Theo Thượng Thái (1050-1103) th́ thiên lư nhân dục là hai lẽ tương đối, người ta có một phần nhân dục tức là diệt mất một phần thiên lư. Có một phần thiên lư tức là thắng được một phần nhân dục. Khi người ta đă trừ bỏ được tất cả dục vọng ở trong ḷng, th́ phần c̣n lại tức là Thiên lư. Bởi vậy đối với Thượng Thái, kẻ học đạo muốn được giác ngộ, không cần phải t́m những điều xa xôi hư phiếm chỉ biết khắc kỷ phục lễ, để giữ toàn thiên lư là đủ (Xem Tống Nho, Bửu Cấm, tr. 102)...

 

Theo Nho giáo, tu thân không phải để tề gia trị quốc, b́nh thiên hạ không mà thôi, mà c̣n để trở thành thánh hiền...

 

Thánh nhân theo Nho giáo là mẫu người lư tưởng của nhân loại, là những người thông minh duệ trí siêu phàm, là những người đă thể hiện được sự toàn thiện.

Chu Hi đă b́nh luận về Thánh Nhân như sau (xem Stanialas le Gall, Le Philosophie Tchou Hi, sa doctrine son influence, p. 63 và tiếp theo):

 

Thánh nhân có một đời sống hoàn toàn phù hợp với thiên lư. Có thể nói được rằng thánh nhân được mệnh danh là Thành, chính v́ đă sống cuộc đời hoàn toàn phù hợp với tính bản nhiên, với Thiên lư và v́ vậy, đă phối hợp với trời đất, đă sánh được với trời đất.

 

Chu Liêm Khê (hay Chu Đôn Di, 1017-1073, là một đại danh nho đời Tống, Ông đă có công làm sống động lại đạo Nho) cho rằng chữ thành đồng nghĩa với Thái Cực, với Lư. Thái Cực hay Lư ấy, bất kỳ ai cũng có, nhưng khi Thái Cực hay Lư đă lồng vào h́nh hài, khí chất không tinh tuyền, th́ ảnh hưởng sẽ bị giới hạn lại. Chỉ có thánh nhân sống theo tính bản thiện ḿnh, nên thần trí người nhận định được hằng tính của mỗi vật, mỗi sự; ư chí người hướng về chân, thiện, mỹ không chút khó khăn và sống trong đường nhân, nẻo đức, trong trật tự, trong bổn phận, không chút chi vất vả...

 

Thánh nhân sở dĩ có cái nh́n tinh tế, thấu triệt, v́ ḷng không bợn tư tà, dục vọng, cho nên mới nh́n thấu đáo được những điều tinh vi huyền diệu.

 

Thánh nhân v́ không bị dục t́nh quấy nhiễu, nên lúc nào cũng ung dung, thanh thản. Thiên lư, thiên đạo được thể hiện nơi Ngài một cách sáng tỏ, để soi đường dẫn lối cho kẻ khác...

 

Ảnh hưởng của Thánh nhân thực là vô biên như ảnh hưởng của Trời. Chu Hi nói: Cũng y như xem bốn mùa vần xoay, xem vạn vật sinh hóa, th́ biết được Thiên lư biến dịch ở khắp nơi mà chẳng cần Trời phải nói lên lời. Ở nơi thánh nhân cũng vậy, động hay tĩnh, nhất nhất đều khải minh nguyên lư huyền diệu: sự toàn thiện, tinh tuyền chứa sẵn nơi người. Và Chu Hi kết luận bằng những lời hào hứng như sau: Thánh nhân là hiện thân của Trời.

 

Trung Dung có rất nhiều chương nói về Thánh nhân. Ví dụ nơi chương XXXII, Trung Dung viết:

 

Chỉ những đấng chí thánh trong thiên hạ,

Mới có thể v́ đời sang sửa đại kinh,

Mới có thể xây căn bản cho xă hội quân b́nh,

Mới thấu rơ luật đất trời sinh hóa...

 

Để thâu tóm lại tất cả quan niệm về Tu thân theo Nho gia, ta có thể mượn lại những lời lẽ giản dị của Trung Dung (chương XX):

 

Muốn thông thái, không ngoài học vấn,

Muốn tu thân, phải gắng công lao.

Muốn nên hùng dũng anh hào,

Ai câu liêm sỉ ghi vào thâm tâm.

TRÍ, NHÂN, DŨNG tu thân ấy lư,

Biết tu thân ắt trị nổi người.

Trị người hiểu biết khúc nhôi,

Con thuyền thiên hạ âu tài đẩy đưa.

 

Nói giản dị, vắn tắt hơn, ta thấy rằng Nho gia chỉ dạy con người, khử nhân dục, tồn thiên lư.

 

khử nhân dục là:

 

-         Đừng bao giờ làm những điều tà khuất, đừng bao giờ suy niệm những ǵ tà khuất.

