Người Khách … Nửa Đêm Về Sáng
Ngày Thánh Mẫu XXVIII (1978-2005) do Chi Ḍng Đồng Công tổ chức vào thời khoảng 4-7/8/2005 vẫn đông như mọi năm. Tuy nhiên, giống như năm ngoái, năm nay thời tiết cũng hơi đặc biệt. Năm ngoái, ba ngày chính, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy có những trận mưa nửa đêm về sáng, làm cho nhiều người cảm thấy lạnh lẽo, không ngủ được, v́ không ngờ khí hậu cần đến áo ấm khác với mọi năm đầy nóng bức.
Năm nay, trời mưa nửa tiếng trước giờ khánh thành Đồi Canvê được dự trù theo chương tŕnh vào 4 giờ 30 chiều. Thứ Sáu, trời mát như lưỡng lự muốn mưa mà không đành, giúp cho việc cử hành Đường Thánh Giá kính Ḷng Thương Xót Chúa trong Năm Thánh Thể (10/2004-2005) do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA, được thập phần thuận lợi; bằng không, với những bộ hóa trang nóng bức mặc suốt 6 tiếng liền (từ 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều), gặp trận mưa nhẹ như ngày hôm trước, các em sẽ bị cảm rất nặng v́ mồ hôi tắm mưa, và nếu gặp trận mưa ngày hôm sau th́ chắc chắc những em đóng những bộ đồ lính La Mă đầy những thứ kim loại sắt trên đầu (ở mũ) và thân (ở áo) nhất định sẽ khó ḷng mà thoát được bị sét đánh. Thứ Bảy, vào lúc sau 5 giờ chiều một chút, sau vũ hoa dâng Mẹ mở đầu và ngay khi cuộc Cung Nghinh Mẹ được tiến hành, chưa kịp ra khỏi cổng th́ trời đổ mưa tới tấp, kéo dài cả 1 tiếng rưỡi đồng hồ, có lúc nắng lên sáng ngời mà mưa vẫn cứ nặng hạt tuôn xuống, chớp vẫn cứ không ngừng tung tóe trên bầu trời, đến nỗi có 4 người bị sét đánh, trong đó có một người được trực thăng chở đi nhà thương, và cuộc cung nghinh Mẹ đành phải băi bỏ (lần thứ hai trong lịch sử Ngày Thánh Mẫu Missouri, lần đầu vào năm 1989, và cả hai lần đều trùng hợp với sự có mặt của ĐTGM Saint Louis ở Missouri). Tuy nhiên, Thánh Lễ Đại Trào vẫn tiếp tục đúng như dự định, chỉ sớm hơn 15 phút.
Trận mưa tầm tă chiều tối Thứ Bảy này, c̣n hơn cả chiều Thứ Năm, đă làm cho các lều bán kỷ vật ngập lụt. Thế nhưng, sau Thánh Lễ Đại Trào, vào khoảng 9 giờ tối, các quán kỷ vật lại thay nhau mở ra để tiếp tục công việc gây quĩ của ḿnh, vớt vát những giây phút cuối cùng của Ngày Thánh Mẫu 2005. Quầy kỷ vật của Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống (www.tinmungsusong.org) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hai chúng tôi vừa bán vừa thu dọn, v́ nghĩ rằng cũng chẳng được bao nhiêu nữa. Vào khoảng 12 giờ đêm, khi gần thu xong mọi sự, sách vở cũng đă cho vào thùng gần hết, chỉ c̣n mấy loại sách khác nhau chưa kịp thu và một số CD vậy thôi, th́ người khách cuối ngày xuất hiện, đứng lật lật mấy cuốn sách c̣n nằm trên bàn. Tôi nghĩ rằng chắc anh chàng chạc tam thập nhi lập này cũng chỉ đứng trong giây lát rồi đi, để chúng tôi thu cho xong, sau đó c̣n đi ăn đêm, ngủ nghỉ, sáng c̣n lên đường về cho kịp chương tŕnh nghỉ hè sau đó. Ai ngờ đâu, chính vào giây phút ấy, trong ư định của Đấng Quan Pḥng Thần Linh, tôi đă được gặp một người khách cuối ngày có tâm hồn nửa đêm về sáng.
