Ánh Sáng đă
Chiếu Soi
‘Dân Riêng’
Do Thái Giáo
“T |
rước hết, về
phương diện vị thế của ḿnh, ‘ánh sáng
thật’ đó là một thứ ánh sáng hiện lên để
thực sự làm sáng tỏ các lời tiên tri trong Cựu Ước
của dân Do Thái nói riêng: ‘Thày
đến không phải để hủy bỏ mà
là để làm cho lề luật và các lời tiên
tri được nên trọn’ (Mt 5:17), cũng như để
hoàn toàn làm sáng tỏ tất cả những đạo lư
sẵn có của loài người nói chung: ‘Lư do Tôi đến
thế gian là để làm chứng cho chân lư. Ai
quyết tâm t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng Tôi’
(Jn
Bởi vậy, “hết
mọi người” được “ánh sáng thật đă đến
trong thế gian chiếu soi” đây sẽ bao gồm cả
dân Do Thái cũng như các Dân Ngoại.
Trước hết, đối
với dân Do Thái hay với Do Thái Giáo, “ánh sáng thật” đă
chiếu soi cho họ ở chỗ Ánh Sáng này làm sáng tỏ
Cựu Ước của họ.
Giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo có
một vấn đề tương khắc ở chỗ:
Nếu người Do Thái nào công nhận nhân vật Giêsu
Nazarét là Đấng Thiên Sai, tức là Đức Kitô,
họ sẽ bị loại trừ ra khỏi Hội Đường
Do Thái, trái lại, nếu Kitô hữu nào không công nhận
nhân vật Giêsu lịch sử “là Đức Kitô, Con Thiên
Chúa hằng sống” (Mt 16:16),
họ liền trở thành một kẻ rối đạo,
bị tuyệt thông với Hội Thánh Chúa.
Phần Chúa Kitô, tuy biết
trước được rằng “Người đến
với dân riêng của Người song dân Người không
chấp nhận Người” (Jn 1:11),
Chúa Kitô cũng vẫn sinh ra theo gịng dơi Do Thái và sống
chết với dân Do Thái, v́ dân này đă là đối
tượng của Mạc Khải Thần Linh, một
mạc khải hướng đến Người là
trọng tâm của nó.
Thật vậy, Phúc Âm Thánh
Gioan đă cho thấy Chúa Kitô đă tự minh chứng
về Người cho dân Do Thái biết Người là ai (xem Gioan 8:24,27) và bởi đâu mà đến
(xem Gioan
8:14,21), chẳng
những bằng việc căn cứ, trên hết, vào các
việc Người làm (xem Gioan 5:36-37), mà c̣n, trước hết,
căn cứ vào Gioan Tẩy Giả đồng thời
với Người (xem Gioan 5:31-35),
nhất là vào những lời Thánh Kinh Cựu Ước
nữa:
·
“Quí vị t́m
kiếm các Sách Thánh, nơi mà quí vị nghĩ rằng quí
vị sẽ t́m được sự sống đời đời,
th́ các sách ấy cũng làm chứng về Tôi”. (Jn 5:39)
·
“Nếu quí vị
tin Moisen th́ quí vị hẳn tin Tôi, v́ Moisen đă viết
về Tôi”. (Jn
5:47)
Trong Phúc Âm Thánh Luca (4:16-21), để
mở màn cho sứ vụ truyền bá phúc âm hóa của ḿnh,
chính Chúa Giêsu cũng đă áp dụng lời của tiên tri
Isaia (61:1-2, xin
xem cả đoạn 11 từ câu 2 đến câu 5 về
bảy thần trí nơi Người liên quan đến
quyền hành thế lực của Người) nói về bản thân
Người như sau:
·
“Trở về
Nazarét, nơi sinh trưởng của ḿnh, và vào hội đường
trong ngày hưu lễ như vẫn có thói quen, Người đứng
lên đọc sách. Được trao cho cuốn sách Isaia,
mở ra, Người thấy đoạn viết:
‘Thần linh Chúa ở trên tôi;
bởi thế Ngài đă
xức dầu cho tôi.
