kitô và như Chúa Kitô. Trong bài giảng cho Lễ giỗ 3 năm của vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhận định như sau:
“Những lời ‘đừng sợ’ của vị thiên thần của biến cố Phục Sinh này đă ngỏ cùng những người phụ nữ trước ngôi mộ trống mà chúng ta vừa nghe đă trở nên một mẫu tâm niệm trên môi miệng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, từ những giây phút long trọng khởi đầu thừa tác vụ thừa kế Thánh Phêrô của ngài. Ngài đă lập lại những lời ấy vào các trường hợp khác nhau với Giáo Hội cũng như với thế giới trong cuộc hành tŕnh tiến tới năm 2000, và sau khi đă trải qua thời điểm lịch sử đó, cũng như sau này, vào lúc mở màn cho một tân thiên kỷ. Ngài đă luôn luôn nói đến những lời này một cách vững mạnh, đầu tiên bằng việc giơ chiếc gậy được đính thập giá của ngài lên, và sau đó, khi sức lực của ngài bị yếu kém đi, ngài đă gắn liền với cây gậy thập giá này, cho đến Ngày Thứ Sáu cuối cùng, một ngày mà ngài đă tham dự Đường Thánh Giá ở nguyện đường riêng của ngài, bằng hai cánh tay ôm lấy cây thập tự giá.
“Chúng ta không thể nào quên được chứng từ yêu mến Chúa Giêsu của ngài cuối cùng thầm lặng ấy. Cảnh tượng hùng hồn của khổ đau nhân loại với niềm tin tưởng này, trong Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh ấy, cũng cho tín hữu cùng thế giới thấy cái bí quyết sống của hết mọi cuộc đời Kitô hữu. Cái ‘đừng sợ’ ấy không phải là những ǵ dựa vào sức lực của loài người, cũng như vào những thành đạt chiếm đươc, trái lại, chỉ vào lời Chúa, vào thập giá và vào việc phục sinh của Chúa Kitô. Nơi mức độ mà ngài bấy giờ bị tước lột hết mọi sự, cuối cùng, cho đến chính cả những lời nói của ngài nữa, th́ việc hoàn toàn phó ḿnh cho Chúa Kitô của ngài lại càng được sáng tỏ.
”Như đă xẩy ra cho Chúa Giêsu, cũng xẩy ra nơi trường hợp của Đức Gioan Phaolô
II, những lời thốt ra vào lúc tận tuyệt của hy tế tối hậu, của việc trao tặng
bản thân ḿnh. Và cái chết là ấn tín của một cuộc sống hoàn toàn hiến dâng cho
Chúa Kitô, nên giống ngài thậm chí về cả thể lư với những đặc tính khổ đau và
hoàn toàn phó ḿnh vào tay Cha trên trời. ‘Nào tôi đi về nhà Cha’, những
lời này – được những ai ở bên cạnh ngài bấy giờ cho biết – là những lời cuối
cùng của ngài, lời hoàn thành của một cuộc sống hoàn toàn hướng về việc nhận
biết và chiêm ngưỡng dung nhan Chúa”.
14. Phát hành tác phẩm cuối đời “Hồi Niệm và Căn Tính” liên quan đến sự dữ và Ḷng Thương Xót Chúa ngày 22/2/2005, trong đó, Ngài nói đến t́nh h́nh thế giới với những sự dữ hủy hoại nhân loại, nhất là trong thế kỷ 20, cùng với nguyên nhân sâu xa của nó phát xuất từ Thời Minh Tri và chủ nghĩa Minh Tri từ thế kỷ 17 ở Âu Châu, nhưng ngài xác tín và trấn an thế giới rằng sự dữ không phải là phán quyết tối hậu mà là Ḷng Thương Xót Chúa.
