TÔNG HUẤN

 BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG  SACRAMENTUM CARITATIS
  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

 về

Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh

của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch trực tiếp từ

mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html

(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn

làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)

 

 

 

Phần Ba

 

 THÁNH THỂ,

MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI ĐƯỢC SỐNG

 

 “Như Cha hằng sống đă sai Tôi và Tôi sống bởi Cha thế nào th́ ai ăn Tôi cũng sẽ sống bởi Tôi như thế”

(Jn 6:57)

 

 

Thánh Thể, một mầu nhiệm cần được loan báo

 

Thánh Thể và việc truyền giáo

 

84.       Trong bài giảng long trọng cử hành Thánh Thể đăng quang thừa tác vụ Thánh Phêrô của ḿnh, tôi đă nói rằng “không có ǵ tuyệt vời hơn là ngỡ ngàng trước Phúc Âm, trước cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Không có ǵ tuyệt vời hơn là biết được Người và nói cho những người khác về t́nh bằng hữu của chúng ta với Người” (233). Những lời này lại càng có ư nghĩa hơn nếu chúng ta nghĩ về mầu nhiệm Thánh Thể. T́nh yêu chúng ta cử hành nơi bí tích này không phải là một cái ǵ đó chúng ta có thể giữ riêng cho chúng ta. Bởi chính bản chất của ḿnh, t́nh yêu này cần phải được chia sẻ với tất cả mọi người. Những ǵ thế giới cần là t́nh yêu của Thiên Chúa; nó cần gặp gỡ Chúa Kitô và tin tưởng vào Người. Bởi thế Thánh Thể là nguồn mạch và là tột đỉnh chẳng những của đời sống Giáo Hội mà c̣n của sứ vụ Giáo Hội nữa: “một Giáo Hội Thánh Thể thực sự là một Giáo Hội truyền giáo” (234). Cả chúng ta cũng phải làm sao để có thể nói với anh chị em chúng ta một cách thâm tín rằng: “Những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe, chúng tôi cũng loan báo cho anh  em, nhờ đó anh em được giao kết với chúng tôi” (1Jn 1:3). Thật vậy, không ǵ tuyệt vời hơn là biết được Chúa Kitô và làm cho những người khác nhận biết Người. V́ thế, việc thiết lập Thánh Thể hướng tới chính tâm điểm của sứ vụ Chúa Giêsu: Người là Đấng được Cha sai để cứu chuộc thế giới (cf Jn 3:16-17; Rm 8:32). Ở Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu kư thác cho các môn đệ của Người bí tích hiện thực hóa hy tế bản thân của Người cho phần rỗi của tất cả chúng ta, tuân theo ư muốn của Chúa Cha. Chúng ta không thể tiến đến với bàn tiệc Thánh Thể mà lại không được lôi kéo vào sứ vụ này, một sứ vụ vươn tới tất cả mọi người, bắt đầu từ chính con tim của Thiên Chúa. Bởi thế, việc vươn trải tuyền giáo là một phần thiết yếu của h́nh thức Thánh Thể của đời sống Kitô giáo.

 

Thánh Thể và việc làm chứng nhân

 

85.       Sứ vụ đầu tiên và nồng cốt chúng ta lănh nhận từ các mầu nhiệm thánh chúng ta cử hành đó là sứ vụ làm chứng bằng đời sống của chúng ta. Nỗi ngỡ ngàng chúng ta cảm nghiệm thấy nơi tặng ân Thiên Chúa thực hiện cho chúng ta trong Chúa Kitô cống hiến cho đời sống của chúng ta tác lực mới và thúc đẩy chúng ta trở thành những nhân chứng cho t́nh yêu của Người. Chúng ta trở thành những chứng nhân, khi mà, qua các hành động, ngôn từ và cách hiện hữu của chúng ta, Đấng Khác được trở nên hiện diện. Chứng từ có thể được diễn tả như phương tiện nhờ đó sự thật về t́nh yêu của Thiên Chúa đến với những con người nam nữ trong lịch sử, mời gọi họ tự do chấp nhận cái mới mẻ toàn vẹn này. Nhờ chứng từ, người ta có thể nói Thiên Chúa cởi mở trước cái nguy cơ tự do của con người. Chính Chúa Giêsu là nhân chứng trung thành và đích thực (cf. Rev 1:5;3:14), Đấng đă đến để làm chứng cho sự thật (cf. Jn 18:37). Ở đây tôi muốn chia sẻ về một quan niệm thân thương với các Kitô hữu sơ khai, một quan niệm cũng hùng hồn nói với chúng ta hôm nay đây: đó là, chứng từ cho đến độ hiến sự sống ḿnh, đến độ tử đạo. Suốt gịng lịch sử của Giáo Hội, điều này bao giờ cũng được thấy như tột đỉnh của việc tôn thờ thiêng liêng mới: “Hăy hiến dâng thân xác của anh em” (Rm 12:1). Người ta nghĩ, chẳng hạn, đến tŕnh thuật cuộc tử đạo của Thánh Polycarp thành Smyrna, người môn đệ của Thánh Gioan: tất cả thảm kịch được diễn tả như là một thứ phụng vụ, với chính vị tử đạo trở thành Thánh Thể (235). Chúng ta cũng có thể nhắc lại h́nh ảnh Thánh Thể được Thánh Ignatiô thành Antioch diễn tả cuộc tử đạo sắp xẩy ra của ngài: ngài thấy ḿnh như “hạt lúa miến của Thiên Chúa” và muốn qua việc tử đạo trở thành “tấm bánh tinh tuyền của Chúa Kitô” (236). Kitô hữu hiến sự sống ḿnh bằng việc tử đạo được hoàn toàn hiệp thông với Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô và nhờ đó trở thành Thánh Thể với Người. Cả ngày nay nữa, Giáo Hội không thiếu các vị tử đạo là thành phần cống hiến chứng từ cao cả cho t́nh yêu của Thiên Chúa. Cho dù việc thử thách tử đạo không đ̣i hỏi nơi chúng ta, chúng ta biết rằng việc tôn thờ hài ḷng Thiên Chúa đ̣i hỏi là chúng ta cần phải sửa dọn tử đạo trong ḷng (237). Việc tôn thờ này đạt đến tột đỉnh nơi chứng từ hân hoan và chinh phục của một đời sống Kitô giáo kiên tŕ, bất cứ ở đâu Chúa kêu gọi chúng ta làm chứng nhân của Người. 

