Tôi cũng cố gắng trở thành tấm bánh bẻ ra”

ở Rwanda, Burundi và Congo

 

 

 

Nữ tu Sabina Iragui Redin, ḍng Nữ Tử Bác Ái, và một nữ tu khác cùng ḍng đă từ Âu Châu đến Rwanda 32 năm trước đây để thiết lập ḍng này tại đó. Cho đến này, vị nữ tu này vẫn c̣n tại đây, ở Kigali, ở một miền đất đang gắng gượng vượt qua t́nh trạng chấn động về nạn diệt chủng. Qua cuộc phỏng vấn với mạng điện toán toàn cầu Zenit, nữ tu đă cho biết về t́nh h́nh xă hội, chính trị và tôn giáo như sau.

 

Vấn:     Làm sao sơ đă đến Rwanda và Burundi?

 

Đáp:    Chúng tôi đă đến để sống và thành lập ḍng của chúng tôi ở đó vào năm 1973. Bấy giờ ḍng Nữ Tử Bác Ái đă mở 6 khu vực truyền giáo ở Burundi và 3 ở Rwanda.

 

Đầu tiên chúng tôi được các vị giám mục mời gọi để phục vụ lănh vực sức khỏe như những người y tá. Chúng tôi đă dấn thân đặc biệt phục vụ như thế ở các trung tâm sức khỏe.

 

Từ từ, những nữ tu bản xứ kết hợp lại và việc phục vụ của chúng tôi được nới rộng ra. Giữa năm 1985 và 1987, tổng thống Burundi không chịu cấp chiếu khán nhập cảnh cho các vị thừa sai được tiếp tục ở xứ sở này nữa. Các nữ tu ở Burundi buộc phải ra đi. Nhiều nữ tu bản xứ đă cùng chúng tôi đến Rwanda và chúng tôi đă mở hai khu vực truyền giáo ở phía đông nước Congo, thuộc miền biển hồ.


Vấn:     Thế rồi vào năm 1994 xẩy ra nạn diệt chủng…

 

Đáp:    Khi xẩy ra nạn diệt chủng, chúng tôi đă di chuyển đến Goma ở Congo, để có thể trợ giúp người tị nạn. Chúng tôi bắt đầu hoạt động ở các trại tị nạn.

 

Có khoảng 35 nữ tu kéo nhau đến giúp. Thoạt đầu chúng tôi tổ chuưc một trại tị nạn với các tu sĩ ḍng Salesian và một trại tị nạn khác với tổ chức Chư Y Sĩ Vô Biên Giới. Tổ chức y sĩ này đă cho chúng tôi các thứ ống chích và thuốc men để chữa trị người bệnh, v́ chúng tôi chẳng có ǵ cả ngoài những cánh tay của ḿnh mà thôi.

 

Ngoài ra, bệnh dịch tả bùng phát. Nó xẩy ra đột ngột, v́ những thi thể của thành phần bị sát hại bị quẳng vào hồ Kivu rồi dân chúng lại uống nước hồ này. Nạn dịch này xẩy ra dữ dội một cách khủng khiếp.

 

Những người lính Pháp đóng ở đó đă mang đến cho chúng tôi nước uống, v́ chúng tôi cũng chẳng có nước uống nữa. Tôi nhớ là có một người lính nói với chúng tôi rằng: “Các sơ ơi, việc các sơ làm cao cả biết bao! Những ǵ tôi có thể làm đây như tôi chẳng làm ǵ vậy?” Và anh ta đă moi tất cả tiền bạc anh ta có trong túi trao cho tôi. Chúng tôi đă sử dụng số tiền ấy để nuôi dân chúng, v́ thực sự là buồn thảm khi thấy họ từ Rwanda đến trắng tay chẳng có ǵ hết.