Ngài đă sai tôi đem tin
mừng cho người nghèo khó,
loan báo tự do cho những
kẻ lưu đầy,
phục quang cho kẻ mù ḷa và
giải cứu các tù nhân,
công bố năm hồng ân
của Chúa’.
Người gấp sách
lại trao trả cho người giúp việc hội đường
rồi ngồi xuống. Tất cả mọi người
trong hội đường chăm chú nh́n Người.
Bấy giờ Người mới bắt đầu nói
với họ rằng: ‘Hôm nay đoạn Sách Thánh này đă
được nên trọn như quí vị nghe thấy đó’”.
Trong Phúc Âm Thánh Mathêu, Chúa Giêsu
c̣n xác nhận với chung dân chúng và với riêng các môn đệ
về vai tṛ của Người liên quan đến Cựu Ước
như sau:
·
“Đừng
tưởng rằng Thày đến để hủy
bỏ lề luật và lời các tiên tri. Thày đến
không phải là để hủy bỏ song để làm cho
chúng được nên trọn” (Mt
Chính v́ thế mà ba Phúc Âm
Nhất Lăm, Mathêu (17:1-3), Marcô (9:2-4) và Luca (9:28-30), đều thuật lại
là, trong cuộc biến h́nh trên núi để tỏ vinh quang
phục sinh sau này của ḿnh ra cho ba môn đệ thân tín
nhất là Phêrô, Giacôbê và Gioan, thành phần đại
diện cho Tân Ước thấy, mới có mặt thành
phần đại diện cho Cựu Ước là Moisen,
tiêu biểu cho lề luật, và Êlia, tiêu biểu cho các
lời tiên tri.
Chúa Giêsu c̣n làm cho lề
luật nên trọn ở chỗ áp dụng những lời
Cựu Ước vào đời sống của ḿnh, như
trường hợp Người chống trả các
chước cám dỗ của Satan trong hoang địa sau
khi đă ăn chay suốt 40 đêm ngày:
·
“Tên cám dỗ
tiến lại mà nói với Người: ‘Nếu ngươi
là Con Thiên Chúa th́ hăy truyền cho những viên đá này
trở thành bánh mà ăn’. Chúa Giêsu trả lời: ‘Có lời
Sách Thánh là người ta không sống nguyên bởi bánh mà c̣n
bởi mọi lời Thiên Chúa phán dạy’ (Deut 8:3). Đoạn ma quỉ đem
Người vào thành thánh, đặt Người trên nóc đền
thờ mà nói: ‘Nếu ngươi là Con Thiên Chúa th́ hăy nhào
xuống đi. Sách Thánh có câu: Ngài sẽ khiến các thiên
thần coi sóc cho ngươi; họ sẽ nâng đỡ
ngươi để ngươi không thể nào vấp
phải đá’. Chúa Giêsu đáp: ‘Cũng có lời Sách Thánh:
Ngươi không được phép thử thách Chúa là Thiên
Chúa’ (Deut
6:16). Thế
rồi ma qủi đưa Người lên một ngọn
núi rất cao và bày ra trước mắt Người tất cả vinh
sang của mọi vương quốc thế gian mà hứa
hẹn rằng: ‘Ta sẽ ban cho ngươi tất cả
những thứ ấy, nếu ngươi qú xuống tôn
thờ Ta’. Nghe thế, Chúa Giêsu mới nói cùng hắn:
‘Hỡi Satan, hăy xéo đi! Có lời Sách Thánh là: Ngươi
phải tôn thờ Chúa là Thiên Chúa của ngươi;
ngươi phải tôn thờ một ḿnh Ngài mà thôi (Deut 6:13)’”. (Mt 4:3-10)
Về thái độ đạo
đức giả h́nh của người Pharisiêu, Chúa Giêsu
cũng viện dẫn lời Cựu Ước như sau:
·
“Các người
là những kẻ giả h́nh! Isaia đă nói tiên tri về các
người đúng lắm thay: ‘Dân này tôn kính Ta bằng môi
mép, c̣n ḷng chúng th́ ĺa xa Ta’”. (Mt 15:7-8; Ps 78:36 và Is 29:13)
Về việc dùng dụ ngôn
mà giảng dạy dân chúng, Người cũng làm theo
lời Kinh Thánh:
·
“Thày dùng dụ
ngôn để nói với họ v́ họ nh́n xem mà không
thấy, lắng tai nghe mà không lọt hay không hiểu.
