Tận Cùng Yêu Thương

(Bài suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm C)

 

Nếu suy nghiệm kỹ hai bài Phúc Âm, bài của Chúa Nhật XXIII Mùa Thường Niên Năm C tuần trước và bài của Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên Năm C tuần này, chúng ta thấy ư nghĩa của hai bài Phúc Âm này rất ăn khớp với nhau. Nếu trong bài Phúc Âm tuần trước Chúa Giêsu khuyên dạy đối tượng muốn theo Người phải “từ bỏ chính bản thân ḿnh”, th́ trong bài Phúc Âm tuần này, Người lại diễn tả tâm tưởng của Người về đối tượng không chịu “bỏ ḿnh” theo Người, tức lạc xa Người, là “Tôi đă t́m thấy con chiên thất lạc… tôi đă t́m thấy đồng bạc bị mất”.

Đúng thế, theo lời Chúa Giêsu ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, con người có trách nhiệm phải chủ động bỏ ḿnh đi và vác thập giá mới có thể theo Người, tức mới có thể đến cùng Cha, mới có thể hiệp thông với Thiên Chúa. Trái lại, trong bài Phúc Âm tuần này, dù con người không thể hay không chịu theo Chúa, không thể hay không chịu đến với Người, v́ không chịu hay không thể bỏ ḿnh và vác thập giá theo Người, mà chính Người đă phải chủ động và tích cực đi t́m họ cho đến khi gặp được họ, để có thể dẫn họ về với Cha, nghĩa là Người đă tự bỏ ḿnh và vác thập giá theo đuổi họ, thay v́ họ phải bỏ ḿnh và vác thập giá mà theo Người.

Chính v́ thế, trong bài chia sẻ tuần trước, chúng ta đă cùng nhau cảm nghiệm thấy rằng: “Thiên Chúa chẳng những đă ‘bỏ ḿnh đi’, khi ban Con Một Ngài cho chúng ta, để có thể đến với chúng ta nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, Ngài c̣n phải ‘vác thập giá’, khi phó nạp Con Ngài v́ chúng ta qua Mầu Nhiệm Vượt Qua, để có thể cứu độ chúng ta và ban Thánh Linh hiệp thông cho chúng ta”.

Bởi thế, qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chúng ta mới cảm thấy được rằng, Giáo Hội muốn chúng ta cảm nghiệm được t́nh yêu Thiên Chúa hơn là muốn nhấn mạnh đến phản ứng của tội nhân đối với Ngài. Sự kiện đề cao thái độ chủ động của Thiên Chúa khoan dung, hơn là phản ứng của tội nhân trong bài Phúc Âm hôm nay, được hiện tỏ qua hai bài đọc một và hai.

Vâng, đó là lư do, Giáo Hội chỉ buộc đọc hai dụ ngôn, dụ ngôn thứ nhất về việc chủ chiên t́m thấy con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, và dụ ngôn thứ hai về người đàn bà t́m thấy đồng bạc bị mất duy nhất trong 10 đồng bạc bà có. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đọc dụ ngôn thứ ba về người con hoang đàng, nhưng lại là đoạn Phúc Âm được Giáo Hội để trong ngoặc đơn, nghĩa là không buộc đọc. Tại sao? Theo tôi, ngoài lư do đoạn Phúc Âm đưa con hoang đàng này đă đươc Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C, c̣n tại v́ hai lư do sau đây. Thứ nhất là v́ dụ ngôn thứ ba liên quan đến thái độ chủ động thống hối của người con hoàng đàng hơn thái độ thứ tha của người cha, do đó mới có lư do thứ hai, lư do là v́ dụ ngôn thứ ba này nói đến thái độ người cha chờ con về chứ không tự động hay chủ động đi t́m kiếm nó, như thái độ của người chủ chiên đi t́m chiên lạc, hay như thái độ của người đàn bà t́m của mất ở hai dụ ngôn trước. Sở dĩ người cha trong dụ ngôn thứ ba không chủ động t́m con chiên lạc nữa là v́ Ngài đă đi t́m nó ở dụ ngôn thứ nhất, qua Lời Nhập Thể Con Ngài. Nếu hai dụ ngôn đầu liên quan đến việc Thiên Chúa thông ban sự sống thần linh th́ dụ ngôn thứ ba liên quan đến việc con người tái sinh (rửa tội lănh nhận gia sản sự sống), ḥa giải (phục hồi sự sống) và hiệp thông (hoan hưởng Thánh Thể ban sự sống).

