Thực Tại Được
Giải Quyết:
“Ánh sáng sẽ bừng lên
trong tăm tối và u tối sẽ trở nên như
giữa ban ngày”
T |
hật vậy, nếu chỉ
cần đổ dầu hy vọng vào đèn đức
tin, thế giới Kitô giáo Âu Mỹ nói chung và Âu Châu nói
riêng sẽ bùng lên ngọn lửa đức mến
thế nào, nhờ đó Giáo Hội Chúa Kitô sẽ tiếp tục
sứ mệnh khẩn trương và tối hậu “soi
sáng cho cả nhà” (Mt 5:15)
là toàn thể gia đ́nh nhân loại, trong đó có cả
thế giới vĩ đại đạo giáo Á Châu mới
được 3% tín hữu Chúa Kitô, th́ quả thật, từ
thập niên 1930 nhà sử gia Công giáo người Anh
quốc, Christopher Dawson (1889-1970),
trước hiện trạng đạo nạn (xem lại trang
241-248) đă có lư khi
cho thấy một viễn quan về tương lai của
một thế giới sẽ “cảm nghiệm và
nhận thấy những ǵ đă sụp đổ được
phục hồi và những ǵ đă già nua trở nên mới
mẻ”, một viễn quan hoàn toàn phản ánh lời
tiên tri Isaia xưa kia: “ánh sáng sẽ bừng lên trong
tăm tối và u tối sẽ trở nên như giữa
ban ngày” (Is
58:10).
“Tôi
cho rằng người ta có thể hoài nghi là giai đoạn
tục hóa căng thẳng hiện nay chỉ là một giai đoạn
tạm thời vậy thôi, rồi sau đó sẽ có một
phản ứng c̣n hơn thế nữa. Tôi c̣n muốn đi
xa hơn thế nữa, v́ tôi cho rằng việc con người
trở về với đạo nghĩa cho thấy đó
là một trong những đặc tính nổi bật của
thời đại tới đây. Tất cả chúng ta đều
biết đường lối diễn tiến của lịch
sử trong việc luân phiên tác động và phản ứng,
cũng như chúng ta biết được mỗi thế
kỷ và thế hệ đều có khuynh hướng tương
khắc với những tiền biến của ḿnh ra sao rồi.
“Thế nhưng, bên dưới
những cơn sóng thay đổi nhỏ này là một
biến chuyển ngầm ngấm hơn đang đánh
dấu một tiến tŕnh nối tiếp nhau của các thời
đại. Có những thời điểm khi mà tất
cả tinh thần của nền văn minh được
biến đổi và gịng lịch sử dường như
xoay theo một chiều hướng mới. Một
biến chuyển như vậy đă xẩy ra 1600 năm
trước đây, khi thế giới cổ thời đă
trở thành một thế giới Kitô giáo. Một biến
chuyển khác cũng xẩy ra vào thế kỷ thứ 16, với
những chủ xướng Phục Hưng và Cải Cách,
những chủ xướng chấm dứt một thế
giới thời trung cổ để mở màn cho một
thời đại mới. Và những mănh lực đổi
thay đang tác động trong thế giới ngày nay dường
như cũng cho thấy đang xẩy ra một t́nh
trạng thay đổi khác như thế, mang đặc tính
của một nền văn minh, có lẽ c̣n sâu đậm
hơn cả đặc tính của nền văn minh
thế kỷ 16.
“Tất
cả những biến chuyển nổi nang đó đă đánh
dấu nền văn hóa của bốn thế kỷ mới
đây đang qua đi để nhường chỗ cho
những khuynh hướng mới. Chúng ta thấy điều
này không những ở nơi lănh vực chính trị cũng
như nơi việc tổ chức đời sống về
vật chất, mà c̣n cả ở lănh vực nghệ
thuật và văn chương cũng như khoa học
nữa; chẳng hạn, ở khuynh hướng nghệ
thuật tân thời, loại bỏ những nguyên tắc có
tính cách tự nhiên đă từng chi phối việc phát triển
của nó từ Thời Phục Hưng cho tới thế
kỷ 19, một phát triển thiên về những qui định
mới về kiểu cách hợp với nghệ thuật của
thời Byzantium cũng như nghệ thuật của thời
Đông cổ.