-         Đừng làm gị hại ḿnh, hại người.

-         Đừng làm ǵ đến nỗi phải che dấu đậy điệm.

-         Đừng làm ǵ khiến cho ḿnh phải hối hận, phải phàn nàn, phải xấu hổ.

 

C̣n Tồn thiên lư là:

 

-         Làm những điều quang minh công chính, suy nghĩ

những điều thanh tao, đẹp đẽ.

-         Làm những điều ích ḿnh, ích người.

-         Làm những việc mà ḿnh có thể làm được nơi thanh thiên, bạch nhật, nơi mọi người có thể trông thấy, nghe thấy, mà ḿnh không v́ thế mà phải xấu hổ, hối hận, phàn nàn.

 

Nói cho vắn tắt hơn nữa, ta thấy Nho gia chỉ dạy con người sống đúng theo tiếng gọi của Lương Tâm.

 

Hiểu được nồng cốt trên của Nho giáo, ta sẽ hiểu tại sao con người phải tu thân.

 

Tu thân là ǵ? Tu thân là sửa ḿnh.

 

Sửa ḿnh là ǵ? Là sửa tâm hồn cho nên tốt đẹp.

Tại sao phải sửa tâm hồn cho nên tốt đẹp?

 

Thưa v́ trong mỗi người chúng ta đều đă có thiên tính, cho nên đều đă có lẽ chí thiện, chí mỹ của trời đất tiềm ẩn bên trong, v́ thế nên con người cần phải tu thân để thực hiện lẽ chí mỹ chí thiện ấy.

 

Đổng Trọng Thư, một danh nho đời Hán, đă cho rằng: Tính như con kén, như cái trứng. Trứng đợi ấp rồi mới thành tơ, tính đợi dạy rồi mới thiện, thế gọi là Chân Thiên. Trời sinh ra dân, cho cái tính có thiện chất mà chưa có thể thiện được, rồi v́ dân, mà lập ra vua để làm cho thiện, ấy là ư Trời vậy... (xem Trần Trọng Kim, Nho giáo, Bộ giáo dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản, Sài g̣n 1971, quyển hạ, trang 28).

 

Ông cũng cho rằng: ‘Con người sinh ra chưa phải là con người, v́ con người thời hoàn toàn như Trời vậy. Người mà làm người là gốc ở Trời. Trời là cụ, ông cha của người vậy’ (cùng nguồn trên, trang 24).

 

-         V́ bản tính người là Trời, cho nên Nho giáo mới dám nói rằng: ‘Tính con người vốn tốt’ (Luận Ngữ, V, 12, XVII, 2 – Mạnh Tử, Đặng Văn Công, chương cú thượng 1, 2; Mạnh Tử, Cáo Tử chương cú thượng v.v.)

 

-         Bản tính Trời ấy là gốc, mọi việc khác như tâm tư, thân xác, gia đ́nh, quốc gia, xă hội, thiên hạ sự v.v. là thân, là cành, là ngọn. Không biết được gốc làm sao mà trị được ngọn, không hiểu được Trời, làm sao hiểu nổi được người (Tư tri nhân, bất khả dĩ bất tri Thiên – Trung Dung XX).

 

-         Cho nên người quân tử phải cố gắng học hỏi, mài miệt suy tư, để t́m cho ra cái khuôn trời, cái gốc trời nơi ḿnh, rồi ta mới có thể ‘chính tâm, thành ư, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ’ được.

 

-         V́ con người đă có Thiên chân, đă có sẵn mầm mộng hoàn thiện nơi ḿnh, cho nên con người có bổn phận làm triển dương mầm mộng toàn thiện ấy cho tới mức tinh vi, cao đại.

 

-         Mọi người sinh ra ở đời này đều có bổn phận nỗ lực tiến tới mục tiêu cao cả ấy, và phải góp phần vào công cuộc đại hóa, đại tạo ấy của đất trời.

 

Tất cả chủ trương trên đây đă được tŕnh bày ngay nơi đầu sách Đại Học (chương I). Đại học viết:

 

Đại học có mục phiêu rơ rệt.

Đuốc lương tâm cương quyết phát huy.

Dạy dân lối sống tân kỳ,

Chưa nơi hoàn thiện c̣n đi chưa ngừng.

Có mục phiêu rồi ḷng sẽ định,

Ḷng định rồi nhẹ gánh lo toan,

Hết lo ḷng sẽ b́nh an,

B́nh an tâm trí rộng đàng xét suy.

Suy xét rộng tinh vi thấu trọn,

Thấu suốt đời ngành ngọn đầu đuôi,

Trước sau đă rơ khúc nhôi,

Thế là gần đạo, gần Trời c̣n chi.

Muốn đức sáng truyền đi thiên hạ,

Người xưa lo cải hóa dân ḿnh.

Trị dân, trước trị gia đ́nh,

Gia đ́nh muốn trị, sửa ḿnh trước tiên,

Muốn sửa ḿnh, tâm nên sửa trước,

Sửa tâm hồn trước cốt ư hay,

Ư hay phải học cho dày,

Dày công học vấn sẽ hay Khuôn Trời.

Hay Khuôn Trời ắt thôi thấu triệt,

Thấu triệt rồi, ư thiệt ḷng ngay,

Ḷng ngay ta sẽ hóa hay,

Ta hay gia đạo mỗi ngày một yên,

Nhà đă yên, nước liền thịnh trị.

Nước trị b́nh, bốn bể b́nh an,

Từ vua cho tới dân gian,

Tu thân một mực lấy làm căn cơ...

 

T́m ra được Lương Tâm, Lương Tri rồi, chúng ta sẽ nhận thấy rơ ràng rằng: ở mỗi một con người chúng ta, ai cũng có hai phần tách biệt sau đây: Lương tâmtư tâm.

 

Và chúng ta suy ra được một cách dễ dàng rằng:

 

Triết nhân là những con người trông thấy rơ hai phần tách biệt trong con người:

 

Một bên là Lương tâm, là Bản thế con người, là khuôn vàng thước ngọc hoàn thiện, Trời ban cho con người.

 

Một bên là Tư tâm, c̣n đầy ám hôn, khiếm khuyết, cần phải được khai quang, và cải thiện.

Thánh hiền đắc đạo là những người tư tâm chẳng c̣n, niềm tây đă hết, chỉ c̣n thuần có Lương tâm, thuần có Thiên Lư hoạt động bên trong.

 

Cho nên trong chương tŕnh đại học của Nho gia, cái điều quan trọng nhất là t́m lại Lương tâm cho ḿnh và cho người.

 

Mạnh Tử viết:

 

·        Nhân là lương tâm của người, nghĩa là con đường chính đại của người. Những ai bỏ con đường chính đại của ḿnh mà chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm của ḿnh mà chẳng biết tầm nó lại, thật đáng thương hại thay! Mỗi khi con gà, con chó của họ chạy lạc, th́ họ biết đi kiếm mà mang về. Nhưng tới chừng cái lương tâm của họ thất lạc, th́ họ chẳng biết cách tầm nó trở lại. Người học vấn đạo lư chỉ có cái mục đích này mà thôi: tầm lại cái lương tâm thất lạc của ḿnh’ (Cáo tử chương cú thượng, câu II).

 

Hồ Hoằng (?-1163), một danh nho thời Tống cũng nói:

 

·        Đạo sẵn trong tâm người ta, suy ra rất tốt lành. Nhưng khốn nạn v́ tâm bị phóng mà chẳng biết cầu lại mà thôi: Tai nghe mắt thấy làm che lấp được ḿnh; cha con vợ chồng làm lụy được ḿnh, y cầu ẩm thực làm say mê được ḿnh. Đă mất bản tâm của ḿnh rồi, c̣n dám nói rằng ta có biết, đau đớn thiệt!” (xem Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, trang 704).

Khi đă t́m ra được Bản tâm, Bản tính, đă trực diện được với lương tâm, đă hiểu được rằng Lương Tâm là Đạo, là Trời, lúc ấy người quân tử sẽ trở nên trang kính...

 

Trung Dung (chương I) viết:

 

Bản tính cũng chính là Thiên mệnh,

Đạo là noi theo tính bản nhiên.

Giáo là cách giữ đạo nên,

Đạo Trời sau trước vẫn liền với ta.

Rời ta được đâu là đạo nữa.

Thế cho nên quân tử giữ ǵn,

E dè cái mắt không nh́n,

Tai nghe không nổi cho nên hăi hùng.

Càng ẩn áo lại càng hiện rơ

Càng siêu vi càng tỏ sáng nhiều.

Nên dù chiếc bóng tịch liêu,

Đă là quân tử chẳng siêu ḷng vàng.

 

Thế tức là, khi sinh ra, con người mới chỉ có khả năng để trở nên toàn thiện, chứ chưa phải đă là toàn thiện. Con người c̣n cần phải dùng thời gian, hoàn cảnh, cần tốn công phu tu luyện, rồi mới trở nên toàn thiện được. Cho nên SINH chưa đủ, c̣n cần phải THÀNH nữa mới được vẹn toàn... 

 

(Phần c̣n lại của Mầm Mống Thần Linh nơi Khổng Giáo trên đây,

các chi tiết được sắp xếp bố cục lại song vẫn theo đúng nguyên văn

bài Tu Thân Theo Nho Giáo của Bs Nguyễn Văn Thọ, Minh Đức số 13, trang 138-148)