Lời tiên tri Isaia đă nói không sai về họ là: ‘Các
ngươi sẽ lắng tai nghe song chẳng hiểu ǵ,
sẽ trố mắt nh́n mà chẳng thấy chi. Ḷng dân này
thật sự đă ra chai đá. Họ hầu như không
nghe thấy, họ nhắm chặt mắt lại, kẻo
mắt họ thấy, tai họ nghe, ḷng họ hiểu mà
trở về để Ta chữa cho họ được
lành’” (Mt
13:13-15; Is 6:9).
Về việc các môn đệ
sẽ trốn bỏ Người, nhất là Phêrô sẽ
chối bỏ Người, sau khi Người bị
bắt:
·
“Bấy giờ
Chúa Giêsu nói với họ: ‘Đêm nay ḷng các con tin vào Thày
sẽ bị kinh động, v́ Thánh Kinh đă viết: Ta
sẽ đánh chủ chiên làm cho chiên trong đàn bị phân
tán’” (Mt
26:31; Zec13:7).
Về thân phận hư
mất của một trong số 12 môn đệ của
Người:
·
“Bao lâu c̣n ở
với họ, Con đă nhân danh mà Cha đă ban cho Con để
ǵn giữ họ. Con đă cẩn thận coi sóc họ,
không để cho một ai trong họ phải bị hư
đi, không một ai ngoại trừ người được
ấn định hư đi theo đúng như lời Kinh
Thánh” (Jn
17:12; Ps 41:10)
Sau khi phục sinh từ trong
cơi chết, Chúa Kitô cũng lấy Thánh Kinh Cựu Ước
để chứng minh về Người cho các môn đệ
tin Người, như Phúc Âm Thánh Luca tŕnh thuật:
·
“Bấy giờ
Người nói với họ (hai môn đệ đang đi
về Emmau): ‘Các
người chẳng hiểu ǵ hết! Sao các người
chậm tin tất cả những ǵ các tiên tri đă loan báo đến
thế!..’” (Lk
24:25-26)
·
“Đoạn
Người nói với họ (11 Vị và nhóm người
ở với các vị đang nghe hai môn đệ đi
Emmau trở về thuật lại chuyện xẩy ra trên đường): ‘Các con hăy nhớ lại
những lời Thày đă nói với các con khi Thày c̣n ở
với các con, đó là mọi sự được
viết về Thày trong luật Moisen và các tiên tri cũng
như Thánh Vịnh cần phải được nên
trọn’” (Lk
24:44)
Phần các tông đồ là
những chứng nhân tiên khởi, nhất là Thánh Mathêu, Gioan
và Phêrô, khi rao giảng hay viết về Thày của ḿnh,
vẫn thường trưng dẫn Thánh Kinh Cựu Ước
để chứng minh về Người. Chẳng hạn
những đoạn chính yếu tiêu biểu sau đây:
Về Người Mẹ
trinh nguyên của Người:
·
“Tất cả
những điều này xẩy ra (việc Đức
Maria thụ thai bởi Chúa Thánh Thần) để lời Chúa dùng
vị tiên tri mà phán được nên trọn: ’Này đây
một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con
trai và sẽ đặt tên cho Người là Emmanuel’,
nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Mt 1:22-23; Is 7:14
xem cả lời tiên tri của Isaia đoạn 11 câu 1
về Vị Emmanuel này thuộc gịng dơi Đavít sẽ
xuất hiện như một chồi mọc lên từ
gốc Jessê, hợp với lời sứ thần Gabriel
truyền tin cho Mẹ Người biết trong Phúc Âm Thánh
Luca đoạn 1 câu 32)
Về địa điểm
giáng sinh của Người:
·
“Triệu tập
tất cả các trưởng tế và luật sĩ trong
dân lại, vua (Hêrôđê) muốn họ cho biết
Đấng Thiên Sai sinh ra ở đâu. Họ trả
lời: ‘Ở Bêlem xứ Giuđêa. Có lời tiên tri đă
viết: Phần ngươi, hỡi Bêlem, đất Giuđa,
ngươi không tầm thường nhất trong hàng khanh
tướng của chi tộc Giuđa đâu, v́ từ
ngươi sẽ xuất hiện một vị lănh đạo
là mục tử chăn dắt Yến-Duyên dân Ta’”. (Mt 2:4-6; Mica 5:1)
Về vị tiền hô Gioan
Tẩy Giả của Người:
·
“Khi Gioan Tẩy
Giả xuất hiện giảng dạy trong sa mạc
xứ Giuđêa với đề tài: ‘Hăy cải thiện đời
sống! Nước Thiên Chúa gần đến rồi’. Ông
chính là vị được lời tiên tri nói tới là:
‘Có tiếng kêu trong sa mạc; hăy dọn đường
cho Chúa, san phẳng đường nẻo của Ngài’”
(Mt 1-3:3;
Is 40:3)
Về
địa điểm Người rao giảng cho dân
ngoại:
· “Khi Chúa Giêsu nghe thấy
Gioan đă bị tống ngục th́ rút về Galilêa.
