TÔNG HUẤN
BÍ
TÍCH YÊU THƯƠNG SACRAMENTUM CARITATIS
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân
về
Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh
của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ
mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html
(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn
làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)
Phần Hai
THÁNH THỂ,
MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI CỬ HÀNH
Cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể
43. Sau khi đề cập tới những yếu tố quan trọng hơn về nghệ thuật cử hành được khơi lên trong Thượng Nghị, giờ đây tôi muốn hướng tới một số khía cạnh đặc biệt về cấu trúc của việc cử hành Thánh Thể là những ǵ đ̣i phải đặc biết chú trọng vào lúc này đây, nếu chúng ta muốn trung thành với ư hướng chủ yếu của vấn đề canh tân phụng vụ được Công Đồng Chung Vaticanô II kêu gọi, liên tục với truyền thống cao cả của Giáo Hội.
Mối hiệp nhất nội tại của tác động phụng vụ
44. Trước hết, cần phải suy nghĩ về mối hiệp nhất vốn có của nghi thức Thánh Lễ. Cả trong việc hướng dẫn giáo lư cũng như nơi cách thức cử hành thực sự, người ta cần phải tránh đừng gây ấn tượng là hai phần của nghi thức này chỉ là những ǵ kế cạnh nhau. Phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể, với những nghi thức mở đầu và kết thúc, “liên hệ chặt chẽ với nhau đến nỗi cả hai làm nên chỉ một tác động tôn thờ duy nhất” (132). Lời Chúa và Thánh Thể có một mối liên hệ nội tại với nhau. Từ việc lắng nghe lời Chúa, đức tin được phát sinh và củng cố (cf. Rm 10:17); nơi Thánh Thể, Lời đă hóa thành nhục thể ban ḿnh cho chúng ta như là lương thực thiêng liêng (133). Bởi thế, “từ hai bàn tiệc lời Chúa và Ḿnh Chúa Kitô này, Giáo Hội lănh nhận và cống hiến cho tín hữu bánh sự sống” (134). Vậy cần phải liên lỉ nhớ rằng lời Chúa, được Giáo Hội đọc và công bố trong phụng vụ, là những ǵ dẫn tới Thánh Thể như là đích điểm bẩm sinh của ḿnh.
Phụng vụ lời Chúa
45. Cùng với Thượng Nghị, tôi mong muốn rằng phụng vụ lời Chúa bao giờ cũng phải cẩn thận sửa soạn và cử hành. Bởi thế, tôi thiết tha muốn là cần phải làm hết sức để bảo đảm rằng việc loan truyền phụng vụ lời Chúa được ủy thác cho những người đọc dọn trước đàng hoàng. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “khi Thánh Kinh được đọc lên trong Giáo Hội th́ chính Chúa nói cùng dân của Ngài, và Chúa Kitô, hiện diện nơi lời của Người, loan báo Phúc Âm” (135). Khi hoàn cảnh cho phép, có thể cống hiến một vài lời vắn tắt dẫn nhập để giúp tín hữu tập trung tư tưởng. Nếu hiểu cho đích đáng th́ lời Chúa cần phải được lắng nghe và chấp nhận bằng một tinh thần hiệp thông với Giáo Hội và bằng một ư thức rơ ràng về mối hiệp nhất của lời Chúa với bí tích Thánh Thể. Thật vậy, lời chúng ta công bố và chấp nhận là Lời đă hóa thành nhục thể (cf Jn 1:14); lời này liên hệ bất khả phân ly với bản thân của Chúa Kitô cũng như với cách thức bí tích của việc Người liên tục hiện diện giữa chúng ta. Chúa Kitô không nói trong quá khứ, nhưng trong hiện tại, thậm chí Người đang hiện diện nơi tác động phụng vụ. Trong bối cảnh bí tích này của mạc khải Kitô giáo (136), th́ kiến thức và việc học hỏi lời Chúa giúp chúng ta có thể khá hơn trong việc cảm nhận, cử hành và sống Thánh Thể. Cả ở đây nữa, chúng ta có thể thấy đúng biết bao câu nói “không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” (137).
Để được như thế, tín hữu cần được giúp đỡ để cảm nhận những ǵ là phong phú của Thánh Kinh được thấy nơi sách bài đọc qua những hoạt động mục vụ, qua phụng vụ lời Chúa và bài đọc khi cầu nguyện (lectio divina). Cần phải nỗ lực để khuyến khích những h́nh thức cầu nguyện được truyền thống củng cố, như Phụng Vụ Giờ Kinh, nhất là Kinh Ban Mai, Kinh Tối và Kinh Đêm, cũng như những cử hành ngày vọng áp. Bằng việc cầu nguyện các bài Thánh Vịnh, các bài đọc Thánh Kinh và những bài đọc được rút tỉa từ truyền thống lớn lao trong Giờ Kinh Thần Vụ, chúng ta có thể cảm nghiệm sâu xa hơn về biến cố của Chúa Kitô và về công cuộc cứu độ, một cảm nghiệm trái lại làm phong phú việc chúng ta hiểu biết và tham dự vào việc cử hành Thánh Thể (138).
Bài giảng
46. V́ tầm quan trọng của lời Chúa mà phẩm chất của bài giảng cần phải được cải tiến. Bài giảng “là một phần của tác động phụng vụ” (139), và có mục đích nuôi dưỡng việc hiểu biết sâu xa hơn lời Chúa, nhờ đó lời Chúa có thể sinh hoa kết trái trong đời sống của người tín hữu. Bởi thế, các vị thừa tác viên thánh chức cần phải “cẩn thận sửa soạn bài giảng, căn cứ vào một kiến thức hoàn toàn đầy đủ về Thánh Kinh” (140). Cần phải tránh đi những bài giảng tổng quan và trừu tượng. Tôi đặc biệt xin những vị thừa tác viên này hăy giảng làm sao để bài giảng liên hệ chặt chẽ việc loan báo lời Chúa với việc cử hành có tính cách bí tích này (141) cũng như với đời sống của cộng đồng, nhờ đó lời Chúa thực sự trở thành dưỡng chất sống c̣n và là sức đỡ nâng của Giáo Hội (142). Không được quên mất mục đích giáo lư và huấn dụ của bài giảng. Trong diễn tŕnh của phụng niên, cũng thích đáng trong việc cống hiến cho tín hữu, một cách khôn ngoan và căn cứ vào sách bài đọc chu kỳ 3 năm, những bài giảng “theo chủ đề” về những đề tài lớn của đức tin Kitô giáo, dựa theo những ǵ đă được Huấn Quyền lấy thế giá phác họa thành bốn “trụ cột” cho Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo và cuốn Tổng Tóm mới đây, tức là việc tuyên xưng đức tin, việc cử hành mầu nhiệm Kitô giáo, đời sống trong Chúa Kitô và việc cầu nguyện của Kitô giáo (143).
Việc hiến dâng các tặng vật
47. Các Nghị Phụ cũng lưu ư tới vấn đề dâng của lễ. Không được coi việc này chỉ là một “khoảng cách” giữa phụng vụ lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Nghĩ như thế sẽ đi tới chỗ làm suy yếu ít là ư nghĩa về một nghi thức duy nhất được làm nên bởi hai phần kết lại với nhau. Cử chỉ khiêm tốn và đơn sơ này thực ra rất quan trọng, ở chỗ, nơi bánh và rượu chúng ta mang lên bàn thờ, tất cả mọi tạo vật đang được Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc bao gồm để được biến đổi và hiến dâng lên Chúa Cha (144). Theo đó, chúng ta cũng mang lên bàn thờ tất cả mọi đớn đau và khổ đau của thế giới, tin tưởng rằng hết mọi sự đều có giá trị trước nhan Chúa. Ư nghĩa đích thực của cử chỉ này có thể được rơ ràng thể hiện mà không cần đến những thứ nhấn mạnh hay phức tạp không tương xứng. Nó giúp chúng ta có thể cảm nhận được việc thiên Chúa mời gọi con người ra sao trong việc tham dự vào cuộc hoàn trọn công việc của Ngài, nhờ đó, cống hiến cho vấn đề lao công của con người ư nghĩa đích thực của nó, v́, nhờ việc cử hành Thánh Thể, nó được liên kết với hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô.
Kinh Nguyện Thánh Thể
48. Kinh Nguyện Thánh Thể là “tâm điểm và là tột đỉnh của toàn thể việc cử hành này” (145). Tầm quan trọng của nó đáng được đề cao một cách thích đáng. Các Kinh Nguyện Thánh Thể khác nhau trong Sách Lễ đă được truyền đến chúng ta bởi Truyền Thống sống động của Giáo Hội và đáng chú ư tới tính chất phong phú khôn lường về thần học và thiêng liêng của những kinh nguyện này. Thành phần tín hữu cần được giúp để có thể cảm nhận được tính chất phong phú ấy. Ở đây Bản Hướng Dẫn Tổng Quan Sách Lễ Rôma là những ǵ có thể hữu ích, với bản liệt kê của nó về những yếu tố căn bản của hết mọi Kinh Nguyện Thánh Thể: tạ ơn, tung hô, xin Thánh Linh ngự xuống, lời tŕnh thuật về việc thiết lập Thánh Thể và lời truyền phép, hồi tưởng, hiến dâng, chuyển cầu và lời ngợi ca cuối cùng (146). Linh đạo thánh thể và suy tư thần học đặc biệt được gia tăng nếu chúng ta chiêm ngắm nơi cái trùng lập này mối hiệp nhất sâu xa giữa lời kêu cầu Thánh Linh và lời tŕnh thuật về việc thiết lập Thánh Thể (147), nhờ đó “hy tế được thực hiện những ǵ chính Chúa Kitô thiết lập ở Bữa Tiệc Ly” (148). Thật vậy, “Giáo Hội van xin quyền năng của Chúa Thánh Thần để những lễ vật do bàn tay con người hiến dâng được thánh hiến, tức là, trở nên Ḿnh và Máu Chúa Kitô, và để Tế Vật tinh tuyền được hiệp lễ thành ơn cứu độ cho những ai dự phần” (149).
Cử chỉ chúc b́nh an
49. Tự bản chất của ḿnh, Thánh Thể là bí tích của b́nh an. Nơi Thánh Lễ, chiều kích này của mầu nhiệm Thánh Thể được thể hiện đặc biệt nơi dấu chúc b́nh an. Thật sự là dấu hiệu này có một giá trị lớn lao (cf Jn 14:27). Trong thời đại của chúng ta, một thời đại đầy những sợ hăi và xung khắc, cử chỉ này đặc biệt trở nên hùng hồn, khi Giáo Hội càng ngày càng ư thức được trách nhiệm của ḿnh trong việc thiết tha cầu nguyện cho tặng ân ḥa b́nh và hiệp nhất cho chính ḿnh cũng như cho toàn thể gia đ́nh nhân loại. Thực sự là có một ước muốn bất khả đàn áp nơi hết mọi tâm can mong mỏi ḥa b́nh. Giáo Hội kêu gọi niềm hy vọng ḥa b́nh và ḥa giải xuất phát từ hết mọi con người nam nữ thiện tâm, hướng nó về Đấng “là ḥa b́nh của chúng ta” (Eph 2:14) và là Đấng có thể mang ḥa b́nh đến cho cá nhân cũng như các dân tộc khi tất cả mọi nỗ lực của nhân loại bị thất bại. Bởi thế chúng ta có thể hiểu được cái cảm xúc rất thường được cảm thấy trong khi trao đổi dấu hiệu b́nh an ở cuộc cử hành phụng vụ. Cho dù là thế, trong cuộc Thượng Nghị, đă bàn đến tính cách thích đáng của việc giới hạn hơn nữa nơi cử chỉ này, một cử chỉ có thể trở thành quá đà và gây ra chia trí làm sao ấy nơi cộng đồng ngay trước khi Rước Lễ. Cần phải nhớ rằng không mất mát ǵ khi dấu hiệu chào chúc b́nh an có đặc tính điềm đạm là những ǵ bảo tŕ tính thần thích đáng của việc cử hành này, chẳng hạn như khi nó được giới hạn với người kế ngay bên của ḿnh (150).
Việc cho Rước Lễ và việc Rước Lễ
50. Một giây phút khác của việc cử hành cần phải được đề cập tới là việc cho Rước Lễ và Chịu Lễ. Tôi xin hết mọi người, nhất là các vị thừa tác viên thánh chức và những ai, sau khi được sửa soạn đầy đủ và trong những trường hợp cần thiết thực sự, được phép thi hành thừa tác vụ cho Rước Lễ, hăy hết sức cố gắng để bảo đảm rằng tác động đơn sơ này giữ được tính cách quan trọng của nó như là một cuộc gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu trong phép bí tích này. Đối với các qui định hướng dẫn việc thi hành đúng đắn về vấn đề này, tôi xin xem lại những văn kiện được ban hành gần đây (151). Tất cả mọi cộng đồng Kitô hữu phải trung thành tuân giữ những qui định hiện hành, thấy nơi chúng một thể hiện niềm tin tưởng và ḷng mến yêu mà tất cả chúng ta cần phải tỏ ra đối với bí tích cao cả này. Ngoài ra, thời điểm quí báu để tạ ơn sau hiệp lễ cũng không được coi thường: ngoài việc hát một bài thánh ca thích hợp, cũng rất ích lợi cho việc thầm thĩ trong thinh lặng (152).
Về vấn đề này, tôi muốn lưu ư tới một vấn đề mục vụ ngày nay thường gặp phải. Tôi đang muốn nói tới sự kiện là ở vào một số trường hợp nào đó – chẳng hạn, các Thánh Lễ hôn phối, lễ mồ và tương tự như thế – ngoài những người Công Giáo sống đạo có thể c̣n những người khác đă lâu không tham dự Thánh Lễ hay sống trong một hoàn cảnh không được lănh nhận các phép bí tích. Vào những lúc khác có những phần tử thuộc những hệ phái Kitô giáo khác và thậm chí những tôn giáo khác tham dự. Những trường hợp tương tự có thể xẩy ra ở các nhà thờ thường được viếng thăm, nhất là những khu du lịch. Vào những trường hợp ấy, cần phải t́m cách vắn tắt và rơ ràng nhắc nhở những ai hiện diện về ư nghĩa của việc hiệp lễ và những điều kiện cần có để được Rước Lễ. Trong hoàn cảnh bất khả bảo đảm được rằng ư nghĩa của Thánh Thể được cảm nhận xứng đáng th́ nên xét tới vấn đề thay thế việc cử hành Thánh Lễ bằng việc cử hành lời Chúa (153).
Tan lễ: “Ite, missa est – Hăy đi, Lễ đă hết”
51. Sau hết, tôi muốn vắn tắt nói về những nhận định của các Nghị Phụ liên quan tới vấn đề giải tán ở cuối cuộc cử hành Thánh Thể. Sau khi ban phép lành, vị phó tế hay vị linh mục giải tán dân chúng bằng câu: Ite, missa est. Những lời này giúp chúng ta nắm bắt được mối liên hệ giữa Thánh Lễ vừa được cử hành với sứ vụ của Kitô hữu trong thế giới. Thuở xưa missa chỉ có nghĩa là “giải tán”. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng của Kitô giáo, nó từ từ có được một ư nghĩa sâu xa hơn. Chữ “giải tán” đă bao hàm cả một “sứ vụ”. Mấy lời này diễn tả một cách xúc tích bản chất truyền giáo của Giáo Hội. Dân Chúa cần được giúp cho hiểu biết rơ ràng hơn chiếu kích thiết yếu này của đời sống Giáo Hội, lấy việc giải tán này như là một khởi điểm. Theo chiều hướng ấy th́ cũng hữu ích trong việc cung cấp các bản văn mới, được chuẩn nhận đàng hoàng, để cầu nguyện trên dân chúng và phép lành cuối cùng, hầu làm cho mối liên hệ này được rơ ràng minh bạch (154).