TÔNG HUẤN

 BÍ TÍCH YÊU THƯƠNG  SACRAMENTUM CARITATIS
  Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

 

Gửi Các Vị Giám Mục, Hàng Giáo Sĩ, Đời Tận Hiến và Giáo Dân

 về

Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh

của Đời Sống và Sứ Vụ Giáo Hội

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch trực tiếp từ

mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20070222_sacramentum-caritatis_en.html

(các chỗ được in nghiên đậm là do người dịch tự ư muốn

làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng cần lưu ư)

 

 

Phần Một

 

 

THÁNH THỂ, MỘT MẦU NHIỆM CẦN PHẢI TIN TƯỞNG

 

Thánh Thể và Giáo Hội

 

Thánh Thể, nguyên lư của Giáo Hội

 

14.       Nhờ bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu kéo tín hữu vào “giờ” của Người; Người tỏ cho chúng ta thấy cái liên hệ Người muốn thiết lập giữa Người với chúng ta, giữa bản thân Người với Giáo Hội. Thật vậy, nơi hy tế Thập Giá, Chúa Kitô đă hạ sinh Giáo Hội như Phu Thê của Người và thân thể của Người. Các Giáo Phụ của Giáo Hội thường suy niệm về mối liên hệ giữa việc xuất hiện của Evà từ cạnh sườn của Adong khi ông ngủ (cf. Gen 2:21-23) với việc xuất hiện của tân Evà là Giáo Hội từ cạnh sườn mở ra của Chúa Kitô thiếp chết: từ cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Kitô, theo tŕnh thuật của Thánh Gioan, tuôn ra máu và nước (cf. Jn 19:34) là biểu hiệu của các bí tích (30). Cái nh́n chiêm ngưỡng “lên Đấng đă bị đâm thâu qua” (Jn 19:37) dẫn chúng ta đến chỗ suy niệm về mối liên hệ nhân quả giữa hy tế của Chúa Kitô là Thánh Thể với Giáo Hội. Giáo Hội “kín múc sự sống của ḿnh từ Thánh Thể” (31). V́ Thánh Thể hiện thực hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô mà chúng ta cần phải bắt đầu bằng việc nhận biết rằng “có một ảnh hưởng nhân quả của Thánh Thể ở chính những nguồn gốc của Giáo Hội” (32). Thánh Thể là Chúa Kitô hiến ḿnh cho chúng ta và tiếp tục xây đắp chúng ta như thân ḿnh của Người. Bởi thế, trong việc giao liên đặc biệt giữa Thánh Thể là bí tích xây đắp Giáo Hội và chính Giáo Hội là tác nhân “làm nên” Thánh Thể (33), cái nhân quả căn bản này được diễn tả nơi đệ nhất công thức này: Giáo Hội có thể cử hành và tôn thờ mầu nhiệm Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể chính là v́ trước hết Chúa Kitô hiến ḿnh cho Giáo Hội nơi hy tế Thập Giá. Khả năng của Giáo Hội trong việc “làm nên” Thánh Thể hoàn toàn được bắt nguồn nơi việc Chúa Kitô tự hiến ḿnh cho Giáo Hội. Ở đây chúng ta có thể thấy rơ hơn nữa ư nghĩa của những lời Thánh Gioan nói: “Người yêu thương chúng ta trước” (1Jn 4:19). Cả chúng ta nữa, ở hết mọi việc cử hành Thánh Thể, đều tuyên xưng cái chính yếu về tặng ân này của Chúa Kitô. Cái ảnh hưởng nhân quả này của Thánh Thể nơi những nguồn gốc của Giáo Hội cuối cùng cho thấy cái ưu tiên cả về thời gian lẫn bản thể của sự kiện là chính Chúa Kitô, Đấng đă yêu thương chúng ta “trước’. Cho đến muôn đời Người vẫn là Đấng yêu thương chúng ta trước.

 

Thánh Thể và mối hiệp thông Giáo Hội

 

15.       Như thế Thánh Thể cấu tạo nên việc hiện hữu và hoạt động của Giáo Hội. Đó là lư do tại sao Kitô giáo cổ xưa đă sử dụng cùng từ ngữ, Corpus Christi, để nói đến thân ḿnh Chúa Kitô được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, thân ḿnh Thánh Thể của Người và thân ḿnh Giáo Hội của Người (34). Dữ kiện thuộc truyền thống này giúp chúng ta cảm nhận được tính chất bất khả phân ly của Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúa Giêsu, bằng việc hiến ḿnh hy tế v́ chúng ta, đă thực sự hướng về mầu nhiệm Giáo Hội nơi tặng ân của Người. Thật là ư nghĩa Kinh Nguyện Thánh Thể Hai, khi cầu cùng Thánh Linh, nói lên việc cầu nguyện của ḿnh cho mối hiệp nhất của Giáo Hội như sau: “Chớ ǵ tất cả chúng con là thành phần được thông phần vào ḿnh máu Chúa Kitô nhờ Thánh Thần được liên kết với nhau trong mối hiệp nhất”. Những lời này giúp chúng ta thấy được một cách rơ ràng làm thế nào cái res (thực tại) của bí tích Thánh Thể là mối hiệp nhất của tín hữu trong mối hiệp thông giáo hội. Bởi thế Thánh Thể được coi là nguồn gốc của một Giáo Hội như là mầu nhiệm hiệp thông (35).

 

Mối liên hệ giữa Thánh Thể và mối hiệp thông đă được nêu lên bởi Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể. Ngài đă nói về việc tưởng nhớ đến Chúa Kitô như là “việc biểu lộ cao cả nhất về bí tích của mối hiệp thông trong Giáo Hội” (36). Sự hiệp nhất của mối hiệp thông Giáo Hội được cụ thể tỏ hiện nơi các cộng đồng Kitô hữu và được lập lại ở việc cử hành Thánh Thể, một việc cử hành liên kết họ lại và biệt phân họ ra ở các Giáo Hội riêng, "in quibus et ex quibus una et unica Ecclesia catholica exsistit" (37). Sự kiện chỉ có một Thánh Thể duy nhất được cử hành ở mỗi Giáo Phận chung quanh vị Giám Mục của giáo phận này là những ǵ giúp chúng ta thấy được làm sao những Giáo Hội riêng ấy sinh tồn in and ex Ecclesia - trongngoài Giáo Hội. Thật vậy, “cái duy nhất và cái bất khả phân ly của thân ḿnh Thánh Thể Chúa là những ǵ bao gồm cái duy nhất của nhiệm thể Người đó là một Giáo Hội duy nhất bất khả phân ly. Từ tâm điểm Thánh Thể này mới xuất phát việc cởi mở cần thiết của hết mọi cộng đồng cử hành, của hết mọi Giáo Hội riêng. Bằng việc để ḿnh được lối kéo vào ṿng tay rộng mở của Chúa, các cộng đồng này được tháp nhập vào thân ḿnh duy nhất bất phân của Người” (38). Nhờ đó, nơi việc cử hành Thánh Thể, các cá nhân trong tín hữu mới thấy họ ở trong Giáo Hội của ḿnh, tức là trong Giáo Hội Chúa Kitô. Từ quan điểm Thánh Thể ấy, nếu được hiểu một cách đầy đủ, th́ mối hiệp thông Giáo Hội tự nó được coi như là công giáo (39). Việc nhấn mạnh đến nền tảng về Thánh Thể của mối hiệp thông Giáo Hội này cũng có thể góp phần lớn lao cho việc đối thoại đại kết với các Giáo Hội và các Cộng Đồng Giáo Hội chưa hoàn toàn hiệp thông với Ṭa Thánh Phêrô. Khách quan th́ Thánh Thể tạo nên một liên hệ mănh liệt của mối hiệp nhất giữa Giáo Hội Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống, những Giáo Hội vẫn duy tŕ bản chất đích thực và nguyên tuyền của mầu nhiệm Thánh Thể. Việc nhấn mạnh về tính chất Giáo Hội của Thánh Thể cũng có thể trở thành một yếu tố quan trọng của việc đối thoại với các Cộng Đồng theo truyền thống Cải Cách (40).