TÔNG HUẤN
BÍ
TÍCH YÊU THƯƠNG SACRAMENTUM CARITATIS
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân
về
Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh
của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ
mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html
(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn
làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)
Phần Ba
THÁNH THỂ,
MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI ĐƯỢC SỐNG
“Như Cha hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào th́ ai ăn Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như thế”
(Jn 6:57)
H́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô hữu
Việc tôn thờ thiêng liêng – logiké latreía (Rm 12:1)
70. Chúa Giêsu, Đấng v́ chúng ta đă trở nên lương thực chân lư và t́nh yêu, nói về việc ban tặng sự sống của Người và bảo đảm với chúng ta rằng “ai ăn bánh này họ sẽ được sống muôn đời” (Jn 6:51). “Sự sống đời đời” này bắt đầu nơi chúng ta ngay cả lúc này đây, nhờ cuộc biến đổi hiệu nghiệm trong chúng ta bởi tặng ân Thánh Thể: “Ai ăn Tôi sẽ sống bởi Tôi” (Jn 6:57). Những lời này của Chúa Giêsu làm cho chúng ta nhận thấy mầu nhiệm này “được tin tưởng” và “được cử hành” chất chứa ra sao một quyền năng bẩm sinh làm cho nó thành nguyên lư của đời sống mới trong chúng ta và thành h́nh dạng cho cuộc sống Kitô giáo của chúng ta. Bằng việc lănh nhận ḿnh máu Chúa Giêsu Kitô, chúng ta trở nên những người thông phần vào sự sống thần linh một cách trưởng thành và ư thức hơn bao giờ hết. Cả ở đây nữa, chúng ta có thể áp dụng lời của Thánh Âu Quốc Tinh trong cuốn Tự Thú của ngài, và Lời hằng hữu như lương thực cho linh hồn của chúng ta. Khi nhấn mạnh tới bản chất mầu nhiệm của thứ lương thực này, Thánh Âu Quốc Tinh tưởng tượng ra những ǵ Chúa nói cùng ngài rằng: “Ta là lương thực của những người lớn khôn; hăy lớn lên và ngươi sẽ được Ta bảo tŕ; người sẽ không thay đổi Ta thành ngươi như thứ lương thực của xác thịt ngươi, nhưng ngươi sẽ được biến đổi thành Ta” (198). Không phải là lương thực Thánh Thể được biến đổi thành chúng ta, trái lại, chúng ta là người được mầu nhiệm biến đổi bởi Thánh Thể. Chúa Kitô nuôi dưỡng chúng ta bằng việc liên kết chúng ta với Người” (199).
Ở đây việc cử hành Thánh Thể, với tất cả quyền lực của ḿnh, trở nên như là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Giáo Hội, v́ nó thể hiện cùng một lúc nguồn gốc và tầm vóc viên trọn của việc tôn thờ Thiên Chúa một cách mới mẻ và tối hậu, việc tôn thờ thiêng liêng - logiké latreía (200). Lời kêu gọi của Thánh Phaolô ngỏ cùng tín hữu Rôma về vấn đề này là những ǵ diễn tả chính xác về cách thức Thánh Thể làm cho toàn thể đời sống của chúng ta thành việc tôn thờ thiêng liêng đẹp ḷng Thiên Chúa: “Bởi thế tôi xin anh em, hỡi anh em, v́ Thiên Chúa giầu t́nh thương, hăy hiến thân thể của anh em làm hy tế sống động, thánh hảo và đáng Thiên Chúa chấp nhận, đó là việc tôn thờ thiêng liêng của anh em” (Rm 12:1). Nơi những lời này, việc tôn thờ mới hiện lên như là một thứ hoàn toàn tự hiến được thực hiện trong mối hiệp thông với toàn thể Giáo Hội. Sự lưu ư của vị Tông Đồ này tới việc hiến dâng thân xác của chúng ta là những ǵ nhấn mạnh tới thực tại cụ thể của con người về một thứ thờ phượng không là ǵ khác ngoài việc tách ĺa xác thân. Vị Giám Mục thành Hippo tiếp tục nói rằng “đó là hy tế của Kitô hữu mà chúng ta tuy nhiều cũng chỉ là một thân ḿnh trong Chúa Kitô. Giáo Hội cử hành mầu nhiệm này nơi bí tích bàn thờ, như tín hữu biết, và ở đó Giáo Hội tỏ tường tỏ cho họ thấy rằng nơi những ǵ được hiến dâng, chính Giáo Hội được hiến dâng” (201). Thật vậy, tín lư Công Giáo khẳng định rằng Thánh Thể, như hy tế của Chúa Kitô, cũng là hy tế của Giáo Hội, và v́ thế là hy tế của tất cả mọi tín hữu (202). Việc nhấn mạnh này về hy tế – một “việc làm nên linh thánh” – bày tỏ tất cả cái chiều sâu hiện hữu được hàm chứa nơi việc biến đổi thực tại của con người chúng ta khi được Chúa Kitô chiếm hữu (cf. Phil 3:12).