Đúng thế, câu truyện được mở đầu bằng câu hỏi của con người cho đến nay tôi vẫn chưa biết tên ấy:
- Nhà xuất bản này ở đâu vậy?
Anh vừa hỏi vừa chỉ vào hai tác phẩm, đó là cuốn “Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời”, một tác phẩm gồm có 33 bài giáo lư về Chúa Thánh Thần, và cuốn “Là Tất Cả Trong Mọi Sự”, một tác phẩm gồm 36 bài giáo lư về Chúa Cha, cả hai loạt bài giáo lư chủ đề về 2 Ngôi Thiên Chúa này đều của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II do tôi tuyển dịch, và đều được nhà xuất bản, nơi được người khách cuối cùng của quán kỷ vật Tin Mừng Sự Sống này hỏi, phát hành cho tôi, một cuốn vào đầu năm 1998, Năm Kính Chúa Thánh Thần, và cuốn kia vào cuối năm 1998 này, để hướng về năm 1999, Năm Kính Chúa Cha, tức vào giữa thời khoảng 3 năm Giáo Hội Hoàn Vũ đang sửa soạn gần để long trọng Mừng Đại Năm Thánh 2000. Tôi đă thành thực cho người khách về khuya này biết nơi chốn của nhà xuất bản. Đâu ngờ, sau đó, tôi đă nghe anh ta cho biết rằng anh cảm thấy “không có cảm t́nh” với nhà xuất bản này. Chưa kịp hỏi lư do tại sao th́ anh ta đă bày tỏ cho biết rằng anh ta đă đọc một cuốn sách của nhà xuất bản ấy, cuốn sách mang tựa đề “Chân Dung Đức Kitô”, và anh ta thấy rằng tác giả cuốn sách này đă không công nhận phép bánh hóa ra nhiều của Chúa Kitô, ở chỗ, tác giả cho rằng, thực phẩm được Phúc Âm cho là bánh hóa ra nhiều ấy là của dân mang theo bỏ ra ăn mà thôi.
Thật ra tôi chưa hề đọc tác phẩm này, nhưng biết ai viết, và v́ thế cũng không lạ ǵ chi tiết được người độc giả trẻ trung ấy đặt ra. Tuy nhiên, tôi đă không đả động ǵ tới nội dung hay tác giả của cuốn sách, mà chỉ nói tổng quát đến vấn đề phép in của giáo quyền thôi. Tôi cho người khách cuối cùng này biết rằng, theo Giáo Luật mới th́ vấn đề kiểm duyệt sách vở không c̣n ngặt như trước nữa. Có những cuốn sách buộc phải kiểm duyệt, như những loại sách dịch về Thánh Kinh, Phụng Vụ, Giáo Lư hoặc các thứ sách giáo khoa về tín lư thần học v.v. Ngoài ra, những loại sách khác về tu đức hay suy tư thần học, như cuốn sách được anh ta đề cập tới, không buộc phải kiểm duyệt nữa, v́ dù sao cũng là những nhận thức cá nhân thôi, tuy nhiên, nếu có ǵ trục trặc, giáo quyền vẫn can thiệp thẳng tay. Vả lại, thành phần độc giả t́m đọc những loại sách này, nhất là thành phần độc giả Việt Nam, cũng hiếm thấy và cần phải có kiến thức, “chẳng hạn như trường hợp của anh”, nên cũng dễ thấy được đâu là vấn đề cần phải lưu ư.
