“Chúng ta phải sẵn sàng chịu bách hại”
Mẹ Bề Trên Ḍng Nữ Thừa Sai Bác Ái là D́ Nirmala, vị kế thừa Mẹ Têrêsa Calcutta, có cha mẹ là những người Ấn Giáo rất sùng đạo và thuộc giai cấp cao nhất, giai cấp Brahmans. Được giáo dục theo truyền thống theo các giá trị của xă hội Ấn Giáo, nhưng D́ đă khám phá ra Chúa Kitô và Phúc Âm của Người một cách bất ngờ. Sau đây là câu chuyện D́ trao đổi với vị linh mục thừa sai Felix Lazcano:
Vấn: D́ Nirmala là ai?
Đáp: D́ Nirmala là một người con của Thiên Chúa.
Vấn: Làm sao D́ lại nhận biết Chúa Giêsu Kitô?
Đáp: Tôi không muốn trở lại Kitô Giáo. Tôi không biết ǵ về Kitô Giáo, và tôi rất sung sướng là một người Ấn Giáo. Tuy nhiên, trong thành phố của tôi lại không có một học viện nào cho nữ giới cả, nên tôi đă ghi danh học ở Đại Học Nữ Giới Patna là một học viện Công Giáo. Sau mấy ngày ở đó, có một người con gái Ấn Giáo, một người sinh viên Hoa Kỳ đă qú xuống bắt đầu cầu nguyện khi nghe thấy chuông kêu. Tôi vẫn đứng và nh́n cô ta th́ có một cái ǵ đó xẩy ra, đó là một biến chuyển nhè nhẹ ở trong linh hồn tôi và tôi cảm thấy Chúa Giêsu sống động đă đến với tôi. Từ đó trở đi, tôi bắt đầu đặt nhiều vấn đề về Chúa Giêsu, để rồi sau 6 năm rưỡi, tôi đă tới Calcutta, gặp Mẹ Têrêsa và đă được rửa tội.
Vấn: D́ cảm thấy ra sao về việc kế vị Mẹ Têrêsa?
Đáp: Đó là một điều ngoài dự tưởng và bất xứng; là ơn của Chúa Giêsu. Tôi thấp hèn trong chức vụ này. Đó là một tặng ân, nên tôi xin chấp nhận.
Vấn: Thế nhưng công việc làm bề trên tổng quyền của D́ đâu phải là một chuyện dễ dàng ǵ?
Đáp: Phải, nếu tôi cậy ḿnh; bằng nếu tôi dựa vào Thiên Chúa, cũng như được Chị Em nâng đỡ th́ tôi có thể thực hiện công việc này mỗi ngày.
Vấn: Sau khi Mẹ Têrêsa qua đời th́ hội ḍng của D́ phải đối diện với những thách đố nào?
Đáp: Cũng như thế thôi, cũng chỉ là việc sống hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Đây là cuộc đối chọi hằng ngày của chúng tôi.
Vấn: Những đặc tính nổi bật nhất trong linh đạo của D́ là chi?
Đáp: Đó là làm giăn cơn khát khao tất cả chúng ta của Chúa Giêsu trên thập giá và yêu thương thành phần bần cùng nhất. Yêu thương và phục vụ. Các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái tuyên lời khấn thứ bốn thêm vào các lời khấn truyền thống khó nghèo, khiết tịnh và tuân phục, đó là lời khấn tự nguyện hết ḷng phục vụ người bần cùng nhất.
Vấn: Phải chăng những cuộc bách hại và những cơn khốn khó thường xẩy ra cho Kitô hữu ở Ấn Độ?
Đáp: Nếu chúng ta là Kitô hữu, chúng ta phải sẵn sàng chịu bách hại. Đó là vấn đề sống đúng với những ǵ chúng ta là. Người đă hiến sự sống ḿnh v́ chúng ta, và nếu chúng ta không tự nguyện hiến sự sống ḿnh th́ chúng ta đang làm ǵ trên thế gian này đây?
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Trích dịch từ Màn Điện Toán Zenit ngày Thứ Năm 7/11)
Kitô hữu bị bách hại năm 2002
Cơ quan Viện Trợ cho Giáo Hội bị Thiếu Thốn (CAN: Aid to the Church in Need) hôm Thứ Năm 26/6/2003 đă phổ biến bản tường tŕnh thứ năm về t́nh h́nh tự do tôn giáo trên thế giới. Theo bản tường tŕnh này, Bản Tường Tŕnh về Tự Do Tôn Giáo trên Thế Giới 2003 dầy 455 trang th́ nguyên trong năm 2002 có 938 Kitô hữu bị sát hại v́ đức tin, 629 người bị thương và 100.345 bị giam nhốt cũng v́ đức tin.
Vị giám đốc của cơ quan Ư quốc này là ông Attilio Tamburrini đă cho biết, “chúng tôi không phải là một ‘tổ chức ân xá quốc tế’ của Công Giáo. Chúng tôi thực hiện công việc làm ở hiện trường, t́m hiểu những thực tại chúng tôi đă từng theo dơi 50 năm qua, nhất là t́nh trạng kỳ thị mà các người Công giáo và các tín hữu khác phải chịu”. Theo bản tường tŕnh này th́ những nơi ngặt nghèo với quyền tự do tôn giáo nhất là ở Nigeria, Sudan, China và Cuba.
Ở Âu Châu có Belarus và Rômania. Tập sách tường tŕnh này đă dành ra 30 trang để nói về t́nh h́nh ở Nga liên quan đến những vụ trục xuất hàng giáo sĩ và giáo phẩm Công giáo ngoại quốc trong năm 2002.
Ở Mỹ Châu, bắt đầu là Mễ Tây Cơ, được bản tường tŕnh này cho biết “mối liên hệ giữa Giáo Hội và chính quyền càng ngày càng trở nên nghiêm trọng”. Tại Colombia có 127 Kitô hữu bị sát hại trong năm 2002. Tại Cuba, 86 Kitô hữu bị cầm tù v́ lư do đức tin. Tại Venezuela, trong bài diễn văn ngày 24/2/2002, Tổng Thống Hugo Chávez đă cho Giáo Hội Công Giáo như một thứ ung thư đối với “cuộc cách mạng” của ông.
Ở Á Châu, tại Ấn Độ phong trào quốc gia bảo thủ vận động những đạo luật “chống trở lại” Kitô giáo. Đời sống đạo cũng khó khăn tại Việt Nam, Lào, Myanmar (Burma) và Saudi Arabia. Tại Bắc Hàn có 100 ngàn Kitô hữu bị giam giữ ở các trại tập trung.