“Thật vậy, chúng ta không
trở lại với Thời Trung Cổ, song chúng ta
tiến tới một thời đại mới, một
thời đại không khác với thời đại vừa
rồi mấy, so với thời đoạn trung cổ.
“Tuy nhiên, nếu xẩy ra
như vậy th́ tôn giáo không phải là một trong những
kiểu cách suy tư lỗi thời đang bị loại
trừ rồi hay sao, và tân thời đại sẽ là một
thời đại của chủ nghĩa duy lư, của trào
lưu tục hóa và của chủ nghĩa duy vật ư?
Như chúng ta thấy, đó là niềm tin tưởng hiện
có, thế nhưng, những niềm tin tưởng hiện
có đó bao giờ cũng lỗi thời. Khó có thể
nhận ra được việc suy tư hiện hành thuộc
về quá khứ đến mức nào, v́ tâm trí con người
tự nhiên bị nhiễm bầu khí tâm thức của
thế hệ trước đó, nên nó khó thấy được
các sự vật đúng như sự thật, chứ không
phải đúng như kẻ khác thấy chúng. Nghệ sĩ,
triết gia và khoa học gia, mỗi người một đường
lối, đều biết trực tiếp nhận định
đời sống, nhưng đa số con người ta
nh́n đời sống ở cấp độ thừa
nhận những tư tưởng vốn quen thuộc
trong xă hội và theo văn hóa của họ. Kết quả
là những khuynh hướng chúng ta coi là đặc tính của
thời đại lại thường là đặc tính của
thời đại vừa mới qua đi hơn là đặc
tính của thời đại hiện đang mở màn.
“Như thế th́ những
khuynh hướng thực sự tỏ ra thù ghét đạo
giáo và tạo nên trào lưu tục hóa cùng chủ nghĩa duy
vật không phải là những khuynh hướng mới
mẻ ǵ. Chúng đă có mặt ở Âu Châu qua nhiều
thế kỷ. Toàn thể giai đoạn tân tiến từ
thời Phục Hưng tới thế kỷ 19 là một
tiến tŕnh cách mạng dài ḍng, một tiến tŕnh mà các
giá trị cổ truyền về đời sống cũng
như các nền tảng về đạo lư đă bị óc
phê phán và nghi nan soi ṃn gặm nhấm. Nó là một thời đại
phân tán tâm linh, một thời đại thế giới Kitô
giáo bị phân chia thành một mớ những giáo phái
cạnh tranh, để rồi các Giáo Hội chống
lại các khuynh hướng này phải dùng đến một
kỷ luật cứng rắn, đă đưa đến
việc bắt đạo và chối bỏ quyền tự
do cá nhân. Điều ấy lại đẩy tôn giáo vào cuộc
đối chọi với tinh thần của thời đại;
v́ nó là một thời đại của cá nhân chủ nghĩa,
được chủ tŕ bởi lư tưởng tự do Phục
Hưng tư tưởng, bởi lư tưởng tự do
Cải Cách lương tâm, bởi lư tưởng kinh tế
tự do theo cá nhân và bởi lư tưởng tự do cảm
xúc và tác hành theo ḷng mơ tưởng. Nó là một thời đại
của trào lưu tục hóa, một trào lưu chính quyền
tự đặt ḿnh vào thế chỗ của Giáo Hội
như là một thẩm quyền tối thượng nơi
đời sống con người và là cùng đích của
sinh hoạt xă hội. Nó là một thời đại chứng
kiến thấy cuộc phát triển huy hoàng của chủ
nghĩa duy vật theo khoa học, bắt nguồn từ
cái lư thuyết chủ trương thế giới sinh
hoạt theo máy móc, một lư thuyết loại trừ
cả tự do con người lẫn thực tại linh
thiêng.