Sau khi nghe tôi đối đáp như thế, anh đă lấy hai tác phẩm dịch thuật trên đây của tôi, được phát hành bởi nhà xuất bản anh vốn không có cảm t́nh, xếp vào một chỗ. Thấy anh muốn mua hai cuốn đó, tôi liền mời anh mua cặp tác phẩm về nhị vị Giáo Hoàng, đó là cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng!” (267 trang), và cuốn “Giáo Hoàng Biến Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo và cho Một Tân Âu Châu” (236 trang), hai cuốn sách mà chính tôi cũng không ngờ đă hoàn tất quá nhanh như thế, ngay trong Tháng Tư 2005 (ngày 30), thời điểm qua đời của vị cố giáo hoàng vào đầu tháng (2/4), và cũng là thời điểm được tuyển bầu của đức tân giáo hoàng vào giữa tháng (19/4), và đă được phát hành vào ngày 13/5//2005. Tuy nhiên, người khách cuối cùng của chúng tôi trong Ngày Thánh Mẫu 2005 không bao giờ quen được này đă bất ngờ đặt vấn đề liên quan đến đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II. Theo anh ta th́ hiện tượng quá nổi nang của vị giáo hoàng này có thể làm lu mờ đi vị trí của Giáo Hội, v́ người ta chỉ chú ư tới con người của vị giáo hoàng này mà thôi. Nghe thấy thế, tôi liền vừa vào hùa với anh vừa nhờ đó kéo anh ra khỏi tâm tưởng hết sức nguy hại của anh như sau:
- Vấn đề anh đặt ra cũng giống như vấn đề một số người vẫn đặt ra liên quan đến Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Những người ấy đặt vấn đề là tại sao chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu hay chỉ tập trung vào Chúa Giêsu thôi, mà không lưu ư mấy tới Chúa Cha và Chúa Thánh Thần? Hay tại sao cứ phải lần hạt Mân Côi v́ kinh này chú trọng tới Đức Mẹ hơn là Chúa Kitô? Thế nhưng, vấn đề không phải như vậy. Trước hết, về vấn đề Chúa Giêsu nổi nhất trong Ba Ngôi, chúng ta không nên đặt vấn đề kỳ thị như thế, bằng không, chúng ta cho rằng Ba Ngôi không phải là một Thiên Chúa chân thật duy nhất; v́ một khi chúng ta đến với Chúa Giêsu là chúng ta đến với Chúa Cha, bởi Chúa Giêsu đă khẳng định rằng “không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6), và “Cha Tôi và Tôi là một” (Jn 10:30), và việc chúng ta đến được với Chúa Giêsu là do Thánh Thần làm trong chúng ta, như Thánh Phaolô Tông Đồ đă khẳng định: “Nếu không có Thánh Thần, không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa” (1Cor 12:3), và “ai không có Thần Linh của Chúa Kitô th́ không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8:9). Sau nữa, về vấn đề Kinh Mân Côi chú trọng tới Mẹ Maria hơn là Chúa Kitô, nếu chúng ta hiểu được ư nghĩa sâu xa của Kinh Mân Côi chúng ta sẽ không đặt vấn đề như thế. Bởi v́, Kinh Mân Côi có hai phần, khẩu nguyện (được ví như thân xác) và tâm nguyện (được ví như linh hồn): khẩu nguyện chính yếu là Kinh Kính Mừng, và tâm nguyện chính yếu là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Thân xác chỉ là một tử thi nếu không có linh hồn thế nào th́ cầu Kinh Mân Côi mà không suy ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô cũng thế. Chúng ta đọc kinh “Kính Mừng” là chúng ta chúc tụng Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ đầy ơn phúc chẳng những v́ Mẹ được “Thiên Chúa ở cùng”, tức được Ngài thương yêu trên hết mọi tạo vật, mà c̣n v́ Mẹ đă tin (xem Lk 1:45), đă nghe và giữ Lời Chúa (xem Lk 11:28). Bởi thế, mỗi lần chúng ta đọc Kinh Kính Mừng là chúng ta cùng với Mẹ Maria tuyên xưng đức tin của ḿnh vào Chúa Kitô, chẳng hạn tin rằng thai nhi trong ḷng Mẹ (Mầu Nhiệm Vui thứ nhất và hai) hay hài nhi trong máng cỏ (Mầu Nhiệm Vui thứ ba) chính là Vị Thiên Chúa hóa thân làm người, nhất là tin rằng nhân vật Giêsu Nazarét bị khổ nạn và tử giá (Mầu Nhiệm Thương) chính là Con Thiên Chúa v.v. Đó là lư do Đức Gioan Phaolô II đă định nghĩa việc lần hạt Mân Côi là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô.
