Mầm Mống
Thần Linh
Nơi Lăo
Giáo
N |
h́n sang phía Lăo Trang, ta cũng
thấy rằng các Ngài chủ trương trong tâm c̣n có Đạo,
có Trời...
Tưởng ḿnh sống xa rời
Thượng Đế, xa Thái Cực, Chân Như, dù là một
phút giây, cũng là điều lầm lỗi lớn của
nhân quần từ trước tới nay.
Tính Mệnh Khuê Chỉ (quyển Hanh, trang
11a), một quyển
sách Đạo Lăo có câu:
Yểu yểu, minh minh khai chúng
diệu,
Hoảng hoảng, hốt hốt
bảo châu khiếu,
Liễm chi tiềm tàng nhất
lạp trung,
Phóng chi, di mạn hợp lục
biểu.
Phỏng dịch:
Yểu yểu, minh minh chúng diệu
khai,
Phảng phất hư vô vẫn
một Trời.
Tiềm tàng nằm gọn
trong trần cấu,
Phóng phát bao trùm khắp chốn
nơi!
Lại có thơ (cùng nguồn trên)
Tá vấn chân nhân hà xứ lai?
Tích niên vân vụ vân già tế,
Phỏng dịch:
Chân nhân ướm hỏi tới
từ đâu?
Tâm khảm tiềm tàng sẵn
đáy sâu,
Thủa trước linh đài
vân vụ phủ,
Ngày nay chợt tỉnh, thấy
bên nhau!
Tâm th́ ở trong ṿng tương đối,
biến thiên, hữu vi, hữu tướng. Đạo
th́ tuyệt đối, hằng cửu, vô vi, vô tướng,
bất khả tư nghị. Muốn tu tŕ, dĩ
nhiên là phải xây căn cơ trên Đạo, phải hiểu
thấu đáo về Đạo, phải siêu lên trên cơi hữu
vi, hữu tướng, nhân vi, nhân tạo, mà đi vào cơi Vô
vi, Tuyệt đối.
Có vậy mới hiểu tại
sao Kinh Kim Cương lại dạy phải vượt lên
trên THANH SẮC:
‘Nhược dĩ SẮC kiến
Ngă,
Dĩ ÂM THANH cầu Ngă,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như
Lai.
Dịch:
Nếu lấy SẮC nh́n Ta,
Lấy ÂM THANH t́m Ta,
Kẻ ấy đi tà đạo,
Không thể thấy Như
Lai.
Cũng một lẽ, đạo
Lăo khuyến cáo đừng để cho âm thanh và màu sắc
làm choáng lộn tâm thần.
Đạo Đức Kinh chương
XII viết:
Sắc năm mầu làm ta choáng
mắt,
Thanh năm cung ngây ngất lỗ
tai.
Năm mùi tê lưỡi nếm
sai,
Ruổi rong săn bắn, ḷng
người đảo điên.
Của hiếm có ngả nghiêng
nhân đức,
Khinh giác quan, giữ chắc ḷng
son,
Thánh nhân hiểu lẽ mất
c̣n.
Trang Tử c̣n có những lời
lẽ mănh liệt hơn nhiều: Trong chương Biền
Mẫu (Nam Hoa Kinh), ông viết:
Đem nhă nhạc đảo điên
tính khí,
Sư khoáng kia nào quí chi đâu.
Tính Trời lệ thuộc năm
mầu,
Ly Chu ta cũng trước
sau coi hèn...
Chính v́ coi Đạo là căn
cốt muôn loài, nên ngay đầu sách Đạo Đức
Kinh, Lăo Tử đă dành một chương nói về Đạo:
Hóa Công hồ dễ đặt
tên,
Khuôn thiêng hồ dễ mà đem
luận bàn.
Không tên, sáng tạo thế
gian,
Có tên, là mẹ muôn vàn thụ
sinh.
Tịch nhiên cho thấy uy
linh,
Hiển dương cho thấy
công tŕnh vân vi,
Hai phương diện, một
Hóa Nhi,
Huyền linh khôn xiết, huyền
vi khôn lường,
Ấy là chúng diệu chi môn,
Cửa thiêng phát xuất mọi
nguồn huyền vi.
Trang Tử, chính v́ thấy rằng
trong tâm ḿnh c̣n có Đạo, có Trời, có Bản thể bất
sinh, bất tử, nên đă nói trong thiên Tề vật luận,
Nam Hoa Kinh:
Ta và trời đất cùng
sinh,
Ta và muôn vật sự t́nh chẳng
hai.
(Thiên địa dữ
ngă tịnh sinh,
Nhi vạn vật
dữ ngă duy nhất).
Thiên tính là Người,
Nhân tâm là máy.
Lập ra Thiên đạo,
Định mục phiêu Người.
Trong
bài tựa quyển Huyền Diệu Cảnh của đức
Lă Đồng Tân ta thấy Thiên đạo, Nhân đạo được
định nghĩa như sau:
Thế nào là Thiên đạo?
Thiên đạo là tu tính, dưỡng mệnh, vượt t́nh
trạng con người mà hợp với Trời. Thế nào
là Nhân đạo? Nhân đạo là giữ tṛn ngữ luân,
ngũ sự (giữ trọn nhân luân).
Tóm lại đạo Lăo cũng
cho rằng con người có Thiên tính, và đắc
đạo là HỢP THIÊN. Theo đạo Lăo, lúc mới
đầu con người c̣n mê muội, chưa biết được
rằng Đạo, hay Trời đă ở sẵn
trong tâm, nên phải ‘tầm sư, học Đạo’,
‘tầm sư cầu Đạo’. Khi đă chứng
Đạo, sẽ thấy được rằng Đạo
đă ở sẵn trong ḷng ḿnh. Thế là Đắc Đạo,
mà Đắc Đạo là Đắc Thiên. Khi đă
biết rằng Đạo là căn cốt của ḿnh, tự
nhiên con người sẽ trở nên hồn nhiên, tiêu sái. Người
xưa khen là có Tiên phong, Đạo cốt.
Đối với người Trung Hoa Đạo là Thiên, là
Thần…
Cho nên, khi phiên dịch câu Phúc Âm
thánh Gioan: ‘Đầu trước hết có Ngôi Hai, Ngôi Hai ở
cùng Thiên Chúa và Ngôi Hai là Thiên Chúa’, người Trung Hoa đă
viết: ‘Thái sơ hữu Đạo, Đạo dữ
Thần đồng tại, Đạo tức thị thần’…
Thánh
hiền mong muốn sống một đời sống huyền
hóa với đất trời, mặc cho trần thế dèm
pha, chỉ trích. Trang Tử viết đại khái trong thiên
Tề Vật Luận, Nam Hoa Kinh như sau:
Hồn ta hỡi, hăy tiêu diêu,
Tung đôi cánh rộng, khinh
phiêu chín tầng…
Hăy tung cánh chim bằng muôn dặm,
Cưỡi gió mây bay thẳng
về Nam,
Bay về quê cũ giang san,
Hồ trời vùng vẫy, miên
man thỏa t́nh.
Mặc nhân thế rẻ khinh
đàm tiếu,
Vùi thân trong chốn hồng trần,
Họ như ve sẻ, qua lần
tháng năm,
Tầm mắt hẹp mà thân
ti tiểu,
Kiếp phù du nào hiểu chi đâu,
Thân lươn bao quản lấm
đầu
Cốt sao cho khỏi cơ cầu
th́ thôi,
Phận sâu bọ đành rồi
sâu bọ,
Thân nấm rêu, nào rơ tuần
trăng,
Ve sầu nào biết thu xuân,
Minh linh ngoài mấy vạn năm
hay ǵ?…
Như Bành tổ có chi là thọ,
Mà chúng nhân quá cỡ tán dương,
Người vui tước phận
lư hương,
Người vui mũ áo xênh
xang trị v́.
Ḱa Liệt tử thích đi mây
gió,
Cưỡi gió mây đây đó
thỏa ḷng.
C̣n ta khinh khoát vô cùng,
Sánh vai nhật nguyệt, vẫy
vùng khinh phiêu,
Quên ḿnh, quên hết mọi điều,
Quên tên, quên hết bao nhiêu công
tŕnh.
