Ánh SángBóng Tốitrong

Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam

 

“L

ịch sử luôn pha lẫn ánh sáng và bóng tối, cũng như đời sống những người con của Chúa vẫn có cả ân sủng và tội lỗi”.

 

Trên đây là lời Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phổ biến năm 1980. Lời này được trích lại ở ngay Lời Nói Đầu cuốn “Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam”, do Viện Khoa Học Xă Hội và Ban Tôn Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1988, với mục đích “để đáp ứng ḷng mong mỏi của đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước… gồm các bài mở đầu và kết thúc Hội nghị… 17 bản tham luận và bài tổng thuật các ư kiến phát biểu tự do” (Ban Biên Tập, Lời Mở Đầu, trang 6, những chỗ được in nghiêng trong các câu trích dẫn ở đây là do tự ư của người viết cuốn “Ánh Sáng Thế Gian” này).

 

Thời điểm cho “những vấn đề của lịch sử của đạo Thiên Chúa ở Việt Nam được khơi dậy và trở thành đề tài nghiên cứu cho các nhà sử học và khoa học xă hội khi Ṭa Thánh Vatican chủ trương phong Thánh tử đạo cho 117 vị Chân phước đă qua đời từ trước tháng 7-1862 và đă được Giáo hội tuyên phong qua nhiều lần trong ṿng nửa đầu thế kỷ này” (Ban Biên Tập, Lời Mở Đầu, cùng sách trang 5).

 

Mục tiêu và nội dung của tập tài liệu này là “tham luận và thảo luận xoay quanh mấy vấn đề chính: 1) Lịch sử của giáo hội công giáo hồi thế kỷ 18-19 trong mối tương quan với việc chủ nghĩa thực dân Pháp đánh chiếm nước ta. 2) Thái độ của các vua chua Việt Nam đối với công giáo trong đó có vấn đề cấm đạo và giết đạo. 3) Truyền thống kính Chúa yêu nước, ‘Sống phúc âm trong ḷng dân tộc’ của Giáo hội Việt Nam. Thông qua những vấn đề lớn đó, chúng ta đi đến một quan điểm đầy đủ thống nhất hơn về… vấn đề tương quan giữa Công giáo – dân tộc và chủ nghĩa xă hội trong quá tŕnh phát triển của lịch sử dân tộc kể từ khi có việc truyền đạo Thiên chúa vào nước ta” (Lời Khai Mạc Của GS Phạm Như Cương, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xă hội Việt Nam, cùng sách trang 10; những chữ nghiêng là để nhấn mạnh ư tưởng thích hợp ở đây).

 

Địa điểm, tiến tŕnh và nhân lực góp phần cho cuốn “Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học Tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 11-12/3/1988” (lời ghi ở b́a sách phía trước), đó là “tại Viện Khoa học xă hội Thành phố Hồ Chí Minh… Hội nghị dành nửa thời gian để đọc Tham luận và nửa thời gian c̣n lại để trao đổi ư kiến tự do… nhờ sự đóng góp của hơn 130 giáo sư, tiến sĩ, cán bộ nghiên cứu Sử học và khoa học xă hội thuộc nhiều cơ quan khoa học…” (Ban Biên Tập, Lời Mở Đầu, cùng sách trang 5).

 

Chiều hướng chung của tất cả những ǵ được phổ biến trong tập “Kỷ yếu” này đă được nêu lên ngay câu mở của Lời Nói Đầu: “Lịch sử Giáo hội Thiên chúa giáo ở Việt Nam không thể tách rời Lịch sử dân tộc Việt Nam. Đứng từ phía Giáo hội, như thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam tháng 5-1980 từng thừa nhận: ‘lịch sử của đạo xen lẫn ánh sáng và bóng tối” (trang 5).