Hiệu quả bao gồm của việc tôn thờ Thánh Thể
71. Việc tôn thờ mới của Kitô giáo bao gồm và biến h́nh hết mọi khía cạnh của cuộc sống: “Dù anh em ăn hay uống, hoặc anh em làm bất cứ điều ǵ, anh em hăy làm cho vinh quang của Thiên Chúa” (1Cor 10:31). Các Kitô hữu, trong tất cả mọi hành động của ḿnh, được kêu gọi cống hiến việc tôn thờ chân thực lên Thiên Chúa. Ở đây bản chất Thánh Thể nội tại của đời sống Kitô giáo được bắt đầu h́nh thành. Thánh Thể, v́ bao chiếm cuộc hiện hữu cụ thể thường nhật của tín hữu, làm khả dĩ, từ ngày này sang ngày khác, việc gia tăng biến h́nh của tất cả những ai được ơn gọi phản ánh h́nh ảnh Con Thiên Chúa (cf. Rm 8:29ff). Không có một sự ǵ đích thực là con người – những ư nghĩ và các cảm t́nh của chúng ta, những lời nói và việc làm của chúng ta - mà không thấy nơi bí tích Thánh Thể này h́nh thái cần để sống trọn vẹn. Ở đây chúng ta có thể thấy được những ǵ nhập cảng hoàn toàn nhân loại của cái sâu xa mới mẻ được Chúa Kitô mang đến nơi Thánh Thể, đó là việc tôn thờ Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta không thể bị chuyển giao cho một cái ǵ đó riêng tư và cá nhân, nhưng tự bản chất của nó hướng tới chỗ thấm nhập hết mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Việc tôn thờ làm hài ḷng Thiên Chúa bởi thế trở thành một lối sống mới trọn cuộc đời của chúng ta, mỗi giây phút đặc biệt của cuộc sống này được nâng cao, v́ nó được sống như thuộc về mối liên hệ với Chúa Kitô và như một lễ dâng lên Thiên Chúa. Vinh quang của Thiên Chúa là con người sống động (cf. 1Cor 10:31). Và sự sống của con người là nhăn quan của Thiên Chúa (203).
Iuxta dominicam viventes – sống như Ngày của Chúa
72. Ngay từ đầu, Kitô hữu ư thức rất rơ ràng về cái mới mẻ sâu xa được Thánh Thể mang đến cho sự sống của con người ấy. Tín hữu thấy ngay được ảnh hưởng sâu xa của việc cử hành Thánh Thể nơi cách sống của họ. Thánh Ignatius thành Antioch đă diễn tả sự thật này khi ngài gọi các Kitô hữu là “những người đạt được một niềm hy vọng mới”, và diễn tả họ như “những người sống hợp với Ngày của Chúa (iuxta dominicam viventes) (204). Câu này của vị đại tử đạo thành Antioch đă đề cao mối liên hệ giữa thực tại của Thánh Thể với cuộc sống hằng ngày của Kitô hữu. Việc Kitô hữu theo thói quen qui tụ lại vào ngày thứ nhất sau Ngày Hưu Lễ để cử hành việc phục sinh của Chúa Kitô – theo tŕnh thuật của Thánh Justine Tử Đạo (205) – cũng là những ǵ định h́nh cho một đời sống được đổi mới nhờ cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Câu của Thánh Ignatiô – “sống hợp với Ngày của Chúa” – cũng nhấn mạnh là ngày thánh này trở thành kiểu mẫu cho hết mọi ngày khác trong tuần. Thật vậy, nó được định tính bởi một cái ǵ đó c̣n hơn cả việc thuần túy ngưng các hoạt đồng thường xuyên của con người, đó là một thứ xen kẽ vào nhịp sống b́nh thường hằng ngày của con người. Kitô hữu bao giờ cũng cảm thấy ngày này như là ngày đầu tiên trong tuần, v́ nó tưởng niệm cái mới mẻ sâu xa được Chúa Kitô mang lại. Bởi thế Chúa Nhật là ngày để Kitô hữu tái nhận thức h́nh thức Thánh Thể mà đời sống của họ cần phải có. “Sống theo Ngày của Chúa” nghĩa là sống bằng ư thức của cuộc giải phóng được Chúa Kitô chiếm lấy và làm cho đời sống của chúng ta trở thành một cuộc tự hiến liên lỉ cho Thiên Chúa, nhờ đó vinh thắng của Người được hoàn toàn tỏ hiện cho tất cả loài người bằng một cuộc sống sâu xa canh tân đổi mới.
