TÔNG HUẤN

 BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG  SACRAMENTUM CARITATIS
  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

 về

Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh

của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch trực tiếp từ

mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html

(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn

làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)

 

 

 

Phần Ba

 

 THÁNH THỂ,

MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI ĐƯỢC SỐNG

 

 “Như Cha hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào th́ ai ăn Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như thế”

(Jn 6:57)

 

 

Thánh Thể,

một mầu nhiệm cần phải cống hiến cho thế giới

 

Thánh Thể, tấm bánh bẻ ra ban sự sống cho thế giới

 

88.       “Bánh Tôi ban cho các người là thịt Tôi cho thế gian được sự sống” (Jn 6:51). Nơi những lời này Chúa Kitô mạc khải ư nghĩa đích thực của tặng ân sự sống Người ban cho tất cả mọi người. Những lời ấy cũng cho thấy ḷng cảm thương sâu xa của Người đối với hết mọi con người nam nữ. Các Phúc Âm thường nói về việc Chúa Giêsu tỏ ra cảm xúc với những người khác, nhất là thành phần khổ đau và tội nhân (cf. Mt 20:34; Mk 6:34; Lk 19:41). Bằng một cảm tính hết sức nhân bản, Người bày tỏ ư muốn cứu độ của Thiên Chúa đối với tất cả mọi người – để họ được sự sống chân thực. Mỗi cử hành Thánh Thể đều hiện thực hóa một cách bí tích tặng ân sự sống của Đấng Tử Giá cho chúng ta cũng như cho toàn thế giới. Nơi Thánh Thể Chúa Giêsu cũng làm cho chúng ta trở thành chứng nhân cho ḷng thương cảm của Thiên Chúa đối với tất cả mọi anh chị em chúng ta. Mầu nhiệm Thánh Thể như thế làm phát sinh một thứ phục vụ bác ái đối với tha nhân, một thứ dịch vụ “bao gồm ở chính sự kiện là, trong Thiên Chúa và với Thiên Chúa, tôi yêu thương thậm chí người tôi không thích hay thậm chí không biết. Điều này chỉ có thể xẩy ra từ một cuộc gặp gỡ sâu xa với Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ trở thành một mối hiệp thông về ư muốn, thậm chí ảnh hưởng cả đến các cảm t́nh của tôi. Nhờ đó, tôi nh́n người khác không chỉ đơn thuần bằng con mắt và cảm t́nh của tôi, mà c̣n theo quan điểm của Chúa Giêsu Kitô” (240). Nơi tất cả những người tôi gặp gỡ, tôi đều nh́n nhận là những người anh  em hay chị em được Chúa ban sự sống của Người cho, yêu thương họ “cho tới cùng” (Jn 13:1). Các cộng đồng của chúng ta, khi họ cử hành Thánh Thể, cần phải ư thức hơn bao giờ hết là hy tế của Chúa Kitô là để cho tất cả mọi người, và v́ thế Thánh Thể thúc đẩy tất cả những ai tin vào Người trở thành “tấm bánh bẻ ra” cho kẻ khác, và hoạt động để xây dựng một thế giới chân chính và huynh đệ hơn. Ư thức được biến cố bánh và cá hóa nhiều, chúng ta cần nhận thức rằng ngày nay Chúa Kitô vẫn tiếp tục kêu gọi các môn đệ của Người đích thân dấn thân: “Chính các con hăy kiếm một cái ǵ đó cho họ ăn đi” (Mt 14:16). Mỗi người trong chúng ta thực sự được kêu gọi, cùng với Chúa Giêsu, trở thành tấm bánh bẻ ra nuôi sống thế gian.

 

Những hàm ư về xă hội tính nơi mầu nhiệm Thánh Thể

 

89.       Mối hiệp nhất với Chúa Kitô có được bởi Thánh Thể cũng mang tới một tính cách mới mẻ cho những liên hệ xă hội nữa: “Cái ‘thần bí’ về bí tích này cũng có tính chất xă hội”. Thật vậy, “mối hiệp thông với Chúa Kitô cũng là mối hiệp thông với tất cả những ai được Người ban ḿnh cho. Tôi không thể chiếm hữu Chúa Kitô cho riêng ḿnh tôi; tôi có thể thuộc về Người chỉ ở nơi mối hiệp nhất với tất cả những ai đă trở nên hay những ai sẽ trở nên của riêng Người” (241). Mối liên hệ giữa mầu nhiệm Thánh Thể và việc dấn thân về xă hội cần phải trở thành tỏ tường hiện lộ. Thánh Thể là bí tích hiệp thông giữa những người anh chị em được ḥa giải trong Chúa Kitô, Đấng đă làm cho người Do Thái và dân ngoại thành một dân tộc duy nhất, phá đổ bức tường hận thù phân rẽ họ (cf Eph 2:14). Chỉ nguyên động lực liên lỉ này hướng về việc ḥa giải mới giúp chúng ta có thể xứng đáng lănh nhận Ḿnh và Máu Chúa Kitô (cf. Mt 5:23-24) (242). Trong việc tưởng niệm hy tế của ḿnh, Chúa Kitô gia tăng mối hiệp thông huynh đệ của chúng ta, và đặc biệt thúc giục những ai xung khắc hăy mau mắn làm ḥa với nhau bằng việc cởi mở đối thoại và dấn thân cho công lư. Thật sự là việc phục hồi công lư, ḥa giải và tha thứ là những điều kiện để xây dựng một nền ḥa b́nh chân thực (243). Việc nhận biết sự kiện ấy dẫn đến chỗ cương quyết biến đổi những cơ cấu bất chính và phục hồi việc tôn trọng phẩm vị của tất cả mọi con người nam nữ được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa. Bằng việc hoàn trọn cụ thể trách nhiệm này, Thánh Thể trở thành trong đời những ǵ Thánh Thể biểu hiệu nơi việc cử hành Thánh Thể. Như tôi đă có dịp nói, công việc thích đáng của Giáo Hội không phải là tham gia vào hoạt động chính trị để mang lại một xă hội chân chính nhất có thể; tuy nhiên, Giáo Hội không thể và không được đứng ngoài lề trong cuộc tranh đấu cho công lư. Giáo Hội “cần phải đóng vai tṛ của ḿnh bằng lập luận hữu lư và Giáo Hội cần phải làm bừng lên lại nghị lực thiêng liêng là những ǵ nếu thiếu vằng th́ thứ công lư luôn đ̣i hỏi hy sinh không thể nào thắng thế và phát triển được” (244).

 

Trong việc bàn đến trách nhiệm xă hội của tất cả mọi Kitô hữu, các Nghị Phụ đă nhận định rằng hy tế của Chúa Kitô là một mầu nhiệm giải phóng hằng liên lỉ và khăng khăng thách đố chúng ta. Bởi thế, tôi thôi thúc tất cả mọi tín hữu hăy trở thành những cổ động viên chân thực của ḥa b́nh và công lư: “Tất cả những ai lănh nhận Thánh Thể cần phải dấn thân đi xây dựng ḥa b́nh trong thế giới của chúng ta đang bị hằn vết bởi bạo lực và chiến tranh, nhất là ngày nay, bởi khủng bố, bại hoại kinh tế và khai thác t́nh dục” (245). Tất cả những vấn đề này ngược lại gây ra những vấn đề khác không kém phần rắc rối và nản ḷng. Chúng ta biết rằng không thể nào có được những giải pháp nông nổi cho những vấn đề này. Chính v́ mầu nhiệm chúng ta cử hành đây, mà chúng ta phải vạch trần những trường hợp phản nghịch với phẩm vị của con người, v́ Chúa Kitô đă đổ máu ḿnh ra cho tất cả mọi người, và đồng thời khẳng định giá trị khôn lường của mỗi một cá thể con người.

 

Thứ lương thực chân lư và nhu cầu của con người

 

90.       Chúng ta không thể thụ động trước một số tiến tŕnh toàn cầu hóa không phải là không thường xuyên làm gia tăng khoảng cách giữa thành phần giầu và thành phần nghèo trên thế giới. Chúng ta cần phải điểm mặt những ai phung phí các kho tàng của trái đất này, tạo nên những ǵ bất quân b́nh thấu tới tận trời cao (cf. Jas 5:4). Chẳng hạn không thể nào lại câm lặng trước “những h́nh ảnh đau ḷng về những khu trại rộng lớn trên khắp thế giới giành cho những con người tản cư và tị nạn, thành phần đang sống trong những điều kiện tạm thời thay thế để thoát khỏi một mệnh số tệ hơn, tuy nhiên vẫn ở trong t́nh trạng thiếu thốn cách thê thảm. Những con người này không phải là những người anh chị em của chúng ta hay sao? Con cái của họ không vào đời với cùng những mong ước được hạnh phúc hợp lư như những trẻ em khác hay sao?” (246). Chúa Giêsu, bánh sự sống đời đời, là những ǵ thôi thúc chúng ta lưu ư tới những trường hợp cực bần cùng là t́nh trạng một phần lớn nhân loại vẫn đang sống: đó là những trường hợp v́ thế con người phải có một trách nhiệm rơ ràng và băn khoăn lo lắng. Thật vậy, “theo các dữ kiện thống kê sẵn có th́ có thể nói rằng gần một nửa những số tiền khổng lồ được chi tiêu trên thế giới này cho những thứ vơ trang sẽ dư đủ để giải phóng muôn vàn người nghèo khỏi t́nh trạng thiếu thốn. Điều này là những ǵ thách đố lương tâm của con người. Việc dấn thân chung của chúng ta cho chân lư có thể và cần phải cống hiến niềm hy vọng mới cho những con người sống dưới mức nghèo khổ, gây ra bởi những t́nh trạng liên quan tới những liên hệ về chính trị, thương mại và văn hóa quốc tế hơn là do những hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của con người” (247).

 

Lương thực sự thật này đ̣i hỏi rằng chúng ta vạch trần những trường hợp phi nhân, trong đó con người bị đói tới chết v́ bất công và bị khai thác, và lương thực ấy cống hiến cho chúng ta một sức mạnh và ḷng can đảm mới để không ngừng hoạt động phục vụ nền văn minh yêu thương. Từ ban đầu, Kitô hữu quan tâm tới việc chia sẻ những sản vật của ḿnh (cf Acts 4:32) và giúp đỡ người nghèo (cf Rm 15:26). Những tiền cúng được quyên góp trong các cộng đồng phụng vụ của chúng ta là một nhắc nhớ hùng hồn về điều ấy, và chúng cũng cần thiết để đáp ứng các nhu cầu ngày nay. Những tổ chức bác ái của Giáo Hội, nhất là Caritas, thi hành ở các cấp độ khác nhau hoạt động quan trọng của việc trợ giúp thành phần thiếu thốn, nhất là những người bần cùng nhất. Được tác động bởi Thánh Thể, bí tích yêu thương, họ trở thành việc bày tỏ cụ thể của đức bác ái đó; họ cần phải được ca ngợi và phấn khích về việc dấn thân của họ cho t́nh đoàn kết trong thế giới của chúng ta.

 

Giáo huấn về xă hội của Giáo Hội

 

91.       Mầu nhiệm Thánh Thể soi động và thúc đẩy chúng ta can đảm hoạt động trong thế giới của chúng ta để mang lại việc canh tân các mối liên hệ có nguồn mạch vô tận nơi tặng ân của Thiên Chúa. Lời nguyện được chúng ta lập lại ở mỗi Thánh Lễ: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” buộc chúng ta làm hết mọi sự có thể, hợp tác với những tổ chức quốc tế, quốc gia và tư nhân, để chấm dứt hay ít là giảm thiểu sự dữ nghèo khổ và mạo dưỡng đang hành hạ rất nhiều triệu con người trong thế giới của chúng ta, nhất là ở các quốc gia đang tiến triển. Một cách đặc biệt, người Kitô hữu giáo dân, được đào luyện ở học đường Thánh Thể, được kêu gọi để lănh nhận những trách nhiệm đặc biệt của ḿnh về chính trị và xă hội. Muốn làm điều này, họ cần phải được sửa soạn đầy đủ bằng việc huấn luyện cụ thể về bác ái và công lư. Để đạt được mục đích ấy, Thượng Nghị cho là cần thiết đối với các Giáo Phận và các cộng đồng Kitô hữu trong việc giảng dạy và cổ vơ giáo huấn về xă hội của Giáo Hội (248). Nơi di sản quí báu được truyền lại từ truyền thống sơ khai nhất của Giáo Hội này, chúng ta thấy những yếu tố của đức khôn ngoan cao cả là những ǵ hướng dẫn Kitô hữu trong việc họ tham gia vào những vấn đề xă hội nóng bỏng ngày nay. Giáo huấn này, hoa trái của toàn thể lịch sử Giáo Hội, được nổi bật nhờ tính chất thực tiễn và điều ḥa; nó có thể giúp tránh được những dung ḥa lầm lẫn hay những mơ tưởng sai lầm.

 

Việc thánh hóa thế giới và việc bảo vệ thiên nhiên

 

92.       Sau hết, để khai triển một linh đạo Thánh Thể sâu xa là những ǵ cũng có khả năng tác dụng cơ cấu xă hội, dân Kitô giáo, khi nhờ Thánh Thể dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cần phải ư thức rằng họ làm như thế nhân danh tất cả mọi tạo vật, bằng ước muốn thánh hóa thế giới và bằng việc thiết tha hoạt động cho tới cùng (249). Chính Thánh Thể mănh liệt soi sáng lịch sử loài người và toàn thể vũ trụ. Nơi quan điểm về bí tích này, chúng ta hằng ngày học biết rằng hết mọi biến cố của Giáo Hội là một thứ dấu chỉ Thiên Chúa muốn dùng để tỏ ḿnh ra và thách đố chúng ta. H́nh thức sự sống của Thánh Thể bởi vậy có thể giúp nuôi dưỡng một thay đổi thực sự nơi đường lối chúng ta đi làm lịch sử và thế giới. Chính phụng vụ dạy chúng ta điều này, ở chỗ, trong khi dâng của lễ, vị linh mục dâng lên Thiên Chúa một lời nguyện chúc tụng và thỉnh cầu trên bánh và rượu, “hoa mầu của ruộng đất”, “hoa trái của cây nho” và “lao công của con người”. Với những lời ấy, nghi thức này chẳng những bao gồm nơi việc hiến dâng của chúng ta lên Thiên Chúa tất cả những nỗ lực và hoạt động của con người mà c̣n dẫn chúng ta đến chỗ thấy thế giới này như là những ǵ được Thiên Chúa tạo thành, những ǵ mang lại hết mọi sự chúng ta cần cho việc dinh dưỡng của chúng ta. Thế giới này không phải là một cái ǵ đó lănh đạm, không phải là thứ nguyên chất cần phải được tận dụng hoàn toàn như chúng ta thấy cần. Trái lại, nó thuộc về dự án tốt lành của Thiên Chúa, trong đó chúng ta tất cả được kêu gọi làm con cái nam nữ nơi Người Con duy nhất của Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô (cf. Eph 1:4-12). Mối quan tâm có lư về những đe dọa cho môi trường đang xẩy ra nơi rất nhiều phần đất trên thế giới là những ǵ được củng cố bởi niềm hy vọng Kitô giáo, niềm hy vọng thúc bách chúng ta hoạt động một cách hữu trách trong việc bảo vệ thiên nhiên tạo vật (250). Mối liên hệ giữa Thánh Thể và vũ trụ giúp chúng ta thấy được mối hiệp nhất của dự án Thiên Chúa và nắm bắt được mối liên hệ sâu xa giữa việc tạo dựng và “việc tân tạo” được khai mở nơi cuộc phục sinh của Chúa Kitô, tân Adong. Thậm chí lúc này đây chúng ta đang tham phần vào việc tân tạo ấy bởi Phép Rửa của chúng ta (cf. Col 2:12ff.). Đời sống Kitô hữu chúng ta, được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể, cống hiến cho chúng ta một thoáng nh́n về tân thế giới ấy – trời mới đất mới – nơi tân Gia Liêm từ trời xuống, từ Thiên Chúa, “trang điểm diễm lệ như cô dâu nghênh đón tân lang” (Rev 21:2).

 

Việc hữu dụng của một Cuốn Tổng Lược về Thánh Thể

 

93.       Kết thúc những suy tư này, trong đó tôi đă lấy một số những đề tài được nêu lên trong Thượng Nghị, tôi cũng muốn chấp nhận bản dự thảo được các Nghị Phụ khai triển như một phương tiện giúp dân Kitô hữu tin tưởng, cử hành và sống trọn vẹn hơn bao giờ hết mầu nhiệm Thánh Thể. Các văn pḥng có thẩm quyền của Ṭa Thánh Rôma sẽ ban hành một cuốn Tổng Lược là cuốn thu tập những điều từ cuốn Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, những kinh nguyện, những lời dẫn giải về Kinh Nguyện Thánh Thể của Sách Lễ Rôma và những trợ giúp hữu dụng khác để hiểu biết, cử hành và tôn thờ một cách đúng đắn Bí Tích Bàn Thờ này (251). Tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp vào việc làm cho sự tưởng nhớ đến Cuộc Vượt Qua của Chúa càng ngày càng trở thành nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội. Cuốn sách này sẽ phấn khích mỗi một phần tử trong tín hữu việc làm cho đời sống của ḿnh trở thành một tác động thực sự của việc tôn thờ thiêng liêng.