 

Đọc kỹ những ǵ được tŕnh bày trong tập “Kỷ yếu” này, độc giả thấy ngay ư nghĩa của thành ngữ “ánh sáng và bóng tối” trong Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, do “Hội Nghị Khoa Học” này chứng minh và dẫn giải, những chứng minh và dẫn giải ấy có thể được tóm gọn như sau:

 

·        Thiên Chúa giáo là một sản phẩm Tây phương, được tư bản có mưu đồ thực dân mang vào thị trường văn hóa Nho giáo Việt Nam, đă gặp phải sức cạnh tranh mănh liệt của chính quyền (Thời Phong Kiến thế kỷ 17-18 và Triều Nguyễn thế kỷ 19) cũng như của nhân dân (Phong Trào Văn Thân) Việt Nam, tuy nhiên, cho dù có v́ thời thế đẩy đưa theo đạo, những người Thiên Chúa giáo cũng vẫn trung thành với quê hương dân tộc.

 

(Những hàng chữ nghiêng trong các đoạn trích dẫn sau đây là nguyên văn từ tập Kỷ Yếu duy nhất trên).

Trước hết, “Thiên Chúa giáo là một sản phẩm Tây phương, được tư bản có mưu đồ thực dân mang vào thị trường văn hóa Nho giáo Việt Nam”:

 

Đạo Kitô từ phương Tây được truyền bá sang phương Đông vào thời đại có những phát kiến lớn về địa lư; những phát kiến ấy ‘báo hiệu buổi b́nh minh của thời đại tư bản chủ nghĩa’ (Mác, Tư bản), đồng thời cũng khai sinh thời đại của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là hai nước tư bản đầu tiên phát hiện những miền đất mới cũng là hai nước tư bản đầu tiên chinh phục những miền đất mới ấy. Các sắc chỉ Romanus Pontifex (giáo hoàng Roma) ngày 8.1.1454 của Giáo hoàng Nicolas V, sắc chỉ Inter Cactéra (giữa những điều khác) ngày 3.5.1494 của Giáo hoàng Alexandre VI, không thể không đưa tới kết luận rằng: Ṭa thánh sử dụng quyền Chúa ban để mở mang nước Chúa dính líu với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây ngay từ buổi b́nh minh của thời đại tư bản chủ nghĩa. Sự dính líu giữa Giáo hội và tư bản thực dân là có qui mô quốc tế, sự phản ứng lại mối quan hệ ấy cũng không chỉ xẩy ra ở Việt Nam. Cấm đạo bắt đầu ở Marốc 1604, ở Etiôpia 1632, ở Angiêri 1643, ở Nhật Bản 1614, ở Trung Quốc, ở Triều Tiên, ở Việt Nam…

 

Lịch sử hoạt động giáo hội ở Việt Nam là một bộ phận hoạt động của giáo hội thế giới. Việc truyền đạo vừa có mục đích tôn giáo vừa có mục đích chính trị, mục đích truyền giáo che giấu mục đích chính trị: việc mở mang nước Chúa gắn với việc bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Trong sự truyền đạo, đối với các giáo sĩ phương Tây – những người lănh đạo giáo hội lúc đó – phụng sự Chúa thống nhất với phụng sự đất nước họ, phụng sự chủ nghĩa tư bản.

 

(GS Nguyễn Công B́nh, Viện Khoa học xă hội, TP Hồ Chí Minh,

bài Người Công Giáo Việt Nam Biết Đi Về Đâu Khi Pháp Đánh Chiếm Việt Nam,

sách đang dẫn trang 30-31, 35)

 

Đạo Thiên Chúa phải là mục đích và là nỗ lực của chính quyền thực dân nhắm đến, nó là phương tiện dùng để củng cố sự xâm lăng và thống trị của thực dân. Để đóng vai tṛ đó, họ cần phải được giới chức tu sĩ hợp tác chặt chẽ với giới chức chính trị lănh đạo và điều khiển: do đó, cần phải thành lập một giới tăng lữ vừa lo việc thờ phụng vừa lo việc truyền bá ảnh hưởng Thiên Chúa giáo và ảnh hưởng nước Pháp trong thuộc địa mới dưới sự kiểm soát và sẽ nhận tiền trợ cấp của chính quyền.

