Những Thiên Thần Khù Khờ

 

Hướng về Mầu Nhiệm Phục Sinh và Canh Tân Cánh Chung

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

  

  

Phải, họ thực sự là những thiên thần khù khờ. Bởi v́, về tâm linh (spiritual), họ trong trắng như trẻ thơ, không biết đến tội lỗi là ǵ, thế nhưng, về tâm lư hay tâm thần (psychological/mental), họ khù khờ hơn ai hết, dễ bị bắt nạt, bị ăn hiếp và bị đàn áp hơn ai hết, hơn bao giờ hết. Điển h́nh là mới đây Ṭa Thánh đă phải mạnh mẽ và dứt khoát lên tiếng bênh vực họ.

 

Hôm Thứ Năm 1/2/2007, Ṭa Thánh đă phổ biến bài nói của ĐTGM Celestino Migliore, vị quan sát viên  thường trực của Ṭa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, liên quan tới Bản Công Ước Liên  Hiệp Quốc Về Thánh Phần Khuyết Tật, một bản công ước được Tổng Hội Đồng LHQ phê chuẩn ngày 13/12/2006 và cần được các quốc gia phần tử kư nhận hạn chọn vào ngày 30/3/2007. Tuy nhiên, vị quan sát viên này, ở câu kết bài nói đă dứt khoát khẳng định là không kư, v́ những chi tiết trong bản công ước này, được vị quan sát viên trích dẫn cho rằng chúng là những ǵ tương phản với giáo huấn của Giáo Hội về phẩm giá của con người. Câu kết đó như sau:

 

“Thật là thê thảm ở chỗ, khi nào xẩy ra t́nh trạng khiếm khuyết của bào thai là điều kiện tiên quyết cho việc cống hiến hay sử dụng việc phá thai, th́ cùng Bản Công Ước được viết ra để bảo vệ những người khuyết tật khỏi bị tất cả mọi thứ kỳ thị khi họ hành sử quyền lợi của họ, lại có thể được sử dụng để chối bỏ chính quyền sống căn bản của những thai nhi tật nguyền. Chính v́ lư do này, và bất kể nhiều điều khoản hữu ích chất chứa trong Bản Công Ước này, Ṭa Thánh vẫn không thể kư  nhận nó. Tóm lại, đại biểu tôi cho rằng cái khả năng tích cực của Bản Công Ước này sẽ chỉ được hiện thực khi nào các điều khoản pháp lư của quốc gia và việc áp dụng thực hành của tất cả mọi phần tử hoàn toàn tuân hợp với Điều Khoản 23 về quyền sống của người khuyết tật. Tôi yêu cầu lời phát biểu này được cho vào bản tường tŕnh của buổi họp hôm nay”.

 

Trong bản nhận định kèm theo bài nói, vị quan sát viên này đă nhắc lại rằng: “từ đầu của công việc này vào hồi Tháng 7/2002, Ṭa Thánh đă tham dự một cách chủ động vào việc soạn thảo bản văn kiện ấy, bằng việc hợp tác thêm vào những chi tiết rơ ràng liên quan tới quyền sống và việc nh́n nhận vai tṛ của gia đ́nh nơi đời sống của những người bị khuyết tật. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cùng của công việc này, những chi tiết bất khả chấp liên quan tới vấn đề ‘sức khỏe sản sinh’ đă được cho vào các khoản 23 và 25, v́ thế mà Ṭa Thánh đă quyết định không chấp nhận bản công ước mới này”.

 

Đức TGM này đă nhấn mạnh tới vấn đề “Ṭa Thánh đă nhất trí kêu gọi việc những người khuyết tật phải làm sao để được hội nhập vào xă hội một cách trọn vẹn và cảm thương, v́ Ṭa Thánh tin tưởng rằng họ có đầy đủ các thứ nhân quyền bất khả chuyển nhượng”.