Người bỏ Nazarét xuống ở Caphanaum gần
biển giáp địa hạt Zêbulun và Naphtali để hoàn
tất các lời tiên tri Isaia: ‘Đất Giêbulun và
Neptali, đường dẫn ra biển, bên kia sông
Dược-Đăng, xứ Galilêa thuộc dân ngoại,
dân chúng c̣n ngồi trong tối tăm đă nh́n thấy ánh
sáng vĩ đại, ánh sáng đă bừng lên trên những
kẻ ở trong bóng tối sự chết’”. (Mt 4:12-16; Is 8:23,
9:1).
Về việc Người
làm phép lạ cứu chữa bệnh nạn tật
nguyền cho dân chúng:
·
“Vào buổi
chiều tối, họ mang đến cho Người
nhiều người bị quỉ ám. Người chỉ
cần truyền khiến là các thần bị khử
trừ và Người đă chữa tất cả những
ai bị bệnh hoạn, làm những lời tiên tri Isaia được
nên trọn: ‘Người chữa lành các yếu đau
của chúng ta, mang lấy các bệnh hoạn của chúng
ta’”. (Mt
8:16-17; Is 53:4)
Về việc Người
thường dùng dụ ngôn mà giảng dạy:
·
“Tất cả
những điều dạy dỗ dân chúng ấy Chúa Giêsu đều
dùng dụ ngôn mà nói. Người chỉ dạy họ
bằng dụ ngôn mà thôi, cho những lời tiên tri được
nên trọn: ‘Ta sẽ mở miệng nói dụ ngôn, ta
sẽ loan truyền điều kín mật từ khi thế
gian được tạo thành’”. (Mt 13:34-35; Ps 78:2)
Về
t́nh trạng cứng ḷng tin của dân Do Thái đối
với lời nói và việc làm của Người:
·
“Mặc dầu
Người đă làm nhiều sự lạ trước
mắt họ, họ vẫn không chịu tin vào
Người, để lời tiên tri Isaia được
nên trọn: ‘Chúa ơi, ai tin vào việc rao giảng của
tôi đây, quyền năng của Chúa tỏ ra cho ai đây?’
V́ thế, họ không thể tin được, v́ Isaia c̣n
nói: ‘Họ nhắm mắt, họ cứng ḷng, để
mắt họ không thấy, ḷng họ không hiểu kẻo
họ phải quay trở lại khiến Ta chữa lành
họ’”. (Jn
12:37-40; Is 53:1, 6:9-10)
Về ḷng nhân ái vô cùng của
Người đối với các kẻ cứng ḷng tin:
·
“Có nhiều
người đi theo Người và Người chữa
lành hết mọi người trong họ, tuy nhiên
Người nghiêm nghị truyền họ không được
tiết lộ ra công cộng những ǵ Người đă
làm. Điều này đă làm trọn lời tiên tri Isaia:
‘Này là người tôi tớ Ta tuyển chọn, con
người dấu ái mà Ta hài ḷng. Ta sẽ ban cho
Người thần trí của Ta và Người sẽ loan
truyền đức công minh chính trực cho Dân Ngoại.