Sống luật buộc giữ Ngày Chúa Nhật
73. Ư thức về nguyên tắc quan trọng mới mẻ về việc Thánh Thể truyền đạt cho Kitô hữu này, các Nghị Phụ tái khẳng định tấm vóc quan trọng của việc buộc giữ ngày Chúa Nhật đối với tất cả mọi tín hữu, coi nó như là một mạch nguồn của tự do chân thực giúp họ có thể sống mỗi ngày theo những ǵ họ cử hành vào “Ngày của Chúa”. Đời sống đức tin bị hiểm nguy khi chúng ta mất đi ước muốn thông phần vào việc cử hành Thánh Thể cùng với việc tưởng niệm cuộc chiến thắng vượt qua của Thánh Thể. Việc tham dự vào cộng đồng phụng vụ Chúa Nhật với tất cả mọi anh chị em của ḿnh, với những ai chúng ta được làm nên một thân thể trong Chúa Giêsu Kitô, là những ǵ đ̣i hỏi theo lương tâm của Kitô hữu chúng ta và đồng thời cũng giúp vào việc h́nh thành lương tâm ấy. Việc mất đi ư nghĩa của Ngày Chúa Nhật là Ngày của Chúa, một ngày cần phải được thánh hóa, là triệu chứng của một thứ mất mát đi cái cảm quan chân thực về tự do Kitô giáo, thứ tự do của thành phần con cái Thiên Chúa (206). Ở đây một số nhận định của vị tiền nhiểm khả kính của tôi là Đức Gioan Phaolô II trong Tông Thư Dies Domini – Ngày của Chúa (207) vẫn tiếp tục c̣n giá trị quan trọng. Khi nói về các chiều kích khác nhau của việc cử hành Chúa Nhật của Kitô giáo, ngài nói rằng chính Ngày của Chúa liên quan tới công cuộc tạo dựng, Ngày của Chúa – Dies Domini như là ngày của một cuộc tân tạo và của tặng ân Thánh Linh bởi Chúa Phục Sinh. Ngày của Giáo Hội - Dies Ecclesiae như là ngày cộng đồng Kitô hữu qui tụ lại để cử hành, và Ngày của con người – Dies hominis như là ngày của hân hoan, nghỉ ngơi và bác ái huynh đệ.
Bởi thế Chúa Nhật trở thành như là một ngày thánh từ ban đầu, khi tất cả mọi tín hữu, bất cứ ở đâu, có thể trở nên thành phần loan tin vui về và bảo hộ cho ư nghĩa đích thực của thời gian. Nó mang lại cho Kitô hữu ư nghĩa cuộc đời và một cách thức mới cảm nghiệm thời gian, những mối liên hệ, việc làm, sự sống và sự chết. Bởi vậy, vào Ngày của Chúa các nhóm của Giáo Hội cần phải tổ chức, quanh Thánh Lễ, những hoạt động của cộng đồng Kitô hữu, những tụ họp về xă hội, những chương tŕnh dạy dỗ đức tin cho trẻ em, giới trẻ và người lớn, những cuộc hành hương, các việc làm bác ái, và những giây phút cầu nguyện khác nhau. V́ những thứ giá trị quan trọng này – vẫn biết là tối Thứ Bảy, bắt đầu với Giờ Kinh Tối Thứ Nhất, đă thuộc về Ngày Chúa Nhật và là một thời điểm có thể làm trọn trách nhiệm Ngày Chúa Nhật – chúng ta cần nhớ rằng chính Chúa Nhật là ngày cần phải giữ cho thánh hảo, kẻo ngày này cuối cùng trở thành một ngày “trống vắng Thiên Chúa” (208).
Ư nghĩa của việc nghỉ ngơi và của việc làm
74. Sau hết, ngày nay rất cần phải nhớ rằng ngày của Chúa cũng là ngày nghỉ ngơi thôi làm việc nữa. Rất hy vọng rằng sự kiện này cũng sẽ được xă hội dân sự công nhận, nhờ đó cá nhân con người có thể được phép khỏi phải làm việc mà không bị trừng phạt. Kiô hữu, không phải là không căn cứ vào ư nghĩa của Ngày Hưu Lễ theo truyền thống Do Thái, đă thấy nơi Ngày của Chúa là một ngày nghỉ ngơi khỏi những gắng gỏi hằng ngày của ḿnh. Đây là một điều rất có ư nghĩa, v́ nó tương đối hóa việc làm và hướng nó về con người: việc làm cho con người chứ không phải con người cho việc làm. Cũng dễ thấy được việc này thực sự bảo vệ con người nam nữ, giải phóng họ khỏi h́nh thức khả dĩ trở thành nô lệ. Như tôi có dịp đă nói, “việc làm có tầm vóc quan trọng đối với tầm mức hoàn trọn của con người cũng như đối với việc phát triển của xă hội. Bởi thế, nó bao giờ cũng cần phải được nh́n nhận và thi hành làm sao để hoàn toàn tôn trọng phẩm vị của con người và bao giờ cũng cần phải phục vụ cho công ích. Đồng thời vấn đề cần thiết ở đây là con người không được để ḿnh trở thành nô lệ cho việc làm hay thần tượng hóa nó, cho rằng để t́m thấy nơi nó ư nghĩa tối hậu và sau cùng của đời sống” (209). Chính vào ngày được dâng cho Thiên Chúa này mà con người nam nữ mới hiểu được ư nghĩa của đời sống ḿnh và cả việc làm của ḿnh (210).
Các cuộc tụ họp Chúa Nhật thiếu vắng linh mục
75. Việc tái nhận thức được ư nghĩa của việc cử hành Chúa Nhật đối với đời sống của Kitô hữu tự nhiên dẫn tới một mối quan tâm về vấn đề của những cộng đồng Kitô hữu thiếu linh mục, và v́ thế là nơi sẽ không thể cử hành Lễ vào Ngày của Chúa. Ở đây cần phải nói rằng có nhiều trướng hợp khác nhau xẩy ra. Thượng Nghị trước hết đă khuyên giục rằng tín hữu cần phải đến một trong những nhà thờ trong Giáo Phận của ḿnh là nơi chắc chắn có sự hiện diện của linh mục, thậm chí điều đ̣i hỏi này cần phải trả một giá hy sinh nào đó (211). Bất cứ ở đâu có những khoảng cách quá xa thực tế không thể thực hiện viện tham dự vào Thánh Thể Chúa Nhật, th́ các cộng đồng Kitô hữu này vẫn cần phải qui tụ lại với nhau để ca ngợi Chúa và tưởng niệm Ngày được giành cho Ngài. Tuy nhiên, điều này cần được kèm theo bởi sự hướng dẫn thích đáng về vấn đề khác nhau giữa Thánh Lễ và những việc qui tụ Chúa Nhật thiếu vắng linh mục. Việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội cần phải được thể hiện ở trường hợp thiếu linh mục bằng việc bảo đảm là phụng vụ lời Chúa – theo hướng dẫn bởi một vị phó tế hay một vị lănh đạo cộng đồng là thành phần do thẩm quyền tương hợp ủy thác đàng hoàng – được thi hành theo một nghi thức đặc biệt được soạn dọn và Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn cho mục đích này (212). Tôi lập lại là chỉ có các Đấng Bản Quyền mới có thể ban năng quyền cho rước lễ ở những việc phụng vụ như thế, khi lưu ư tới nhu cầu cần phải có khả năng phân biệt nào đó. Hơn nữa, cần phải lưu ư là những cộng đồng này không gây ra lầm lẫn về vai tṛ chính yếu của linh mục và các bí tích nơi đời sống của Giáo Hội. Tầm quan trọng của vai tṛ này được trao cho giáo dân, thành phần cần được cám ơn về việc dấn thân của họ trong việc phục vụ cộng đồng của ḿnh, không bao giờ làm lu mờ đi thừa tác vụ bất khả châm chước của các linh mục đối với đời sống của Giáo Hội (213). Bởi thế, cần phải lưu ư tới việc bảo đảm là những cộng đồng thiếu vắng ấy không khuyến khích những nhăn quan của giáo hội học bất tương hợp với sự thật của Phúc Âm và truyền thống của Giáo Hội. Trái lại, chúng cần phải là những giây phút đặc biệt nguyện cầu cùng Thiên Chúa sai tới các vị linh mục hợp với ư muốn của Ngài. Về vấn đề này, thật là cảm động khi đọc những lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong những Bức Thư Gửi Cho Các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 1979 về những nơi tín hữu, bị thiếu linh mục bởi một chế độ độc tài, đến gặp gỡ nhau ở một nhà thờ hay một đền thánh, đặt lên bàn thờ chiếc giây stola họ vẫn giữ được và đọc các kinh nguyện của phụng vụ Thánh Thể, giữ thinh lặng “vào lúc tương đương với việc biến thể” như một dấu hiệu cho thấy “họ thiết tha khao khát nghe những lời mà chỉ có công hiệu khi được thốt ra từ môi miệng của vị linh mục” (214) ra sao. Ư thức như thế, và quan tâm tới thiện ích khôn sánh xuất phát từ việc cử hành Thánh Thể, tôi xin tất cả các linh mục hăy sẵn sàng và thường xuyên bao nhiêu có thể viếng thăm các cộng đồng được kư thác cho việc chăm sóc mục vụ của ḿnh, kẻo các cộng đồng ấy vẫn cứ thiếu vắng bí tích yêu thương quá lâu.
Một h́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô hữu, làm phần tử trong Giáo Hội
76. Tầm quan trọng của Chúa Nhật như là Ngày của Giáo Hội - Dies Ecclesiae đem chúng ta về lại với mối liên hệ nội tại giữa cuộc chiến thắng của Chúa Giêsu trên sự dữ và sự chết, cũng như đến vai tṛ làm phần tử của chúng ta nơi thân ḿnh Giáo Hội này của Người. Vào Ngày của Chúa, mỗi một Kitô hữu tái nhận thức được chiều kích cộng đồng nơi đời sống của ḿnh như là một kẻ đă được cứu chuộc. Việc tham dự vào phụng vụ và lănh nhận Ḿnh Máu Chúa Kitô là những ǵ gia tăng và sâu đậm hóa việc chúng ta thuộc về Đấng đă chết cho chúng ta (cf. 1 Cor 6:19ff; 7:23). Thật vậy, bất cứ ai ăn Chúa Kitô th́ sống cho Người. Mầu nhiệm Thánh Thể giúp chúng ta hiểu được ư nghĩa sâu xa của communion sanctorum. Hiệp thông bao giờ cũng có một ư nghĩa theo chiều dọc và một ư nghĩa theo chiều ngang bất khả phân lư: nó là mối hiệp thông với Thiên Chúa và mối hiệp thông với anh chị em của chúng ta. Cả hai chiều kích này đồng qui một cách huyền nhiệm nơi tặng ân Thánh Thể. “Bất cứ nơi đâu mối hiệp thông với Thiên Chúa, tức là mối hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh, bị hủy hoại, th́ cái gốc rễ và nguồn mạch của mối hiệp thông giữa chúng ta với anh chị em của chúng ta cũng bị hủy diệt. Và bất cứ ở đâu chúng ta không sống hiệp thông với nhau, th́ mối hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi cũng không tồn tại và chân thực” (215). Được gọi làm phần tử của Chúa Kitô và nhờ đó là phần tử của nhau (cf. 1Cor 12:27), chúng ta là một thực tại được bắt nguồn về bản thể nơi Phép Rửa và được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, một thực tại đ̣i phải thể hiện một cách hữu h́nh nơi đời sống các cộng đồng chúng ta.
H́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô giáo rơ ràng là một h́nh thức của Giáo Hội và cộng đồng. Qua Giáo Phận và giáo xứ, những cơ cấu nền tảng của Giáo Hội ở một khu vực đặc biệt, mỗi cá nhân tín hữu có thể cụ thể cảm nghiệm thấy những ǵ là ư nghĩa được làm phần tử của Thân Ḿnh Chúa Kitô. Các Hội Đoàn, các pḥng trào trong Giáo Hội, các cộng đồng mới – với những đặc sủng sinh động của ḿnh bởi Thánh Linh ban cho v́ nhu cầu của thời đại chúng ta – cùng với những Tổ Chức của Đời Sống Tận Hiến, có một trách nhiệm đặc biệt trong việc giúp cho tín hữu ư thức rằng họ thuộc về Chúa (cf. Rm 14:8). Vấn đề tục hóa, với đặc tính sâu đậm của nó liên quan tới cá nhân chủ nghĩa, đă có những tác dụng hết sức tiêu cực trên các cá nhân bị cô lập và thiếu cảm quan thuộc về. Kitô giáo, ngày từ ban đầu của ḿnh, đă nhắm đến sự giao hảo đoàn kết, một hệ thống của những mối liên hệ liên lỉ được củng cố bởi việc nghe lời Chúa và thông phần Thánh Thể, và được Thánh Linh làm sinh động.
Linh đạo và văn hóa Thánh Thể
77. Ư nghĩa thay, các Nghị Phụ đă nói rằng “thành phần tín hữu Kitô giáo cần hiểu biết đầy đủ hơn nữa về mối liên hệ giữa Thánh Thể và cuộc sống hằng ngày của họ. Linh đạo Thánh Thể không phải chỉ là việc tham dự Thánh Lễ và tôn sùng Bí Tích Thánh. Nó bao gồm cả cuộc sống” (216). Nhận định này là những ǵ đặc biệt khôn ngoan đối với trường hợp của chúng ta ngày nay. Cần phải nh́n nhận rằng một trong những tác dụng trầm trọng nhất của t́nh trạng tục hóa vừa được đề cập tới đó là nó loại trừ đức tin Kitô giáo ra ngoài lề cuộc sống như thể đức tin chẳng có liên quan ǵ tới các sự vụ hằng ngày. Cái phù phiếm của lối sống – “như không có Thiên Chúa” – này giờ đây trở thành hiển nhiên với hết mọi người. Ngày nay cần phải tái nhận thức rằng Chúa Giêsu Kitô không phải chỉ là một niềm xác tín tư riêng hay một ư nghĩ trừu tượng, mà là một con người thực sự, một con người thuộc về lịch sử của loài người có khả năng canh tân đời sống của hết mọi con người nam nữ. Bởi thế, Thánh Thể, như nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, cần phải được chuyển dịch thành linh đạo, thành cuộc đời để sống “theo Thần Linh” (Rm 8:4ff; cf.Gal 5:16,25). Thật là ư nghĩa khi Thánh Phaolô, trong đoạn Thư gửi Tín Hữu Rôma là đoạn ngài kêu gọi thành phần thính giả của ngài hăy hiến dâng một việc tôn thờ thiêng liêng mới, cũng nói về nhu cầu cần phải thay đổi cách sống và suy nghĩ của họ: “Anh em đừng chiều theo thế gian này mà là hăy biến đổi bởi việc canh tân tâm trí của anh em, nhờ đó anh em có thể chứng tỏ những ǵ là ư muốn của Thiên Chúa, những ǵ là thiện hảo, đáng chấp nhận và vẹn toàn” (12:2). Như thế, vị Tông Đồ Dân Ngoại này nhấn mạnh đến cái liên hệ giữa việc tôn thờ thiêng liêng đích thực và nhu cầu cần đến một đường lối mới về hiểu biết và sống cuộc đời của ḿnh. Một phần toàn vẹn nơi h́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô hữu đó là cách thức suy nghĩ mới, “để chúng ta không c̣n là trẻ con bị nghiêng ngả và lôi cuốn theo hết mọi chiều gió lư thuyết” (Eph 4:14).