 

Liên quan tới khoản 23 của bản công ước này, ngài đă cho biết phái đoàn đại biểu của ngài “đă giải thích tất cả những chữ và những câu liên quan tới các dịch vụ kế hoạch hóa gia đ́nh, tới việc điều ḥa sinh sản và hôn nhân ở khoản 23, cũng như tới chữ ‘giống tính’, v́ chữ này đă có những ư nghĩa và phát biểu theo chiều hướng của Hội Nghị Cairô và Bắc Kinh”, được tổ chức vào năm 1994 và 1995.

 

“Sau hết, và quan trọng nhất, đó là vấn đề liên quan tới khoản 25 về vấn đề sức khỏe, nhất là chi tiết dính dáng tới sức khỏe tính dục và sản sinh, một vấn đề theo Ṭa Thánh hiểu th́ phương cách hưởng dụng sức khỏe sản sinh như là một quan niệm nguyên vẹn không coi vấn đề phá thai hay phương tiện phá thai như là một chiều kích của những từ ngữ ấy… Chúng tôi chống lại việc bao gồm một câu như thế trong khoản này, v́ ở một số quốc gia những dịch vụ sức khỏe sản sinh bao gồm cả vấn đề phá thai, và như thế là chối bỏ quyền sống bẩm sinh của hết mọi người, một quyền lợi cũng được xác nhận ở khoản 10 của Bản Công Ước. Thật là thê thảm ở chỗ… cùng một Bản Công Ước được soạn thảo để bảo vệ những người tật nguyền khỏi tất cả mọi kỳ thị trong việc họ hành sử quyền lợi của họ lại được sử dụng để chối bỏ chính quyền sống căn bản của những con người tật nguyền c̣n trong bụng mẹ. Đó là lư do, bất chấp nhiều khoản hữu ích được chất chứa trong bản công ước ấy, Ṭa Thánh vẫn không thể kư chuẩn được”.

 

Đọc những lời này của Giáo Hội, tôi thấm thía hơn ai hết, chẳng những về chủ trương pḥ phẩm giá con người của Giáo Hội đối với mọi người và mỗi người trong xă hội ở tất cả mọi hoàn cảnh của họ, mà c̣n về thân phận của chính thành phần mà tôi vẫn luôn cảm nhận là “những thiên thần khù khờ”. Đúng thế, theo quan pḥng thần linh, tôi đă được diễm phúc gần gũi họ và phục vụ họ ở Orange County California, đầu tiên ở Hội Cộng Đồng Người Việt (Vietnamse Community of Orange County), từ ngày 2/2/1983 cho tới ngày 15/3/1985, sau đó, từ ngày 18/3/1985 tới nay (và cho tới khi tôi về hưu chẳng bao lâu nữa) ở cơ quan Regional Center of Orange County là Trung Tâm Phục Vụ Thành Phần Chậm Phát Triển (Serving the Persons with Developmental Disabilities).

 

Trong thời gian phục vụ kéo dài gần ¼ đời ḿnh, tôi đă được làm Phục Vụ Viên (Service Coordinator) cho một case load (số hồ sơ thân chủ được phục vụ) lên đến cả ngàn người (cộng chung từ đầu tới nay, kể cả những thân chủ đă được chuyển cho người khác hay đóng hồ sơ). “Những thiên thần khù khờ” được Thiên Chúa quan pḥng gửi đến cho tôi ấy thuộc đủ mọi lứa tuổi (nhỏ nhất từ em bé mới sinh đến ông lăo bằng tuổi bố ḿnh), đủ mọi phái tính (nam cũng như nữ), đủ mọi quốc tịch (Việt, Mỹ, Lào, Miên, Tầu, Nhật, Đại Hàn, Ả Rập v.v.), đủ mọi cách sống (living options: ở với bố mẹ, ở với anh chị, ở một ḿnh – independent living, ở nhà trọ cộng đồng – residential placement / group home, ở riêng được hộ giúp – supported living v.v.), đủ mọi thứ khuyết tật (thể lư – physical handicap, tâm thần – mental health, chậm trí – mental retardation, co bại – cerebral palsy – động kinh - seizure disorder, tự kỷ – autism, đồng diện – Down Syndrome v.v.), đủ mọi tŕnh độ chậm phát triển (rất nặng – profound với IQ là tầm mức của óc thông minh dưới 20% so với người b́nh thường là 100%, nặng – severe IQ từ 20-35%, vừa – moderate IQ từ 35-53%, nhẹ – mild IQ từ 53-67%, hơi hơi – borderline 67-70%), đủ mọi thứ học hỏi và huấn luyện (giáo dục đặc biệt - special education, chương tŕnh học tập vui chơi tại chỗ - site based day program, chương tŕnh học tập quanh cộng đồng - community based day program, chương tŕnh tập việc tại chỗ - workshop, chương tŕnh hỗ trợ làm việc - supported employment v.v.).

