Định Hướng Học Hỏi

 

 Ba Mệnh Lệnh Fatima Linh Đạo Sống Thánh và Sứ Vụ Tông Đồ

 

  fatimabinakayan2.jpg our lady of Fatima image by gaudeamus_igitur_photos

 

 

N

ếu biến cố Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991 chẳng những không làm cho Biến Cố Fatima trở nên lỗi thời, trái lại, chính v́ sự kiện Nước Nga trở lại này hoàn toàn ứng nghiệm chính xác những ǵ Mẹ Maria đă tiên báo ở Fatima vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917 ở cuối phần thứ hai của Bí Mật Fatima, mà Sứ Điệp Fatima càng ngày càng trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết, nhất là trong một giai đoạn lịch sử có thể nói là thời hậu Cộng Sản hiện nay (v́ Nước Nga là nơi xuất phát chế độ Cộng Sản và tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản đă giải thể), một thời điểm liên quan tới phần thứ ba của Bí Mật Fatima, sau khi phần thứ hai liên quan tới chung hai cuộc thế chiến và riêng Nước Nga đă được ứng nghiệm. 

 

Chị Lucia là Tông Đồ Fatima tiên khởi với Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm

Ư thức được như thế, là Tông Đồ Fatima, chúng ta cần phải sống theo gương mẫu của vị Tông Đồ Fatima tiên khởi là Chị Nữ Tu Lucia, một trong ba Thiếu Nhi Fatima được thụ khải năm 1917. Trong ba Thiếu Nhi Fatima Chị Lucia quả thực đă được ơn gọi làm Tông Đồ Fatima ngay từ khi c̣n là Thiếu Nhi Fatima, ở chỗ, vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917, chị đă được Mẹ Maria cho biết như sau: “Ta sẽ sớm đem Giaxinta và Phanxicô về trời. Phần con cần phải ở lại thế gian lâu hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Đúng thế, cuộc đời gần 100 tuổi của Lucia (22/3/1907-13/2/2005) là “để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, tức làm Tông Đồ Fatima.

 

V́ Chúa Giêsumuốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ” và đồng thời Người lại chỉ “muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, chứ không dùng ai khác, sứ vụ Tông Đồ Fatima của Chị Lucia trực tiếp liên quan tới Mệnh Lệnh Fatima thứ ba là Tôn Sùng Mẫu Tâm, trong khi sứ vụ của Thiếu Nhi Fatima Phanxicô liên quan tới Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi, v́ Phanxicô được Đức Mẹ cho biết vào lần hiện ra thứ nhất là phải lần hạt mới được lên thiên đàng và v́ thế Phanxicô luôn cầm tràng hạt trong tay để an ủi Chúa Giêsu Ẩn Thân (hidden Jesus) của em, và sứ vụ của Thiếu Nhi Fatima Giaxinta liên quan tới Mệnh Lệnh Cải Thiên Đời Sống, v́ em bị tác dụng mạnh nhất bởi thị kiến hỏa ngục ở phần thứ nhất của Bí Mật Fatima ngày 13/7/1917, nên em sẵn sàng liên lỉ hy sinh tất cả mọi sự và mau mắn chấp nhận tất cả mọi sự cho phần rỗi của các tội nhân đáng thương cho họ khỏi sa hỏa ngục.

 

Ba Thiếu Nhi Fatima với Ba Sứ Vụ liên quan tới Ba Mệnh Lệnh Fatima

 

Như thế, ba Mệnh Lệnh Fatima thực sự liên quan mật thiết tới sứ vụ của ba Thiếu Nhi Fatima, nhất là nhờ sống trọn Mệnh Lệnh Fatima theo sứ vụ của riêng ḿnh, mà hai trong ba em là Phanxicô và Giaxinta đă được Giáo Hội tuyên phong Chân Phước ngày 13/5 trong Đại Năm Thánh 2000, và Chị Lucia cũng đă được Giáo Hội cho phép tiến hành án phong thánh sau đúng 3 năm qua đời (13/2/2005-2008), tức được châm chước 2 năm theo qui lệ 5 năm, như trường hợp Mẹ Têrêsa Calcutta được châm chước trên 3 năm (5/9/1997-26/7/1999) và Đức Gioan Phaolô II chỉ sau 42 ngày (2/4/2005-13/5/2005). Sở dĩ ba Mệnh Lệnh Fatima có thể giúp cho con người nên thánh và sống thánh như Thiếu Nhi Fatima Chân Phước Phanxicô và Giaxinta cũng như Tông Đồ Fatima Lucia, là v́, tự bản chất, ba Mệnh Lệnh Fatima chính là linh đạo Kitô giáo, một linh đạo tam cấp theo tu đức học, bao gồm bậc khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh.

