Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II:
Một Mẫu Gương Mục Tử chăn dắt đàn chiên
Sau đây là cuộc phỏng vấn của Zenit với ĐTGM Milwaukee Timothy Dolan theo những ǵ vị TGM này nhận định về ĐTC liên quan đến vai tṛ giám mục. Theo vị TGM này th́ các vị giám mục khó có thể chu toàn được ba sứ vụ (quản trị, thánh hóa và ngôn sứ) của ḿnh, ngoại trừ nơi ĐTC GPII. Vị TGM này cho biết tác phẩm của ĐTC “Đứng lên, nào chúng ta đi” về kinh nghiệm làm giám mục của ĐTC, và tông huấn “Mục Tử chăn dắt Đàn Chiên - Pastores Gregis” hậu thượng hội giám mục thế giới về chủ đề giám mục, đă là những ǵ giúp cho các vị giám mục xét lại lương tâm của ḿnh nói chung, và cho bản thân của vị TGM này nói riêng.
Vấn: Tác phẩm “Đứng lên, nào chúng ta đi” và tông huấn mới đây của ngài “Pastores Gregis- Mục Tử chăn dắt Đàn Chiên” đă ảnh hưởng tới quan niệm của đức tổng giám mục ra sao về vai tṛ làm giám mục?
Đáp: Chúng đă ảnh hưởng đến quan niệm của tôi về vai tṛ làm giám mục rất nhiều và qua nhiều cách thức.
Trước hết, cả hai thứ này, tác phẩm “Đứng lên, nào chúng ta đi” (Warner Books) và tông huấn hậu thượng hội giám mục về giám mục của ngài “Pastores Gregis” đă nhấn mạnh đến nhu cầu mănh liệt đối với việc nên thánh và nguyện cầu nơi một vị giám mục. Đọc những bài phản tỉnh của ĐTC về thừa tác vụ giám mục của ngài, người ta hết sức ngỡ ngàng trước những ǵ ngài làm.
Thế nhưng, vấn đề rất rơ ràng ở đây đó là trước khi các giám mục chúng tôi có thể làm những điều ǵ th́ chúng tôi phải trở thành một người nào đó. Chúng tôi phải hiệp nhất với Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Chúng tôi phải tiến bước trên con đường thánh đức. Chúng tôi phải là những con người cầu nguyện. Chúng tôi phải ư thức được việc chúng tôi đồng h́nh tượng với Chúa Giêsu.
Đường lối duy nhất chúng tôi có thể trở thành những ǵ chúng tôi được kêu gọi làm những vị giám mục đó là bằng việc nguyện cầu và nhờ các phép bí tích.
Đức Thánh Cha là một con người thiết tha nguyện cầu. “Pastores Gregis” nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại tới nhu cầu cần thiết của việc cầu nguyện thường xuyên, sâu xa và liên lỉ trong đời sống của vị giám mục. Dân Chúa cần thấy vị giám mục của ḿnh sống đời cầu nguyện. Có Chúa biết Đức Thánh Cha kêu gọi chúng tôi làm nhiều thứ; được gọi là thừa tác vụ. Thế nhưng tất cả những ǵ chúng tôi làm chỉ sinh hoa trái, chỉ hiệu nghiệm, chỉ đầy ư nghĩa nếu nó phát xuất từ những ǵ chúng tôi là.
Những con người làm giám mục là thành phần đồng h́nh tượng với Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành ở ngay cốt lơi bản thân chúng tôi. Mà cách thức duy nhất để làm điều này đó là bằng việc cầu nguyện, Thánh Thể, bí tích ḥa giải, suy niệm Lời Chúa, đọc sánh thiêng liêng, tĩnh tâm và những ngày hồi tâm.
Tôi bao giờ cũng dâng Lễ mỗi Chúa Nhật ở Nhà Thờ Chính Ṭa Thánh Gioan Thánh Kư ở TGM Milwaukee đây vào lúc 8 giờ sáng. Cách đây không lâu, sau Thánh Lễ, có người nói cùng tôi rằng, “Thưa ĐTGM, con muốn ngài biết rằng điều ngài làm đó đă ảnh hưởng đến con và đă gây tác dụng tốt trên con”.
Tôi tưởng người nữ này nói về việc tôi viếng thăm ai đó trong bệnh viện hay việc tôi phát đồ ăn cho người nghèo, hoặc là một trong những bài giảng của tôi hay một dự án nào đó của tôi. Tôi hoàn toàn bỡ ngỡ khi người nữ này nói với tôi rằng điều người nữ ấy đă bị tác động nhất đó là việc thấy tôi đang nguyện Kinh Thần Vụ trước Nguyện Đường Thánh Thể trong vương cung thánh đường này nửa tiếng trước Thánh Lễ sáng Chúa Nhật của tôi.
Bấy giờ tôi không hề nghĩ rằng điều này đă gây được một tác động trên người nào đó. Thế mà nó có đấy.
Đối với người nữ này, khi thấy tôi là một giám mục nghiêm chỉnh nguyện cầu – đối với người nữ ấy khi biết rằng tôi nh́n nhận là tôi chẳng có ǵ tốt lành nếu tôi không hoàn toàn cậy dựa vào ân sủng và t́nh thương của Chúa – đă là những ǵ nói lên rất nhiều với người nữ này. Đó là vấn đề truyền bá phúc âm hóa. Bởi vậy mà điều đầu tiên vị Giáo Hoàng này đă dạy tôi trong tác phẩm mới nhất của ngài, đó là tôi phải thánh thiện.
Thứ đến, tôi đă học được từ những ǵ ngài viết về quyền lực của sự hiện diện. Vị Giáo Hoàng này biết rằng việc dân chúng muốn thấy vị giám mục của ḿnh, muốn ở với vị giám mục của họ, là vấn đề rất quan trọng. Các vị linh mục biết đây là điều xác thực nơi thừa tác vụ mục vụ của họ. Các lănh đạo viên mục vụ biết điều ấy, và các vị giám mục cũng biết như vậy.
Chúng tôi là thành phần giống như Cal Ripkens, một tay đấu banh thuộc đội Baltimore Orioles, người chỉ hiện diện hết mọi trận đấu và đă phá kỷ lục chỉ v́ việc liên lỉ của ḿnh. Anh ta chỉ cần ở đó. Hầu hết cuộc đời của anh ta chỉ là một cuộc hiện diện. Đối với một vị giám mục cũng thế, chúng tôi cần hiện diện. Chúng tôi cần ở với dân của ḿnh. Họ cần thấy chúng tôi, càng gần gũi càng hay.
Họ cần thấy chúng tôi ở những cuộc hội lễ, ở các bệnh viện, tại các học đường, dâng Lễ, cử hành các phép bí tích và giảng dạy.
Đức Thánh Cha quả đă thực hiện điều này một cách anh hùng khi c̣n là tổng giám mục Krakow. Ngài cũng đang thực hiện điều này một cách anh dũng với tư cách là Giám Mục Rôma và ngài đang dạy chúng tôi về quyền năng của việc hiện diện.
Tôi nghĩ rằng sứ điệp thứ ba tôi học được với tư cách là một vị giám mục cả nơi cuốn “Đứng lên, nào chúng ta đi” cũng như trong tông huấn “Mục Tử chăn dắt đàn chiên” đó là nhu cầu cần phải trở thành một tác nhân thực sự của việc truyền bá phúc âm hóa văn hóa.
Như quí vị thấy, Đức Thánh Cha đă biết rằng ngài cần phải dạy trong đại học đường. Ngài đă cần phải gặp gỡ các tay trí thức. Ngài đă cần phải ở đó với các thi sĩ, các khoa học gia, các giáo chức. Tất cả những ai đóng vai tṛ đào luyện trí khôn, cơi ḷng và linh hồn trong xă hội và nơi văn hóa đều phải được truyền bá phúc âm hóa. Điều này dạy cho tôi một điều ǵ đó với tư cách làm giám mục, v́ tôi không biết cách làm sao thực hiện việc ấy cho khéo. Đôi khi tôi nghĩ rằng tôi nên giành việc đó cho những người khác làm.
Thế nhưng, những vị giám mục chúng tôi cần phải liên hệ với văn hóa, nhờ đó, hết mọi thành phần đóng vai tṛ b́nh thường nơi văn hóa, dù là làm truyền thông, là nghệ sĩ, là khoa học gia, là giáo chức, là chính trị gia, là các đầu năo thương trường, là các nhà lănh đạo dân sự, các nhà nghiên cứu, tất cả đều cần đến men Phúc Âm. Vị giám mục có phận sự hệ trọng cần phải đến với họ, mang sứ điệp phúc âm hóa, sứ điệp cứu độ của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội Người đến cho văn hóa.
Vấn: Đức Gioan Phaolô II đă từng làm gương về vai tṛ đa diện của một vị giám mục cả ở Krakow cũng như ở Rôma như thế nào?
Đáp: Ngài là một bậc thày giỏi. Ngài đă giảng dạy trong các đại học và ngài biết rằng một ông thày đôi khi gây ảnh hưởng bởi những điều ngài làm hơn là những ǵ ngài nói. Bởi thế mà ngài đă làm gương sáng.
Khi tôi trở lại Rôma làm viện trưởng Đại Học Bắc Mỹ vào năm 1994, tôi đă ra ngoài bách bộ vào một buổi sáng sớm Chúa Nhật. Đột nhiên tôi thấy cảnh sát ở các ngả đường, đang ngăn chặn việc lưu thông nhẹ nhàng qua lại ở đó bấy giờ.
Thấy một chiếc xe có nhân viên hộ tống tiến đến, tôi hỏi người cảnh sát đó là ai vậy. Anh ta đáp: “Ô, đó là Đức Giáo Hoàng. Ngài đi đến một giáo xứ ở Rôma vào mỗi sáng Chúa Nhật – ít là những Chúa Nhật ngài không cử hành Lễ công cộng ở Đền Thờ Thánh Phêrô – và ngài cử hành Lễ với các tín hữu trong giáo xứ”.
Ngài thấy được quyền năng của sự hiện diện. Ngài đă làm điều đó ở Krakow, việc ngài viếng thăm các giáo xứ, việc ngài ở với dân chúng. Ngài làm gương như thế đó.
Vai tṛ đa diện của một vị giám mục, được thấy rơ ràng trong tông huấn “Mục Tử chăn dắt đàn chiên”, là một yếu tố lớn của “sứ vụ”, đó là trách nhiệm, là nhiệm vụ, là sứ vụ của một vị giám mục trong việc giảng dạy, quản trị và thánh hóa. Vị Giáo Hoàng này đă dạy chúng tôi rằng chúng tôi cần phải giảng dạy một cách minh bạch, xác tín và bao giờ cũng bằng ḷng cảm thương, những chân lư vượt thời gian của Chúa Giêsu và của Giáo Hội Người.
Sau nữa, ngài dạy chúng tôi về tầm quan trọng của việc quản trị. Chúng tôi cần phải bảo đảm là các giáo phận được cai quản một cách tốt đẹp, là đang có tính cách bảo quản lành mạnh, là chúng tôi tin tưởng thành phần hợp tác viên có thể hỗ trợ chúng tôi theo đặc sủng quản trị v́ dân chúng cần thấy nơi chúng tôi một vai tṛ lănh đạo khôn ngoan và vững chắc.
Nhiệm vụ thứ ba được vị Giáo Hoàng này nhấn mạnh là thánh hóa. Dân chúng cần thấy chúng tôi cử hành các phép bí tích, tất cả các phép bí tích cho họ.
Trong cuốn “Đứng lên, nào chúng ta đi”, ĐTC đă đề cập tới cách hằng năm ngài phải làm sao để công khai cử hành đầy đủ 7 bí tích. Các giám mục chúng tôi thường cao cả ở việc cử hành Thánh Thể, cử hành thêm sức và cử hành bí tích truyền chức thánh.
Thế nhưng, chúng tôi cần cử hành tất cả 7 bí tích nữa. Dân của chúng tôi cần nh́n thấy chúng tôi rửa tội, xức dầu kẻ liệt, làm phép hôn phối, giải tội. Việc cử hành tất cả 7 phép bí tích là một phần thuộc “sứ vụ” thánh hóa của chúng tôi.
Phải, đó là “sứ vụ” tam diện, một vai tṛ đa diện của vị giám mục trong việc giảng dạy, quản trị và thánh hóa, tôi thấy được nơi gương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở cả Krakow lẫn Rôma vậy.
Vấn: Điều ǵ làm ĐTGM lạ lùng nhất về những câu truyện cá nhân của Đức Thánh Cha trong cuốn sách này?
Đáp: Có hai điều làm tôi thấy đáng kể.
Trước hết, cái ảnh hưởng sâu xa của nước Balan nơi ngài thật là sống động đến nỗi tôi không cần được thuyết phục mới chấp nhận điều này. Người ta nói rằng Balan là một xứ sở sâu xa Công Giáo. Văn hóa, xă hội, lịch sử, nghệ thuật và văn chương là tất cả những ǵ ăn sâu vào tính cách phong phú của Công Giáo.
Điều này ăn sâu vào tận xương tủy của bản thân Karol Jozef Wojtyla. Ngài đang để lộ ra một cách tuyệt vời cái nhăn hiệu phong phú, đạo hạnh và sống động của Công Giáo Tính Balan là những ǵ từng thu hút thế giới chung quanh ngài. Bởi thế, điều nổi bật đầu tiên về ngài ở chỗ con người này là người con hết sức sâu đậm của một nước Balan, và ngài hết sức yêu mến quê hương của ngài cũng như văn hóa của quê hương ấy.
Điều thứ hai nẩy lên nơi tôi sau khi đọc tác phẩm này đó là việc ngài sống thoải mái với thành phần giáo dân – ngài có biết bao nhiêu là bạn bè giáo dân, nhất là các gia đ́nh và giới trẻ. Ngài rất thường nói về những người bạn linh mục của ngài, thế nhưng cuối cùng đặc biệt vẫn là những người bạn đă nuôi dưỡng đời sống của ngài, những người thuộc thành phần giáo dân.
Ngài đă ưa thích những cuộc đi cấm trại với giới trẻ, những lần đàm thoại với sinh viên, thích vui vầy với các cặp vợ chồng cùng gia đ́nh của họ. Ngài sống rất tự nhiên với tất cả những người này.
Một lần nữa, với gương của ḿnh, ngài đă thể hiện và phát động giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II, một giáo huấn về phận sự chính của một linh mục, do đó cũng là của một vị giám mục, là phục vụ giáo dân, là hiểu biết họ và mến thương họ, nhờ đó, họ có thể thi hành vai tṛ truyền bá phúc âm hóa của họ trong thế giới.
Vấn: Tư tưởng nào của vị Giáo Hoàng này về các vấn đề hiện đại có thể là quan trọng nhất đối với ĐTGM?
Đáp: Một lần nữa, tôi có thể nói rằng tư tưởng của ngài về vai tṛ của thành phần giáo dân. Thế nhưng, ngài cũng cảm thấy cái kinh khủng của chiến tranh, ngài cũng lo lắng về t́nh trạng suy đồi sống đức tin ở Âu Châu; ngài cũng suy nghĩ dữ dội về Thánh Địa; ngài cũng thấy được nhu cầu đoàn tính và hợp tác trong Giáo Hội; ngài cũng nghĩ đến Phi Châu và Mỹ Châu Latinh.
Đó là những lănh vực ngài có được những minh thức sâu xa về các vấn đề gay go trong thế giới tân tiến này, những minh thức thực sự đă khiến tôi phải lưu tâm chú ư.
Vấn: ĐTGM đă học được ǵ nơi kinh nghiệm làm giám mục của Đức Gioan Phaolô II để giúp vào việc phục vụ của ĐTGM giành cho Giáo Hội?
Đáp: Tôi học được một số điều. Trước hết, tôi phải là một con người say mến Chúa Giêsu Kitô. Tôi phải là một con người sống thư thái với chính bản thân ḿnh cũng như với sứ vụ và ơn gọi làm giám mục của tôi; một con người một một số đích điểm mục vụ rất cụ thể trong đầu không bao giờ bị tôi xao lăng; một con người không biết sợ hăi, con người vững mạnh tin rằng Chúa Giêsu chăm sóc cuộc đời của tôi và ơn của Người đủ cho tôi.
Tôi không được sợ việc “thả lưới ở chỗ nước sâu” và kêu gọi dân chúng của ḿnh sống thánh thiện, thực hành nhân đức anh hùng và nên trọn lành. Đức Thánh Cha nói với chúng tôi rằng đó là những ǵ ngài đă làm ở Krakow; đó là những ǵ ngài vẫn làm với tư cách là giám mục Rôma và giám mục của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi cũng cần phải học cả điều ấy nữa.
Sau nữa, kinh nghiệm làm giám mục của ngài dạy tôi rằng tôi phải sống rất gần gũi với các vị linh mục của tôi. Đức Giaon Phaolô II yêu thương các linh mục của ngài. Ngài đă yêu thương thành phần linh mục của ngài khi ngài c̣n là tổng giám mục ở Krakow, giờ đây ngài yêu thương thành phần linh mục với tư cách là vị thừa kế Thánh Phêrô.
Tôi cần phải làm sao để tiến đến với những vị linh mục của tôi hơn nữa, biết lắng nghe các vị, biết ở với các vị, biết cầu nguyện với các vị, biết phấn khích các vị, và, phải, biết thách thức các vị và sửa chữa cho các vị khi cần.
Một mẫu gương rất tuyệt vời về một vị giám mục mà tôi nghĩ Đức Gioan Phaolô II làm gương đó là một vị giám mục cần phải trở nên cho thành phần linh mục của ḿnh những ǵ một vị mục tử phải là đối với dân của ngài.
Chúng tôi phải là một linh mục cho các linh mục – chúng tôi phải là một vị mục tử của các linh mục. Đó là bài học thứ hai tôi học được từ cả tác phẩm của ĐTC, từ tông huấn “Mục Tử chăn dắt đàn chiên” cũng như từ gương mẫu của ngài.
Điều thứ ba đó là tôi học được một lần nữa tầm quan trọng của Thánh Thể, một minh thức xứng hợp trong Năm Thánh Thể này.
Phần quan trọng nhất trong ngày sống của vị Giáo Hoàng này đó là việc ngài cử hành Thánh Thể. Hết mọi sự từ đó mà xuất phát, và suốt ngày ngài trở về ở với Chúa thực sự và đích thực hiện diện nơi Thánh Thể. Thánh Thể là tâm điểm của ngày sống, chứ không phải chỉ là một phần trong ngày, như có một câu ngạn ngữ nói.
Đối với tôi việc ở với các vị linh mục và dân chúng ở với Thánh Thể, và đối với bản thân ḿnh việc ở trước sự hiện diện của Giêsu nơi Thánh Thể, là những ǵ nói lên tất cả mọi sự.
Sau hết, tôi nghĩ rằng những văn kiện này, cả những bài phản tỉnh về bản thân chính yếu của ngài lẫn bức tông huấn hậu thượng nghị giám mục thế giới, đều thực sự giúp cho tôi thực hiện một cuộc kiểm điểm lương tâm ḿnh.
Tôi phải thú nhận rằng khi tôi thấy tất cả những ǵ ngài hoàn thành cũng như tất cả những nhiệm vụ được tông huấn “Mục Tử chăn dắt đàn chiên” đặt lên vai của các vị giám mục, tôi cảm thấy phần nào nao núng, rùng ḿnh và thực sự lo âu. Khi tôi đọc bức tông huấn này, tôi nghĩ, “Chúa tôi ơi, tôi là ai mà có thể sống trọn tất cả những điều này đây?”
Thế nhưng, chúng tôi không bao giờ thôi cố gắng. Chúng tôi giữ điều này như là một đích điểm cao quí. Chúng tôi giữ nó trước mắt chúng tôi luôn luôn và xét ḿnh xem chúng tôi thực sự là một vị mục tử tốt lành đối với dân Chúa hay chăng.
Chúng tôi không bao giờ có thể thực hiện được tất cả điều ấy. Chúng tôi không bao giờ có thể hoàn toàn theo nổi gương của Chúa Giêsu. Thậm chí chúng tôi sẽ không thể nào theo gương của Vị Đại Diện Chúa Kitô là Đức Gioan Phaolô II, một cách trọn vẹn. Thế nhưng, chúng tôi không bao giờ được thôi cố gắng.
Chúng tôi liên lỉ cải đổi và canh tân cách thức chúng tôi làm thừa kế các vị tông đồ. Vị Giáo Hoàng này cống hiến cho chúng tôi rất nhiều; đó là điều tốt, v́ ngài đang muốn những ǵ tốt nhất nơi chúng tôi. Ở đây không có vấn đề lưỡng lự, không có vấn đề lỏng lẻo. Ngài đang nêu cao lư tưởng ấy và ngài đang kêu gọi chúng tôi sống lư tưởng ấy.
Việc kiển điểm lương tâm này là điều tất cả chúng tôi cần làm. Như Đức Thánh Cha của chúng ta thường nói: “T́nh yêu mến Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người phải là đam mê của đời sống anh em”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Zenit ngày 6-7/12/2004 (những chỗ in đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh đến những xác tín và nhận định quan trọng của vấn đề)