Chắc thấm thía những điều tôi chia sẻ, người khách cuối cùng này chẳng những lấy hai cuốn sách về nhị vị giáo hoàng được tôi giới thiệu chồng lên hai cuốn sách trước, tỏ ư sẽ mua cả 4 cuốn ấy, mà c̣n bắt đầu từ từ hé mở cho tôi thấy tâm hồn nửa đêm về sáng của anh. Anh tâm sự với tôi rằng anh rất muốn đến với Chúa, bằng việc cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng hằng ngày, nhưng h́nh như càng muốn đến gần Chúa th́ càng bị cám dỗ, nhất là về đức trong sạch, trong khi đọc kinh. Tôi vừa tỏ ra thông cảm vừa phấn khích anh như thế này. “Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, v́ chưng sẽ được no thỏa vậy”. Việc anh tiếp tục cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng mỗi ngày là việc anh tỏ ra khao khát Chúa, t́m kiếm Chúa và muốn đến với Chúa, nhất là trong lúc anh bị cám dỗ mà vẫn không bỏ lại càng chứng tỏ cái thực t́nh thành tâm của anh, chắc chắn Chúa sẽ làm cho anh được măn nguyện. Nguyên việc anh c̣n trung thành cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng cho tới nay cũng là ơn Chúa ban cho anh…
Tôi chưa nói hết lời th́ anh tiết lộ thêm về chước cám dỗ anh chịu đựng càng ngày càng kinh khủng là chừng nào. Anh nói, trước đây, nh́n một người nữ, anh chỉ bị thu hút bởi nhan sắc của họ mà thôi; nhưng gần đây, nh́n họ, anh c̣n thấy được tất cả thân xác của họ nữa. Lần này, càng thông cảm với anh, tôi cảm thấy cần phải nâng đỡ tâm hồn nửa đêm về sáng này bằng một dụ ngôn của Chúa Giêsu, rất thích hợp với t́nh trạng tâm hồn của anh, đó là dụ ngôn thần ô uế xuất nhập tâm hồn con người ta (xem Lk 11:24-26)). Tôi nói với người khách cuối cùng đă tâm sự với tôi hơn nửa tiếng này rằng:
- Ma quỉ không dễ dàng buông tha con mồi của ḿnh đâu. Tâm trạng của anh làm tôi nhớ đến dụ ngôn Chúa Giêsu nói về t́nh trạng thần ô uế ra khỏi con người kia, nó đi lang thang trong hoang địa, không t́m được chỗ của ḿnh, nó liền quay về với con người hắn đă bỏ đi ấy, thấy ngôi nhà tượng trưng cho tâm hồn của con người ấy đă đuợc dọn dẹp gọn ghẽ và sạch sẽ, nó liền đi rủ thêm 7 tên quỉ khác c̣n dữ hơn nó về ngôi nhà ấy và làm cho ngôi nhà ấy trở thành tệ hơn trước nữa. Tâm hồn của anh hiện nay cũng thế, tôi nghĩ, anh càng khao khát Chúa, càng dọn dẹp tâm hồn của anh cho gọn ghẽ và sạch sẽ, bằng cách xa ĺa chúng và sống đạo đức hơn, th́ thần ô uế là các tính mê nết xấu trước đây của anh lại càng lộ mặt và vùng vẫy, nếu anh mạnh tay th́ cái vùng vẫy của chúng sẽ là cử chỉ giẫy chết, bằng không, nếu anh hoảng sợ bỏ chạy th́ cái vùng vẫy đó là một cuộc cách mạng vô cùng nguy hiểm và sẽ làm cho tâm hồn của anh trở nên tệ hại hơn trước nữa, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định. Có tâm hồn ở vào trường hợp như anh c̣n bị cám dỗ cả về đức trong sạch với chính Đức Mẹ nữa ḱa…
- Đúng thế, (người khách cuối cùng vào lúc nửa đêm về sáng của tôi ấy chặn lời tôi). Có một lần em lau chùi tượng ảnh Đức Mẹ, em đă bị cám dỗ như thế, đến nỗi em không dám rước lễ nữa.
- Dầu sao đó cũng chỉ là chước cám dỗ thôi chứ chưa phải là tội lỗi. Nếu anh cương quyết chống trả, anh chẳng những không phạm tội mà c̣n lập công nữa là đằng khác. Cứ bám lấy Đức Mẹ. Trong bữa tiệc cưới Cana, đôi tân hôn và chủ tiệc không hề biết ḿnh rơi vào t́nh trạng thiếu rượu, thế mà, Mẹ cũng đă tự động giải quyết tất cả mọi sự cho họ cách tốt đẹp. Nếu chỉ cần có sự hiện diện của Mẹ th́ Mẹ sẽ làm việc của Mẹ như thế, th́ việc chúng ta chạy đến kêu cầu Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta được thoát khỏi chước cám dỗ và sống đẹp ḷng Chúa, chẳng nhẽ Mẹ lại bỏ rơi chúng ta hay sao?
- Rất tiếc không có nhiều giờ tâm sự với anh, (vừa nói anh ta vừa giơ tay ra bắt lấy tay tôi một cách thân t́nh), bằng không chúng ta sẽ nói chuyện thâu đêm tới sáng. Thật là một cuộc chia sẻ rất hay và hữu ích…
Nói xong, người khách cuối cùng này đ̣i mua tất cả các thứ sách khác tôi đă bỏ vào thùng sách, tổng cộng gần 20 cuốn, kể cả hai bộ CD, một về Kinh Mân Côi (2 CD) được Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống thực hiện và phát hành cuối năm Mân Côi (10/2002-2003), và một về Ḷng Thương Xót Chúa (3CD) cũng do nhóm anh chị em chủ trương Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống thực hiện và phát hành trong Năm Thánh Thể (10/2004-2005). Tôi nói với người khách cuối cùng có tâm hồn nữa đêm về sáng này rằng nếu sau này có cần liên lạc với nhau th́ cứ theo địa chỉ email ở trong hai bộ CD ấy. Nhưng anh đă cho biết cả 4 tháng nay anh đă không xem TV và vào Internet. Th́ ra, theo tôi, để chống trả với chước cám dỗ về t́nh dục, tâm hồn nửa đêm về sáng của người khách cuối cùng này đă từ bỏ cả những phương tiện truyền thông hiện đại nhất… Anh quả thực đă thực hiện đúng như lời Chúa Giêsu khuyên dạy: “Nếu mắt phải của các con gây rắc rối cho các con th́ hăy móc nó đi! Thà mất một phần thể c̣n hơn đầy đủ mà lại bị quẳng vào hỏa ngục” (Mt 5:29).
Khi người khách cuối cùng này đă rời quán kỷ vật của Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống của chúng tôi lúc đồng hồ chỉ 1 giờ sáng Chúa Nhật 7/8/2005, ngày Giáo Hội long trọng cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô hằng tuần. Xin cùng với Mẹ Maria “ngợi khen” Chúa đă làm những việc lạ lùng nơi các tâm hồn (xem Lk 1:46,49), như Ngài đă đưa tâm hồn của người khách nửa đêm về sáng của tôi trong Ngày Thánh Mẫu 2005 “đi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Pt. 2:9).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL