“Dường như thể sự dữ cùng với các chước cám dỗ

chế ngự được các ân sủng của Chúa vậy”

 

Có một em Thiếu Nhi Fatima gửi điện thư (email) đến cho tôi hôm 6/4/2005, sau Lễ Chúa T́nh Thương 3 ngày, hỏi về một vấn đề sống đạo liên quan đến Ḷng Thương Xót Chúa như sau.

 

“Cháu biết rằng mỗi lần chúng ta phạm tội, cháu được khuyên, hay buộc phải đi xưng tội ngay sau đó. Thế rồi trong khi xưng tội, cháu hết ḷng tiếc xót về tội lỗi của ḿnh và thành tâm cố gắng hết sức để không phạm tội nữa. Nhờ việc xưng tội này, nếu không lầm th́ cháu nhận được ân sủng và phúc lành. Rồi nhờ bởi những ân sủng và phúc lành này mà cháu được nâng đỡ để khỏi sa ngă phạm tội. Thế nhưng, tất cả chúng ta đều biết rằng. ... đó là điều không thể nào xẩy ra được. Cháu lại lao đầu vào phạm đi phạm lại những tội cũ. Vậy vấn nạn của cháu là ơn phúc của Chúa hay sự dữ cùng với các chước cám dỗ, đằng nào mạnh hơn? Bởi v́, một điều tỏ tường là mọi người ai cũng tái phạm tội lỗi cả, dường như thể sự dữ cùng với các chước cám dỗ chế ngự được các ân sủng của Chúa vậy. Cháu muốn nghe thêm về sự suy nghĩ của chú. Xin cám ơn chú”.

 

Tôi đă hồi âm cho em vào ngày Thứ Sáu 8/4/2004, vào lúc 1 giờ 28 phút chiều như sau:

 

Cháu mến,

 

Về những ǵ cháu đặt ra, từ cảm nghiệm sống đạo đến vấn đề đức tin, có thể tóm như sau:

 

1) Cảm nghiệm sống đạo: Con người chúng ta không thể nào giữ ḿnh sạch tội.

 

2) Vấn đề đức tin: Nếu con người không thể giữ ḿnh sạch tội th́ ơn cứu độ của Thiên Chúa không có công hiệu hay tác dụng (effect) ǵ nơi con người.

 

Vấn đề của cháu đặt ra ở đây có thể tóm lại như sau: Con người tội nhân chúng ta có thể nên thánh được hay chăng?

 

Trước hết, không ai có thể chối căi được rằng trên thế gian này có những vị thánh, cho dù không phải là Kitô hữu.

 

Chẳng hạn Đức Phật (560-477 BC) bên Phật giáo, hay Đức Khổng (551-479 BC) bên Khổng giáo v.v., những con người không có hay chưa có ơn cứu độ của Chúa Kitô (v́ sinh ra trước Ngài) mà cũng đă có thể sống vượt trên tầm mức của một con người tự nhiên, đến nỗi có thể giảng dạy cho con người con đường cứu độ, con đường giải thoát, làm cho con người cảm phục và tôn sùng cho tới nay cả 2500 năm. 

 

C̣n Kitô giáo chúng ta, ngay trong thời hiện đại của chúng ta đây, đă có những vị nổi tiếng là thánh ngay khi c̣n sống, điển h́nh nhất là Mẹ Têrêsa Calcutta, hay ngay khi vừa qua đời, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Những vị này có một đời sống phi thường, đến nỗi, đă làm cho cả thế giới phải cảm phục và suy tôn, một ḷng cảm phục và suy tôn được tỏ ra một cách rơ ràng nhất qua tang lễ vĩ đại chưa từng thấy của các vị trong lịch sử loài người.

 

Nếu chúng ta không thể chối căi được trên thế gian này có những con người phi thường, dù rất hiếm, những con người được Kitô hữu chúng ta gọi là Thánh nhân (saint), như Mẹ Têrêsa Calcutta hay Đức Gioan Phaolô II, và gọi là thánh nhân quân tử hay vĩ nhân tôn giáo (great man), như Đức Phật hay Đức Khổng, th́ chúng ta cũng không thể phủ nhận vấn đề con người có thể nên thánh.

 

Đó là lư do vấn đề cần phải giải quyết hay giải đáp ở đây là làm sao những nhân vật được gọi là Thánh nhân hay vĩ nhân ấy, cũng là người tội lỗi như chúng ta, lại có thể nên Thánh, nên cao cả như vậy?

 

Theo tín lư và tu đức Kitô giáo th́:

 

1)    Con người không thể tự cứu độ, như bên Phật giáo chủ trương. Đó là lư do, sau khi hai nguyên tổ sa ngă phạm tội theo tự do của ḿnh, làm điều nghịch lại ư muốn tối cao của Đấng Tạo Dựng nên ḿnh, th́ Thiên Chúa đă tự động hứa ban đấng cứu độ cho con người là Chúa Giêsu Kitô (xem Genesis 3:15);

 

2)    Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể thực sự đă cứu độ con người bằng cuộc Vượt Qua của Người, tức bằng việc Người Tử Nạn và Phục Sinh, để chẳng những giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết (free human being from sin and death), mà c̣n ban sự sống thần linh cho con người bằng Thánh Thần Người thông cho con người nữa (xem John 3:1-5 and 20:22).

 

3)     Con người mắc nguyên tội được cứu độ, tức được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết cũng như được sự sống thần linh khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, một bí tích làm cho họ trở thành con cái Thiên Chúa, làm cho họ được hiệp thông với Thiên Chúa, nhờ Thánh Thần ngự trong họ, vị Thánh Thần sẽ làm cho họ nhận biết Chúa Kitô, nên một với Chúa Kitô, nên giống Chúa Kitô, cho đến khi họ thực sự trở thành chứng nhân của Chúa Kitô, như một Mẹ Têrêsa Calcutta hay một Đức Gioan Phaolô II.