Người sẽ không căi lẫy hay lớn tiếng,
cũng chẳng bao giờ có ai nghe thấy tiếng
Người nơi phố xá. Người không
bẻ gẫy cây sậy dập nát, Người không
dập tắt ngọn bấc c̣n đang bốc khói, cho đến
khi Người làm cho công chính được vinh
thắng’”. (Mt
12:16-20; Is 42:3-4)
Về
việc Người khải hoàn vào thành Gialiêm:
·
“Khi đến
gần thành Gialiêm, tiến vào Bethphage trên Núi Cây Dầu, Chúa
Giêsu sai hai môn đệ đi mà căn dặn rằng: ‘Các
con hăy đến khu làng đằng trước th́ các con
sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang được
cột sẵn ở đó cùng với con lừa con, các con
hăy cởi chúng ra mà dẫn về đây cho Thày. Nếu có ai
hỏi ǵ th́ các con cứ nói rằng ‘Thày đang cần’.
Bấy giờ họ sẽ không làm khó dễ các con’. Điều
này xẩy ra là để hoàn tất lời tiên tri: ‘Hăy
nói cùng nữ tử Sion, này vua ngươi đến
với ngươi, dịu dàng cưỡi trên lưng
lừa, lưng của một con lừa con, con của
một con thú chở đồ’”. (Mt 21:1-5; Is
62:11; Zac 9:9)
Về việc áo xống
của Người bị đám lính lấy chia nhau:
·
“Sau khi quân lính đă
đóng đanh Chúa Giêsu th́ họ lấy áo xống của
Người mà chia làm bốn phần, mỗi người
một phần. Người cũng có cả chiếc áo dài
nữa, nhưng chiếc áo này chỉ là một tấm
vải liền từ đầu tới cuối không có đường
chỉ. Họ mới nói với nhau rằng: ‘Chúng ta không
nên xé nó ra. Chúng ta hăy bắt thăm xem ai trúng th́ lấy’.
(Việc làm này đă làm hoàn tất lời Sách Thánh là: ‘Họ
chia nhau áo xống của Ta, c̣n áo ngoài th́ họ bắt
thăm’)”. (Jn
19:23-24; Ps 22;19)
Về t́nh trạng nguyên
vẹn xương chân của Người và việc
cạnh sườn của Người bị đâm
thủng:
·
“Vậy quân lính đến
đánh gẫy ống chân của người thứ
nhất, rối đến người thứ hai,
những người cùng bị đóng đanh với Chúa
Giêsu. Nhưng đến lượt Chúa Giêsu, thấy
Người đă chết, họ không đánh gẫy
ống chân của Người nữa, nhưng có một
người lính lấy đ̣ng đâm vào cạnh
sườn của Người, làm cho máu cùng nước lập
tức chảy ra. Điều này xẩy ra để
ứng nghiệm lời Sách Thánh: ‘Không một đốt
xương chân nào của Người bị gẫy cả’.
Lại có lời Kinh Thánh khác là: ‘Họ sẽ nh́n
xem đấng họ đă đâm thấu’”. (Gioan 19:32-37;
Ps 31:24; Zac 12:10; xin xem cả lời của Isaia đoạn
50 câu 5 và 6 nói về thân xác bị hành khổ và dung nhan
bị phỉ nhổ của Người, nhục nhă đến
nỗi Người đă trở thành ‘sâu bọ đất
chứ không phải là người’ khiến ‘tất
cả mọi người nh́n thấy đều khinh
dể, họ bỉu môi, họ lắc đầu’
như Thánh Vịnh đoạn 22 câu 7 và 8 tiên diễn, đúng
như Ba Phúc Âm Nhất Lăm, Mathêu 27:39-44, Marcô 15:29-32, Luca
25:35-39, tŕnh thuật)
Về việc thân xác của
Người phục sinh từ trong kẻ chết:
·
“Nhưng Thiên Chúa đă
giải thoát khỏi cái chết khổ đau và đă làm
cho Người sống lại, v́ cái chết không thể
nào lại làm chủ Người được. Đavít
nói về Người rằng:
‘Con luôn nhớ có Ngài
trước mặt, được
Ngài ở bên chẳng nao núng bao giờ.
V́ thế, tâm hồn con
mừng rỡ, và ḷng dạ hân hoan,
thân
xác con cũng nghỉ ngơi an toàn.
V́ Chúa chẳng đành bỏ
mặc con trong cơi âm ti,
không để kẻ hiếu
trung này hư nát trong phần mộ.
Chúa
sẽ dạy con biết đường về cơi
sống:
trước Thánh Nhan, ôi vui
sướng tràn trề,
ở bên Ngài, hoan lạc
chẳng hề vơi!’”
(Acts 2:24-28; Ps 16:8-11)
Về việc Người đổ
Thần Linh Chúa xuống trên một tân nhân loại được
Người cứu chuộc:
·
“Anh em phải ư
thức được rằng những người này
không phải là những người say, như anh em
tưởng nghĩ đâu. Mới chín giờ sáng thôi!
Không, đó là những ǵ tiên tri Joel đă nói đến:
‘Sau này Ta sẽ đổ
thần khí Ta xuống trên hết thảy phàm nhân.
Con trai con gái của các
người sẽ là những ngôn sứ,
người già được
báo mộng, thanh niên thấy thị kiến.
Trong những ngày đó, Ta
cũng sẽ đổ thần khí Ta trên các tôi nam tớ
nữ của Ta.
Ở dưới đất
cũng như trên trời,
Ta sẽ cho xuất hiện
nhiều điềm lạ là máu, lửa, và cột khói.
Mặt trời sẽ trở
nên tối tăm, mặt trăng hóa thành máu, trước
ngày Chúa xuất hiện.
Ngày vĩ đại, kinh hoàng.
Bấy
giờ hết những ai kêu cầu danh Chúa sẽ được
ơn cứu độ”.
(Acts 2:15-21; Joel
3:1-5)
Với tất cả
chứng từ Cựu Ước như thế, như được
toát lược liệt kê và so sánh xác đáng với Tân Ước
trên đây, thế mà tại sao dân Do Thái vẫn không tin
Người: “Người đă đến với dân riêng
của ḿnh, nhưng dân riêng của Người không
chấp nhận Người” (Jn 1:11)?
Về vấn đề này, người viết đă tŕnh
bày quan điểm của ḿnh trong cuốn Ư Thức Kitô
Giáo (Cao-Bùi
1998, trang 10-14)
như sau:
“Về việc dân Do Thái không
công nhận Đức Giêsu Nazarét, giáo tổ Kitô giáo, là Đấng
Thiên Sai, là v́ vấn đề giải thích Thánh Kinh của
họ. Chính Đức Giêsu đă nói cho họ biết
sự thật phũ phàng này, như Phúc Aâm Gioan ghi lại
ở đoạn 5, câu 39 và 40: ‘Qúi vị t́m kiếm trong các
Sách Thánh để được sự sống đời
đời, các Sách Thánh cũng chứng tỏ về Tôi.
Nhưng qúi vị lại không muốn đến với Tôi
để được sự sống’. Tại sao
thế? Cũng Phúc Aâm Gioan ghi lại ở đoạn 5,
câu 46 và 47, lời Đức Giêsu đă thẳng thắn
cho họ biết lư do: ‘Nếu qúi vị tin Moisen th́ qúi
vị cũng sẽ tin Tôi, v́ Moisen đă viết về Tôi.
Nhưng nếu qúi vị không tin điều Moisen viết
th́ làm sao qúi vị có thể tin được điều
Tôi nói’.
“Như thế có nghĩa là,
sở dĩ dân Do Thái không chịu hay chưa chịu công
nhận Đức Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai, v́
họ không tin Moisen, mà là tin chính ḿnh họ, tin vào những
ǵ họ nghĩ, đúng như lời Ngài cho họ
biết, cũng được Phúc Aâm Gioan ghi lại
ở đoạïn 5, câu 44: ‘Những người như qúi
vị làm sao có thể tin được, một khi qúi
vị c̣n t́m chúc tụng nơi nhau mà không t́m kiếm vinh
dự từ Thiên Chúa’. Đó mới là lư do tiêu cực cho
thấy tại sao dân Do Thái không tin Đức Giêsu, c̣n lư do
thực sự về sự kiện này, cũng chính Ngài đă
cho họ biết, được Phúc Aâm Gioan ghi lại
ở đoạn 8, câu 46 và 47, như sau: ‘Ai trong qúi vị
có thể bắt lỗi được Tôi? Nếu Tôi đang
nói sự thật th́ tại sao qúi vị lại không tin Tôi?
Ai bởi Thiên Chúa mà ra th́ nghe thấy mọi lời
Người phán. Lư do tại sao qúi vị không nghe được
là v́ qúi vị không bởi Người mà ra’.
“Phải, căn nguyên sâu xa
khiến cho dân Do Thái không chịu hay chưa thể công
nhận Đức Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai đúng
như Sách Thánh của họ đă nói đến, là v́
họ ‘không bởi Thiên Chúa mà ra’, nên theo tự nhiên họ
‘không t́m kiếm vinh dự từ Thiên Chúa’. ‘Không bởi
Thiên Chúa mà ra’ đây, theo ư nghĩa của toàn bộ lời
Chúa Giêsu trong Phúc Âm, được hiểu là không ‘được
hạ sinh bởi trên cao’, một điều kiện
tối yếu để ‘có thể thấy vương
quốc Thiên Chúa’, như Chúa Giêsu khẳng định
với Nicôđêmô là một phần tử của nhóm
Pharisiêu, được Phúc Aâm Gioan ghi nhận ở đoạn
3, câu 3: ‘Tôi nói thật cho ông hay không ai có thể thấy
vương quốc của Thiên Chúa nếu không được
hạ sinh bởi trên cao’.
“Thật vậy, ‘vương
quốc của Thiên Chúa’, theo dự án cứu độ
phổ cập của Người, là một vương
quốc bao trùm toàn thể đại gia đ́nh nhân
loại, chứ không riêng ǵ một ḿnh dân tộc Do Thái là
dân đă được Người tuyển chọn cách
riêng để nhờ họ các dân tộc khác có thể
nhận biết Người, như Người đă
tỏ cho tổ phụ Abraham của họ, được
sách Khởi Nguyên ghi nhận ở đoạn 12, câu 3:
‘Tất cả mọi cộng đồng trên mặt đất
sẽ được chúc phúc nơi ngươi’, hay ở đoạn
17, câu 4: ‘Giao ước của Ta với ngươi là
như thế này: ngươi phải trở nên cha ông
của vô số dân tộc’; hoặc ở đoạn 22,
câu 18: ‘Tất cả mọi dân tộc trên mặt đất
này sẽ được chúc phúc nơi gịng dơi của
ngươi’.
“Lịch sử thế
giới cho thấy, vào thời điểm Đức Giêsu
hạ sinh và hoạt động th́ dân tộc Do Thái đang
bị đế quốc Rôma đô hộ. Và lịch sử
riêng của dân Do Thái cũng cho thấy, v́ họ là dân
của Ngài, dù họ có lỗi lầm đi nữa, nếu
họ c̣n tin tưởng kêu cầu Người, th́ Thiên
Chúa vẫn ra tay cứu họ khỏi những bất
hạnh trần thế, như khỏi làm tôi nước Ai
Cập, như sách Xuất Hành thuật lại, khỏi các
dân ngoại lấn át, như sách Quan Aùn thuật lại,
khỏi bị dân ngoại tru diệt, như sách Esther
thuật lại, khỏi bị lưu đầy bên Babylon,
như đoạn kết cuốn Kư Sự 2 và đoạn đầu
sách Ezra thuật lại, và khỏi bị dân ngoại đàn
áp, như các sách Macabê thuật lại v.v. Bởi thế,
không lạ ǵ, khi bị đế quốc Rôma cai trị,
họ cũng mong một Đấng Cứu Thế đến
giải phóng dân tộc ḿnh. Trong khi đó, Đức Giêsu
Nazarét lại bị chính nhà cầm quyền Rôma đóng đanh
vào thập giá mà ‘không thể tự cứu lấy ḿnh’,
bằng cách ‘xuống khỏi thập giá’, như họ
thách thức để họ tin, như Phúc Âm Mathêu c̣n ghi
lại sự việc này ở đoạn 27, câu 42. Do đó,
với xu hướng ‘t́m chúc tụng nơi nhau mà không t́m
kiếm vinh dự từ Thiên Chúa’ như thế th́ làm sao
họ có thể công nhận Đức Giêsu Nazarét là Đấng
Thiên Sai, Đấng mà Gioan Tẩy Giả, theo Phúc Aâm Gioan
ở đoạn 1, câu 26 ghi lại, đă nói với
những người được sai đến với
thánh nhân v́ tưởng thánh nhân là Đấng Thiên Sai, cho
họ biết rằng: ‘Có một vị ở giữa các
người mà các người không nhận ra’.