“Ngày nay tiến tŕnh cách
mạng này đă h́nh thành, khó có ǵ chống lại nó. Sau
khi hủy hoại đi cái giá trị cũ, chúng ta đang
bắt đầu quay trở lại t́m kiếm một nền
tảng vững chắc nào đó khiến chúng ta có thể
thực hiện việc tái kiến tạo. Chúng ta đang
chứng kiến trong sinh hoạt xă hội t́nh trạng cá
nhân chủ nghĩa đang qua đi và việc đang phục
hồi lại cái cảm quan về cộng đồng.
Chẳng hạn, trong lănh vực kinh tế, lư tưởng
tự do thả lỏng và sáng kiến cá nhân của thế
kỷ 19 đă nhường chỗ cho nhu cầu khẩn
thiết trong việc tổ chức xă hội và kiểm soát
xă hội.
“Nh́n từ quan điểm này
th́ xă hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
không hoàn toàn là những biến chuyển có tính chất cách
mạng và tiêu cực. Chúng đánh dấu một cái lượn
của triều sóng. Kác-Mác là một trong những người
đầu tiên cảm thấy cái thiếu hụt của
truyền thống cách mạng cấp tiến, và cảm
thấy nhu cầu cần đến một nỗ lực
mới trong viêïc kiến tạo nên xă hội. Bởi
thế ông ta đă xây dựng trên những ǵ, đối với
thời đại của ông, là một nền tảng
tối hậu – một rường cột cho chủ nghĩa
duy vật theo khoa học. Thế nhưng, hôm nay đây, chúng
ta nhận thấy rằng lư thuyết duy vật của
thế kỷ 19 không c̣n tuyệt đỉnh hơn các lư
thuyết khoa học bị nó chiếm chỗ nữa.
“Khoa học, một môn đă
từng giải thích rất nhiều vấn đề, đă
kết liễu bằng việc giải thích không dính dáng ǵ đến
chính chất thể, và đă để lại cho chúng ta một
cái khung vũ trụ theo mô thức toán học. Bởi
thế, chúng ta không thể nào chấp nhận được
nữa cái chủ nghĩa duy vật thơ ngây coi Chất
Thể, được viết theo chữ hoa, như là một
thực tại, v́ chúng ta thấy được rằng cái
nền tảng trên thế gian này không phải là Chất Thể
mà là Mô Thể. Vũ trụ không phải chỉ là một
khối những phân tử đặc của chất thể
bị chi phối bởi luật ấn định và
ngẫu nhiên. Nó có một cấu trúc chặt chẽ, và chúng
ta càng đào sâu vào bản chất của thực tại th́
nguyên tắc về giá trị này càng trở nên quan trọng...
“Chính trí khôn mới là chủ
yếu của vũ trụ chứ không phải chất thể.
Từ Ban Đầu đă có Lời, và chính quyền
năng sáng tạo cũng như truyền đạt của
Lời mới là nguồn gốc của thực tại.
“Và khi sự thật này vừa
được công nhận th́ tôn giáo không c̣n hiện lên như
là một yếu tố bất cần và phụ thuộc nơi
văn hóa nữa, song là một yếu tố chủ
yếu nhất của nó. V́ tôn giáo là mối giây liên kết con người
với thực tại linh thiêng, và chỉ ở nơi tôn
giáo xă hội mới t́m thấy nguyên lư của việc hiệp
nhất thiêng liêng cần cho nó. Không có một lư tưởng
trần thế về lănh vực tiến bộ xă hội
hay về lănh vực hiệu năng kinh tế nào có thể
thay thế được điều này. Chỉ có lư tưởng
về giá trị thiêng liêng, là điều làm biến đổi
giá trị tương đối của thế giới
kinh tế cũng như chính trị, mới có thể
thắng vượt được những mănh lực
phân tán và hủy hoại nơi văn minh tân tiến mà thôi.
