TÔNG HUẤN
BÍ
TÍCH YÊU THƯƠNG SACRAMENTUM CARITATIS
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI
Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân
về
Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh
của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Chuyển dịch trực tiếp từ
mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html
(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn
làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)
Phần Hai
THÁNH THỂ,
MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI CỬ HÀNH
«Thật thế, thật thế, Tôi bảo cho các người biết,
không phải Moisen đă cho các người bánh bởi trời
mà là Cha Tôi đă ban bánh thực từ trời” (Jn 6:32)
Lex orandi and lex credendi – Luật cầu nguyện và những tiêu chuẩn về tín lư
34. Thượng Nghị Giám Mục đă chia sẻ lâu dài về mối liên hệ sâu xa giữa niềm tin vào Thánh Thể và việc cử hành Thánh Thể, bằng cách nêu lên sự liên kết giữa Luật cầu nguyện và những tiêu chuẩn về tín lư, và bằng việc nhấn mạnh tới cái chính yếu của tác động phụng vụ. Thánh Thể cần phải được cảm nghiệm như là một mầu nhiệm đức tin, được cử hành một cách chân thực với ư thức rơ ràng là «đức tin sáng suốt có một sự liên hệ căn bản với tác động phụng vụ của Giáo Hội» (105). Việc suy nghĩ về thần học ở lănh vực đây không bao giờ lại không quan tâm tới phương diện bí tích được chính Chúa Kitô thiết lập này. Ngược lại, không bao giờ được coi tác động phụng vụ một cách tổng quát, không liên quan ǵ tối mầu nhiệm đức tin. Cả đức tin của chúng ta lẫn phụng vụ Thánh Thể đều bắt nguồn từ cùng một biến cố, đó là việc Chúa Kitô ban tặng bản thân ḿnh trong Mầu Nhiệm Vượt Qua.
Vẻ đẹp và phụng vụ
35. Mối liên hệ này giữa đức tin và việc tôn thờ được đặc biệt chứng tỏ bởi phạm trù của sự mỹ có tính chất phong phú về thần học và phụng vụ. Như tất cả những ǵ khác thuộc Mạc Khải Kitô giáo, phụng vụ bẩm sinh có liên quan tới sự mỹ: nó là ánh quang của chân lư – veritatis splendor. Phụng vụ là một biểu hiện rạng ngời của mầu nhiệm vượt qua, nơi Chúa Kitô lôi kéo chúng ta tới cùng Người và mời gọi chúng ta tới chỗ hiệp thông. Như Thánh Bonaventura nói, nơi Chúa Giêsu, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp và ánh quang ở ngay nguồn mạch của chúng (106). Đây không phải chỉ là những ǵ thuần mỹ lệ, mà là đường lối cụ thể cho cuộc hội ngộ sự thật về t́nh yêu thương của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô với chúng ta, thu hút chúng ta và làm cho chúng ta hân hoan vui sướng, giúp chúng ta có thể vươn lên khỏi bản thân ḿnh và kéo chúng ta tới ơn gọi đích thật của chúng ta đó là yêu thương (107). Thiên Chúa để cho Ngài được thoáng thấy nơi thiên nhiên tạo vật, nơi vẻ đẹp và tính chất hài ḥa của vũ trụ (cf. Wis 13:5; Rom 1:19-20). Trong Cựu Ước chúng ta thấy nhiều dấu hiệu tỏ ra quyền năng cao cả của Thiên Chúa khi Ngài tỏ vinh quang của Ngài ra qua những việc làm kỳ diệu nơi Dân Tuyển Chọn (cf. Ex 14; 16:10; 24:12-18; Num 14:20- 23). Ở Tân Ước, việc thần hiển này của sự mỹ đă đạt đến tầm vóc viên trọn của ḿnh qua mạc khải của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô (108): Chúa Kitô là tất cả biểu lộ hiển vinh của Thiên Chúa. Qua vinh hiển của Con, hiển vinh của Cha chiếu tỏa và truyền đạt (cf. Jn 1:14; 8:54; 12:28; 17:1). Tuy nhiên, vẻ đẹp này không phải chỉ là những ǵ hài ḥa về tính cách cân đối và h́nh thức; “Đấng tuyệt đẹp nhất trong con cái loài người” (Ps 45[44]:3), một cách huyền diệu, cũng là Đấng “không c̣n h́nh dáng và mỹ miều khi chúng ta nh́n thấy Người, và không c̣n ǵ là đẹp đẽ chúng ta mong thấy được nơi Người” (Is 53:2). Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta thấy làm thế nào sự thật của t́nh yêu thương có thể biến đổi ngay cả mầu nhiệm chết chóc tối tăm thành ánh sáng rạng ngời phục sinh. Ở đây ánh quang rạng ngời của vinh quang Thiên Chúa vượt trên tất cả mọi vẻ đẹp trần gian này. Vẻ đẹp chân thực nhất là t́nh yêu của Thiên Chúa, Đấng cuối cùng tỏ ḿnh ra cho chúng ta nơi mầu nhiệm vượt qua.
Vẻ đẹp của phụng vụ là một phần của mầu nhiệm này; nó là một biểu hiệu cao sang của vinh quang Thiên Chúa, và ở một nghĩa nào đó, là một thoáng nh́n về thiên đ́nh trên trái đất đây. Việc tưởng nhớ đến hy tế cứu chuộc của Chúa Giêsu chất chứa một cái ǵ đó của vẻ đẹp được Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan thấy khi Thày, trên đường lên Giêrusalem, đă biến h́nh trước mắt các vị (cf Mk 9:2). Bởi thế, vẻ đẹp không phải chỉ là những ǵ trưng bày, mà là một yếu tố thiết yếu của tác động phụng vụ, v́ nó là một ưu phẩm của chính Thiên Chúa và mạc khải của Ngài. Những quan tâm này cần phải làm cho chúng ta ư thức được việc chăm sóc cần phải có, nếu tác động phụng vụ phản ánh những ǵ rạng ngời nội tại của nó.