Tông Đồ Chúa T́nh Thương
Mục Đích và Tâm Niệm
II.- Mục Đích
□ Giúp nhau gia tăng tối đa cảm nghiệm về Ḷng Thương Xót Chúa một cách thực sự và sâu xa, để có thể cùng nhau làm Tông Đồ Chúa T́nh Thương, bằng những phương tiện hữu hiệu nhất, cho “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (1Jn 4:8,16) vô cùng nhân hậu được nhận biết và yêu mến, nơi những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn.
III.- Tâm Niệm:
Ư Thức: (những nguyên tắc chính yếu của Linh Đạo Tông Đồ Chúa T́nh Thương)
1. Thánh thiện tuyệt đối thuộc về Thiên Chúa và chỉ ở nơi một ḿnh Thiên Chúa chân thật duy nhất.
2. Thiên Chúa là Đấng Thánh ở bản tính toàn hảo với một dung nhan vô cùng yêu thương.
3. Con người tạo vật là loài được kêu gọi tham dự vào bản chất thánh thiện này của Thiên Chúa.
4. Con người không thể nào nên thánh nếu không được Thiên Chúa là Đấng Thánh thánh hóa.
5. Thiên Chúa thánh hóa con người tạo vật qua cả việc tỏ ḿnh ra lẫn thông ḿnh ra cho họ.
6. Thiên Chúa tỏ hết ḿnh ra cho con người nơi Lời Nhập Thể Vượt Qua là Đấng Thiên Sai Cứu Thế.
7. Thiên Chúa thông ḿnh ra cho con người khi tuôn đổ Thánh Linh hiệp thông vào ḷng họ.
8. Con người được Thiên Chúa thánh hóa khi Ngài nhờ Thánh Linh tái sinh Chúa Kitô trong họ.
9. Con người hoán cải và trở nên như bé nhỏ được Thánh Linh dẫn vào tất cả sự thật là Chúa Kitô.
10. Con người càng bé nhỏ càng cao trọng trên Nước Trời khi Chúa Kitô trở nên hoàn hảo nơi họ.
11. Thánh thiện là hoàn toàn nên giống Chúa Kitô, Con Cha yêu dấu, hiện thân đích thực bản thể Cha.
12. Thánh thiện là trung thực phản ảnh Chúa Kitô, Đấng là hiện thân của T́nh Yêu vô cùng nhân hậu.
13. Thiên Chúa thương ai th́ thương và Người luôn đến với thành phần bệnh nhân cần đến thày thuốc.
14. Thiên Chúa có thể biến đổi và lợi dụng tất cả mọi sự để thánh hóa con người theo nhiệm ư của Ngài.
15. Con người nào được Thiên Chúa ghé mắt đoái thương th́ ngôi nhà tâm hồn họ liền được ơn cứu độ.
16. Con người thực nghiệm được Chúa thương không thể không loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa.
17. Con người cảm nghiệm và loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa đang dự phần thánh thiện của Chúa.
18. Con người thánh thiện là hiện thân và chứng nhân sống động của và cho Ḷng Thương Xót Chúa.
19. Ḷng Thương Xót Chúa liên kết mật thiết bất khả phân ly với Tội Nhân, Hồn Nhỏ và Thánh Giá.
20. Ḷng Thương Xót Chúa trọn vẹn hiện thực nơi Thánh Thể là Hy Tế của Hồn Nhỏ cứu Tội Nhân.
Định Nghĩa:
Tông Đồ Chúa T́nh Thương
o là thành phần Hồn Nhỏ,
o sống Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,
o bằng tinh thần Fiat và tâm t́nh Magnificat của Mẹ,
o luôn lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa,
o mau mắn sẵn sàng chấp nhận mọi thánh giá đau khổ,
o như một hy tế của Ḷng Thương Xót Chúa,
o cho phần rỗi tội nhân và ḥa b́nh thế giới.
Thực Thi:
1. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người tự phụ tự măn, trái lại, luôn thực sự cảm thấy ḿnh hèn hạ và yếu đuối, cần đến Ḷng Thương Xót Chúa hơn ai hết (cf. Lk 18:11-13).
2. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người tự cao tự đại, coi thường anh chị em ḿnh (cf. Lk 18:11), trái lại, luôn cố gắng sống hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng (cf. Mt 11:29).
3. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người hay xét đoán anh chị em ḿnh (cf. Mt 7:1; Lk 6:37,41), trái lại, luôn biết thông cảm với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh (cf. Jn 8:7,10-11; Lk 15:32).
4. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người thường nói những ǵ không hay về anh chị em ḿnh (cf. Mt 5:22), trái lại, luôn t́m cách nói tốt cho mọi người (cf. Lk 23:34; Acts 3:17-18; Gen 45:1-8).
5. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người dễ nổi nóng và bất nhẫn, trái lại, luôn b́nh tĩnh và nhẫn nại chấp nhận và giải quyết mọi vấn đề trong Chúa (cf. Lk 9:54-55).
6. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người dễ để ḷng thù hằn oán ghét (Lk 18:28-30), trái lại, luôn tự động thứ tha làm ḥa với tất cả những ai làm khốn ḿnh (cf. Mt 5:23-24).
7. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người chủ quan cố chấp, bao giờ cũng cho ḿnh là đúng nhất và hay nhất (cf. Jn 9:24-34), trái lại, luôn cởi mở lắng nghe hết mọi người (cf. Mt 23:3; Jn 6:68-69).
8. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người chỉ biết sống vị kỷ tư lợi, trái lại, luôn hết sức quan tâm đáp ứng mọi nhu cầu anh chị em của ḿnh ở mọi nơi và trong mọi lúc (cf.Lk 16:19-21,10:33-37).
9. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người dễ kêu ca than trách khi bị trái ư và khổ đau, trái lại, luôn biết âm thầm vui chịu mọi sự theo Thánh Ư Chúa (cf. Mt 6:34; Lk 16:19-21).
10. Tông Đồ Chúa T́nh Thương không thể là một con người dễ chán nản thất vọng trước t́nh trạng yếu đuối tội lỗi của ḿnh, trái lại, luôn trông cậy tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa (cf. Lk 7:36-48; 15:18-20).
Thành Quả:
Tông Đồ Chúa T́nh Thương nỗ lực áp dụng 10 Điều Thực Thi Tâm Niệm trên đây là họ
o đang cố gắng “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3),
o đang “cởi bỏ con người cũ … mặc lấy con người mới” (Eph 4:21-23)
o mặc lấy một Chúa Kitô “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29),
o mặc lấy một Chúa Kitô “trở nên mọi sự cho mọi người” (1Cor 9:22).
Mô Phạm:
Xét theo thời điểm và tinh thần của Ḷng Thương Xót Chúa th́ những vị sau đây là Tông Đồ Chúa T́nh Thương và là mô phạm của/cho Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương:
1. Thánh Maria Faustina (1905-1938) được Chúa chọn loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa để dọn đường cho Người đến lần cuối cùng, được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh ngày 30/4/2000;
2. Chân Phước Phanxicô (1908-1919) sống để “an ủi Chúa Giêsu ẩn thân” “là Đấng đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, được ĐTC Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 13/5/2000;
3. Chân Phước Giaxinta (1910-1917) sống là để hy sinh cầu nguyện cho các tội nhân đáng thương cho khỏi sa hỏa ngục, được ĐTC Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 13/5/2000;
4. Chân Phước Têrêsa Calcutta (1910-1997) phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất để làm giăn cơn khát núi sọ của Chúa Kitô, được ĐTC Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 19/10/2003;
5. Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II (1920-2005) được chọn làm giáo hoàng để trấn an thế giới “đừng sợ, hăy mở cửa cho Chúa Kitô“, “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần – Redemptor Hominis”.
6. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI (1927- ?), vị Giáo Hoàng ban hành hai Thông Điệp đầu tay rất hợp với thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa: “Thiên Chúa là T́nh Yêu” (25/12/2005) và “Niềm Hy Vọng Cứu Rỗi” (30/11/2007).