Niềm tin vào tương lai không thể nào là vấn đề
kinh tế hay khoa học hoặc ngay cả vấn đề
luân lư đi nữa, mà phải là vấn đề đạo
giáo.
“Đây chính là điểm
thất bại của những thứ đạo giáo nhân
tạo,
chẳng hạn như của Niềm Tin Khoa Học.
Những tôn giáo nhân tạo này thiếu một điều
cần duy nhất, đó là đức tin của đạo
giáo. Hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng chúng ta có thể
cập nhật hóa đạo giáo, bằng cách làm cho nó hợp
với những ǵ chúng ta muốn và hợp với những
thành kiến chủ yếu của thời điểm.
Nếu chúng ta cảm thấy rằng xă hội tân tiến
vượt ra ngoài tầm tay của khoa học, chúng ta
sẽ không kêu gọi các khoa học gia thay đổi các
quan điểm của họ và kêu gọi họ cung
cấp cho chúng ta một cái ǵ đó phổ thông hơn. Chúng
ta nhận ra rằng chúng ta cần phải hiến cho khoa học
thêm tư tưởng và việc làm.
“Cũng thế, căn
nguyên mạnh gây ra t́nh trạng suy yếu đạo giáo đó
là chúng ta đă mất đi mối liên hệ với nó,
hoặc bằng việc hoàn toàn loại trừ đạo
giáo, hay bằng việc hài ḷng với niềm tin hữu
danh bề ngoài không có tác dụng ǵ đến đời
sống hằng ngày của chúng ta cũng như đến
ích lợi thực sự của chúng ta cả. Và đường
lối duy nhất để mang đạo giáo vào mối
liên hệ với thế giới tân tiến là lấy nó làm
ưu tiên trong tâm tưởng của chúng ta cũng như nơi
đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta muốn
sống khoa học, chúng ta phải thuận phục
thẩm quyền của khoa học, cũng như phải
hy sinh việc dễ dàng chấp nhận các sự vật
qua h́nh thức bề ngoài của chúng để tuân theo qui định
ngặt nghèo của phương pháp khoa học. Cũng
thế, nếu chúng ta muốn sống đạo, chúng ta
phải thuận phục thẩm quyền của đạo
và phải chấp nhận những nguyên tắc của lănh
vực thiêng liêng. Nơi thế giới vật chất,
con người phải làm cho ḿnh hợp với các thực
tại, bằng không họ sẽ bị nguy tử. Đối
với thế giới thiêng liêng cũng thế. Thiên Chúa là
nhất, chứ không phải con người. Ngài có thực
hơn toàn thể vũ trụ ngoại tại. Con người
qua đi, các đế quốc cũng như các nền
văn minh nổi lên rồi đổ xuống, các tinh tú
già đời đi; trong lúc Thiên Chúa vẫn y nguyên như
vậy.
“Đó là chân lư căn
bản hiện diện khắp Thánh Kinh. Dĩ nhiên là c̣n
có những vấn đề quan trọng khác nữa nơi
Kitô giáo. Thật vậy, trên thực tế nó là một
chân lư Kitô giáo có chung một niềm tin với tất
cả mọi tôn giáo trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng
chính là chân lư mà thế giới tân tiến, cũng như
thế giới trước đây, cảm thấy khó
chấp nhận nhất. Thậm chí các bạn c̣n
thấy người ta chối bỏ nó mà vẫn muốn
cho ḿnh là Kitô hữu. Họ hạ tôn giáo xuống thành một
loạt những điều thường thức về
luân lư, rồi đánh bóng cái tráo trở nơi tính cách tôn
giáo mập mờ này cùng với khuynh hướng lạc
quan theo tinh thần luân lư bằng một tên gọi Kitô giáo
khả kính.