 

Công bố niềm tin đó cho đổng lư văn pḥng của ḿnh và cho đô đốc Bonard, Chasseloup Laubat đă viết: “Tôi muốn nền văn minh Thiên chúa có được một căn cứ lớn trong vùng đất mới chiếm của chúng ta, để tỏa chiếu trên những vùng đất c̣n các tập quán man rợ đó” (Thư gửi Dolarbre 14-02-1862 do A. Duchêne dẫn trong: Un ministre trop oublie: Chasseloup Laubat, tr. 201)

 

Gửi cho đô đốc La Grandière, Laubat lại viết: “Tôi muốn được thấy lan tràn ảnh hưởng Thiên chúa mà theo tôi, được kêu gọi đến để làm nền tảng cho văn minh chúng ta trong các vùng đất đó. Đối với tôi h́nh như một món lợi mà trời ban cho nước Pháp. Phải ở lại đây, ở các tỉnh này, không có những đám dân chống lại Thiên chúa giáo như Hồi giáo, và trong niềm hy vọng về tương lai, tôi thấy rằng chính từ Saigon tỏa đi khắp Viễn Đông ảnh hưởng hết sức tự do của xứ sở tôi…” (Thư viết tay 17-09-1865 do A Duchên dẫn cùng sách trên, trang 171)…

 

Đạo Thiên Chúa xuất phát từ Châu Âu, cách đây gần 2000 năm, đă bành trướng thế lực ra khắp thế giới với một hệ thống tổ chức có tính thế giới. Quá tŕnh bành trướng của nó gắn liền một cách tất yếu với quá tŕnh của chủ nghĩa thực dân Châu Âu. Chủ nghĩa thực dân Châu Âu coi đạo Thiên chúa như là một lực lượng phục vụ cho chính sách xâm lăng về tinh thần, c̣n đạo Thiên chúa t́m ở chủ nghĩa thực dân một chỗ dựa vật chất để truyền giáo, để bành trướng ảnh hưởng của ḿnh. Chính v́ vậy mà nó là một tôn giáo phát triển rất nhanh, rất rộng hơn bất cứ một tôn giáo nào khác, nó xâm nhập vào mọi nơi của thế giới, kể cả những nơi đă có các tôn giáo truyền thống của địa phương rất vững chắc và chống lại nó một cách quyết liệt. Năm tháng trôi đi, lịch sử nhân loại đă có nhiều đổi thay, chính sách của giáo hội Thiên chúa cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi đó của thế giới. Nhưng xét về mặt lịch sử, trong quá tŕnh lịch sử của nó, đạo Thiên Chúa là một ‘đế quốc tinh thần’ đă nối gót rất sớm ‘đế quốc vật chất’ và kết hợp với nhau rất bền vững.

 

(GS Hồ Sĩ Khoách, Khoa Sử, Đại Học Tổng Hợp, TP Hồ Chí Minh,

bài T́m Hiểu Mối Liên Hệ Giữa Chính Sách Thực Dân

và Gia Tô Trong Việc Thiết Lập Thuộc Địa Pháp Ở Nam Kỳ,

 sách đang dẫn trang 200, 211-212)

 

Ở thế kỷ 17, đạo Thiên chúa đă phát triển tại Phi-lip-pin và quần đảo Mô-luy-kô (Molluque). Nửa thế kỷ 18, đạo Thiên chúa phát triển nhanh ở In-đô-nê-si-a (Indonésia) và Mă Lai (Malaisie). Tại Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, miền Nam Việt Nam, đă có mặt các cố đạo truyền giáo người Âu ngay từ năm 1554-1556 (B. Ph. Gloslier. ‘Angkor et le Cambodge au XVI siècle’, Paris, 1959. tr. 28). Nhưng đến thế kỷ 17 trở đi th́ Thiên chúa giáo ở miền Nam, cụ thể là ở Đà Nẵng, Huế, Hội An đă phát triển khá mạnh. Tất cả quá tŕnh phát triển của Thiên chúa giáo ở Đông Nam Á đều gắn liền với quá tŕnh thực dân hóa các nước nói trên trong các thời gian sau đó. Đó là một sự thực lịch sử hay nói đúng hơn là một lịch sử của một quá khứ phức tạp không thể đổi thay. Nói về những âm mưu của chủ nghĩa thực dân lợi dụng tôn giáo và đặc biệt là Thiên chúa giáo, đồng chí Nguyễn Văn Linh có nhận định như sau: ‘âm mưu của thực dân Pháp là sử dụng đạo Thiên chúa làm tiền trạm đi xâm lược thuộc địa’ (Nguyễn Văn Linh. Về vấn đề vận động quần chúng hiện nay, tr. 23).