Sống đời sống thần
linh sảng khoái,
Như Hứa Do chẳng đoái
công hầu,
Uống ăn nào có chi đâu,
Mà lo với lắng, cho rầu
ḷng ai.
Ta chẳng nói những bài phách
lối,
Lời của Ta, đâu nỗi
hoang đường,
Lời ta minh chính, đàng hoàng,
V́ người không hiểu,
trách quàng, trách xiên.
Kẻ mù tối, sao xem mầu
sắc,
Người điếc tai,
sao bắt âm thanh.
Cho nên những kẻ vô minh,
Tối tăm, ù cạc, ngọn
ngành hiểu chi,
Sao biết được uy
nghi, sang cả,
Của những người
huyền hóa siêu linh,
Đất trời gồm tóm
trong ḿnh,
Lồng vào muôn vật, sự
t́nh nào hai,
Dẫu sóng cả ngất trời
không đắm,
Dẫu nóng nung, cũng chẳng
làm sao.
Trời mây mặc sức tiêu
dao,
Cho dù Nghiêu, Thuấn dễ nào
sánh vai…
Thất Chân nhân quả có thơ:
‘Thân ngoại cầu tiên, lộ
tửu soa,
Thủy trung nguyệt ảnh,
kính trung hoa.
Tiên thiên diệu lư, quân tri phủ?
Chỉ tại nhất tâm, tiện
khả khoa’
Dịch:
Thân ngoại cầu tiên ắt
lạc đường,
Ṃ trăng đáy nước,
hái hoa gương,
Tiên thiên, diệu lư hay chăng
tá,
Chỉ tại tâm điền,
há viễn phương.
Trong Tiên Học Diệu Tuyển
có ghi câu thơ của Mă Đơn Dương tặng Triệu
Quang:
‘Thành tiên chỉ thị Thần
quang,
Thiên cung vô dụng xú b́ nang’
Dịch:
Thành tiên âu chỉ cốt Thần
quang,
Thiên cung xá kể cái xác phàm!
Trang Tử viết:
‘Nh́n vũ trụ từ trong
phân biệt,
Thời mật gan, Sở Việt
khác xa.
Từ trong Đồng Nhất
nh́n ra,
Muôn loài muôn vật cũng là một
thôi’
Tự kỳ dị giả thị
chi,
Can, đởm, Sở, Việt
dă;
Tự kỳ đồng giả
thị chi,
Vạn vật giai nhất dă.
(Nam Hoa Kinh, Thu Thủy
5)
Tóm lại, thánh hiền, v́ tin
có Thiên tính, có Phật tính, nên khi đi vào tâm là để t́m
Đạo, t́m Trời; khi đi ra ngoài xă hội, nhân quần,
là dem nhân ái chan ḥa, nhuần được khắp chúng
sinh, vạn hữu. Cái điều mà các Ngài muốn rao truyền,
chính là con người có Bản thể Thượng đế;
con người không bao giờ có thể sống xa rời
Thượng Đế. Nếu sống phối hợp với
Thượng Đế. chúng ta sẽ được khinh
phiêu hạnh phúc. Nếu sống xa rời Thượng Đế,
chắc chắn rằng chúng ta sẽ sống trong lo âu, khắc
khoải.
Đạo Lăo có câu:
Tâm dữ Đạo hợp,
Tắc tạo Bồng
lai, Tam Đảo,
Tâm dữ Đạo ly,
Tắc tạo lục đạo,
tam đồ
Tạm dịch:
Ḷng người mà hợp ḷng
Trời,
Ấy là Tam Đảo, Bồng
Lai hẳn rồi,
Ḷng người mà tách ḷng Trời,
Tam đồ, lục đạo,
lôi thôi, khốn nàn.
(Phần Mầm
Mống Thần Linh Nơi Lăo Giáo trên đây
[song các chi tiết
được sắp xếp theo nội dung hợp với
bài viết này]
được trích
nguyên văn từ bốn tài liệu rời của Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ:
Quan Niệm
Tam Tài Với Con Người, Bản Thể Luận và Hiện
Tượng Luận,
Con Đường
Giải Thoát và
Cơi Tiên Cơi Tục)