Tuy nhiên, nếu chỉ để ư đến khía cạnh Thiên Chúa chấp nhận con người, dù con người tội lỗi đi nữa, th́ dụ ngôn về người con hoang đàng cũng hợp với dụ ngôn chiên lạc và đồng bạc mất. Thật vậy, qua bài Phúc Âm của Chúa Nhật XXIV Năm C tuần này, chúng ta thấy được giá trị hết sức cao cả của bản thân mỗi một con người tạo vật chúng ta trước nhan Thiên Chúa hằng sống vô cùng toàn thiện. Việc Thiên Chúa yêu thương t́m kiếm con người nói chung và từng người nói riêng cho chúng ta thấy con người tạo vật chúng ta, chung cũng như riêng, thực sự là loài được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa và tương tự như Ngài. Không phải hay sao, nếu Thiên Chúa Duy Nhất nhưng lại một Thiên Chúa Duy Nhất có Ba Ngôi, th́ con người cũng thế, cho dù đều là con người như nhau, song mỗi con người lại là một ngôi vị riêng biệt, một chủ thể biệt lập, chứ không phải chỉ là một khối đồng thể như nơi loài thú vật?

Đúng vậy, “Thiên Chúa là t́nh yêu”, như Vị Tông Đồ được Chúa Giêsu yêu định nghĩa trong Thư Thứ Nhất của ḿnh ở đoạn 4 câu 8 và 16, đă chẳng những “yêu (chung) thế gian đến ban Con Một ḿnh” (Jn 3:16), mà c̣n yêu riêng từng người đến trong thế gian nữa; và Ngài chẳng những yêu họ khi họ đă vào đời mà c̣n yêu họ ngay cả trước khi họ nhập thế nữa, khi họ c̣n trong ḷng mẹ nữa, như chính Ngài đă phán cùng tiên tri Giêrêmia, vị đă ghi nhận sự thật cảm kích này ở đoạn 1 câu 5: “Trước khi Ta h́nh thành ngươi trong ḷng mẹ, Ta đă biết ngươi, trước khi ngươi được sinh ra, Ta đă thánh hiến ngươi, Ta đă chỉ định ngươi làm tiên tri cho các dân nước”.

Chưa hết, “Thiên Chúa là t́nh yêu” chẳng những yêu thương mỗi một người chúng ta chỉ v́ chúng ta là tạo vật của Ngài, một tạo vật được Ngài dựng nên hoàn toàn tốt lành ngay từ ban đầu, nghĩa là khi chúng ta c̣n ngây thơ vô tội chưa biết đến tội lỗi là ǵ, mà c̣n yêu thương chúng ta cả khi chúng ta “là những tội nhân” nữa, như Vị Tông Đồ Dân Ngoại xác nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 5 câu 8. Đó là lư do, ngay sau khi sa ngă phạm tội, hai nguyên tổ của loài người chúng ta, lúc hai vị c̣n đang đổ lỗi cho nhau, không hề biết mở miệng xin Chúa thứ tha, th́ chính Ngài đă tự động tuyên hứa cứu độ cho chính thành phần tạo vật phản nghịch Ngài rồi, như Sách Khởi Nguyên ghi lại ở đoạn 3 câu 15.

Trường hợp “Thiên Chúa là t́nh yêu” yêu thương chúng ta khi chúng ta “là những tội nhân” c̣n được thể hiện tỏ tường qua việc Ngài tha không tận diệt dân Do Thái nữa, đám dân đă thực sự bỏ Ngài là Đấng họ đă tận mắt chứng kiến thấy Ngài ra tay uy quyền để cứu họ ra khỏi cảnh làm tôi Ai Cập, mà quay đầu đi tôn thờ con ḅ vàng đúc do họ tạo nên, như Sách Xuất Hành thuật lại trong bài đọc thứ nhất hôm nay. “Thiên Chúa là t́nh yêu” yêu thương chúng ta khi chúng ta “là những tội nhân” chẳng những được thể hiện qua việc thứ tha cho cả loài người ngay từ ban đầu, hay cho cả một dân tộc, như trường hợp Dân Do Thái trong bài đọc một hôm nay, mà c̣n cho từng con người chúng ta nữa, như trường hợp của chính Vị Tông Đồ Dân Ngoại, qua những ǵ ngài chia sẻ với Timôthêu trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Chúa Giêsu Kitô đến thế gian để cứu các tội nhân. Trong số đó, cha là đệ nhất tội nhân”.

Ôi, theo những ǵ vừa được chia sẻ th́ như thế Thiên Chúa đă chẳng yêu thương chung loài người tạo vật vô cùng thấp hèn chúng ta và mỗi từng con người tội nhân vô cùng bất xứng của chúng ta cho đến cùng hay sao?