 

Trước hết, về h́nh dạng của “những thiên thần khù khờ” tôi được gần gũi này, có thể được chia làm 3 loại khác hẳn nhau, căn cứ vào việc nhận diện bề ngoài. Loại thứ nhất nh́n là thấy ngay được cái “khù khờ” nơi họ, chẳng hạn như những người bị Hội Chứng Down Syndrome, bề ngoài có khuôn mặt mà tôi tạm diễn tả là “đồng diện”, tức là mặt người nào cũng giống người nào, dù là nam hay nữ, dù là già hay trẻ, dù là trắng hay đen v.v., v́ họ có một nét mặt không giống ai mà lại rất giống nhau. Loại thứ hai nh́n th́ cứ tưởng là một người b́nh thường, nhiều khi trông c̣n dễ coi bắt mắt nữa, đó là “những thiên thần khù khờ” loại autistic, những em được một số người Việt gọi là “tự kỷ”, v́ họ căn cứ vào bản chất chính yếu của các em này tự nhiên vốn thích sống một ḿnh (withdraw). Khi giao tiếp với các em mới thấy được quả thực các em thuộc những người bị chậm phát triển. Ngoài bản chất vốn sống lủi thủi một ḿnh (có em mạnh có em nhẹ), các em c̣n bị trục trặc về phát ngôn và nói năng nữa, chưa kể đến những hành vi cử chỉ khác rất kỳ quặc (như thức giấc ban đêm phá phách, thích cắt giây giầy v.v.), thậm chí gây ra những điều rất nguy hiểm nữa là đằng khác. Vào nhà của một số các em này, chúng ta sẽ thấy các nơi đều được khóa kỹ, nhất là cửa chính. Loại thứ ba nh́n th́ cứ tưởng là bị tật nguyền cả về thể lư lẫn tâm trí, nhưng nhiều người lại tỉnh táo khôn ngoan. Đó là những em bị cerebral palsy (mà căn cứ vào bề ngoài tôi tạm gọi là bị co bại), với bộ mặt lúc nào cũng như nghêng nghênh, chân tay co quắp gần như bị bại, đi đứng như muốn vấp té nếu không ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn ngọng nghịu. Ấy thế mà “những thiên thần khù khờ” loại cerebral palsy này, trong văn pḥng của tôi, đă có hai người làm supervisor chứ không ít, và một trong những thân chủ của tôi cũng đă ra cử nhân tâm lư chứ không phải chuyện thường. Tuy nhiên, trường hợp bị chậm phát triển nặng nhất (profound) thường là những người bị co bại cộng với động kinh ngồi trong xe lăn. Và trường hợp khó xử nhất là trường hợp (dual diagnosis) vừa bị tâm trí (mental retardation) vừa bị tâm bệnh (mental health).

 

V́ “những thiên thần khù khờ” này được các chuyên viên tâm lư thẩm định là thuộc vào loại chậm phát triển (developmental disabled) mà họ được chính phủ hết sức nâng đỡ trong việc giúp cho họ phát triển bao nhiêu có thể và sống như một người b́nh thường bao nhiêu có thể. Trước ba tuổi, họ được hưởng dịch vụ ngăn ngừa chậm phát triển, liên quan tới những phương diện chậm phát triển của họ, như về khả năng phát ngôn (speech), hay về khả năng vận động (motor skills), một là liên quan tới vấn đề vận động nhỏ (fine motor) như cầm nắm, nhai bú v.v., nhờ phương pháp trị liệu được gọi là occupational therapy, hay tới vấn đề vận động lớn (gross motor) như đi lại, chạy nhẩy v.v., nhờ phương pháp trị liệu được gọi là physical therapy. Nếu sau 3 tuổi họ vẫn chưa đạt được mức độ phát triển như một em bé 3 tuổi b́nh thường, th́ em được gửi tới học khu để bắt đầu chương tŕnh giáo dục đặc biệt – special education, một chương tŕnh giáo dục hiện được chia làm hai cấp, một cấp cho những em bị chậm nhẹ (mild hay moderate, với IQ từ 35% trở lên), thường là những lớp học đặc biệt (special class) ở ngay trong trường học b́nh thường (regular school), và một cấp cho những em bị chậm nặng (profound hay severe, với IQ từ 35% trở xuống), thường ở trong một trường đặc biệt (special school). Cho tới năm 22 tuổi, theo luật giáo dục ở California, các em mới ra trường, tức là các em được học sớm hơn 3 năm và muộn hơn 3 năm, v́ các em bị chậm phát triển. Dù ở cấp giáo dục đặc biệt nào đi nữa, theo luật, tới năm 16 tuổi, các em phải được giáo dục huấn nghệ để sau khi ra trường có thể tự sống và tự lập bao nhiêu có thể. Cũng thế, tùy theo tŕnh độ khả năng của ḿnh (functioning skills), các em được gửi tới những chương tŕnh người lớn (day program) khác nhau, các em profound hay severe thường ở các site based day program, các em moderate thường ở các community based day program, các em mild thường ở trong các chương tŕnh thuộc cơ quan phục hồi (department of rehabilitation), như ở trong các workshops, và nếu có sản lượng làm việc cao, được gửi ra ngoài làm việc kiểu supported employment gần như một người b́nh thường.

 

Đó là vấn đề liên quan tới tiến tŕnh phát triển về tâm trí và khả năng sinh hoạt cũng như khả năng tập nghề của “những thiên thần khù khờ”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù họ có chậm phát triển tới đâu chăng nữa, họ vẫn hầu như không bị chậm về vấn  đề phát triển sinh lư. Tức nữ giới, khi tới tuổi dậy th́, vẫn có thể có con như thường, một khi bị hiếp. Đó là lư do, mỗi khi thăm một thân chủ nào ở nhà trọ – group home, khi kiểm xét về các thứ thuốc uống của họ, nếu là nữ khi c̣n kinh nguyệt, thường là có thứ thuốc ngừa thai được họ sử dụng hằng ngày. Bởi vậy, chẳng lạ ǵ, theo chiều hướng duy thực dụng, bản công ước bị Ṭa Thánh (như đề cập tới ở đầu bài viết này) bài bác về một số điểm liên quan tới sức khỏe sản sinh đă tỏ ra mâu thuẫn trong vấn đề vừa bênh vực quyền lợi vừa phạm đến quyền lợi của thành phần khuyết tật. Trong số các thân chủ của tôi, có một em gái rất xinh xắn và lành mạnh được sống sót nhờ đức tin công giáo của cha mẹ em. Ở chỗ, mẹ của em được một bác sĩ Công Giáo (tại Orange County) cứ khuyên là phá thai đi, v́ anh của em đă bị chậm phát triển rồi, nhưng cả hai vợ chồng cương quyết nói với vị bác sĩ này rằng “là người Công Giáo, chúng tôi không phá thai. Cháu có thế nào chúng tôi cũng nuôi cháu”. Các em nam cũng phát triển sinh lư, cũng có những hành động tính dục, có lúc công khai có lúc kín đáo tùy theo phán đoán của các em. Có ông bố thành thật cho tôi biết rằng “nó chẳng xấu hổ ǵ hết, sáng từ nhà ra xe bus đón đi làm mà cứ cứng đơ ra vậy thôi!” Tuy nhiên, tội nghiệp nhất cho những bà mẹ phải chăm sóc cho con gái lớn ngồi trong xe lăn, vừa bị co bại vừa bị động kinh, trong thời gian nó có kinh nguyệt, hằng ngày phải lo tắm rửa cho con ḿnh.