“Thực ra Kitô giáo không
phải chỉ là một lư tưởng về luân lư hay chỉ
là một hệ tư tưởng. Nó thuộc về một
lănh vực linh thiêng được hiện thân nơi một
con người lịch sử và trong một xă hội lịch
sử. Lănh vực linh thiêng ấy cũng có thật như
lănh vực vật chất. Lư do chúng ta không thấy được
lănh vực linh thiêng này là v́ chúng ta không nh́n vào nó. Chúng ta hướng
chú tâm và suy tư của ḿnh ra chỗ khác. Chỉ có một
số người ngoại lệ, như các nhà thần bí
hay các triết gia, mới có thể quen sống ở lănh
vực tâm linh, c̣n đối với người b́nh thường
th́ nó là một bầu khí khó thở. Thế nhưng, Kitô
giáo có phận sự phải làm cho lănh vực linh thiêng
ấy gặp gỡ và liên hệ với thế giới loài
người. Kitô giáo thực sự là một cây cầu
giữa hai thế giới; Kitô giáo mang tôn giáo đến cho
cuộc sống con người và mở cửa thế giới
linh thiêng ra cho con người. Lư tưởng của Kitô
giáo không phải là một lănh vực bất động và
bất chuyển dịch như lănh vực của các tôn
giáo khác trên thế giới. Kitô giáo là một tổ chức
hay là cơ cấu thiêng liêng gắn liền với nhân
loại, và theo đà tiến, Kitô giáo nhận lấy cho ḿnh
tất cả những ǵ là tinh hoa và vững chắc nơi
cuộc sống con người cũng như nơi văn
minh con người. Kitô giáo không nhắm vào một cái
ǵ khác ngoài việc làm cho tâm linh con người được
liêm khiết, ngoài việc giải cứu con người khỏi
cái chuyên chế của mănh lực vật chất cũng như
khỏi việc chế ngự của các ước
muốn vị kỷ, và ngoài việc tái thiết lập t́nh
trạng hiệp nhất về tâm linh.
“Như thế là có hai đường
hướng nơi Kitô giáo, cho dù đôi khi chúng có vẻ
mâu thuẫn nhau, song lại thiết yếu như nhau,
giống như hai cột trụ của lănh vực thiêng
liêng vậy. Đường hướng về siêu việt
tính được biểu hiện qua các yếu tố
mạc khải, khổ chế, xa lánh thế gian nơi
đạo giáo, c̣n đường hướng công giáo, được
thể hiện nơi sinh hoạt dính dáng đến thế
gian của Giáo Hội, có tính cách lịch sử và thuộc
về phương diện xă hội. Việc chú trọng
một chiều theo đường hướng thứ
nhất về siêu việt tính đă đưa đến t́nh
trạng giáo phái, như chúng ta thấy nơi lịch
sử của các giáo phái Kitô giáo ban đầu, những giáo
phái chối bỏ tất cả những ǵ là dung ḥa với
văn minh trần thế, để rồi đứng
tách biệt ở ngoài lề với một thái độ cô
lập tiêu cực và cằn cỗi.
“Thế nhưng, Giáo Hội Công
giáo đă phủ quyết giải pháp này như nó là một
phản chứng đối với sứ vụ phổ
quát của ḿnh. Giáo Hội đă làm cho thế giới cổ
thời; Giáo Hội đă trở thành Giáo Hội của Đế
Quốc, và đă nhận lấy cho ḿnh cái di sản cổ
truyền của một nền văn hóa bị khuynh hướng
thanh tẩy của các giáo phái kinh tởm. Nhờ đó, Giáo
Hội đă thắng vượt được cái tương
khắc giữa đạo giáo với văn hóa trần thế,
yếu tố làm suy yếu các lực lượng nơi xă
hội của người Rôma, và Giáo Hội đă đặt
các nền móng cho một nền văn minh mới.