Mức độ “cho đến cùng” này nơi t́nh yêu Thiên Chúa tỏ ra qua Chúa Giêsu Kitô đây, như Thánh Kư Gioan viết trong Phúc Âm của ḿnh ở đoạn 13 câu 1, không liên quan đến chủ thể yêu là Thiên Chúa, mà là đến đối tượng yêu là tội nhân chúng ta. Bởi v́, đối với “Thiên Chúa là t́nh yêu” th́ một khi yêu là Ngài yêu bằng cả tấm ḷng của Ngài, một t́nh yêu tuyệt đối thủy chung, yêu từ đầu đến cuối, “yêu đến cùng”, chứ không yêu dang dở, yêu từ từ, yêu có hạn, yêu bập bềnh lên xuống tùy theo đối tượng có đáng yêu chăng, hay đáng yêu bằng nào, hoặc đáng yêu lúc nào v.v. Đó là lư do Thiên Chúa vẫn yêu loài người chúng ta cả khi chúng ta “là những tội nhân”. Và cũng chính v́ Thiên Chúa đă yêu chúng ta “là những tội nhân” mà Người đă yêu “cho đến cùng”. “Cho đến cùng” ở đây không phải chỉ được hiểu “Thiên Chúa là t́nh yêu” tỏ ḷng xót thương với chung loài người tội lỗi chúng ta, mà c̣n được hiểu là Ngài yêu thương cho đến tội nhân cuối cùng trong chúng ta, hay cho đến con người “đệ nhất tội nhân” trong chúng ta nữa.

Đó là lư do Thánh Kư Gioan, sau khi cảm nhận “Người đă yêu thương thành phần thuộc về ḿnh trên thế gian và muốn tỏ cho họ thấy Người yêu họ cho đến cùng”, liền nói ngay đến tông đồ Giuđa Ích-Ca: “Ma quỉ đă cám dỗ Giuđa trong việc phản nộp Người”, rối chính thánh nhân dùng câu “không phải mọi người đều sạch cả đâu”, câu Chúa Giêsu nói với tông đồ Phêrô, để ám chỉ về tông đồ Giuđa là: “v́ Người biết kẻ phản nộp ḿnh”. Như thế, Chúa Giêsu “đă yêu những kẻ thuộc về ḿnh trên thế gian và Người cho họ thấy rằng Người yêu họ cho đến cùng” ở đây có nghĩa là Chúa Giêsu yêu cả Giuđa là kẻ Người biết trước là sẽ phản nộp Người, là “con sâu làm sầu nồi canh” tông đồ đoàn, bằng việc Người cũng cúi ḿnh xuống rửa chân cho cả Giuđa nữa, để toàn thân tông đồ đoàn được tinh sạch vậy.

Nếu qua Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, “Thiên Chúa là t́nh yêu” đă yêu thương nhân loại tội nhân chúng ta “cho đến cùng”, tức là cho đến con người “đệ nhất tội nhân” trong chúng ta, hay cho đến con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, cho đến đồng bạc duy nhất bị mất trong số 10 đồng bạc, th́ quả thực, đến đây chúng ta mới thấy được lư do tại sao ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 1 và 2, Chúa Giêsu đă trấn an các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly là: “Ḷng các con đừng bối rối. Hăy tin vào Thiên Chúa và hăy tin tưởng nơi Thày. Trong nhà Cha thày có nhiều chỗ ở lắm”.

Chúng ta hăy nhớ rằng, Chúa Giêsu phán lời vừa được trích lại ấy ngay sau đoạn Phúc Âm Người báo trước cho Phêrô biết sự việc Phêrô sẽ chối bỏ Người. Như thế có nghĩa là, dù chúng ta là ai và có tội lỗi đến đâu đi nữa, và dù Thiên Chúa có biết trước chúng ta tội lỗi bất xứng đi nữa, Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta, yêu thương từng người chúng ta, tức là mỗi một người tội nhân chúng ta bao giờ cũng có chỗ của ḿnh trong cung ḷng yêu thương vô biên bất tận của Thiên Chúa. Miễn là, phải, miễn là tội nhân chúng ta biết hết ḷng tin tưởng vào t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Ngài, đừng bao giờ hồ nghi t́nh Ngài yêu thương chúng ta “cho đến cùng”.