 

Nếu bậc khởi sinh của tu đức Kitô giáo là giai đoạn bỏ ḿnh th́ bậc khởi sinh tu đức này rất ăn khớp với Mệnh Lệnh Fatima Cải Thiện Đời Sống. Nếu bậc tiến sinh của tu đức Kitô giáo là giai đoạn tiến vào nội tâm bằng đời sống suy niệm nguyện cầu th́ bậc tiến sinh tu đức này hợp với Mệnh Lệnh Fatima Lần Hạt Mân Côi. Nếu bậc hiệp sinh của tu đức Kitô giáo là giai đoạn sống nội tâm bằng việc kết hợp ư muốn ḿnh với ư muốn của Thiên Chúa, đến độ được hiệp nhất nên một với Người, có cùng một tâm tưởng và tác hành như Người, th́ Mệnh Lệnh Fatima Tôn Sùng Mẫu Tâm rất am hợp với giai đoạn tu đức hiệp sinh này - bởi v́, Trái Tim Mẹ ở Fatima là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội, một trái tim đă được Mẹ Maria tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy vào lần hiện ra thứ hai ngày 13/6/1917 bị một ṿng gai nhọn đâm vào, và là một trái tim như Chị Lucia được Mẹ giải thích cho biết vào ngày 10/12/1925 hằng liên lỉ bị những gai nhọn vô ơn và lộng ngôn của thành phần bạc nghĩa đâm vào, cần được đền tạ để rút chúng ra; bởi thế, những tâm hồn nào thực hành việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, có thể sẽ được Mẹ chia sẻ những tâm t́nh nhức nhối đớn đau của Mẹ trước tội lỗi của chung loài người và riêng Kitô hữu xúc phạm đến Chúa là Đấng “đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” (13/10/1917), những tâm t́nh chỉ khi nào linh hồn siêu thoát và hiệp nhất nên một với Chúa mới có được.

 

Căn cứ vào ba Mệnh Lệnh Fatima theo tam cấp tu đức học Kitô giáo trên đây, th́ phải chăng Thiếu Nhi Fatima Giaxinta nhỏ nhất liên quan tới Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống chỉ đạt tới bậc tu đức khởi sinh, Thiếu Nhi Fatima Phanxicô liên quan tới Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi chỉ ở vào bậc tu đức tiến sinh, và Thiếu Nhi Fatima kiêm Tông Đồ Fatima Lucia liên quan tới Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm đă đạt đến bậc tu đức hiệp sinh cao nhất?

 

Thật ra, ở Fatima Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống là mệnh lệnh chính và liên quan trực tiếp đến Chúa Giêsu Thánh Thể, bởi thế, con người cải thiện đời sống là con người trở về với Chúa Giêsu Thánh Thể đến độ chẳng những được hiệp thông thần linh với Người nhờ Phụng Vụ Thánh mà c̣n phản ảnh t́nh yêu thương đến cùng của Thánh Tâm Người qua đời sống bác ái yêu thương tha nhân, một t́nh trạng trọn lành yêu thương chỉ có thể xẩy ra nơi những tâm hồn nào ở bậc tu đức hiệp sinh. Cũng thế, ở Fatima, Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi mang tính cách vừa nội tâm vừa truyền giáo: nội tâm ở chỗ, “cầu kinh mân côi chẳng qua là cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”, như được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II định nghĩa trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ở đoạn 3, để rồi nhờ việc chiêm ngưỡng với ánh mắt và tâm t́nh của Mẹ Maria như thế tâm hồn được thông phần vào mối hiệp nhất nội tâm mật thiết giữa Mẹ và Chúa, và truyền giáo ở chỗ, nhờ việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” như Mẹ Maria thúc giục từng lần hiện ra ở Fatima, cầu với ánh mắt và tâm t́nh của Mẹ, tác dụng của việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” này sẽ mang lại ḥa b́nh cho thế giới theo ư định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, ở đoạn 40, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă viết về tác dụng của việc cầu Kinh Mân Côi nơi tâm hồn liên quan tới ḥa b́nh thế giới như sau:

 

·         Kinh Mân Côi tự bản chất của ḿnh là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh, v́ kinh này bao gồm việc chiêm ngắm Chúa Kitô, Vua Ḥa B́nh, Đấng là ‘ḥa b́nh của chúng ta’ (Eph 2:14). Ai liên kết ḿnh với mầu nhiệm của Chúa Kitô – một liên kết thực sự là mục đích của Kinh Mân Côi – th́ biết được bí quyết ḥa b́nh và biến bí quyết này thành dự án hoạt động cho cuộc sống của ḿnh. Ngoài ra, v́ tính cách suy niệm của kinh này, ở chỗ âm thầm liên tục đọc các Kinh Kính Mừng, Kinh Mân Côi làm cho những ai lần hạt cảm thấy an b́nh, giúp cho họ lănh nhận và cảm nghiệm được tận đáy ḷng ḿnh, và truyền bá ra chung quanh họ, một thứ ḥa b́nh chân chính, ân huệ đặc biệt của Chúa Kitô Phục Sinh (x Jn 14:27; 20:21). Kinh Mân Côi là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh c̣n là v́ những hoa trái bác ái được trổ sinh từ kinh nguyện này. Khi được dùng để cầu nguyện theo đúng đường lối suy niệm, Kinh Mân Côi dẫn con người lần hạt đến chỗ gặp gỡ Chúa Kitô nơi các mầu nhiệm của Người, do đó, cũng không thể nào không chú ư tới dung nhan của Người nơi các kẻ khác, nhất là nơi thành phần khốn khổ nhất.... Tóm lại, khi chúng ta gắn mắt nh́n lên Chúa Kitô, Kinh Mân Côi biến chúng ta thành những con người đi xây dựng ḥa b́nh cho thế giới”.

 

Ba Thiếu Nhi Fatima được Chúa chiếm đoạt để sống với Một Ơn Gọi duy nhất

 

Thật ra, ba Thiếu Nhi Fatima đă được trời cao chiếm đoạt ngay từ lần đầu tiên Mẹ Maria hiện ra với các em ngày 13/5/1917, ở chỗ: Trước hết, các em, dù c̣n là những thiếu nhi bé nhỏ, vẫn mau mắn và cương quyết chấp nhận một ơn gọi phi thường, hoàn toàn vượt trên khả năng tự nhiên của các em, thậm chí thành phần người lớn cũng chưa chắc đă dám chấp nhận, một ơn gọi chỉ có ơn Chúa phi thường mới dám dấn thân, đó là ơn gọi “dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận mọi đau khổ Ngài gửi đến hầu đền tạ những ǵ Ngài đă bị xúc phạm và cầu cho tội nhân ơn ăn năn hối cải”. Sau nữa trời cao chiếm đoạt các em ở chỗ, sau khi các em đồng ḷng và mau mắn hưởng ứng ơn gọi cao cả đầy kinh hoàng này, và sau khi Mẹ Maria nói với các em rằng “Ơn Chúa sẽ phù trợ các con”, như Chị Lucia thuật lại, “Đức Mẹ mở rộng tay ra, tỏa xuống một luồng ánh sáng, thấu suốt ḷng trí 3 Thiếu Nhi, làm cho các em thấy các em trong Chúa c̣n rơ hơn là thấy các em trong gương”. Thật thế, qua biến cố được ánh sáng thấu suốt tâm trí của ḿnh này, các em đă hiển nhiên được Thiên Chúa thực sự và hoàn toàn chiếm đoạt, để từ đó và nhờ đó các em trở thành những con người mới, không thiết những thú vui lành mạnh vô tội của thiếu nhi, trái lại, chỉ biết hoàn toàn sống cho Chúa, Mẹ và các linh hồn cho tới giây phút cuối cùng của cuộc đời ḿnh.

 

Qua ba Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé được Chúa chiếm đoạt này, nhất là qua hai Chân Phước Phanxicô và Giaxinta, người ta có thể thấy được những khổ đau của một Chúa Giêsu Thánh Thể cảm thấy, phản ảnh nơi  tâm hồn và đời sống của Phanxicô, trước những tội “lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà Người đă phải chịu”, gây ra bởi thành phần “vô ơn bội nghĩa”, và một Chúa Giêsu t́nh yêu nhân hậu, phản ảnh nơi tâm hồn và đời sống của Giaxinta, vẫn tiếp tục hy sinh t́m kiếm các tội nhân đáng thương. Trong bài giảng phong chân phước cho hai anh em Phanxicô và Giaxinta, ngày 13/5/2000, ở đoạn 2 và 4, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cảm nhận về hai vị thánh tương lai trẻ nhất trong lịch sử Giáo Hội này như sau:

 

·         Điều gây ấn tượng nhất và đă hoàn toàn chiếm đoạt Chân Phước Phanxicô là việc Thiên Chúa ở trong luồng ánh sáng vô tận đă thấu nhập tận thâm tâm ba em ấy. Thế nhưng, Thiên Chúa chỉ nói với một ḿnh Phanxicô, như em cho biết, là Ngài ‘buồn biết bao’. Có một đêm kia, bố của em nghe thấy em thổn thức th́ hỏi em tại sao em khóc; người con của ông liền trả lời rằng: ‘Con đang nghĩ đến Chúa Giêsu là Đấng rất buồn phiền v́ các tội lỗi đă xúc phạm đến Người’. Em đă được thúc đẩy bởi một ước vọng duy nhất đó là ‘an ủi Chúa Giêsu và làm cho Người được vui’ – thật lạ lùng về ư nghĩ của các trẻ em. Một cuộc biến đổi đă xẩy ra trong cuộc đời em, một cuộc đổi thay chúng ta có thể gọi là tận gốc rễ: một cuộc biến đổi hoàn toàn khác thường đối với trẻ nhỏ ở vào lứa tuổi của em. Em hăng say dấn ḿnh vào cuộc sống thiêng liêng, được biểu lộ bằng việc chuyên tâm sốt sắng cầu nguyện, và đă đạt tới một thứ thần hiệp thực sự với Chúa. Cuộc sống thiêng liêng này thôi thúc em tiến đến việc thanh tẩy tâm linh bằng việc từ bỏ những thích thú riêng tư và ngay cả những tṛ chơi vô tội của thuở thiếu thời. Phanxicô không hề than phiền khi chịu đựng các đau đớn cả thể do bệnh nạn gây ra làm cho em phải chết. Để an ủi Chúa Giêsu, tất cả hầu như là quá ít đối với em, ở chỗ, em đă chết với một nụ cười trên môi. Bé Phanxicô đă có một ước vọng cả thể trong việc đền bồi những xúc phạm của các tội nhân, bằng việc nỗ lực sống tốt lành và hiến dâng các hy sinh và lời cầu nguyện.

 

Đời sống của Giaxinta, đứa em gái của em, nhỏ hơn em gần hai tuổi, cũng được những cảm thức này tác động. Bé Giaxinta đă cảm được và nghiệm thấy nơi bản thân ḿnh nỗi sầu thương của Đức Mẹ, bằng việc anh hùng hiến ḿnh như một vật hy sinh cho các tội nhân. Một ngày kia, khi em và Phanxicô bị bệnh làm cho các em phải nằm giường, Đức Maria đă đến thăm các em ở nhà, như bé gái thuật lại: ‘Đức Mẹ đă tới thăm chúng con và nói rằng chẳng mấy chốc nữa Người sẽ đến mang Phanxicô về trời. Và Người hỏi con có muốn hoán cải các tội nhân hơn nữa không. Con thưa Người là có’. Rồi tới lúc Phanxicô ra đi, nhỏ gái nói với anh ḿnh rằng: ‘Xin anh cho em gửi lời chào Chúa và Đức Mẹ nhé, và thưa cùng các Ngài rằng em đang chịu đựng mọi sự các Ngài muốn để cầu cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời sống’. Giaxinta đă bị kích động sâu xa bởi thị kiến hỏa ngục vào lần Đức Mẹ hiện ra 13/7, đến nỗi không một việc hy sinh hăm ḿnh hay đền tội nào là quá sức đối với em trong việc cứu lấy các tội nhân. Em có thể xứng đáng cùng với Thánh Phaolô kêu lên rằng: ‘Tôi hân hoan trong những nỗi đớn đau tôi phải chịu v́ anh em, và trong xác thịt của ḿnh, tôi làm trọn những ǵ c̣n thiếu nơi những khổ nạn của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể của Người là Giáo Hội(Col 1:24)”.

 

Chính trong ơn gọi chung này của cả 3 em Thiếu Nhi Fatima, người ta cũng thấy được sứ vụ của từng em trong việc sống Sứ Điệp Fatima được chia làm 3 Mệnh Lệnh Fatima hợp với từng em, từ lớn chí bé. Trước hết là Thiếu Nhi Fatima Lucia, một em thiếu nhi lớn nhất bấy giờ 10 tuổi, và đă “chấp nhận mọi đau khổ Ngài gửi đến” (phần đầu của ơn gọi chung) gây ra bởi chính Biến Cố Fatima, nhất là bởi gia đ́nh em, bởi Cha Xứ và bởi ma quỉ, đến nỗi, em tí nữa bỏ cuộc, không đến với Mẹ vào lần hiện ra quan trọng nhất v́ liên quan tới Bí Mật Fatima là ngày 13/7/1917, nếu không có Mẹ Maria nhúng tay can thiệp, Người Mẹ đă an ủi em vào lần hiện ra thứ hai rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”, một trái tim mà chị có sứ vụ “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”. Sau nữa là Phanxicô bấy giờ 9 tuổi, một em Thiếu Nhi đă sống một cuộc đời ngắn ngủi gần 11 năm trên trần gian này (11/6/1908-4/4/1919), trong đó vào 2 năm cuối đời, sau khi được Mẹ Maria hiện ra, lúc nào em cũng t́m cách ẩn ḿnh đi, (dù rất thích chơi với Chị Lucia và Em Giaxinta), ở một nơi kín đáo để “đền tạ những ǵ Ngài đă bị xúc phạm” (phần giữa của ơn gọi chung). Sau hết là Giaxinta nhỏ nhất, trong 10 năm tuổi đời (11/3/1910-20/2/1920), vào 3 năm cuối đời kể từ khi được Đức Mẹ hiện ra, em chỉ biết sống hy sinh “cầu cho tội nhân ơn ăn năn hối cải” (phần cuối của ơn gọi chung).

 

Tông Đồ Fatima học hỏi Ba Mệnh Lệnh Fatima theo Giáo Huấn của Giáo Hội

 

Căn cứ vào ơn gọi và sứ vụ của ba Thiếu Nhi Fatima liên quan mật thiết tới ba Mệnh Lệnh Fatima như thế, chúng ta thấy ba Mệnh Lệnh Fatima quả thực là Linh Đạo Fatima, một linh đạo chẳng những giúp Kitô hữu Công giáo chúng ta sống trọn ơn gọi nên thánh theo thân phận là con cái của Thiên Chúa, mà c̣n giúp cho thành phần Tông Đồ Fatima chúng ta hoàn thành sứ vụ truyền giáo trong thế giới ngày nay liên quan tới mục tiêu được Mẹ nhắc tới ở đầu phần hai của Bí Mật Fatima, đó là “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới có ḥa b́nh”. C̣n thời điểm nào trong lịch sử nhân loại lại xẩy ra t́nh trạng oan nghiệt hơn bao giờ hết là thế giới càng văn minh con người càng bạo loạn, thời điểm “v́ sự dữ gia tăng mà ḷng mến nơi hầu hết đă trở nên nguội lạnh” (Mt 24:12), tới độ “không biết khi Con Người tới có c̣n thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?” (Lk 18:8).

 

Đó là lư do chúng ta cần phải học hỏi 3 Mệnh Lệnh Fatima một cách kỹ lưỡng bao nhiêu có thể để nhờ thế chẳng những tiếp tục sống đức tin mà c̣n truyền bá đức tin, bắt đầu từ thời điểm hồng ân là Năm Thánh 2010 của Giáo Hội ở Việt Nam. Như phụng niên Chúa Nhật có chu kỳ 3 năm thế nào th́ Sứ Điệp Fatima cũng cần được học hỏi theo chu kỳ 3 năm như thế. Năm 2010 về Mệnh Lệnh Fatima Cải Thiện Đời Sống; năm 2011 về Mệnh Lệnh Fatima Lần Hạt Mân Côi, và năm 2012 về Mệnh Lệnh Fatima Tôn Sùng Mẫu Tâm.

 

Tại sao thứ tự của 3 Mệnh Lệnh Fatima là Cải Thiện Đời Sống, Lần Hạt Mân Côi và Tôn Sùng Mẫu Tâm mà không khác đi hay ngược lại? Xin thưa, tại v́ Biến Cố Fatima được chia ra làm 3 giai đoạn, giai đoạn đầu năm 1916 liên quan tới Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống, giai đoạn thứ hai năm 1917 liên quan tới Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi, và giai đoạn thứ ba năm 1925 và 1929 liên quan tới Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm. Giai đoạn tiền Biến Cố Fatima năm 1916 về Chúa Giêsu Thánh Thể với 3 lần Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với ba Thiếu Nhi Fatima về việc cầu nguyện đền tạ Người (lần 1 vào Mùa Xuân), hy sinh đền tạ Người (lần 2 vào Mùa Hè) và hiến dâng đền tạ Người (lần 3 vào Mùa Thu) là Đấng được Thiên Thần cho biết trong kinh đền tạ lần 3 là bị “lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm”. Giai đoạn chính Biến Cố Fatima về Cầu Kinh Mân Côi là những ǵ Mẹ Maria mỗi lần hiện ra, trong cả 6 lần, đều kêu gọi một điều duy nhất là “hăy cầu kinh mân côi hằng ngày”. Giai đoạn hậu Biến Cố Fatima về Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ đă báo trước vào lần hiện ra thứ ba ngày 13/7/1917 là Mẹ “sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (13/6/1929) và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng (10/12/1925)”. 