“Qua hơn một ngàn
năm, xă hội đă đặt trọng tâm của t́nh
trạng hiệp nhất của ḿnh, cùng với nguyên
tắc tổ chức của ḿnh, nơi Kitô giáo. Thế
nhưng, cái tổng hợp của thời trung cổ,
cả theo thể thức Byzantine lẫn thể thức thời
trung cổ, tuy có diễn tả hoàn toàn hơn bất cứ
một thời đại nào khác về vai tṛ xă hội của
Giáo Hội, cũng đă gặp phải cái nguy hiểm của
việc dung ḥa đường hướng siêu việt tính
Kitô giáo, khi nhận ch́m lănh vực thiêng liêng vào lănh vực
trần thế – tức là đă đồng hóa Giáo Hội
với Thế Gian.
“Lịch sử của thế
giới Kitô giáo thời trung cổ đă cho thấy hàng
loạt những cố gắng liên tục về phía các nhà
cải cách bênh vực truyền thống, đó là những
người thuộc giáo phái Catharist và ‘tâm linh’ đă tỏ
ra chống lại việc tục hóa và có tính cách trần
gian của Giáo Hội. Thế rồi, Tây Âu càng tăng tiến
về giầu sang phú quí và về văn hóa trí thức th́
lại càng khiến cho t́nh trạng này căng thẳng hơn
nữa.
“Đó là thời Phục Hưng,
và việc Ngôi Giáo Hoàng hết ḷng chấp nhận nền
văn hóa nhân bản mới này đă kéo căng cái tổng
hợp của thời trung cổ đến độ đứt
đoạn và gây ra một cuộc bùng nổ phát xuất từ
trào lưu giáo phái cải cách. Chủ thuyết Công giáo
thực sự đă đụng độ với phong trào
Cải Cách, ở việc phong trào này chủ trương
canh tân lănh vực linh thiêng. Thế nhưng phong trào ấy
lại thất bại trong việc phục hồi t́nh
trạng hiệp nhất đă bị mất mát nơi thế
giới Kitô giáo, và đă bị đẩy đến chỗ
mất liên hệ với những phong trào chủ yếu nơi
văn hóa thế tục.
“Thế là Kitô giáo càng ngày
càng rút lui vào thế giới sống đạo cá nhân, và thế
giới đă đi theo đường lối của ḿnh.
Văn minh Âu châu đă được duy lư hóa và trần tục
hóa cho đến khi thậm chí chấm dứt cả việc
mang danh hiệu là Kitô giáo nữa. Tuy nhiên, cái vốn liếng
chất chồng của Kitô giáo trong quá khứ vẫn tồn
tại một cách vô thức, cái vốn liếng đă làm
phát sinh ra chủ nghĩa lư tưởng về luân lư và xă hội,
chủ nghĩa gây nên những phong trào về nhân bản,
cấp tiến và dân chủ trong hai thế kỷ qua. Cái
vốn liếng linh thiêng ấy ngày nay đă cạn kiệt,
và văn minh phải đối diện với việc chọn
lựa, một là trở về với các truyền
thống thiêng liêng của Kitô giáo, hai là chối bỏ chúng để
hoàn toàn theo chủ nghĩa duy vật xă hội.
“Nếu muốn lấy
lại ảnh hưởng của ḿnh, Kitô giáo phải tái
phục hồi t́nh trạng hiệp nhất của ḿnh cũng
như sinh hoạt xă hội của ḿnh. Chủ nghĩa
cá nhân sống đạo của thời đại trước
đây, một chủ nghĩa ngụp lặn vào cái tôi trong
vấn đề phần rỗi cá nhân, cũng như trong
vấn đề cảm xúc đạo nghĩa tư riêng,
sẽ không giúp ǵ cho chúng ta hết.
“Kitô giáo của ngày mai
phải là một Kitô giáo xă hội, một Kitô giáo hiện
thân thành một xă hội thực sự, chứ không
phải là một xă hội tưởng tượng hay vô h́nh.
