20 NĂM LĂNH ĐẠO VĂN PH̉NG BÁO CHÍ T̉A THÁNH

 

Hôm Thứ Ba 14/12/2004, trong cuộc triều kiến riêng với vị giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh, tiến sĩ Joaquín Navarro, cùng với nhân viên của văn pḥng này, ĐTC GPII đă tỏ lời cám ơn vị giám đốc này về 20 năm phục vụ của ông.

Văn pḥng này được thiết lập từ năm 1966, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, như là một văn pḥng tín liệu của Công Đồng này, một văn pḥng kiêm cả Văn Pḥng Tín Liệu của Tờ L’Osservatore Romano là văn pḥng được thiết lập từ năm 1939.

Theo nội qui được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chuẩn nhận th́ văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh này “là văn pḥng của Ṭa Thánh có trách nhiệm phổ biến tin tức liên quan tới các hoạt động của Đức Giáo Hoàng cũng như của Ṭa Thánh”.

Trong tổ chức văn pḥng báo chí này c̣n có Dịch Vụ Tín Liệu Vatican (VIS: Vatican Information Service) được thành lập từ năm 1990. VIS cung cấp tín liệu đặc biệt cho các vị đại diện Giáo Hoàng, các đức giám mục và các cơ cấu về sinh hoạt huấn quyền và mục vụ của Đức Giáo Hoàng và Ṭa Thánh.

Ông đương kim giám đốc mừng kỷ niệm 20 năm phục vụ tại văn pḥng này là một phần tử tận hiến của hội Opus Dei Prelature. Ông được sinh ra ở Cartagena, Tây Ban Nha, và học ở các đại học Granada, Navarre và Barcelona, với những bằng cấp về y khoa và mổ xẻ năm 1961, phóng viên kư sự năm 1968 và khoa học truyền thông năm 1980.

Sau khi làm phó giảng sư về y khoa từ năm 1962 đến 1964, ông đă khám phá ra đam mê về kư giả của ḿnh, và bắt đầu vào năm 1977, ông đă làm phóng viên cho tờ nhật báo ABC ở Ma Ní về Ư Quốc và vùng Địa Trung Hải. Đang khi thi hành nhiệm vụ này th́ được bầu làm chủ tịch Hiệp Hội Báo Chí Hải Ngoại ở Ư Quốc.

Từ khi được ĐTC bổ nhiệm làm giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh vào năm 1984, ông đă là một phần tử của những phái đoàn đại biểu của Ṭa Thánh ở các cuộc hội nghị quốc tế như Cairô năm 1994, Copenhagen năm 1995, Beijing năm 1995 và Istanbul năm 1996.

Trong số những giải thưởng về nghề nghiệp, ông đă nhận được giải Opinion Leader năm 1980; giải Calabria cho ngành phóng viên hải ngoại năm 1984, và giải Nhà Truyền Thông Trong Năm 1997 do Telecom-Italia trao tặng.

Vào năm 1974, vị chủ tịch này, cùng với Giovanni Caprile, đă khơi dậy một cuộc tranh luận công khai về vấn đề tín liệu chính thức hiếm thấy có liên quan tới Thượng Hội Giám Mục Thế Giới về Vấn Đề Truyền Bá Phúc Âm Hóa. Vị điều hợp viên của Thượng Hội này là ĐHY Karol Wojtyla.

10 năm sau, vào ngày 4/12/1984, vị hồng y ấy, bấy giờ đă thành giáo hoàng, bổ nhiệm ông làm giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh.

Việc bổ nhiệm một giáo dân và là phần tử của hội Opus Dei làm giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh đă gây chấn động, nhưng đồng thời cũng không ai có thể ngờ được những thay đổi về các mối liên hệ giữa Ṭa Thánh với giới phóng viên kư giả cũng như với lănh vực truyền thông đại chúng.

Thật vậy, Đức Gioan Phaolô II đă thực hiện một cuộc cách mạng về h́nh ảnh của vai tṛ giáo hoàng cũng như của Giáo Triều Rôma trong giới truyền thông đại chúng. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên tổ chức họp báo, thường xuyên trả lời các câu hỏi của thành phần phóng viên kư giả, và cho xuất bản một cuốn sách phỏng vấn về Ngài.

Việc chọn ông Navarro Valls làm giám đốc văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh là một sự kiện trong cuộc cách mạng này. Từ ngày ông giữ vai tṛ này, có nhiều cuộc họp và tường tŕnh với các kư giả hơn, và những văn kiện được phổ biến nhiều hơn. Hiện nay hơn 80% tin tức về sinh hoạt của Giáo Hội và Giáo Hoàng do văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh cung cấp.

Trong một cuộc phỏng vấn với kư giả Antonio Gaspari cách đây ít lâu, vị giám đốc này cho biết: “Công việc chúng tôi đang cố gắng làm tại văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh Vatican đây là chiến đấu chống lại những thành kiến là những ǵ có lắm lúc xẩy ra không phải do lỗi lầm của chúng tôi mà là v́ cái cố chấp của một số cá nhân”.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm phục vụ của ông, Zenit phổ biến cuộc phỏng vấn này.

Vấn:     Ông có thể cho biết về những trường hợp các mối liên hệ với thành phần phóng viên kư giả đă được đổi thay ra sao chăng?

Đáp:     Có nhiều trường hợp; tôi sẽ đề cập đến một vài trường hợp đối với tôi là đáng kể. Thành phần kư giả đă có thể theo Đức Gioan Phaolô II đi khắp nơi. Vị Giáo Hoàng này thậm chí c̣n cho phép các máy chụp truyền h́nh quay cuộc ngài gặp gỡ kẻ cố sát ngài là Ali Agca ở trong nhà tù Rebibbia.

Ngài không bao giờ áp đặt việc kiểm duyệt cả, ngay cả vấn đề liên quan tới sức khỏe của ngài. Vào tháng 7/1992, trước khi biết được là có bướu, ngài được cho rằng bị ung thư, ngài đă gọi tôi mà nói: “Tôi sẽ đề cập tới điều này trong huấn từ Truyền Tin, anh nói với các kư giả những ǵ anh nghĩ là hay nhất”.

Trong suốt thời gian ngài hồi phục ở bệnh viện, chúng tôi sẵn sàng cung cấp tất cả mọi tín liệu. Sauk hi ngài bị mổ ống chân bị gẫy xương đùi, chúng tôi đă cho nhóm quay phim của RAI (Italian Radio and Television) thấy tấm phim quang tuyến chụp một bộ phận giả được lắp vào cẳng chân của ngài. Về việc làm hoàn toàn ngay lành này tôi thậm chí bị một số người chỉ trích.

Tôi xin nhấn mạnh rằng đằng sau thái độ ấy, không phải chí là một thứ kỹ thuật thông tin mà c̣n là một cách nhận thức Giáo Hội và chính h́nh ảnh của vị Giáo Hoàng ấy.

Vấn:     Ông quen với Đức Thánh Cha ra sao và ông nghĩ thế nào khi được bổ nhiệm làm đầu văn pḥng báo chí của ṭa thánh?

Đáp:     Khi tôi biết là Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm tôi làm giám đốc văn pḥng báo chí của ṭa thánh tôi cảm thấy thắc mắc đủ thứ, nhưng thời gian lại không có nhiều.

Bấy giờ tôi đang làm chủ tịch của Hội Báo Chí Thế Giới. 500 phóng viên ở Rôma đă tái bầu tôi làm chủ tịch cho nhiệm kỳ thứ hai, cho dù vào lúc ấy tôi đă quyết định chấm dứt cuộc mạo hiểm làm nghề phóng viên để trở về Tây Ban Nha tiếp tục vai tṛ nguyên thủy của ḿnh làm nhà giáo dạy trong trường y khoa.

Lúc bấy giờ, kiến thức của tôi về v́ Giáo Hoàng này rất ư là hạn hẹp. Tôi đă thực hiện một số cuộc hành tŕnh với tư cách là kư giả và là một phần tử trong phái đoàn của ngài, ngoài ra không biết ǵ lắm. Tôi thường ngẫm nghĩ tại sao ngài thực sự đă chọn tôi.

Tôi thật sự được tin tưởng bởi thành phần kư giả thuộc báo chí ngoại quốc bầu tôi làm chủ tịch của họ, nhưng tôi không nghĩ rằng đó là yếu tố quyết liệt cho việc bổ nhiệm của ngài.

Trái lại, tôi nghĩ rằng, trong các dự án của Đức Thánh Cha, ngài muốn đáp ứng những niềm mong ước đă xuất phát trên thế giới ngay từ đầu giáo triều của ngài.