 

Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất

 

86.       Việc nhấn mạnh tới mối liên hệ nội tại giữa Thánh Thể và sứ vụ cũng dẫn đến chỗ tái nhận thức được cái nội dung tối hậu của việc chúng ta công bố. T́nh yêu Thánh Thể nơi tâm can của dân Kitô giáo càng thiết tha th́ càng rơ ràng cho thấy họ nhận thức được mục đích của tất cả mọi sứ vụ đó là mang Chúa Kitô đến cho người khác. Không phải chỉ là một thứ lư thuyết hay một lối sống được Chúa Kitô tác động, mà là tặng ân của chính con người ḿnh. Bất cứ ai chia sẻ sự thật về t́nh yêu này với anh chị em ḿnh cũng chưa cống hiến đủ. Thánh Thể, là bí tích cứu độ của chúng ta, luôn nhắc nhở chúng ta về tính chất duy nhất của Chúa Kitô và ơn cứu độ đă được Người chiếm được cho chúng ta bằng máu của Người. Mầu nhiệm Thánh Thể, được tin tưởng và cử hành, đ̣i phải liên tục học hỏi giáo lư về nhu cầu đối với hết mọi người trong việc dấn thân vào một nỗ lực truyền giáo tập trung vào việc loan báo Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất (238). Điều này sẽ giúp tránh được một thứ kiến thức giảm thiểu thuần xă hội về công việc cổ vơ nhân bản quan trọng hiện hữu nơi hết mọi tiến tŕnh đích thực của việc truyền bá phúc âm hóa.

 

Việc tự do thờ phượng

 

87.       Theo chiều hướng ấy, tôi muốn lập lại mối quan tâm được các Nghị Phụ bày tỏ về những khó khăn trầm trọng ảnh hưởng tới sứ vụ của các cộng đồng Kitô hữu tại những miền Kitô hữu là một thiểu số hay ở những nơi họ bị khước từ quyền tự do tôn giáo (239). Chắc chắn chúng ta cần phải tạ ơn Chúa về tất cả các vị Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đang quảng đại dấn thân rao giảng Phúc Âm và thực hành đức tin của họ trong t́nh trạng nguy hiểm đến sự sống của họ. Ở không ít phần đất trên thế giới, chỉ nguyên việc đi nhà thờ thôi cũng cho thấy một chứng từ anh hùng là những ǵ có thể gây ra hậu quả bị loại trừ và hành hung. Ở đây nữa, tôi muốn tái khẳng định t́nh đoàn kết của toàn thể Giáo Hội với những ai bị khước từ quyền tự do thờ phượng. Như chúng ta biết, bất cứ nơi đâu thiếu vắng quyền tự do tôn giáo th́ dân chúng thiếu mất quyền tự do ư nghĩa nhất trong các quyền tự do, v́ nhờ niềm tin tưởng mà con người nam nữ bày tỏ quyết định sâu xa nhất của ḿnh về ư nghĩa tối hậu của đời sống ḿnh. Bởi thế, chúng ta hăy cầu nguyện cho quyền tự do nhiều hơn ở hết mọi quốc gia, nhờ đó Kitô hữu, cũng như các tín đồ thuộc những tôn giáo khác, có thể tự do bày tỏ những niềm xác tín của ḿnh, với cả tư cách cá nhân cũng như cộng đồng.