Như thế, “hăy tin vào Thiên Chúa và hăy tin tưởng nơi Thày” chính là lời Con Thiên Chúa mời gọi “người ta từ đông sang tây, từ bắc chí nam đến ngồi vào chỗ của ḿnh trong bữa tiệc vương quốc Thiên Chúa” vậy. Thành phần từ đông tây nam bắc được Chúa Giêsu nhắc đến trong Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật Thường Niên XXII Năm C cách đây 2 tuần này không phải là thành phần “khi được mời th́ đến ngồi vào chỗ thấp nhất” hay sao? Điển h́nh là con người Tông Đồ Dân Ngoại đă thành thực cảm nhận trong bài đọc thứ nhất hôm nay: “Chúa Giêsu Kitô đến thế gian để cứu các tội nhân. Trong số đó, cha là đệ nhất tội nhân”, hay con người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện ở Phúc Âm Thánh Luca đoạn 18 câu 13: “không dám ngẩng đầu lên trời. Chỉ biết đấm ngực mà thưa: ‘Ôi lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻ tội lỗi’”.

Chính v́ thế, con người thu thuế không dám ngẩng mặt lên này đă được mời lên chỗ cao trọng hơn, chỗ được Phúc Âm Thánh Luca bốn tuần nữa đây xác nhận là “khi ra về được nên công chính”, và con người “đệ nhất tội nhân” trong bài đọc hai hôm nay cũng vậy, cũng đă được mời lên chỗ cao hơn, như chính con người này đă cho biết trong cùng bài đọc hai hôm nay, đó là “để tôi có thể trở nên một gương mẫu cho những ai sau này tin vào Chúa Giêsu Kitô mà được sống trường sinh”.

Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên Năm C theo Phúc Âm Thánh Luca tuần này cho chúng ta thấy Thiên Chúa thực sự yêu thương con người tạo vật chúng ta “cho đến cùng”. Ở chỗ, qua Con Một của ḿnh, Ngài đă đến để t́m kiếm chung loài người chúng ta cũng như riêng từng người chúng ta trong khi chúng ta “là những tội nhân”. V́ mỗi một con người chúng ta là một ngôi vị, một chủ thể, chứ không phải là thú vật, là một khối đồng thể, (tức là loài có thể cloning hay có thể được tạo sinh theo phương pháp sao bản vô tính dục), do đó, Thiên Chúa không thể yêu thương thế gian mà lại không yêu thương từng người chúng ta, hay yêu thương riêng cá nhân hơn tập thể loài người, như Ngài có vẻ tỏ ra như thế trong bài đọc một Chúa Nhật tuần này. Tuy nhiên, dù là một ngôi vị riêng biệt, chúng ta cũng là một con người thuộc về loài người, loài được Thiên Chúa yêu thương đến nỗi đă làm người như loài người chúng ta. Phải chăng v́ thế mà chúng ta phải yêu thương nhau như Ngài đă yêu chúng ta, và phải tha thứ cho nhau như Ngài đă thứ tha cho chúng ta.

Tóm lại, qua bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, với hai dụ ngôn chính trong ba dụ ngôn, tức dụ ngôn con chiên lạc thứ 100 và đồng tiền thứ 10, chúng ta thấy được một chân lư hết sức cảm động là Thiên Chúa yêu thương chẳng những chung loài người mà c̣n yêu thương từng người trong chúng ta nữa.

Bài Phúc Âm hôm nay có thể đọc cả về dụ ngôn người con phung phá, nhưng không buộc, v́ Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến việc chủ động của Thiên Chúa đi t́m loài người, hơn là việc loài người trở lại với Ngài, như trong trường hợp người con phung phá.

Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta ở chỗ, Ngài biết được từng người trong chúng ta, hơn chính chúng ta biết ḿnh, Ngài lo cho phần rỗi chúng ta c̣n hơn chúng ta cố gắng liên lỉ t́m về với Ngài, thậm chí Ngài đă t́m hết cách để làm cho chúng ta nhận biết Ngài và trở về với Ngài, như trường hợp người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp.

Đó là lư do, nếu để ư và nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể thấy được những dấu chỉ thời đại Ngài tỏ ra trong cuộc đời của mỗi người, nhờ đó cảm nghiệm được sự hiện diện vô h́nh của Ngài bên chúng ta, nhất là trong những lúc chúng ta cảm thấy khổ đau và bất lực, từ đó chúng ta chẳng những nhận biết và yêu mến Ngài hơn, mà c̣n nhiệt thành làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến nữa, như đă xẩy ra trong trường hợp người phụ nữ Samaritanô được diễm hạnh bất ngờ gặp gỡ Chúa Kitô.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL