Các Mầm Mống Thần
Linh
Đ |
úng thế, căn nguyên sâu xa tại
sao Thiên Chúa “không thực hiện việc gieo Hạt Giống
Thần Linh là việc ‘Lời đă hóa thành nhục thể
và ở giữa chúng ta’ (Jn 1:14)
trước khi tất cả những đạo này xuất
hiện, mà lại chính thức ra tay khởi sự làm công
việc vô cùng quan trọng liên quan đến phần rỗi
đời đời của toàn thể loài người này
nói chung và của dân Á Châu nói riêng, chỉ sau khi những đạo
giáo nổi tiếng ấy đă ăn rễ thật sâu vào
mảnh đất Á Châu, vào ḷng dân Châu Á?” (trang 39), là v́ Ngài muốn từ từ
sửa soạn cho họ, cũng như Ngài đă thực
hiện nơi dân Do Thái trong thời Cựu Ước, có
khả năng đón nhận Chúa Giêsu Kitô là “tất cả
sự thật” (Jn
16:14) mà Ngài muốn
mạc khải cho chung con người cũng như cho riêng
miền đất Á Châu sùng đạo của họ.
Không phải hay sao, lịch sử
đă cho thấy một sự kiện hết sức hiển
nhiên là, kể từ khi “ánh sáng thật chiếu
soi hết mọi người đă đến trong thế
gian” (Jn
1:9) là “Lời đă
hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), th́ không c̣n một đạo
giáo chuyên biệt nào xuất hiện nữa. Nếu vậy
th́ trường hợp Hồi Giáo Islam ở thế giới
Ả Rập vào thế kỷ thứ 7AD và Thọ Giáo
Sikhism ở Ấn Độ vào thế kỷ 15AD th́ sao? Thật
ra, so với các tôn giáo chính yếu trước Chúa Kitô Giáng
Sinh, (như
được liệt kê ở trang 39), th́ hai đạo này, ngoài chính
bản thân vị giáo tổ, không có chi chuyên biệt cả,
v́ tín lư là những ǵ làm nên một tôn giáo, họ có những
yếu tố tin tưởng được vay mượn
và pha phôi, như cả hai đều chủ trương độc
thần, mạc khải và tiên tri, giống hệt như
Do Thái Giáo và Kitô Giáo có trước họ. Tính cách dung hợp
theo thời điểm và địa điểm này của
hai tôn giáo ấy giống như Phật Giáo Ḥa Hảo
ở Việt Nam.
Chính v́, theo nhiệm ư của
Thiên Chúa, sẽ có một “ánh sáng thật chiếu soi hết
mọi người đến trong thế gian” mà Ngài, qua
“Thần Chân Lư” (Jn
14:17, 15:26, 16:13), đă
làm cho hiện lên dần dần trên thế giới những
ánh sáng mờ tỏ, được phát ra từ những
khát vọng thần linh nơi con người cũng như
từ những đường lối con người t́m
kiếm để được cứu độ và siêu
thoát qua các đạo giáo khác nhau của họ.
·
“Cũng chính Thần
Linh là Đấng gieo ‘các hạt giống Lời Chúa’ hiện
diện nơi các tập tục và văn hóa khác nhau, sửa
soạn cho chúng được toàn vẹn trong Chúa Kitô”. (xem Công Đồng
Chung Vaticanô II, Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen
Gentium, đoạn 17; Sắc Lệnh về Hoạt Động
Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, đoạn 3,
15)
·
“Bất cứ những
ǵ Thần Linh làm phát sinh nơi cơi ḷng con người cũng
như nơi lịch sử của các dân tộc, nơi các
nền văn hóa cũng như nơi các đạo giáo, đều
giúp vào việc sửa soạn cho con người đón nhận
Phúc Âm”. (xem Hiến Chế
Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 16)
Chính v́ thế, ngay sau khi nói
chuyện riêng với người phụ nữ Samaritanô ở
bờ giếng Giacóp, Chúa Giêsu mới nói với các môn đệ
của Người tại miền đất Samaria ngoại
lai này rằng:
·
“Các con hăy mở
mắt xem ḱa! Các cánh đồng lúa đang mơn mởn mùa
màng... Thày đă sai các con đi gặt hái những ǵ các con
không gieo văi. Các người khác đă bỏ công ra và các con đến
để thu tích phần việc của họ” (Jn 4:35, 38).
Tất nhiên, nói lời này, Chúa
Giêsu không chỉ có ư nói đến đồng lúa Do Thái
là nơi, khi c̣n sống, Người sẽ sai các môn đệ
của Người đi: “Các con đừng đến các
địa hạt dân ngoại, cũng đừng vào các tỉnh
lị Samaria. Chi bằng các con hăy đến với các con
chiên lạc Nhà Yến-Duyên” (Mt 10:6-7),
mà c̣n có ư nói đến cả đồng lúa thế giới,
một đồng lúa mênh mông Người sẽ sai các vị
đi sau khi sống lại từ cơi chết:
·
“Thày được
toàn quyền trên trời dưới đất; bởi thế,
các con hăy đi tuyển mộ môn đệ nơi tất
cả mọi dân tộc. Các con hăy rửa tội cho họ
nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các con hăy dạy cho họ
thi hành mọi sự Thày đă truyền cho các con” (Mt 28:18-20);
·
“Các con hăy đi
khắp thế gian rao giảng tin mừng cho tất cả
mọi tạo vật. Người nào tin vào tin mừng
và lănh nhận phép rửa sẽ được cứu độ;
người nào không chịu tin tưởng sẽ bị luận
phạt” (Mk 16:15-16).
Song “các người khác đă
bỏ công ra gieo” những ǵ, nếu không phải là mầm
mống mà Thần Linh muốn gieo văi:
·
“Chúa Thánh Thần, Đấng
tiếp tục gieo văi các hạt giống chân lư nơi tất
cả mọi dân tộc, mọi tôn giáo, văn hóa và triết
lư của họ”.
(xem các văn
kiện Propositio, đoạn 11; Ad Gentes, đoạn
4 và 15; Lumen Gentium, đoạn 17; Gaudium et Spes, đoạn
11, 22 và 38; Redemptoris Missio, đoạn 28)
·
“Thần Linh đang
hoạt động trong ḷng mọi người, qua những
‘hạt giống Lời Chúa’, được thể hiện
nơi những khởi động của con người
– bao gồm cả những khởi động về tôn giáo
– cũng như nơi những nỗ lực của con người
trong việc đạt tới sự thật, sự thiện
và chính Thiên Chúa”.
(xem Công Đồng
Chung Vaticanô II, Sắc Lệnh về Hoạt Động
Truyền Giáo của Giáo Hội Ad Gentes, đoạn 3,
11, 15; Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong
Thế Giới Ngày Nay Gaudium et Spes, đoạn 10-11,
22, 26, 38, 41, 92-93)
Lịch sử truyền giáo,
nhất là tại Á Châu, đă hiển nhiên cho thấy, các vị
thừa sai môn đệ của Chúa Kitô đă thực sự
gặp thấy các Mầm Mống Thần Linh này ở “nơi
tất cả mọi dân tộc, mọi tôn giáo, văn hóa và
triết lư của họ”. Riêng tại Việt Nam và Trung
Hoa cũng như hầu như chung cho cả Á Đông, những
Mầm Mống Thần Linh này thường được
thấy nơi Tam Giáo Nho-Lăo-Phật:
·
“Những người
theo Tam Giáo ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam thường
chủ trương: Nho là Nhân đạo, Lăo là Tiên đạo,
Thích là Phật đạo. Và như vậy, dĩ nhiên là Đạo
Nho kém nhất, Đạo Lăo được xếp hạng
trung b́nh, Đạo Phật mới là đệ nhất hạng.
Quan niệm này thấy rải
rác trong nhiều sách vở bàn về Tam giáo. Dưới đây
chỉ xin đan cử 1 trường hợp điển h́nh.
Thiền sư Tông Bổn, chùa Diên Khánh, đời nhà Tống
bên Tầu, tác giả bộ sách: ‘Qui nguyên trực chỉ’ (do Đỗ Thiếu Lăng dịch) nhận định như
sau:
Theo Vô Tận cư sĩ: th́ đạo
Nho trị bệnh ngoài da, đạo Tiên trị bệnh
trong huyết mạch, đạo Phật trị bệnh
trong mỡ xương...
(trang 317)
Theo hoàng đế Hiếu Tôn
th́: lấy đạo Phật để trị tâm, lấy
đạo Tiên để trị thân, lấy đạo Nho để
trị đời...
(trang 317)
Người học Nho chết
rồi th́ hết, chẳng qua khoảng 100 năm mà thôi. Người
học Đạo vụ cầu sống măi, chẳng qua ngàn
muôn năm mà thôi. Người học Phật, dứt măi măi
với sự sống chết, trong trẻo hoài hoài, chẳng
qua trải khắp các số kiếp nhiều như bụi
cát, mà không có cùng tận vậy. (trang
335)
Nho như một cái thếp đèn,
soi sáng một đêm, khi chuông ngân hồ cạn, thời dầu
khô đèn tắt vậy. Đạo Tiên như ngọn đèn
trăm năm của vua A Xà Thế làm ra, để soi Xá Lợi
của Phật, khi trăm năm đă măn, th́ đèn đó
bèn tắt vậy. Phật như mặt trời sáng rỡ
chiếu diệu, muôn đời thường sáng, hễ lặn
phía Tây th́ mọc phía Đông, xây ṿng không nghỉ vậy. Đó
là lời luận xa gần của Tam giáo, nói cái đại
lược về ư lớn của Tam giáo... (trang 335)”.
(Bs Nguyễn Văn
Thọ, Tu Thân Theo Nho Giáo: Minh Đức số
13, trang 123-124)
Để
có thể hiểu rơ được Tam Giáo thịnh hành tại
riêng Việt Nam cũng như Á Đông này, chúng ta hăy đọc
những phân tích và nhận định sâu sắc của bác
sĩ Nguyễn Văn Thọ, tự Nhân Tử, nguyên giảng
sư Triết Học Trung Hoa tại Đại Học Văn
Khoa Sài G̣n và nguyên Giáo Sư Trưởng Ban Triết Đông
tại Đại Học Minh Đức Sài G̣n, người
đă chia sẻ kiến thức của ḿnh về vấn đề
triết giáo nhân dịp các linh mục giáo phận Xuân Lộc
hội thảo trong tuần lễ tĩnh tâm thường
niên vào đầu thập niên 1970.