 

4)    Cho dù con người, nhờ Bí Tích Rửa Tội, đă được cứu độ, thế nhưng, sự sống thần linh con người lănh nhận từ ban đầu ấy mới chỉ như là một hạt giống gieo vào mảnh đất nhân tính của con người Kitô hữu mà thôi, một hạt giống thần linh chỉ có thể nẩy nở thành một cây cao lớn khi gặp được một mảnh đất tốt, bằng không, theo tự nhiên, nó sẽ bị chết đi hay chẳng sinh hoa trái ǵ, như trong dụ ngôn người gieo giống cho thấy (xem Mt 13:4-23).

 

5)     Như thế, việc nên thánh của con người tội nhân chúng ta, nhất là của thành phần tội nhân song đă được thánh hóa (santification), đă trở nên Thánh, nhờ sự sống thần linh nơi linh hồn của chúng ta khi chúng ta lănh nhận Phép Rửa, là việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa, tức là việc chúng ta làm sao cho tâm hồn ḿnh trở thành một mảnh đất tốt, để cho sự sống thần linh như một hạt giống được gieo nơi chúng ta sau khi chúng ta lănh nhận Phép Rửa ấy có thể nẩy mầm, mọc lên và phát triển.

 

6)    Để cho mảnh đất tâm hồn của chúng ta có thể trở thành một mảnh đất tốt cho sự sống thần linh như hạt giống nẩy mầm, mọc lên và phát triển trọn vẹn, Kitô hữu chúng ta cần phải làm hai điều, nhổ cỏ (về tiêu cực) và chăm bón (về tích cực): "Nhổ cỏ" ở chỗ hy sinh hăm ḿnh, tránh dịp tội và sửa các tính mê nết xấu; "chăm bón" ở chỗ đọc kinh cầu nguyện và năng chịu các bí tích, nhất là Bí Tích Ḥa Giải và Thánh Thể. Không một vị thánh Kitô giáo nào đă nên thánh mà lại không làm hai điều căn bản tối ư quan trọng và bất khả châm chước này.

 

7)    Nếu thực sự chúng ta đă cố gắng hết sức để thực hiện cả hai phương diện tiêu cực lẫn tích cực như thế, tức chúng ta tỏ ra thực sự muốn nên thánh, muốn sống xứng đáng với ơn gọi làm con Thiên Chúa của ḿnh, th́ chắc chắn 100%: "Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, v́ chưng sẽ được no thỏa vậy - (Matthew 5:6).

 

8)    Nếu chúng ta thực sự có ḷng khao khát nhân đức trọn lành này, chúng ta chẳng những không nản chí khi thấy ḿnh cứ sa đi ngă lại hoài một tội ḿnh muốn chừa và xưng thú, trái lại, c̣n v́ thế và chính v́ thế (v́ cảm thấy ḿnh vô cùng yếu đuối bất lực) mà tin tưởng mănh liệt hơn nữa vào ḷng thương xót Chúa, để rồi, chính khi chúng ta biết ḿnh và vào sâu trong ḷng thương xót Chúa là chúng ta đă nên thánh một cách short cut rồi vậy, như trường hợp của người trộm lành treo phải phải thập giá Chúa Kitô (xem Luca 23:39-43).

 

9)     Như thế, nên thánh ở đây c̣n là và chính là biết ḿnh vô cùng yếu đuối bất lực và hoàn toàn tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa, nhờ đó, con người tội nhân chúng ta chẳng những không dám khinh thường bất cứ một tội nhân nào (x Lk 18:9-14), trái lại, c̣n biết cảm thông với những ai sa ngă phạm tội, để hy sinh cầu nguyện cho họ như Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, nhất là biết tha thứ cho cả những người làm khốn ḿnh, phạm đến ḿnh, th́ không phải ḿnh đă nên giống Chúa Kitô (x Lk 23:34), đă nên trọn lành như Cha trên trời (x Mt 5:43-48; Lk 6:35-36) rồi hay sao?

 

10)    Tóm lại, việc nên thánh là do Chúa hơn là do con người. Chúa muốn chúng ta nên thánh thế nào th́ chúng ta nên thánh như vậy. Nếu chúng ta không thể nên thánh như Mẹ Têrêsa Calcutta hay như Đức Gioan Phaolô II, chúng ta vẫn có thể nên thánh short cut như người trộm lành, bằng cách không thôi khao khát nhân đức trọn lành, một ḷng khao khát được tỏ ra bằng nhận thức con người vô cùng yêu đuối bất lực của ḿnh để hoàn toàn tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa.

 

Dù nên thánh cách nào đi nữa, Kitô hữu chúng ta cũng gặp nhau ở chỗ ḷng thương xót Chúa: Nếu con người nên thánh "lớn" là con người đă được ḷng thương xót Chúa chiếm đoạt để trở thành dụng cụ ban phát ḷng thương xót Chúa cho tội nhân, như Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II, th́ con người nên thánh "nhỏ" là con người cần đến ḷng thương xót Chúa hơn, để càng ngày họ càng nhật biết ḿnh yếu đuối bất lực mà tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa.

 

Lời Nguyện Fatima sau mỗi chục kinh như Đức Mẹ dạy: "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn". Lời than thở Chúa Giêsu dạy chị Thánh Faustina viết ở dưới bức ảnh Chúa T́nh Thương: "Chúa Giêsu ơi, con tin tưởng nơi Chúa".

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, bài phát thanh Tin Mừng Sự Sống 247 ngày 3/6/2005 về Ḷng Thương Xót Chúa