Trong bài giảng Thánh Lễ An Táng Thứ Sáu 8/4/2005, tại quảng trường Thánh Phêrô, một lễ an táng lớn nhất lịch sử loài người, với cả mấy triệu người tại Rôma và cả tỉ người trên khắp thế giới theo dơi qua truyền h́nh, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, trưởng Hồng Y Đoàn, cũng đă chia sẻ nhận định của ḿnh về vị giáo hoàng đă luôn muốn đức hồng y giữ vai tṛ là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, như sau:
“Ngài đă giải thích cho chúng ta mầu nhiệm vượt qua như là một mầu nhiệm của ḷng thương xót Chúa. Trong tác phẩm cuối cùng của ḿnh, ngài đă viết: ‘Cái giới hạn áp đặt trên sự dữ ‘tối hậu là Ḷng Thương Xót Chúa’ (Hồi Niệm và Căn Tính, trang 60-61). Và khi suy nghĩ về biến cố mạng sống ngài bị cố sát, ngài đă nói: ‘Trong việc hy hiến ḿnh cho tất cả chúng ta, Chúa Kitô đă cống hiến cho đau khổ một ư nghĩa mới, mở ra một chiều kích mới, một trật tự mới, đó là trật tự của yêu thương… Chính cái đau khổ này đốt cháy và thiêu rụi đi sự dữ bằng ngọn lửa yêu thương và rút ra ngay từ tội lỗi cả một cuộc bừng nở đầy những thiện hảo’ (cùng nguồn, trang 189-190). Được thôi thúc bởi nhăn quan ấy, vị Giáo Hoàng này đă chịu đựng khổ đau và đă yêu quí việc hiệp thông với Chúa Kitô, nên đó là lư do tại sao sứ điệp về khổ đau của ngài cùng việc thinh lặng của ngài là những ǵ thật là sống động và hiệu năng”.
15. Di Chúc cho Giáo Hội về việc chiêm ngưỡng và loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa cho một thế giới đáng thương. Trong huấn từ Chúa Nhật II Phục Sinh ngày 3/4/2005, vị Giáo Hoàng Thánh Mẫu Totus Tuus của Ḷng Thương Xót Chúa vừa qua đời vào đêm hôm trước đă nhắn nhủ như sau:
“Chúa Kitô phục sinh đă hiến ban cho nhân loại, một nhân loại có những lúc dường như bị lạc mất và bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, cái tôi và sợ hăi, tặng ân t́nh ngài yêu thương, một t́nh yêu tha thứ, ḥa giải và phục hồi tinh thần hy vọng. Đó là một t́nh yêu hoán cải tâm can và ban phát an b́nh. Thế giới này cần phải hiểu biết và chấp nhận Ḷng Thương Xót Chúa biết bao!
“Lạy Chúa, Đấng đă tỏ t́nh yêu thương của Chúa Cha qua Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa ra, chúng con tin tưởng vào Chúa và tin tưởng lập lại cùng Chúa hôm nay rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa, xin thương xót chúng con và toàn thế giới.
“Phụng vụ trọng thể của Lễ Truyền Tin là lễ sẽ được cử hành ngày mai, đưa chúng ta đến việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm vĩ đại của t́nh yêu nhân hậu xuất phát từ Thánh Tâm Chúa Giêsu này bằng ánh mắt của Mẹ Maria.”
Tóm lại, có thể nói, cuộc sống của Đức Gioan Phaolô II là một lễ toàn thiêu cho Ḷng Thương Xót Chúa. Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă cho thấy nhận định này của ḿnh về vị Tiền Nhiệm trong bài giảng lễ đầy năm tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày Thứ Hai 3/4/2006 như sau:
“Chữ ‘lễ toàn thiêu’ (Wis 3:6) ám chỉ sự hy sinh nạn nhân bị toàn thiêu, bị thiêu rụi đi bởi lửa; nhờ đó, nó là một dấu hiệu hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa. Lời diễn đạt này của Thánh Kinh nhắc nhở chúng ta về sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II, vị đă biến cuộc đời của ḿnh thành một tặng vật dâng lên Thiên Chúa cùng hiến cho Giáo Hội, và nhất là trong việc cử hành Thánh Thể, ngài đă sống trọn chiều kích hy hiến theo thiên chức linh mục của ngài.
“Trong số những lời kêu cầu được ngài yêu thích đó là lời xuất phát từ ‘Litanie de Gesù Cristo Sacerdote e Vittima’ ngài đă chọn cho vào phần kết của tác phẩm của ḿnh, Tặng Ân và Mầu Nhiệm, xuất bản nhân dịp mừng 50 năm chịu chức linh mục của ngài (xem các trang 113-116): ‘Iesu, Pontifex qui tradidisti temetipsum Deo oblationem et hostiam – Ôi Giêsu, Vị Thượng Tế đă hiến ḿnh cho Thiên Chúa như lễ vật và thí vật, xin thương xót chúng con’. “