TÔNG HUẤN

 BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG  SACRAMENTUM CARITATIS
  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

 về

Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh

của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch trực tiếp từ

mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html

(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn

làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)

 

 

Dẫn Nhập

 


1. Bí tích yêu thương (1), Thánh Thể, là tặng ân Chúa Giêsu Kitô hiến ban bản thân ḿnh, nhờ đó Người mạc khải cho chúng ta biết t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa đối với hết mọi con người người nam nữ. Bí tích tuyệt vời này bày tỏ t́nh yêu “cao cả” khiến Người “hiến mạng sống ḿnh v́ bạn hữu của ḿnh” (Jn 15:13). Chúa Giêsu thực sự yêu thương họ “đến cùng” (Jn 13:1). Bằng những lời ấy, vị Thánh Kư dẫn chúng ta tới tác động vô cùng khiêm nhượng của Chúa Kitô: trước khi v́ chúng ta chết trên Thập Giá, Người đă lấy khăn quấn quanh ḿnh và rửa chân cho các môn đệ. Cũng thế, nơi bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương chúng ta “cho đến cùng”, thậm chí đến hiến ban cho chúng ta ḿnh Người và máu Người. Các Tông Đồ chắc chắn cảm thấy bàng hoàng khi chứng kiến thấy những ǵ Chúa đă làm và đă nói trong Bữa Tiệc Ly ấy! Mầu nhiệm Thánh Thể cũng phải làm bừng lên trong ḷng chúng ta cái cảm thức lạ lùng này!


Thứ Lương Thực Chân Lư


2. Nơi bí tích bàn thờ này, Chúa Kitô gặp gỡ chúng ta, những con người nam nữ được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tư như Thiên Chúa (cf. 1:27), và trở nên người bạn cùng hành tŕnh với chúng ta. Nơi bí tích này Chúa Kitô thực sự trở thành lương thực cho chúng ta, để thỏa đáng cơn đói chân lư và tự do của chúng ta. V́ chỉ có chân lư mới giải phóng chúng ta thôi (cf Jn 8:32), mà Chúa Kitô đă trở nên thứ lương thực của sự thật. Bằng một minh thức sâu xa của con người, Thánh Âu Quốc Tinh đă rơ ràng cho thấy chúng ta được tác động một cách tự nhiên ra sao, không phải bị cưỡng ép, bất cứ khi nào chúng ta gặp thấy điều ǵ hấp dẫn và đáng ước muốn. Tự hỏi ḿnh về những ǵ tác động chúng ta sâu xa nhất, vị Giám Mục thánh này đă tiếp tục cho biết: “Cái ǵ làm cho linh hồn chúng ta say mê ước muốn hơn chân lư chứ?” (2). Mỗi một người chúng ta đều có một ước muốn bẩm sinh và bất khả dồn nén đối với sự thật tối hậu và cuối cùng. Chúa Giêsu là “đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6) đang nói với những cơi ḷng lữ hành khao khát của chúng ta, những cơi ḷng của chúng ta đang khát mong nguồn sống, những cơi ḷng của chúng ta đang khát vọng sự thật. Chúa Giêsu Kitô bản thân là chính Sự Thật, lôi kéo thế giới đến với Người. “Chúa Giêsu là sao bắc đẩu của tự do con người: không có Người, tự do mất định hướng, v́ thiếu kiến thức về chân lư, tự do trở thành đê tiện, lạc loài và biến thành những ǵ là thất thường trống rỗng. Với Người mới thực sự tự do” (3). Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta một cách đặc biệt sự thật về t́nh yêu là chính yếu tính của Thiên Chúa. Chính sự thật phúc âm này là những ǵ thách đố từng người chúng ta và toàn thể con người chúng ta. Đó là lư do Giáo Hội, một giáo hội thấy được nơi Thánh Thể chính tâm điểm của sự sống ḿnh, liên lỉ quan tâm tới việc loan báo cho tất cả mọi người, lúc thuận tiện cũng như khi bất thuận lợi (cf. 2Tim 2:4), rằng Thiên Chúa là t́nh yêu (4). Chính v́ Chúa Kitô đă trở nên thứ lương thực sự thật cho chúng ta mà Giáo Hội mới hướng về hết mọi con người nam nữ, kêu mời họ hăy sẵn sàng chấp nhận tặng ân của Thiên Chúa.

Việc phát triển của nghi thức Thánh Thể


3. Nếu chúng ta để ư tới lịch sử hai ngàn năm của Giáo Hội Chúa, một lịch sử được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan của Thánh Linh, chúng ta mới có thể tri ân ca ngợi việc phát triển thứ tự những h́nh thức về lễ nghi là những ǵ chúng ta tưởng niệm biến cố cứu độ của chúng ta. Từ những h́nh thức khác nhau của các thế kỷ sơ khai, những thế kỷ vẫn c̣n rạng ngời về các thứ lễ nghi thuộc các Giáo Hội Cổ Đông phương, cho tới khi lan truyền lễ nghi Rôma; từ những ấn định rơ ràng của Công Đồng Triđentinô và Sách Lễ Thánh Piô V đến cuộc canh tân phụng vụ được thực hiện bởi Công Đồng Chung Vaticanô II: ở hết mọi thời đại trong lịch sử Giáo Hội, việc cử hành thánh thể, như nguồn mạch và là tột đỉnh của sự sống và sứ vụ của ḿnh, chiếu tỏa nơi lễ nghi phụng vụ tất cả những ǵ là phong phú và đa dạng của ḿnh. Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XI, diễn ra từ ngày 2 tới 23 tháng 10 năm 2005 ở Vatican, đă tri ân nhận thức được việc hướng dẫn của Chúa Thánh Thần nơi lịch sử phong phú này. Các Nghị Phụ đặc biệt nh́n nhận và tái xác nhận ảnh hưởng hữu ích nơi đời sống của Giáo Hội từ cuộc canh tân phụng vụ được bắt đầu từ Công Đồng Chung Vaticanô II (5). Cuộc Thượng Nghị này đă có thể thẩm định được việc chấp nhận sự canh tân này trong những năm sau Công Đồng. Nhiều bày tỏ về niềm cảm nhận này đă được nói lên. Những khó khăn và thậm chí những lạm dụng trong những trường hợp nào đó cũng được nhận định, được xác nhận, đều không thể nào làm lu mờ đi những thiện ích cùng với tính chất hiệu thành của cuộc canh tân phụng vụ này, một canh tân chất chứa những ǵ là phong phú chưa hoàn toàn thấu tận. Nói cụ thể hơn, những thay đổi được Công Đồng kêu gọi thực hiện cần phải được hiểu trong mối hiệp nhất tổng hợp của việc phát triển theo lịch sử nơi chính lễ nghi, chứ không phải những ǵ nhân tạo đă không c̣n tiếp tục nữa được xen vào (6).


Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới và Năm Thánh Thể


4. Chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Thượng Nghị Giám Mục này về Thánh Thể và những biến cố xẩy ra trong đời sống của Giáo Hội qua những năm mới đây. Trước hết, chúng ta cần phải nhắc lại Đại Năm Thánh 2000 là biến cố được vị Tiền Nhiệm yêu dấu của tôi là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II đă thực hiện để dẫn Giáo Hội tiến vào ngàn năm thứ ba của Kitô giáo. Đại Năm Thánh này đă rơ ràng có một chiều kích Thánh Thể đặc biệt. Chúng ta cũng không được quên rằng Thượng Nghị Giám Mục này cũng đă được tiến dẫn bởi, và ở một nghĩa nào đó được sửa soạn trước từ, Năm Thánh Thể là năm được Đức Gioan Phaolô II theo viễn kiến cao cả của ḿnh đă muốn cả Giáo Hội cử hành. Năm này, một năm được bắt đầu với Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế ở Guadalajara vào Tháng 10/2004 và chấm dứt vào ngày 23/10/2005, vào lúc bế mạc Thượng Nghị Thường Lệ XI này, bằng việc phong thánh cho 5 vị thánh nổi bật đặc biệt về ḷng sùng kính thánh thể của các vị, đó là Đức Giám Mục Jósef Bilczewski, các Cha Gaetano Catanoso, Zygmunt Gorazdowski và Alberto Hurtado Cruchaga, và Thày Ḍng Capuchin Felice da Nicosia. Nhờ những giáo huấn được Đức Gioan Phaolô II chỉ dẫn trong Tông Thư Mane Nobiscum Domine (7), cùng với những đề nghị hữu ích của Thánh Bộ Thờ Phượng và Kỷ Luật Các Bí Tích (8), nhiều khởi động đă được thực hiện bởi các Giáo Phận cũng như các nhóm Giáo Hội khác nhau để tái bừng tỉnh và gia tăng niềm tin Thánh Thể, để cải tiến phẩm chất của việc cử hành Thánh Thể, để phát động việc tôn thờ Thánh Thể cũng như để phấn khích một t́nh đoàn kết thực tiễn, bắt đầu từ Thánh Thể, sẽ vươn tới những ai đang túng thiếu. Sau hết, cũng cần phải đề cập tới tầm quan trọng của Bức Thông Điệp cuối cùng của vị Tiền Nhiệm Khả Kính của tôi là Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể (9) là thông điệp trong đó ngài đă lưu lại cho chúng ta một tuyên ngôn chắc chắn của huấn quyền về giáo huấn của Giáo Hội đối với Thánh Thể và là một chứng từ cuối cùng về vị trí tâm điểm của bí tích thần linh này nơi đời sống của Giáo Hội.


Mục đích của Tông Huấn này


5. Tông Huấn Hậu Thượng Nghị này t́m cách để thực hiện cái phong phú dồi dào và đa đạng của những chia sẻ và những đề nghị xuất hiện từ Thượng Nghị Giám Mục Thường Lệ vừa rồi – từ bản Lineamenta tới những Proposistiones, cùng với bản Instrumentum Laboris, bản Relationes ante và post disceptationem, những chia sẻ của các Nghị Phụ, the auditors và các vị đại biểu huynh đệ – và để cống hiến một số hướng dẫn căn bản nhắm đến chỗ quyết tâm đổi mới về nhiệt t́nh và ḷng sốt sắng Thánh Thể trong Giáo Hội. Ư thức được gia sản bao la về tín lư và kỷ luật được tích lũy qua các thế kỷ liên quan tới bí tích này (10), ở đây tôi muốn tán thành những ước muốn của các Nghị Phụ (11) bằng việc khuyến khích dân Kitô giáo hăy đào sâu kiến thức của ḿnh về mối liên hệ giữa mầu nhiệm thánh thể; tác động phụng vụ, và việc tôn thờ thiêng liêng mới là những ǵ xuất phát từ Thánh Thể như là bí tích yêu thương. Tóm lại, tôi muốn đặt Tông Huấn này song song với Bức Thông Điệp đầu tiên của tôi, Thiên Chúa là T́nh Yêu”, trong đó, tôi thường đề cập đến bí tích Thánh Thể và nhấn mạnh tới mối liên hệ của Thánh Thể với t́nh yêu của Kitô hữu, đối với cả Thiên Chúa lẫn tha nhân của ḿnh: “Thiên Chúa nhập thể kéo tất cả chúng ta đến với chính ḿnh Người. Bởi vậy chúng ta mới có thể hiểu được cách thức chữ agape cũng trở thành một từ ngữ cho Thánh Thể: cái agape riêng của Thiên Chúa đến với chúng ta theo thể lư, để tiếp tục công việc của Người trong chúng ta và qua chúng ta” (12).