Và xă hội này không được chỉ là một
phần của lănh vực xă hội và chính trị hiện
hữu, như trường hợp các giáo hội được
thiết lập xưa kia; xă hội ấy phải là một
xă hội độc lập và phổ quát chứ không
phải là một xă hội quốc gia hay địa phương.
“Cái xă hội duy nhất có
thể làm trọn được những điều kiện
này đó là Giáo Hội Công giáo, một giáo hội cổ xưa
nhất song đồng thời cũng là cơ cấu thích
ứng nhất trong tất cả các tổ chức hiện
hữu.
“Chủ nghĩa Công giáo
thực sự đă phải chịu đựng xót xa cái
cảnh phân rẽ giáo phái và t́nh trạng cấu xé giằng
co của bốn trăm năm qua, thế nhưng chủ
nghĩa này đă thành công trong việc vượt qua cuộc
khủng hoảng xuất phát lâu đời này, một cuộc
khủng hoảng phát xuất việc thất bại của
cái tổng hợp thời trung cổ, và chủ nghĩa
này, hôm nay đây, lại đứng nổi bật như một
trung tâm của hiệp nhất và của lănh vực thiêng
liêng duy nhất c̣n tồn tại ở Âu châu.
“Nếu Kitô giáo cần thiết
cho Âu châu thế nào th́ Giáo Hội Công giáo cũng không kém
cần thiết cho Kitô giáo như vậy, v́ không có Giáo Hội
Công giáo, Kitô giáo sẽ không hơn ǵ một khối ư nghĩ
xa biệt nhau, bị phân tán bởi áp lực của khuynh hướng
phê phán duy lư và văn hóa trần tục. Chính nhờ có lư tưởng
hiệp nhất linh thiêng của Công giáo mà t́nh trạng hiệp
nhất xă hội nơi văn hóa Âu châu mới được
nhú lên từ t́nh trạng đầy những man di mọi rợ
của ḿnh, và thế giới tân tiến cũng không thể
không cần đến một lư tưởng như
vậy, nếu nó cần phải hiện thực trong tương
lai một t́nh trạng hiệp nhất rộng răi hơn
cho nền văn minh thế giới.
“Thế nhưng, mặc
dầu Kitô giáo cần cho văn minh, chúng ta cũng không được
quên cái khác nhau sâu xa ở nơi cả hai. Chính cái nghịch
thường cả thể của Kitô giáo, như Newman thường
hay nhấn mạnh, mà dù Kitô giáo có là một nguyên lư của
sự sống cho nền văn minh, ngay cả trong
những vấn đề trần tục, đi nữa, th́
Kitô giáo vẫn không ngừng có vấn đề với thế
giới và lúc nào cũng gần như bị nó hủy diệt.
Bởi vậy, Giáo Hội cần cho Âu châu, song việc
chấp nhận Giáo Hội v́ Giáo Hội cần cho xă hội
lại hủy hoại đi chính cái yếu tính thực
sự của Giáo Hội. Không ǵ nguy hại cho tinh thần
Kitô giáo cho bằng việc trở về với Kitô giáo chỉ
v́ lư do chính trị.
“Tuy nhiên, chưa hết,
bất cứ việc nỗ lực nào cố gắng kiến
tạo nên một đạo giáo thuần túy chính trị hay
xă hội cũng đều bị thất bại nữa. Không
ǵ đáng chú ư hơn là việc sụp đổ của
tất cả mọi nỗ lực cố gắng h́nh thành
nên một thứ đạo giáo nhân tạo để
giải quyết ‘những nhu cầu của thời đại’.
Chỉ duy tôn giáo nào có thể biến đổi các thứ
loại chính trị cũng như kinh tế, và không màng tới
các thành quả về vật chất, mới có năng
lực đáp ứng nhu cầu của thế giới mà thôi.