TÔNG HUẤN
BÍ
TÍCH YÊU THƯƠNG SACRAMENTUM CARITATIS
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân
về
Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh
của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ
mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html
(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn
làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)
Phần Hai
THÁNH THỂ,
MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI CỬ HÀNH
Ars celebrandi – Cách thức cử hành chính xác
38. Trong cuộc diễn tiến của Thượng Nghị, vấn đề thường được nhấn mạnh tới đó là việc cần tránh đi bất cứ sự tương phản nào giữa ars celebrandi – nghệ thuật cử hành xác đáng với việc tham dự một cách trọn vẹn, chủ động và hiệu quả của tất cả mọi tín hữu. Cách thức chính yếu để duy tŕ nuôi dưỡng việc tham dự của Dân Chúa nơi nghi thức thánh đó là việc cử hành thích đáng chính nghi thức. Nghệ thuật cử hành là cách thức tốt nhất để bảo đảm việc chủ động tham dự của họ (114). Nghệ thuật cử hành là hoa trái của việc trung thánh gắn bó với các tiêu chuẩn về phụng vụ nơi tất cả những ǵ là phong phú của phụng vụ; thật vậy, qua hai ngàn năm, đường lối cử hành này đă duy tŕ đời sống đức tin của tất cả mọi tín hữu là thành phần được kêu gọi để dự phần vào việc cử hành như Dân Chúa, như một hàng tư tế vương giả, như một dân tộc thánh hảo (cf. 1 Pet 2:4-5, 9) (115).
Giám Mục, vị đệ nhất chủ tế
39. V́ thật sự toàn thể Dân Chúa tham dự vào phụng vụ Thánh Thể mà nghệ thuật cử hành cần đến trách nhiệm đặc biệt về phần của những ai đă lănh nhận Thánh Chức. Các vị Giám Mục, linh mục và phó tế, mỗi thành phần theo phẩm trật của ḿnh, cần phải coi việc cử hành phụng vụ như là nhiệm vụ chính yếu của ḿnh (116). Điều này trước hết xác đáng với vị Giám Mục Giáo Phận: với tư cách là “bảo quản viên chính của các mầu nhiệm Thiên Chúa ở Giáo Hội riêng được kư thác cho ngài chăm sóc, ngài là vị điều khiển, cổ vơ và canh giữ toàn thể đời sống phụng vụ” (117). Đây là những ǵ thiết yếu cho đời sống của một Giáo Hội riêng, chẳng những v́ mối hiệp thông với vị Giám Mục để hết mọi cuộc cử hành được hợp lệ trong khu vực của ngài, mà v́ chính ngài là vị đệ nhất chủ tế trong Giáo Phận của ngài (118). Ngài có trách nhiệm phải bảo đảm mối hiệp nhất và ḥa hợp trong các việc cử hành diễn ra trong khu vực của ngài. Bởi thế, vị Giám Mục cần phải “quyết tâm để các vị linh mục, phó tế và thành phần tín hữu giáo dân nắm bắt được sâu xa hơn ư nghĩa đích thực của các lễ nghi và các bài đọc phụng vụ, nhờ đó họ tiến tới chỗ cử hành Thánh Thể một cách chủ động và hiệu nghiệm” (119). Tôi xin hăy thực hiện mọi nỗ lực để bảo đảm rằng những việc phụng vụ được vị Giám Mục cử hành ở Vương Cung Thánh Đường của ngài được thi hành hết sức trân trọng đối với cách thức cử hành, nhờ đó những việc phụng vụ này có thể được lấy làm gương mẫu cho toàn Giáo Phận (120).
Việc tôn trọng các sách phụng vụ và sự phong phú của các dấu hiệu
40. Việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nghệ thuật cử hành cũng dẫn tới việc cảm nhận về giá trị của các tiêu chuẩn phụng vụ (121). Nghệ thuật cử hành này cần phải nuôi dưỡng một cảm quan linh thánh và việc sử dụng những dấu hiệu bề ngoài là những ǵ giúp vun trồng cảm quan ấy, chẳng hạn như tính cách hài ḥa của lễ nghi, những lễ phục phụng vụ, các thứ đồ dùng và khoảng trống linh thánh. Việc cử hành Thánh Thể trở nên nổi bật hơn khi các vị linh mục và các vị điều khiển phụng vụ quyết tâm tŕnh bày cho thấy những văn kiện và tiêu chuẩn phụng vụ hiện hành, phổ biến những dồi dào phong phú của bản Hướng Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma và Chỉ Thị về Các Bài Đọc cho Thánh Lễ. Có lẽ chúng ta tự nhiên tin rằng cộng đồng Giáo Hội của chúng ta đă biết và cảm nhận được những nguồn liệu ấy rồi, thế nhưng không phải bao giờ cũng đúng như thế đâu. Những văn kiện này chất chứa những kho tàng đă được bảo tŕ và thể hiện đức tin cùng cảm nghiệm của Dân Chúa trên 2000 năm lịch sử của ḿnh. Đối với cách thức cử hành đúng đắn, cũng quan trọng không kém việc chú trọng tới những loại khác nhau về ngôn ngữ được phụng vụ sử dụng: lời nói và ca nhạc, cử điệu và thinh lặng, tác động, mầu sắc phụng vụ của các lễ phục. Bởi chính bản chất của ḿnh, phụng vụ tác hành ở những tầm cấp khác nhau của vấn đề truyền đạt khiến nó có thể liên quan tới toàn thể con người. Tính chất đơn sơ giản dị nơi các cử điệu của phụng vụ và tính chất điềm đạm của việc thứ tự tiếp nối nơi các dấu hiệu là những ǵ truyền đạt và tác động hơn là bất cứ những ǵ thêm thắt tự chế và không thích đáng. Việc chuyên chú và trung thành với cấu trúc đặc biệt của lễ nghi đều cho thấy cả việc nh́n nhận bản chất của Thánh Thể như một tặng vật, lẫn việc dễ dậy cởi mở để lănh nhận tặng ân khôn tả này nơi thành phần thừa tác viên.
Nghệ thuật trong việc phục vụ phụng vụ
41. Mối liên hệ sâu xa giữa vẻ đẹp và phụng vụ cần phải làm cho chúng ta chú trọng tới hết mọi công cuộc nghệ thuật để giúp vào việc cử hành này (122). Quả thực một yếu tố quan trọng của nghệ thuật thánh đó là vấn đề kiến trúc của ngôi thánh đường (123) là những ǵ cần phải đề cao mối hiệp nhất của những đồ trên cung thánh, như bàn thờ, thánh giá, nhà tạm, ṭa giảng và ghế chủ tế. Vấn đề quan trọng ở đây là cần phải nhớ rằng mục đích của vấn đề kiến trúc thánh là để cống hiến Giáo Hội một nơi xứng đáng cho việc cử hành các mầu nhiệm đức tin, nhất là Thánh Thể (124). Chính bản chất của một ngôi thánh đường Kitô giáo được xác định bởi phụng vụ là cộng đồng tín hữu (ecclesia), thành phần là những tảng đá sống của Giáo Hội (cf. 1Pet 2:5).
Nguyên tắc chung này đúng cho nghệ thuật thánh nói chung, nhất là vấn đề hội họa và điêu khắc là những lănh vực cần phải hướng h́nh ảnh đạo giáo về sự huyền nhiệm có tính cách bí tích. Một kiến thức về lịch sử của nghệ thuật thánh có thể hữu ích cho những ai hữu trách trong việc ủy thác cho các nghệ sĩ và kiến trúc sư việc sáng tác những tác phẩm nghệ thuật về phụng vụ. Bởi thế, vấn đề giáo dục cho các chủng sinh và linh mục cần phải bao gồm cả môn học về lịch sử nghệ thuật, đặc biệt tới những dinh thự thánh và những tiêu chuẩn phụng vụ tương ứng. Hết mọi sự liên quan tới Thánh Thể cần phải mang đặc tính mỹ lệ. Cũng cần phải đặc biệt chú ư và chăm lo cho các lễ phục, những vật dụng và những đồ thánh, để nhờ việc sắp xếp hài ḥa và thứ tự của ḿnh, chúng sẽ nuôi dưỡng niềm tôn kính mầu nhiệm của Thiên Chúa, sẽ bày tỏ mối hiệp nhất của đức tin và củng cố ḷng sùng mộ (125).
Phụng ca
42. Nơi nghệ thuật cử hành, phụng ca chiếm một vị thế nổi bật (126). Thánh Âu Quốc Tinh đă có lư nói trong một bài giảng thời danh của ḿnh rằng: “con người mới hát bài ca mới. Hát là bày tỏ niềm vui, và nếu chúng ta lưu ư tới vấn đề này th́ nó là một bày tỏ của t́nh yêu mến” (127). Dân Chúa qui tụ lại cử hành phụng vụ hát lên ca ngợi Thiên Chúa. Trong gịng lịch sử hai ngàn năm của ḿnh, Giáo Hội đă tạo nên, và vẫn c̣n tạo nên, âm nhạc và các bài hát tiêu biểu cho một gia sản phong phú về đức tin và đức mến. Không được làm mất đi gia sản này. Chắc chắn một điều là đối với phụng vụ chúng ta không thể nói rằng bài hát này cũng hay như bài hát kia. Cần phải tránh đi vấn đề ứng khẩu chung chung hay đưa vào những thứ âm nhạc không tôn trọng ư nghĩa của phụng vụ. Là một yếu tố của phụng vụ, bài hát cần phải được hội nhập một cách tốt đẹp với toàn bộ việc cử hành (128). Bởi thế, hết mọi sự – lời lẽ, âm nhạc, tŕnh bày – cần phải tương hợp với ư nghĩa của mầu nhiệm đang được cử hành, cấu trúc của lễ nghi và mùa phụng vụ (129). Sau hết, cho dù tôn trọng các loại khác cũng những truyền thống khác nhau rất đáng ca ngợi, tôi ước mong, theo yêu cầu của các vị Nghị Phụ, nhạc Gregorian được trân trọng một cách xứng hợp và được sử dụng (130) như là một thứ nhạc thích hợp với phụng vụ Rôma (131).