 

Sau đó, tôi đă đến hoạt động ở một trại tị nạn để hợp tác với UNICEF. Đó là một trại của trẻ em mồ côi. Ở đó có khoảng 5 ngàn em. Cơ quan này mang các em từ hè phố và từ rừng rú là những nơi họ thấy các em trên thi thể của mẹ các em. Thật là kinh hoàng. Sau đó tôi trở về Rwanda, về Kivu, ở những những vùng núi cao.


Vấn:     Sơ có gặp nguy hiểm ở đó hay chăng?

 

Đáp:    Có chứ, ở những miền núi cũng nguy hiểm nữa và chúng tôi đă phải thoát thân bằng con đường khác để đến Congo.

 

Thế nhưng t́nh h́nh cũng chẳng sáng sủa ǵ ở đây. Hai nhà của chúng tôi ở Congo, một bị đóng cửa v́ có một đêm họ đă sát hại vị linh mục coi xứ của làng ấy và các nữ tu phải rút lui. C̣n nhà khác, nhà ở Goma, cũng phải đóng luôn khi chiến tranh bùng nổ ở cả Congo nữa.

 

Thế rồi trận phun núi lửa ở Yiragongo xẩy ra, với những nham thạch chôn vú nó đi. Thế là hết đời cái nhà ở Goma này…


Vấn:     Làm thế nào sơ thiết lập được khu vực truyền giáo sau quá nhiều tàn phá như thế?

 

Đáp:    Sau năm 1996, trong t́nh trạng tàn phá của nạn diệt chủng ở Rwanda, chúng tôi đă thực hiện một cuộc gặp gỡ để t́m cách đáp ứng những hoàn cảnh bần cùng mới đă xẩy ra tại xứ sở này, và chúng tôi gắng gơi tiến lên.

 

Hiện nay chúng tôi đang hoạt động ở một số lănh vực. Trước hết là với trẻ em bụi đời. Các em nhiều vô số kể, nhất là các em nữ. Đoạn với các nhà tù là nơi bị lấy đi lương thực.


Vấn:     Các nhà tù th́ chật cứng phải không?

 

Đáp:    Các nơi ấy hầu như thế, v́ dân chúng tiếp tục bị truy tố.

 

Hiện nay có trên 100 ngàn người ở trong tù, thế nhưng con số có thể lên tới 700 ngàn. Chúng tôi không biết ai là người có tội và ai vô tội, thế nhưng có nhiều người bệnh bị Hội Chứng Liệt Kháng và lao phổi.

 

Chúng tôi cũng chú trọng đến việc phục vụ cho nữ giới nữa. Đó là một xứ sở của nữ giới. Nhiều đàn ông bị chết, và nhiều người hơn nữa đang ở trong tù. Chúng tôi đă tổ chức các hiệp hội của nữ giới và chúng tôi phục vụ tất cả mọi người không kỳ thị một ai.

 

Chúng tôi tổ chức các cuộc gặp gỡ, đọc Phúc Âm, chia sẻ Lời Chúa, giúp đỡ họ. Chúng tôi xin đất đai cho họ có thể trồng tỉa n hờ đó giúp con cái của họ học hành và tiến thân.

 

Những người phụ nữ rất can đảm, đáng giúp họ v́ họ nhiều can trường tiến lên bất chấp mọi sự. Chúng tôi cũng phục vụ các trẻ em mồ côi, thành phần bị Hội Chuưng Liệt Kháng nữa…


Vấn:     “Sứ Vụ Truyền Giáo: tấm bánh được bẻ ra cho thế giới” là đề tài được Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Chúa Nhật Truyền Giáo tới đây.

 

Đáp:    Chúa Giêsu là tấm bánh thật được bẻ ra cho thế giới. Khi trở nên nghèo khổ với thành phần nghèo khổ, tôi cũng cố gắng trở thành tấm bánh ấy nữa, và chia sẻ cuộc đời và ḷng nhiệt thành của tôi với thành phần nghèo khổ, ở một xứ sở thật là nghèo, nhờ đó, trở thành phản ảnh t́nh yêu nhân hậu của Chúa Giêsu, v́ yêu thương là những ǵ quan trọng nhất vậy.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 8/6/2005