Thánh Thể và việc truyền bá phúc âm hóa các nền văn hóa
78. Như thế, từ những ǵ đă nói, rơ ràng là mầu nhiệm Thánh Thể đặt chúng ta vào cuộc đối thoại với những nền văn hóa khác nhau, thế nhưng một cách nào đó cũng thánh đố những nền văn hóa ấy (217). Tính chất liên văn hóa của việc tôn thờ mới này, logiké latreía, cần phải được nhận thấy. Sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô và việc tuôn đổ Thánh Thần là những biến cố có thể bao gồm hết mọi thực tại về văn hóa và mang đến cho nó men Phúc Âm. Thế nên chúng ta cần phải dấn thân cổ vơ việc truyền bá phúc âm hóa các nền văn hóa, ư thức rằng chính Chúa Kitô là sự thật cho hết mọi con người nam nữ cũng như cho toàn thể lịch sử của con người. Thánh Thể trở nên một tiêu chuẩn cho việc chúng ta thẩm định hết mọi sự Kitô Giáo gặp thấy nơi các nền văn hóa khác nhau. Trong tiến tŕnh nhận thức quan trọng này, chúng ta có thể cảm nhận trọn vẹn ư nghĩa của lời Thánh Phaolô kêu gọi, trong Bức Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Thessalonica, là “hăy thử hết mọi sự; và giữ lấy những ǵ là thiện hảo” (5:21).
Thánh Thể và thành phần giáo dân
79. Nơi Chúa Kitô, Đầu của Thân Ḿnh Người là Giáo Hội, tất cả mọi Kitô hữu đều là “một chủng tộc được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, một quốc gia thánh hảo, một dân được Người nhận là của riêng ḿnh, để loan truyền các công việc lạ lùng của Người” (1Pt 2:9). Thánh Thể, như một mầu nhiệm cần phải “sống”, gặp gỡ chúng ta như chúng ta là, và làm cho cuộc sống cụ thể của chúng ta thành nơi chúng ta cảm nghiệm thấy hằng ngày cái mới mẻ sâu xa của đời sống Kitô hữu. Hy tế Thánh Thể nuôi dưỡng và làm gia tăng trong chúng ta tất cả những ǵ chúng ta đă lănh nhận nơi Phép Rửa, với ơn gọi nên thánh của bí tích này (218) và ơn gọi này cần phải hiển nhiên sáng tỏ nơi cách thức cá nhân Kitô hữu sống cuộc đời của ḿnh. Ngày qua ngày chúng ta trở thành “việc tôn thờ hài ḷng Thiên Chúa” bằng việc sống cuộc đời của chúng ta như là một ơn gọi. Bắt đầu với cộng đồng phụng vụ, chính bí tích Thánh Thể sai phái chúng ta đi, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, để làm hết mọi sự cho vinh quang của Thiên Chúa.
Và v́ thế giới này là một “thửa ruộng” (Mt 13;38), nơi Thiên Chúa gieo trồng con cái của ḿnh như hạt giống tốt, thành phần Kitô hữu giáo dân, bởi Phép Rửa và Thêm Sức của ḿnh, và được kiên cường bằng Thánh Thể, được kêu gọi sống trọn cái hoàn toàn mới mẻ do Chúa Kitô mang lại ở bất cứ nơi nào họ sống” (219). Họ cần phải vun sới ước vọng là làm sao để Thánh Thể luôn tác dụng sâu xa hơn nơi đời sống thường nhật của họ, làm cho họ trở thành những chứng nhân sống động ở nơi làm việc và ở chung trong xă hội (220). Tôi khuyến khích đặc biệt là các gia đ́nh hăy rút lấy hứng khởi và sức mạnh từ bí tích này. T́nh yêu giữa nam nữ, hướng về sự sống, và việc nuôi dưỡng con cái là những lănh vực đặc biệt, trong đó Thánh Thể có thể tỏ quyền năng của ḿnh ra trong việc biến đổi cuộc sống và cống hiến cho nó tất cả ư nghĩa (221). Các vị mục tử của Giáo Hội cần phải không ngừng nâng đỡ, hướng dẫn và khuyến khích thành phần tín hữu giáo dân hăy sống trọn vẹn ơn gọi nên thánh của họ trong một thế giới được Thiên Chúa yêu thương đến nỗi đă ban Con ḿnh để trở thành ơn cứu độ của nó (cf. Jn 3:16).
Thánh Thể và linh đạo linh mục
80. H́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô hữu được thấy một cách đặc biệt nơi thiên chức linh mục. Linh đạo linh mục tự bản chất là Thánh Thể. Những hạt giống của linh đạo này đă được thấy nơi những lời nói của vị Giám Mục trong phụng vụ truyền chức: “Hăy lănh nhận lấy của lễ của dân thánh dâng lên Thiên Chúa. Hăy ư thức những ǵ con làm, hăy bắt chước những ǵ con cử hành, và hăy làm cho đời ḿnh nên một với mầu nhiệm thập giá Chúa” (222). Để cống hiến một h́nh thức Thánh Thể luôn cao cả hơn cho cuộc sống của ḿnh, vị linh mục, bắt đầu từ những năm c̣n ở chủng viện, cần phải lấy đời sống thiêng liêng của ḿnh là những ǵ ưu tiên hơn hết (223). Ngài được kêu gọi không ngừng t́m kiếm Thiên Chúa, trong khi vẫn ḥa hợp với các quan tâm của anh chị em ḿnh. Một đời sống thiêng liêng tha thiết sẽ giúp cho ngài có thể tiến sâu hơn vào mối hiệp thông với Chúa và để cho ḿnh được t́nh yêu Thiên Chúa chiếm đoạt, luôn làm chứng cho t́nh yêu ấy, thậm chí trong những lúc tối tăm nhất và khó khăn nhất. Để được như thế, tôi hợp với các Nghị Phụ kêu gọi “hằng ngày cử hành Thánh Lễ, kể cả lúc không có tín hữu tham dự” (224). Lời khuyên này là những ǵ hợp với giá trị khách quan vô cùng của hết mọi lần cử hành Thánh Thể, và được tác động bởi hoa trái thiêng liêng đặc biệt của Thánh Lễ. Nếu được cử hành một cách tràn đầy đức tin và chuyên chú, Thánh Lễ là những ǵ h́nh thành theo ư nghĩa sâu xa nhất của ngôn từ, v́ Thánh Lễ giúp vào việc linh mục nên giống Chúa Kitô và củng cố ngài sống ơn gọi của ḿnh.
Thánh Thể và đời sống tận hiến
81. Mối liên hệ của Thánh Thể với những ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội được đặc biệt thấy sống động nơi “chứng từ ngôn sứ của những con người nam nữ tận hiến, thành phần t́m thấy nơi việc cử hành Thánh Thể cũng như nơi việc tôn thờ Thánh Thể sức mạnh cần thiết cho việc trọn vẹn theo Chúa Kitô, vâng lời, nghèo khó và thanh tịnh” (225). Mặc dù họ cống hiến nhiều dịch vụ ở lănh vực đào luyện con người và chăm sóc cho kẻ nghèo, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, những con người nam nữ tận hiến biết rằng mục đích chính yếu của đời sống họ là “chiêm niệm những sự thần linh và liên lỉ hiệp nhất với Thiên Chúa trong nguyện cầu” (226). Việc đóng góp thiết yếu được Giáo Hội mong đợi nơi những con người tận hiến ở nơi lănh vực là nhiều hơn là lănh vực làm. Ở đây tôi muốn tái khẳng định tầm quan trọng của chứng từ đồng trinh, liên hệ chính yếu tới mầu nhiệm Thánh Thể. Ngoài mối liên hệ của ḿnh với đời sống độc thân linh mục, mầu nhiệm Thánh Thể cũng có một mối liên hệ nội tại với đức đồng trinh của đời tận hiến, v́ đức đồng trinh của đời tận hiến này là một biểu lộ của ḷng sùng mộ duy nhất của Giáo Hội đối với Chúa Kitô, Đấng được Giáo Hội chấp nhận là Phu Quân của ḿnh bằng một ḷng trung thành tận tuyệt và thành quả (227). Nơi Thánh Thể, đức đồng trinh của đời sống tận hiến t́m thấy được niềm hứng khởi và dưỡng chất cho việc nó hoàn toàn hiến thân cho Chúa Kitô. Ngoài ra, đức đồng trinh tận hiến c̣n có được niềm phấn khởi và sức mạnh để trở thành một dấu hiệu, cả ở trong thời đại của chúng ta nữa, cho t́nh yêu ưu ái và phong phú của Thiên Chúa đối với nhân loại. Sau hết, bằng chứng từ đặc biệt của ḿnh, đời sống tận hiến trở thành một dấu chỉ khách quan và là điềm báo về “lễ thành hôn của Con Chiên” (Rev 19:7-9) là đích điểm của toàn thể lịch sử cứu độ. Theo chiều hướng ấy, nó hướng tới chân trời cánh chung là cứ điểm cho những chọn lựa và các quyết định cho đời sống của hết mọi con người nam nữ.