“Phải, dân Do Thái ‘không
nhận ra’ Đức Giêsu Nazarét là Đấng Thiên Sai
‘ở giữa’ họ 2000 năm trước đây,
vẫn biết, về phương diện tự nhiên, là
do họ đă ‘không t́m kiếm vinh hiển từ Thiên Chúa’,
song về phương diện siêu nhiên, phải nói là v́
họ ‘không bởi Thiên Chúa mà ra’, tức chưa ‘được
hạ sinh bởi trên cao’, hay chưa được hạ
sinh bởi Thiên Chúa cũng vậy. Nếu ‘xác thịt sinh
ra xác thịt, Thần Linh sinh ra Thần Linh’, như lời
Chúa Giêsu đă khẳng định với Nicôđêmô, được
Phúc Aâm Gioan ghi nhận ở đoạn 3, câu 6, th́ tự
ḿnh, tức theo tự nhiên, hay theo con mắt phàm nhân của
ḿnh, dân Do Thái cũng không thể nào có thể dễ dàng công
nhận Chúa Giêsu là Đức Kitô, cho đến khi họ ‘được
hạ sinh bởi Thần Linh’, như Chúa Giêsu đă xác
nhận với Nicôđêmô ở đoạn 3, câu 8 của
Phúc Aâm Gioan. Đó cũng là lư do Chúa Giêsu đă minh định
với người Do Thái cũng như với các môn đệ
ḿnh ở đoạn 6, câu 44 và 65 của Phúc Aâm Gioan: ‘Đó
là lư do Thày đă bảo các con rằng không ai đến được
với Thày nếu không được Cha cho phép’, ‘không ai đến
được với Tôi, nếu Cha là Đấng đă
sai Tôi không lôi kéo’.
“Tóm lại, vấn đề
tại sao dân Do Thái không công nhận Đức Giêsu Nazarét,
giáo tổ Kitô giáo, là Đấng Thiên Sai, Đấng
thực sự là một con người phát xuất từ
huyết nhục của họ, mà cũng hoàn toàn là ‘Thiên
Chúa ở cùng chúng ta’, như sách tiên tri của họ ghi
nhận ở đoạn 7, câu 14, chẳng qua v́ họ
chưa ‘được hạ sinh bởi trên cao’, tức
chưa đến thời điểm Thiên Chúa ấn định
cứu họ thế thôi, như chủ trương
của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô trong thư
thánh nhân gửi cho giáo đoàn Rôma, đoạn 11, câu 26,
chứ không phải chỉ v́ việc dân Do Thái không công
nhận Chúa Giêsu là Đức Kitô mà Ngài không phải là Đấng
Thiên Sai nữa. Việc các dân tộc trên thế giới
hiện nay tin vào Đức Giêsu Nazarét, một con
người về nhân tính cũng thuộc gịng dơi Do Thái
như họ, đă đủ chứng thực cho họ
thấy Ngài quả là Đấng Thiên Sai, v́ nhờ Ngài mà
lời Thiên Chúa hứa với Abraham, tổ phụ
của họ, đă được hoàn toàn ứng
nghiệm: ‘Tất cả mọi cộng đồng trên
mặt đất sẽ được chúc phúc nơi
ngươi’; ‘tất cả mọi dân tộc trên mặt đất
này sẽ được chúc phúc nơi gịng dơi của
ngươi’.”