 

(GS Mặc Đường, Viện Khoa học xă jội TP Hồ Chí Minh,

bài Người Việt Nam Thiên Chúa Giáo

Ở Miền Nam Nước Ta Từ Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19,

sách đang dẫn, trang 79-80)

 

Về mối quan hệ giữa thương nhân và nhà truyền giáo, Sử gia Trần Tam Tỉnh người công giáo đă tóm lược vị trí của Hội truyền giáo Paris và vai tṛ của vị giám mục đầu tiên ở Việt Nam như sau: “Hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris được thành lập trong những điều kiện bấy giờ được sự ủng hộ của triều đ́nh Pháp ở Versailles và của những thương nhân trong Công ty Đông Ấn Độ. Những vị giám mục này đă nhanh chóng đi vào con đường phục vụ những tên lái buôn. Đức cha Pallu, vị giám mục đầu tiên ở Việt Nam đă được bổ nhiệm làm cố vấn và báo cáo viên cho Công ty Đông Ấn Độ, khuyến khích công ty ‘tiến hành sự nghiệp quang vinh nhằm làm cho những tên man rợ đổi đạo và đóng ấn dấu của Thánh vào những hoạt động thương mại của công ty, làm như thế vừa tăng trưởng nhà thờ, vừa làm giầu cho nước Pháp’” (Trần Tam Tỉnh Eglise Catholique au Viet Nam. Des Chrétiens du Việt Nam relisent l’histoire de leur Eglise. Foi et Developpement 31. Novembre 1975, tr. 1)….

 

Chúng ta đă thấy vai tṛ của Alexandre de Rhode trong việc thành lập Hội truyền giáo ngoại quốc Paris, tạo điều kiện cho việc mộ những giáo sĩ người Pháp đi truyền đạo ở phương Đông không qua sự kiểm soát của người Bồ. Nhưng người đầu tiên có tư tưởng nhất quán và có những hoạt động kiên tŕ để đề ra việc xâm chiếm Nam kỳ và nước ta có lẽ là giám mục Adran. Trong tờ tŕnh của ông ngày 5-5-1787 gửi về cho nhà vua Pháp để vạch con đường phát triển của nước Pháp ở phương Đông, ông đă viết: “Một căn cứ Pháp ở Nam kỳ chắc chắn sẽ tạo ra một phương tiện để đối lập lại ảnh hưởng lớn lao của nước Anh… với những tài nguyên chắc chắn hơn và những việc trợ đỡ xa hơn là trông chờ ở châu Âu, để có thể khống chế trên tất cả những biển Trung Quốc, những quần đảo, cuối cùng là để làm chủ tất cả thương mại ở phần đất này trên thế giới” (Philippe Heduy. Lanessan Peincipes de la Colnoisation. Alcan Paris 1894. Nguyễn Văn Trung có trích dẫn. Xem Chủ nghĩa thực dân Pháp. Thực chất và huyền thoại. Nam Sơn Sài G̣n. 1963, tr. 36)

 

(GS Lê Văn Sáu,

bài Bức Tranh Lịch Sử Và Những Người “Tử V́ Đạo” Được Phong Thánh Hôm Nay, sách đang dẫn, trang 89 và 94)

 

Như vậy, quá tŕnh hoạt động của Hội truyền giáo nước ngoài và quá tŕnh bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, quả thật là có mối quan hệ khá chặt. tất nhiên, các giáo sĩ có thể bám vào lập trường đức tin và lợi ích quốc gia để giải thích những việc làm của họ. Nhưng ngay v́ lợi ích quốc gia mà nội bộ các phái bộ giáo sĩ phương Tây cũng không thể có được một sự dung ḥa. Vả lại, không thể có chủ nghĩa yêu nước chân chính trong những con người chủ tâm hay đồng lơa ở những mức độ khác nhau với hành vi cướp nước. Cho nên, nếu lúc bấy giờ, các giáo sĩ có gặp phải sự chống đối nào đấy, kể cũng là điều tự nhiên.

 

(Nguyễn Khắc Thuần, Khoa lịch sử, đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,

bài Sự Truyền Bá Và Tiếp Nhận Thiên Chúa Giáo Ở Việt Nam,

sách đang dẫn trang 120-121)

 

Sự dính líu giữa Giáo hội với chủ nghĩa thực dân phương Tây vốn không thuộc về bản chất của sự truyền giáo: đó là sự dính líu mang tính chất thời đại lúc bấy giờ, thời đại của sự phát sinh và phát triển của chủ nghĩa tư bản, đă xẩy ra từ cuối thế kỷ XV, ở b́nh diện thế giới, giữa Giáo hội với các thế lực tư sản phương Tây, nhất là từ sau những phát kiến địa lư

 

Sự dính líu của Giáo hội La Mă và của Hội Thừa sai Paris với cuộc thực dân của các thế lực tư sản phương Tây như đă tŕnh bày ở trên, hẳn là đă không hoàn toàn phát xuất từ bản chất thiêng liêng và nhân ái của sự truyền giáo, song lịch sử của Tây Âu từ cuối thế kỷ XV đă đặt ra cho Giáo hội La Mă cũng như Giáo hội Pháp một khả năng duy nhất là phải thỏa hiệp với các thế lực tư sản để có thể thực hiện được sứ mạng truyền giáo. Sự dính líu đó mang tính cách lịch sử và thời đại, thời đại mà chủ nghĩa tư bản đang lớn mạnh và đang tiến tới chi phối mọi hoạt động của thời đại kể cả hoạt động tôn giáo...

Trong quá tŕnh xâm lược và b́nh định Việt Nam, ở đâu thực dân Pháp cũng nhận được sự giúp đỡ tận t́nh của các giáo sĩ của Hội Thừa sai Paris. Về phương diện này, vẫn có thể kể trường hợp Pellerin, Lefèbre và sau đó là Retord, Puginier và khá nhiều giáo sĩ khác. Có thể nói mà không sợ quá đáng là sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp đă giúp thực dân Pháp vượt qua rất nhiều khó khăn và hoàn thành thuận lợi cuộc xâm lược và b́nh định Việt Nam…

 

Sự dính líu của việc đạo ở Việt Nam với cuộc xâm lược của Pháp như đă tŕnh bày ở trên đă khiến sự truyền đạo vào Việt Nam được coi như là một cánh tay đắc lực của thực dân Pháp và giáo dân bị coi như kẻ đồng lơa với kẻ xâm lược. Vấn đề có thể không hoàn toàn như vậy, song trong t́nh thế hiện thực ấy, không có cái ǵ để thanh minh cho được.

 

(GS Nguyễn Văn Kiệm, Đại học Sư phạm Hà Nội,

bài Nói Thêm Về Những Nguyên Nhân Dẫn Tới

Sự Cấm Đạo Của Nhà Nguyễn,

sách đang dẫn, trang 12, 17, 20 và 22)

 

Chính vua Pháp – Napoléon I khi nói về “Hội truyền giáo nước ngoài” vào năm 1804, cũng xác nhận mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động truyền giáo và sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây: “Hội truyền giáo nước ngoài sẽ rất có ích cho tôi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Tôi sẽ cử các giáo sĩ đi điều tra t́nh h́nh ở các xứ. Tấm áo của họ sẽ che chở cho họ và sẽ dùng để che giấu những mưu đồ chính trị và thương nghiệp” (Jean Scout Canale – Afrique noire, Paris, 1958, p. 120)

 

Trường hợp giáo sĩ Marchand (Cố Du) càng là một minh chứng ông này đă tích cực giúp đỡ Lê Văn Khôi nhằm lập nên một vương quốc Thiên chúa giáo, độc lập với nhà Nguyễn nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào nước Pháp. Điều này, chính Marchand đă tự bộc lộ trong một bức thư như sau: “Nhờ ơn Thượng đế mà những người nổi loạn thắng cuộc th́ chúng ta có thể hy vọng được trông thấy vương quốc An Nam này hoàn toàn biến thành một quốc gia công giáo” (Jacquenot. Vie de l’abbé Marchand, missionnaire apostolique et martyr). Như vậy, xu thế dấn thân sâu vào việc đời của các giáo sĩ truyền đạo tới mức có sự gắn bó mỗi ngày một mật thiết với âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây là điều có thực, không thể phủ nhận.

 

(Huỳnh Lứa, Viện Khoa học xă hội, TP Hồ Chí Minh,

bài Do Đâu Mà Có Việc Cấm Đạo Thiên Chúa Trong Các Thế Kỷ XVII, XVIII và XIX, sách đang dẫn trang 173, 174)

 

Sau nữa, “Thiên Chúa giáo… đă gặp phải sức cạnh tranh mănh liệt của chính quyền (Thời Phong Kiến thế kỷ 17-18 và Triều Nguyễn thế kỷ 19) cũng như của nhân dân (Phong Trào Văn Thân) Việt Nam” (xem nhận định có ba phần, mà đây là phần 2, ở trang 153).

 

·        Về lư do bắt đạo trong Thời Phong Kiến thế kỷ 17 và 18:

 

Ở Việt Nam vào thế kỷ 17, Khổng giáo và thờ cúng tổ tiên chiếm ưu thế tuyệt đối trong tín ngưỡng của nông dân và Phật giáo đại thừa với những qui định rộng răi là tín ngưỡng của giai cấp phong kiến cầm quyền. Mặt khác, ở Việt Nam ở thế kỷ 17 đă có một vị trí rất quan trọng về kinh tế và quân sự ở khu vực Đông Nam Á, tài nguyên Việt Nam lại giầu có. V́ vậy, thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào cuối thế kỷ 16 đă chú ư đến Việt Nam và sau này trong thế kỷ 18, 19 nhiều nước thực dân châu Âu, như Hà Lan, Pháp… đều chú ư đến Việt Nam. Tham vọng chiếm Việt Nam của thực dân Bồ và Tây ban Nha vào thế kỷ 17 được thể hiện qua những thủ đoạn lợi dụng các giáo sĩ Ḍng Tên để xâm nhập vào nước ta – nơi có những tín ngưỡng tương đối rộng mở hơn những nước có đạo Hồi và Phật giáo Tiểu thừa (Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện). Ngày 18 tháng 1 năm 1615, thực dân Bồ đưa tầu buôn đổ bộ lên cảng Đà Nẵng và dùng hai vị linh mục ḍng Tên Francisco Busomi và Diégo Carvalho để thực hiện âm mưu nói trên. Tuy trước đó đă có những linh mục ḍng Dominica đến truyền giáo ở vùng Đà Nẵng, nhưng lịch sử truyền giáo ở Việt Nam lại được kể từ khi xuất hiện ở đây hai linh mục Ḍng tên này. Chỉ hai năm sau, dưới thời Săi Vương, năm 1617 từ trung tâm truyền giáo của Ḍng tên ở Ma-cao (Trung Quốc) đă đến Đà Nẵng khi linh mục khác là Francisco Barilo và Francisco Pina. Linh mục Ḍng tên Pina là người giảng đạo bằng tiếng Việt đầu tiên, người thày dạy tiếng Việt cho cố đạo Alexandre de Rhodes (G. Taboulet. La geste francaise en Indochine, T. I, Paris 1955, tr. II). Năm 1624 (ngày 19 tháng 12) cố đạo Alexandre de Rhodes và Gabriel Matos cùng giáo sĩ khác (trong đó có một linh mục người Nhật rất giỏi chữ Hán) đă đổ bộ lên Đà Nẵng để mở rộng việc truyền giáo. Năm 1627, Alexandre de Rhodes cùng linh mục Padro Marquet mở rộng việc truyền giáo ra miền Bắc. Năm 1630, Chúa Trịnh đă ra lệnh cấm đạo và trục xuất hai linh mục nói trên (A. de Rhodes. Divers voyages et missions, de A. De Rhodes de la Chine et autres royaumes de l’ Orient, Paris, 1653, tr. 17 – 33).  Đó là lệnh cấm đạo Thiên chúa đầu tiên ở Việt Nam. Alexandre de Rhodes phải từ bỏ Việt Nam đến Ma Cao và hơn 6 năm sau khi giám mục Busomi thuộc địa phận Huế – Đà Nẵng – Hội An qua đời, Rhodes mới trở lại miền Nam Việt Nam thay thế Busomi. Lúc đó, ở Đàng trong, mà chủ yếu là ở Đà Nẵng – Huế – Hội An, tín đồ Thiên chúa giáo đă có đến 12.000 người (E. Veuillot. La Cochinchine et le Tonkin, Paris, 1859, tr. 110, tr. 140, 141, tr. 111, 119). Ngày 3 tháng 7 năm 1645, Chúa Nguyễn Phúc Lan ra lệnh cấm đạo và trục xuất giáo sĩ Ḍng tên nhưng linh mục Ḍng tên Alexandre de Rhodes lại được tín dùng. Trước đó một năm, 1644, chúa Nguyễn đă ra lệnh hành h́nh người Thanh niên tín đồ Thiên chúa giáo 19 tuổi tên là André Trung (cũng sách vừa dẫn). Cuối năm 1645, Alexandre de Rhodes bị kết án hành h́nh và được nhiều quan lại Việt Nam quen biết cứu được tội chết để trục xuất về La Mă (cũng sách vừa dẫn). Mặc dù vậy, công việc truyền giáo vẫn được phát triển vào những năm cuối thế kỷ 17 và giáo phận Thiên chúa ở Huế – Đà Nẵng –Hội An trở thành một trung tâm truyền giáo lớn ở nước ta thời đó.

 

(GS Mặc Đường, Viện Khoa học xă jội TP Hồ Chí Minh,

bài Người Việt Nam Thiên Chúa Giáo

Ở Miền Nam Nước Ta Từ Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19,

sách đang dẫn, trang 64-65)

 

Lẽ dĩ nhiên, khi nói đến chính sách mở rộng cửa này của các tập đoàn Trịnh, Nguyễn, chúng ta không nên loại trừ một sự thực là ngay từ đầu, trong thâm tâm, các tập đoàn phong kiến thống trị – cả Trịnh lẫn Nguyễn – đều không ưa đạo Thiên chúa v́ giáo lư của đạo này đối nghịch với những tín điều của Nho giáo – hệ tư tưởng chính thống, nền tảng chính trị và đạo đức của nhà nước phong kiến – nó phủ định Nho giáo, phủ định việc thờ cúng tổ tiên – một tập tục, một truyền thống lâu đời của dân tộc. Có điều là, trong thế kỷ đầu, việc truyền đạo chưa mở rộng đến mức đe dọa làm lung lay trật tự xă hội phong kiến, chưa bộc lộ sự dính dáng trực tiếp với âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, và điều quan trọng hơn cả là cả hai tập đoàn phong kiến đều muôùn lợi dụng sự buôn bán này để tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự nhằm đối phó với đối phương.

 

Tuy nhiên, ngay trong thế kỷ XVII, các thương nhân và giáo sĩ đều đă vừa buôn bán và truyền đạo vừa t́m cách can thiệp vào nội t́nh chính trị của đất nước, lợi dụng những mâu thuẫn và sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến Trịnh - Nguyễn để thủ lợi cho ḿnh. Họ giúp cho bên này chống lại bên kia, hoặc giúp cho bên kia chống lại bên này: người Bồ Đào Nha th́ mở xưởng đóng tầu và đúc súng, cung cấp vũ khí cho chúa Nguyễn đánh chúa Trịnh, c̣n người Hà Lan th́ cung cấp súng đạn cho Chúa Trịnh đánh chúa Nguyễn. Chính sự chia nhau can thiệp vào nội t́nh chính trị của nước ta giữa thương nhân và giáo sĩ các nước (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp) mà nhiều khi không thực hiện lời hứa giúp đỡ, cùng với sự tranh chấp quyền lợi, tố cáo lẫn nhau giữa các Hội truyền giáo (Ḍng Tên, Ḍng Đaminh, Hội Truyền giáo nước ngoài) đă dẫn đến sự bất b́nh và nghi kỵ của các tập đoàn phong kiến thống trị Việt Nam vốn đă không ưa giáo lư đạo Thiên Chúa. Kết quả là vào những thập kỷ đầu thế kỷ XVII, nhiều vụ cấm đạo đă nổ ra cả ở Đàng Trong và Đàng Ngoài: năm 1630, ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh ra lệnh trục xuất Alexandre de Rhodes; c̣n ở Đàng Trong th́ năm 1664 và những năm sau đó, Chúa Nguyễn liên tiếp ra lệnh cấm đạo và sát đạo rất gắt gao.

 

Như vậy phải nói rằng, vào nửa thế kỷ đầu thế kỷ XVII những vụ cấm đạo, sát đạo nổ ra một phần do chính sách nghiệt ngă, cận thị của các tập đoàn phong kiến nhưng một phần – có thể là quan trọng hơn – do sự dấn thân vào việc đời một cách không đứng đắn của các giáo sĩ các nước…

 

Trong các thế kỷ XVII, XVIII, mặc dù các nhà nước phong kiến liên tục tiến hành nhiều cuộc cấm đạo (1630, 1644, 1658, 1663, 1665, 1668, 1700, 1712, 1737, 1744, 1750, 1765, 1773, 1785) nhưng sự truyền giáo vẫn không ngừng phát triển, số người theo đạo vẫn ngày một đông ra. Có thể giải thích t́nh h́nh này tự sự đổ vỡ, bế tắc của xă hội kéo dài qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Lúc bấy giờ, chế độ phong kiến ở nước ta đă rơi vào khủng hoảng trầm trọng dẫn tới các cuộc chiến tranh giành giật giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra triền miên. Chiến tranh và thêm vào đó là sự bóc lột, hà hiếp của bọn cường hào ác bá đă đẩy các tầng lớp nhân dân lao động vào cảnh chết chóc, đói nghèo, lầm than, bế tắc. T́nh h́nh đó khiến họ không c̣n tin tưởng vào các chế độ phong kiến, thậm chí họ mất cả ḷng tin vào các tín điều Nho giáo, cương thường đạo lư phong kiến – đạo lư “quần thần” không c̣n mang tính chất linh thiêng đối với họ nữa, vua chúa không c̣n là những thần tượng đầy uy lực như ngày xưa. Trong khi quần chúng nghèo khổ đang bị bế tắc trong cuộc sống hiện tại th́ giáo lư đạo Thiên chúa đến với họ như nước uống đến với người đang khát. Họ bỗng có được một Đức Chúa để được cứu rỗi, và sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp trên nước Chúa, trên thiên đường. Điều đó đem lại cho họ một sự an ủi tinh thần to lớn. Do đó bất chấp mọi cấm đoán, họ vẫn tin theo Chúa, trong khi vua quan không c̣n là “tối thượng” đối với họ nữa. Chính điều này đă làm lung lay đến tận gốc những cơ sở tư tưởng và đạo đức của nền thống trị phong kiến, đe dọa cả trật tự xă hội phong kiến, gây nên sự lo ngại hết sức to lớn cho giai cấp phong kiến cầm quyền. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà các sắc dụ cấm đạo của các vua triều Nguyễn đều mở đầu bằng các câu đại loại như “Gia-tô tả đạo. Tả đạo ấy mê hoặc ḷng người, rất có hại cho phong hóa v.v.”.

 

(Huỳnh Lứa, Viện Khoa học xă hội, TP Hồ Chí Minh,

bài Do Đâu Mà Có Việc Cấm Đạo Thiên Chúa Trong Các Thế Kỷ XVII, XVIII và XIX, sách đang dẫn trang 170-171 và 174- 175)