 

Riêng về Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống, sở dĩ mệnh lệnh này liên quan trực tiếp tới Chúa Giêsu Thánh Thể là v́ vào lần hiện ra cuối cùng ngày 13/10/1917, như một lời vừa trăn trối vừa kêu gọi bằng gương mặt hết sức sầu thảm của ḿnh, Mẹ Maria đă nói: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” (kể cả của Mẹ Maria) đây là ai, nếu không phải là Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng được Thiên Thần Ḥa B́nh, trong giai đoạn tiền Biến Cố Fatima năm 1916, đă kêu gọi và dạy cho ba Thiếu Nhi Fatima cầu nguyện đền tạ Người, hy sinh đền tạ Người và hiến dâng đền tạ Người, cũng là Đấng vào lần hiện ra thứ ba, 13/7/1917, sau khi tiết độ trọn 3 phần của Bí Mật Fatima, Mẹ Maria các em sau mỗi mầu nhiệm Mân Côi hăy đọc: “Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem mọi linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là các linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn”. 

 

Lịch Tŕnh Học Hỏi chu kỳ 3 năm

 

Năm 2010, Năm Cho Linh Mục (19/6/2009-2010), để mở màn cho chu kỳ Tông Đồ Fatima Học Hỏi hằng năm của chúng ta về ba Mệnh Lệnh Fatima theo Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta bắt đầu học hỏi một văn kiện liên quan tới Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống là Tông Huấn Sacramentum Caritatis - Bí Tích Yêu Thương của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ban hành ngày 13/3/2007.

 

Năm 2011, Tông Đồ Fatima chúng ta tiếp tục học hỏi với Mệnh Lệnh Fatima Lần Hạt Mân Côi, qua Tông Thư Rosarium Virginis Mariae – Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ban hành ngày 16/10/2002.

Năm 2012, Tông Đồ Fatima sẽ học hỏi một văn kiện nữa liên quan tới Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm là Tông Thư Marialis Cultus - Chiều Hướng Đúng Đắn và Vấn Đề Phát Triển của Việc Sùng Kính Đức Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành ngày 2/2/1974.

 

Mỗi một tuyển tập Tông Đồ Fatima Học Hỏi Ba Mệnh Lệnh Fatima hằng năm này sẽ được phổ biến sớm nhất từ Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 hay muộn nhất trong tuần lễ cuối năm trước, và bao gồm chẳng những các văn kiện thích hợp của Giáo Hội cho từng Mệnh Lệnh Fatima theo chủ đề Mệnh Lệnh Fatima hằng năm, mà c̣n cả phần phân tích và gợi ư học hỏi hằng tháng (thường cho/vào các Thứ Bảy Đầu Tháng) trong năm nữa.  

 

Hy vọng các tập Tông Đồ Fatima Học Hỏi Sứ Điệp Fatima Fatima theo giáo huấn của Giáo Hội hằng năm này sẽ trở thành hành trang cho Tông Đồ Fatima chúng ta trong việc trau dồi kiến thức Thánh Mẫu, củng cố đức tin, thăng tiến sống đạo và chứng nhân tông đồ, để từ Thời Điểm Hồng Ân Năm Thánh 2010 của Giáo Hội ở Việt Nam, Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam Hoa Kỳ chúng ta dọn mừng một biến cố đă làm thay đổi lịch sử thế giới ở cuối thiên kỷ thứ hai, và càng trở nên khẩn trương hơn với thiên kỷ thứ ba, đó là Biến Cố Fatima kỷ niệm 100 năm - Thời Điểm Hồng Ân 2017.

 

 Giáo Phận San Bernadino ngày Lễ Mẹ Dâng Ḿnh 21/11/2009

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Thiếu Nhi Tông Đồ Fatima  

 

 

 

Thiên Thn Ḥa B́nh vi 3 TN Fatima năm 1916 v Thánh Th