Thánh Thể và việc biến đổi về luân lư
82. Trong việc nhận thức vẻ đẹp của h́nh thức Thánh Thể nơi đời sống Kitô hữu, chúng tôi cũng được dẫn tới chỗ suy nghĩ về nghị lực luân lư được Thánh Thể chính thức cung cấp để duy tŕ niềm tự do đích thực của thành phần con cái Thiên Chúa. Ở đây, tôi muốn nêu lên một cuộc bàn luận xẩy ra trong Thượng Nghị về mối liên hệ giữa h́nh thức Thánh Thể của đời sống và việc biến đổi về luân lư. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nói rằng đời sống luân lư “có giá trị của một thứ ‘tôn thờ thiêng liêng’ (Rm 12:1; cf. Phil 3:3), xuất phát từ và được nuôi dưỡng bởi nguồn mạch vô tận của sự thánh thiện cùng việc tôn vinh Thiên Chúa nơi các bí tích, nhất là nơi Thánh Thể: bằng việc thông dự vào hy tế Thập Giá, Kitô hữu dự phần vào t́nh yêu tự hiến của Chúa Kitô và được trang bị và sai đi sống cũng đức bác ái ấy nơi tất cả mọi ư nghĩ của họ và việc làm của họ” (228). Tóm lại, “chính việc tôn thờ”, mối hiệp thông Thánh Thể, là những ǵ bao gồm thực tại vừa được yêu và vừa yêu thương lại kẻ khác. Một Thánh Thể không vươn tới chỗ tỏ ra những thực hành cụ thể của t́nh yêu th́ nội tại bị phân mảnh” (229).
Lời kêu gọi này về giá trị luân lư của việc tôn thờ thiêng liêng không được giải thích một cách thuần luân lư. Trước hết nó là một khám phá của t́nh yêu đầy niềm vui đang diễn ra nơi tâm hồn của những ai chấp nhận tặng ân của Chúa, phó ḿnh cho Người nhờ đó được tự do thật sự. Việc biến đổi về luân lư tiềm tàng nơi việc tôn thờ mới do Chúa Kitô thiết lập này là một khát vọng thiết tha trong việc đáp ứng t́nh yêu của Chúa bằng cả con người của ḿnh, trong khi vẫn luôn ư thức về nỗi hèn yếu của ḿnh. Điều này được phản ảnh rơ ràng nơi câu truyện về Zacchaeus (cf Lk 19:1-10). Sau khi đón mừng Chúa Giêsu vào nhà của ḿnh, viên thu thuế này hoàn toàn thay đổi: ông đă quyết định cống hiến nửa phần gia tài của ḿnh cho người nghèo và trả lại gấp bốn cho những ai ông đă lường gạt. Cái đột biến về luân lư này xuất phát từ việc đón tiếp Chúa Giêsu vào đời sống của ḿnh là hoa trái của ḷng tri ân v́ đă cảm nghiệm được sự gần gũi của Chúa ḿnh không xứng đáng.
Tính chất nhất quán của Thánh Thể
83. Ở đây cần phải quan tâm tới những ǵ được các Nghị Phụ diễn tả như là nhất quán tính của Thánh Thể, một phẩm tính mà đời sống chúng ta được khách quan kêu gọi để hiện thực. Việc tôn thờ làm hài ḷng Thiên Chúa không bao giờ lại là một vấn đề thuần riêng tư, mà không gây ra những hậu quả cho những mối liên hệ của chúng ta với những người khác: nó đ̣i một chứng từ công khai cho niềm tin của chúng ta. Hiển nhiên đó là điều đúng đối với tất cả mọi thành phần chịu phép rửa, tuy nhiên nó đặc biệt là trách nhiệm đối với những ai, bởi vị thể xă hội hay chính trị của ḿnh, cần phải có những quyết định liên quan tới những giá trị căn bản, như vấn đề tôn trọng sự sống con người, bênh vực nó từ lúc thụ thai tới khi tự nhiên qua đi, gia đ́nh được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, tự do giáo dục con cái của ḿnh và cổ vơ công ích nơi tất cả mọi h́nh thức của nó (230). Những giá trị này không phải là những ǵ có thể mang ra thương lượng. Bởi thế, các chính trị gia và lập pháp gia Công giáo, ư thức được trách nhiệm nặng nề của ḿnh trước xă hội, cần phải cảm thấy đặc biệt, căn cứ vào một thứ lương tâm được đào luyện thích đáng, có trách nhiệm nêu lên và ủng hộ các luật lệ được tác động bởi những thứ giá trị được bắt nguồn nơi bản tính nhân loại (231). Có một mối liên hệ khách quan ở đây với Thánh Thể (cf.1Cor 11:27-29). Các vị Giám Mục buộc phải liên lỉ tái khẳng định những thứ giá trị này như là một phần trách nhiệm của các vị đối với đàn chiên được ủy nhiệm cho các vị (232).