Để đáp ứng những thách đố về vấn đề truyền đạt toàn cầu, cần phải thay đổi nhiều điều: như ngôn ngữ, cơ cấu và nhất là tâm thức.

Khi mới bắt tay vào việc, tôi đă phải bỏ rất nhiều giờ ra để cố gắng t́m hiểu Giáo Triều Rôma, để hiểu được rơ ràng những vấn đề của từng phân bộ, để có thể đặt nền tảng cho vấn đề hợp tác hoạt động được công hiệu và thành quả.

Bởi thế, dĩ nhiên chúng tôi đă phải cố gắng để công hiệu hóa những đổi thay cần thiết về cơ cấu để thực hiện một nỗ lực thông tin liên tục.

Vấn:     Đâu là những vấn đề ông đă phải giải quyết?

Đáp:     Những đổi thay vị Giáo Hoàng này muốn thực hiện liên quan tới việc truyền đạt sứ điệp ở tầm cấp thế giới cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ với phương tiện truyền thông.

Vấn đề là ở chỗ lư lẽ của Giáo Hội và lư lẽ của giới truyền thông lại khác nhau. Lư lẽ của giới truyền thông đại chúng hoàn toàn bị hạn chế vào những biến cố xẩy ra hằng ngày. Những ư tưởng không được tŕnh bày một cách thấu đáo mà chỉ là những chủ trương theo cá nhân, bởi thế, ngay cả đến những đặc tính về văn hóa liên quan tới các vấn đề không thiết yếu lắm cũng trở thành những ǵ gay cấn.

Ngoài ra, tin tức phải là một cái ǵ đó nổi bật; không cần phải đặt thành vấn đề chúng có tính chất lành hay dữ. Chúng là những ǵ được các lư thuyết gia về truyền thông gọi là những giới hạn thuộc lănh vực của ngành phóng viên kư giả.

Trong khi đó Giáo Hội có lư lẽ của ḿnh, nơi mà hết mọi sự được nh́n theo chiều kích dài hạn, và là nơi hết mọi sự riêng biệt đều thuộc về tổng thể, nơi mà sự gắn bó và mối hiệp nhất của tổng thể đ̣i con người ta không được phân rẽ nguyên tắc luân lư với đời sống con người cũng như với thân phận làm con cái thần linh.

Đối với chúng tôi vấn đề là làm sao để làm cho những lư lẽ khác nhau ấy có thể ḥa hợp với nhau. Câu giải đáp thỏa đáng của chúng tôi đă được cống hiến bởi giáo triều đă từng thành đạt trong việc ḥa hợp hai thứ lư lẽ này. Đức Gioan Phaolô II đă không tập tễnh bước theo sau công luận; trái lại, giới truyền thông đại chúng vẫn bước theo vị Giáo Hoàng này.

Giáo triều này đă canh tân lại thứ ngôn ngữ được dân chúng sử dụng, đă có thể đụng chạm tới những vấn đề chính yếu của thực tại được chúng tôi gọi là vấn đề tân tiến, và đă cung cấp những giải đáp cả trong lẫn ngoài lănh giới Kitô giáo cho những vấn đề của con người. Lợi ích mang lại thật là muôn vàn và không có dấu hiệu nào cho thấy nó bị suy giảm cả.

Vấn:     Một ngày làm việc b́nh thường của một vị giám đốc văn pḥng báo chí Vatican như thế nào?

Đáp:     Ngày làm việc của tôi bắt đầu rất sớm vào buổi sáng khoảng 6 giờ, bằng việc điểm báo là việc chưa từng làm như thế trước đây, rồi sau đó từ từ được thực hiện với báo chí Ư ngữ mà thôi. Hiện nay việc này được thực hiện một cách toàn cầu.

Nhờ các đài truyền h́nh, chúng tôi có thể thu được tất cả mọi bài viết đáng chú ư và được phổ biến ở các phần đất khác nhau trên thế giới.

Việc điểm báo được phân làm 5 đề tài: đề tài “hiển nhiên” là tin tức ở trang đầu, tin quan trọng nhất; “Ṭa Thánh” là tin liên quan đến Vatican; “Giáo Hội địa phương” là tin liên quan tới các sinh hoạt diễn ra tại các Giáo Hội địa phương khác nhau; “Luân Lư và Xă Hội” là tin tức liên quan đến các lối sống; sau hết và “Chính Trị Quốc Tế” là những đêàtài quan trọng chúng tôi được thành phần thính giả chất vấn hằng ngày.

Khi tôi đến văn pḥng của ḿnh th́ việc đầu tiên của tôi là điểm báo. Sauk hi phân tích những đề tài trong ngày, chúng tôi nghiên cứu tới ngày của Ṭa Thánh. Bắt đầu với sinh hoạt của Đức Giáo Hoàng, và tiếp theo là những văn kiện được tuần tự phổ biến, sinh hoạt của các phân bộ của Ṭa Thánh, việc loan báo và giải thích về những chuyến đi quan trọng của các vị đại diện Ṭa Thánh v.v.
Tất cả các biến cố quan trọng đều được quan tâm chú trọng, những biến cố sau đó được cho vào bản thông tin của văn pḥng báo chí là văn kiện được phổ biến mỗi ngày sau 12 giờ trưa.

Trước 10 giờ sáng, chúng tôi có một cuộc họp làm việc để kiểm điểm xem những đề tài nào do chúng tôi tung ra hôm trước được truyền thông nhận định. Rồi chúng tôi bàn luận cách thức để làm sao cho có công hiệu những thứ điều chỉnh và những thứ cải tiến. Trong lúc đó, ngay vào buổi sáng ấy văn pḥng này đă nhận được những cú điện thoại, viễn phóng thư (fax) hay điện thư (email) từ phía Đông xin tín liệu.

Vào buổi trưa, giờ Âu Châu thức giấc, cho đến 5 giờ chiều, là thời điểm đến phiên Gia Nă Đại, Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc Mỹ Châu Latinh bắt đầu xin tín liệu.

Một trong những vấn đề khó khăn của văn pḥng này là nó phải làm việc liên quan tới múi giờ trên toàn thế giới, để khi nhận được yêu cầu trong giờ làm việc th́ lúc nào cũng cần phải sẵn sàng cung ứng. Khi tôi không có đủ tín liệu để trả lời đầy đủ vấn đề, tôi liền liên lạc với các văn pḥng Quốc Vụ Khanh, bởi thế mà tôi hằng liên lạc với văn pḥng quốc vụ khanh này.

Tôi phải công nhận rằng thành phần làm việc ở văn pḥng này, đặc biệt là ĐHY Angelo Sodano, lúc nào cũng hết sức sẵn sàng giúp đỡ.

Tôi bao giờ cũng thấy tính cách sẵn sàng này nơi Đức Thánh Cha là vị tôi thường xuyên gặp gỡ. Nếu tôi thấy rằng vào buổi sáng Đức Giáo Hoàng tiếp một nhân vật nào đó mà tôi sẽ được công luận chất vấn th́ tôi liền đi gặp ĐTC ngay sau khi ngài gặp gỡ xong để hỏi ngài về những vấn đề đă được bàn luận.

Tôi xin nhấn mạnh rằng trong rất nhiều năm được làm việc với vị Giáo Hoàng này tôi chưa bao giờ nghe ngài nói: “Cẩn thận nhé, vấn đề này chỉ giành riêng với anh thôi đấy nhé”.

Vấn:     Có bao giờ ông đă đề nghị với Đức Thánh Cha cách thức ngài cần tỏ ra trước truyền thông hay chăng?

Đáp:     Tôi đă tŕnh bày với Đức Thánh Cha rất ít lời đề nghị: những chi tiết thật sự tối thiểu và hết sức cần thiết thôi. Thế nhưng có những dấu hiệu cho thấy giáo triều của ngài đă có một ảnh hưởng rất lớn đối với truyền thông. Chúng là những dấu hiệu có một giá trị mạnh mẽ, một giá trị liên quan tới một điều ǵ đó thuộc thượng giới.

Vị Giáo Hoàng này không bao giờ quan tâm tới h́nh ảnh của ḿnh. Sau khi lâu dài theo dơi vị Giáo Hoàng này trên truyền h́nh, một b́nh luận gia của tờ Thời Điểm Nữu Ước đă phải thú nhận là Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn đi ngược lại với tất cả mọi qui lệ của việc xuất hiện trên truyền h́nh, và chính v́ điều này đă làm cho ngài thành công, ở chỗ, ngài coi thường truyền h́nh nên ngài đă làm chủ nó.

Vấn:     Có bao giờ vị Giáo Hoàng này đă từng than về những ǵ các kư giả viết về ngài hay chăng?

Đáp:     Theo chỗ tôi biết th́ chưa bao giờ xẩy ra, và chưa bao giờ xẩy ra cả đối với tôi nữa. Ngay cả những thứ hí họa hay trào phúng làm cho ngài bị tổn thương.

Có những lúc tôi nghe thấy ngài nói rằng cần phải tỏ thái độ là những trường hợp các vấn đề chính của giáo huấn bị bóp méo. Lúc nào tôi cũng thấy, trong các cuộc gặp gỡ với thành phần phóng viên kư giả, ngài tỏ ra rất thông cảm với họ cũng như với công việc khó khăn để thông tin của họ.

Vấn:     Thậm chí cả những tiếng đồn về sức khỏe của ngài nối tiếp nhau đă không làm cho ngài trở nên bất nhẫn sao?

Đáp:     Điều ngài không chấp nhận không phải là những lời đồn đại về sức khỏe của ngài mà là những thứ vơ đoán về khả năng hay dở của ngài để làm Giáo Hoàng.

Đức Gioan Phaolô II không chấp nhận một số ngờ vực bệnh hoạn tỏ ra đối với luân lư thần học. Ngài không hờn giận về h́nh ảnh của ḿnh. Ngài không sợ bị thấy đớn đau; ngài rơ biết rằng đớn đau là một cảm nghiệm đặc biệt nơi đời sống của hết mọi người.

Vấn:     Có lẽ ông là người nổi danh nhất của hội Opus Dei. Điều này có bao giờ gây rắc rối cho ông hay chăng?

Đáp:     Tổ chức Opus Dei là vấn đề chọn lựa riêng tư của tôi, một đường lối nhờ đó tôi sống trong đại gia đ́nh Giáo Hội. Và việc làm phần tử của tổ chức này không gây trục trặc ǵ cho tôi cả trong mối liên hệ giữa tôi với những người khác, v́ tôi thực hiện một công việc làm chuyên muôn về nghề nghiệp.

Đó là lư do tôi không bao giờ quan tâm tới vấn đề tôn giáo của những phóng viên kư giả làm việc với văn pḥng báo chí của ṭa thánh. Một đặc tính duy nhất chúng tôi quan tâm tới khi họ xin chúng tôi chấp nhận cho làm việc với chúng tôi đó là khả năng chuyên nghiệp của họ mà thôi.

Vấn:     Có những qui chuẩn để ông có thể xác định thành phần Vatican tốt hay chăng?

Đáp:     Đó không phải là thói quen của tôi trong việc làm cố vấn cho thành phần đồng nghiệp. Tuy nhiên, tôi có thể nói về kinh nghệm chuyên môn với tư cách là một kư giả, tôi tôi thoạt tiên là một y sĩ và là một giáo chức. Tôi là một phóng viên ngoại quốc ở vùng Địa Trung Hải đông phương trên thế giới, nơi các tôn giáo đóng vai tṛ thiết yếu.

Dù ở Hy Lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ, ở Do Thái hay các quốc gia Hồi Giáo Bắc Phi, kinh nghiệm của tôi đó là tôi không thể nào hiểu được một số dữ kiện về đời sống công chúng và xă hội ở những quốc gia ấy trừ phi tôi nghiên cứu vùng nội địa tôn giáo này.

Cũng thế, rất khó ḷng hiểu được một số chủ trương của Ṭa Thánh nếu người ta không biết đến khoa nhân loại học Kitô giáo, tín lư và luân lư của Giáo Hội. Nhận định những biến cố Vatican thuần túy theo tính chất chính trị tức là chẳng hiểu ǵ cả.

Nói như thế tôi không có ư nói rằng người ta cần phải trở thành một người Công Giáo mới là thành phần Vatican tốt. Tôi không trở thành một tín đồ Hồi Giáo để hiểu được tại sao Sadat bị ám sát. Để viết một bản tin hay cần phải để ư tới một loạt những tính chất về tôn giáo, luân lư, lịch sử và văn hóa. Phóng viên nào càng hiểu rộng càng phục vụ tốt đẹp hơn và trọn vẹn hơn.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 14/12/2004