 

Về vấn đề chăm sóc cho con cái nói chung và cho “những thiên thần khù khờ” nói riêng, phải công nhận là Việt Nam ta, nhờ văn hóa c̣n nặng nhân bản hơn cá nhân chủ nghĩa và hưởng thụ chủ nghĩa như ở xă hội văn minh Tây phương, mà hầu như rất hiếm người bỏ con vào nhà trọ. Có thể con cái bỏ bố mẹ vào dưỡng lăo, nhưng bố mẹ không bỏ con vào nhà nuôi, trừ trường hợp hết sức bất đắc dĩ. Điển h́nh là trường hợp của gia đ́nh thi sĩ lăo thành Đan Quế và Hương Khuê ở thành phố Orange cách đây 15 năm. Theo phận sự, tôi phải tŕnh bày cho ông bà biết là cơ quan chúng tôi có cung cấp cả dịch vụ residential placement, nếu ông bà cảm thấy không coi sóc được người con gái gần 40 tuổi bị chậm phát triển của ông bà. Thoạt tiên ông bà hết sức chống lại dịch vụ ấy, nhất định có thế nào cũng giữ đứa con gái đáng thương của ḿnh. Cùng lắm chỉ xin trung tâm chúng tôi cung cấp cho dịch vụ respite, tức dịch vụ tạm coi sóc thế mà thôi, để ông bà có giờ nghỉ ngơi hay có giờ sinh hoạt văn nghệ thường xuyên tại nhà với anh chị em nghệ sĩ, hoặc có giờ đi đâu chơi. Cuối cùng, ông bà đă phải yêu cầu đưa con đi, v́ người con này đă có những hành vi cử chỉ unacceptable, như thoát y khi có khách khứa. Sau khi người con này được mang đi sống ở chỗ khác, hằng tuần ông bà đă đi xe bus đến thăm con.

 

Tôi rất cảm động khi thấy trong case load của tôi có những trường hợp anh chị em trong nhà săn sóc lẫn nhau, như có 2 trường hợp chị săn sóc em trai, 1 trường hợp chị săn sóc em gái và 1 trường hợp anh săn sóc em trai. Trường hợp nào cũng khó khăn vất vả. Có trường hợp chẳng những phải nấu nướng các món ăn đặc biệt cho họ ăn, mà c̣n mất giờ coi sóc không đi đâu được hết. Có trường hợp c̣n phải săn sóc cho đứa em bị bệnh nan trị và nguy tử của ḿnh suốt mấy năm trời cuối đời của họ vô cùng cực nhọc. Có trường hợp hy sinh cho em ḿnh đến ở vậy không lập gia đ́nh mà vẫn bị đứa em có một tŕnh độ phát triển thuộc loại high functioning luôn tỏ ra chẳng những không biết ơn c̣n bắt nạt nữa.

 

Mỗi lần đến thăm gia đ́nh nào, hay thân chủ nào, tôi đều cảm thấy thông cảm chẳng những với thành phần chăm sóc cho “những thiên thần khù khờ” mà c̣n hết sức tội nghiệp cho “những thiên thần khù khờ” này của tôi nữa. Đối với chính bản thân “những thiên thần khù khờ” th́ tôi có nói ǵ họ cũng đâu có hiểu. Bởi thế, tôi chỉ biết ngồi bên họ hay qú bên họ để sống những giây phút như họ, cũng cố gắng “khù khờ” như họ để có thể lắng nghe họ, nói chuyện với họ, thông cảm với họ và phục vụ họ. Ngoài ra, tôi cố gắng dùng lời lẽ thích hợp nhất để an ủi thành phần chăm sóc họ, nhất là mau mắn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của họ cũng như của gia đ́nh họ Tôi thường nói với thành phần phục vụ làm cha làm mẹ này rằng “có ǵ cần xin cứ gọi cho tôi, đừng ngại làm tôi mất giờ. V́ tôi làm việc là để phục vụ chứ không phải ngồi đó ăn lương”.

 

Có những lúc, chẳng cần họ phải hỏi han xin xỏ, tôi đă tự động cho thành phần chăm sóc này biết “những thiên thần khù khờ” của tôi có thể hưởng được thêm những dịch vụ nào của chính phủ và cố gắng giúp họ trong tầm tay của ḿnh. Tôi luôn áp dụng nguyên tắc “suy bụng ta ra bụng người”, ở chỗ, cố gắng đáp ứng những nhu cầu hay yêu cầu của họ nhanh bao nhiêu có thể và được bao nhiêu có thể, như chính nhu cầu của tôi và yêu cầu của tôi. V́ khi tôi cần ǵ và muốn ǵ th́ tôi mong được như ư càng sớm càng tốt và càng nhiều càng hay. Chính v́ thế, tôi thực sự cảm thấy an ủi mỗi lần tôi giúp được một cái ǵ đó hay một chút ǵ đó cho thân chủ của tôi hay cho gia đ́nh của họ, và niềm vui của họ chính là niềm vui của tôi. Chính v́ thế, mỗi lần có người biếu xén tôi theo kiểu văn hóa Việt Nam, tôi bao giờ cũng nói với họ rằng, tôi đi làm ăn lương rồi, xin miễn  cho tôi những thứ phiền hà tới họ ấy. Ḷng quí mến của họ đối với tôi là đủ lắm rồi. Niềm vui của tôi là được chia sẻ phục vụ. Nếu vị tế nhị, chẳng đặng đừng, tôi đành phải ra điều kiện như thế này: tôi chỉ nhận quà của quí vị với điều kiện, đó là món quà này là món quà đầu tiên và cũng là món quà sau hết.

 

Tuy nhiên, không ai trong họ có thể hiểu được rằng, món quà quí nhất tôi nhận được từ “những thiên thần khù khờ” này đó là việc tôi cảm nhận hết sức chân thật rằng tôi có phúc hơn họ về mặt tự nhiên, nên về mặt siêu nhiên, tôi phải sống xứng đáng với những ǵ tôi được may mắn hơn họ ấy, bằng cách thực tế nhất đó là cố gắng bù đắp cho họ những ǵ tôi có mà họ thiếu, không phải chỉ ở chỗ cảm thông trong ḷng mà c̣n hết ḿnh phục vụ họ nữa.

 

Đối với những gia đ́nh đồng đạo cùng một niềm tin với ḿnh, tôi thường nói với họ câu này: “Nước Trời thuộc về những người như con của anh chị / ông bà đây. Ở trên đời này cháu bọ thua thiệt đấy, nhưng nếu được lợi lăi mà mất linh hồn nào được ích ǵ th́ Chúa đă chọn cho cháu phần tốt hơn rồi vậy!”

 

Đối với những gia đ́nh đồng hương không cùng tín ngưỡng với ḿnh, tôi cũng chia sẻ cảm nhận của ḿnh như sau: “Tôi rất cảm phục anh chị / ông bà. V́ anh chị / ông bà thương cháu không hẳn chỉ v́ cháu là con cái của anh chị / ông bà. Theo tự nhiên, ḿnh đâu muốn có những đứa con như thế. Việt Nam ta c̣n muốn con cái học giỏi và công thành danh toại nữa kià. Đằng này, cho dù biết là có hy sinh trọn đời cho cháu, cháu cũng chẳng biết anh chị / ông bà là cha mẹ của cháu và có thể trả ơn anh chị / ông bà, anh chị / ông bà vẫn hy sinh cho một con người cao quí là con anh chị / ông bà đây! Đó mới là t́nh yêu vị tha, t́nh yêu cao quí và tuyệt vời trong một xă hội chỉ biết hưởng thụ ngày nay. Ông Trời đă bù trừ cho khuyết tật bất hạnh của cháu bằng cách ban cho cháu có những người cha mẹ đầy yêu thương như anh chị / ông bà đây. Nếu hạnh phúc là viên măn yêu thương, và ơn gọi làm người là sống cho người khác th́ anh chị / ông bà đă thực sự tuôn tràn hạnh phúc của ḿnh ra cho một con người đáng thương như người con của anh chị / ông bà đây vậy”.

 

Thứ Năm 8/1/2004, văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh phổ biến sứ điệp của ĐTC GPII gửi tham dự viên cuộc hội luận quốc tế về chủ đề “Phẩm giá và quyền lợi của thành phần khuyết tật tâm thần”, do Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin tổ chức ở Vatican trong 3 ngày 7-9/1/2004, nhân dịp kết thúc Năm Thành Phần Khuyết Tật Ở Âu Châu. Sau đây là những điểm tiêu biểu trực tiếp liên quan tới “những thiên thần khù khờ”:

 

“Thành phần khuyết tật, cho dù họ có bị giới hạn về tâm thần, hay bị khuyết tật về cảm xúc và trí tuệ, vẫn hoàn toàn là những chủ thể có những quyền lợi linh thánh và bất khả nhượng giống như tất cả mọi người.

 

“Chỉ khi nào những quyền lợi của các phần tử yếu kém nhất trong xă hội được nh́n nhận xă hội mới có thể nói rằng nó được xây dựng trên nền tạng luật lệ và công bằng.

 

“Một xă hội chỉ giành chỗ cho những phần tử sinh hoạt hoàn toàn b́nh thường, thành phần hoàn toàn tự động và độc lập, không phải là một xă hội xứng với con người. Việc kỳ thị căn cứ vào tính cách hiệu năng th́ cũng không kém việc kỳ thị căn cứ vào ṇi giống, phái tính hay tôn giáo.

 

“Cần phải cố gắng để cổ vơ sự thiện nguyên vẹn của những con người này, không được khước việc giúp đỡ và bảo vệ họ cho dù v́ thế có gây thêm gánh nặng về xă hội và kinh tế. Có lẽ thành phần bị chậm trí khôn nay cần được chú trọng, cảm mến, thông cảm và yêu thương hơn các bệnh nhân, ở chỗ, chúng ta không thể để mặc kệ họ, không được trang bị và không thể tự vệ, xoay sở trong cuộc sống gay go.

 

“Cũng cần phải chú ư tới việc chăm sóc cho thành phần khuyết tật về những khía cạnh cảm t́nh và tính dục của họ nữa.

 

“Họ cũng có nhu cầu yêu thương và cần được yêu thương, họ cần được săn đón, gần gũi và thân t́nh. Tiếc thay, thành phần khuyết tật phải sống những nhu cầu hợp lư và tự nhiên này trong một hoàn cảnh bất thuận lợi, một hoàn cảnh càng trở nên rơ hơn theo gịng thời gian họ sống từ thuở nhỏ đến trưởng thành.

 

“Họ t́m kiếm những mối liên hệ đích thực làm cho họ được cảm nhận và nh́n nhận như là một con người.

 

“Thật sự thành phần khuyết tật, qua tính cách hết sức mềm yếu của thân phận con người, là một hiện thân của cái thảm kịch sầu thương trong thế giới của chúng ta đây, một thế giới quá háo hức hưởng lạc và bị thu hút bởi vẻ đẹp hào nhoáng giả tạo, nên những khốn khó của họ thường được coi như là một thứ sự dữ và là một thứ chấn động, những trục trặc của họ được coi như là một gánh nặng cần phải loại trừ hay giải quyết càng sớm càng tốt.

 

“Thành phần khuyết tật này có thể dạy cho hết mọi người biết những ǵ là yêu thương và cách trở thành những người phát động một thế giới mới, một thế giới không phải bị thống trị bởi quyền lực, bởi bạo động và bởi những ǵ là hung tàn nữa, mà là bởi yêu thương, bởi t́nh đoàn kết, bởi việc chấp nhận nhau, một thế giới mới được biến đổi bởi ánh sáng của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng tử giá và phục sinh”.