Từ là Một Người Trở Lại trở thành Vị Lănh Đạo Giáo Hội
Đức Giám Mục được bổ nhiệm Peter John Elliott, 63 tuổi, ở Melbourne, là vị giáo phẩm thứ ba ở Úc Đại Lợi có quá khứ là một tín đồ Anh Giáo. Ngài đă trở lại Giáo Hội Công Giáo trong thời gian theo học ở Oxford. Ḷng yêu mến phụng vụ đă thu hút ngài theo Giáo Hội Công Giáo. Ngài sẽ được tấn phong vào ngày 15/6/2007.
Trong cuộc phỏng với mạng điện toán toàn cầu Zenit, vị giám m ục được bổ nhiệm này cho biết về sứ vụ mới của ḿnh với tư cách là một vị lănh đạo của Giáo Hội, cùng với những thách đố của vấn đề tục hóa và việc huấn luyện đạo giáo ở Úc Đại Lợi.
Vấn: Là một người trở lại từ Giáo Hội Anh Giáo, và giờ đây được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá ở Melbourne, ngài mang theo một kinh nghiệm không có nơi nhiều vị giám mục. Lịch sử riêng tư của ngài đă ảnh hưởng ra sao nơi thiên chức linh mục của ngài, và nó mang một ư nghĩa nào đối với ngài với tư cách là giám mục?
Đáp: Cho tới nay tôi có thể thấy được rằng tôi là vị giám mục Ức Đại Lợi thứ ba có một lịch sử về Anh Giáo. ĐTGM Lancelot Goody (1908-1992) ở Parth đă gia nhập Giáo Hội từ c̣n nhỏ, khi gia đ́nh ngài trở lại. Đức Giám Mục Geoffrey Jarrett ở Lismore, New South Wales, là một giáo sĩ Anh Giáo cho tới khi ḥa giải với Giáo Hội vào năm 1964.
Tôi đă gia nhập Giáo Hội Công Giáo sau đó 4 năm, khi đang dở dang theo học thần học ở Oxford, nơi tôi đang được huấn luyện để làm giáo sĩ Anh Giáo.
Thế nhưng, ngoại trừ những tiến triển về đại kết, phon g trào Anh Giáo mà tôi được nuôi dưỡng được bắt vững chắc xây dựng nơi Phong Trào High Church Oxford, bởi thế mà cha của tôi là vị đại diện của Anh Giáo, không phải là người kỵ Công Giáo. Tôi có thể nói rằng tôi đă học được những điều căn bản về đức tin trong gia đ́nh.
Khi tôi được thụ phong linh mục ở Melbourne năm 1973, cha mẹ tôi lấy làm vui mừng khi được tham dự vào các cuộc cử hành. Tuy nhiên, điều đă ảnh hưởng tới thiên chức linh mục của tôi, xuất phát từ kinh nghiệm này, đó là ḷng yêu mến phụng vụ, là việc coi trọng các bí tích và cảm quan về sự mỹ, sự tôn nghiêm và ḷng kính sợ là những ǵ làm nên đặc tính quí giá nhất của truyền thống Anh Giáo. Cha tôi cũng dạy tôi giảng – không cần phải ghi chú!
Vấn:
Công việc của ngài ở Rôma tại Hội Đồng Ṭa Thánh Về Gia Đ́nh, rồi ở Melbourne
với tư cách là giám đốc Học Viện Gioan Phaolô II về Hôn Nhân và Gia Đ́nh, giúp
cho ngài có một liên hệ chặt chẽ với những vấn đề gia đ́nh. Vào những lúc này
đây, khi đang xẩy ra rất nhiều cuộc tranh căi về tương lai của gia đ́nh, th́
theo ngài Giáo Hội cần phải cống hiến những ǵ cho xă hội trần thế?
Đáp: Làm việc ở hội đồng ṭa thánh này từ năm 1987 đến 1997 là một kinh nghiệm thu hút, nhất là được dẫn dắt bởi ĐHY Edouard Gagnon và ĐHY Alfonso López Trujillo, hai vị lănh đạo tôi được hân hạnh phục vụ, cùng nhau giúp cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đó là một thời kỳ của các thứ hội nghị của Liên Hiệp Quốc nổi tiếng và mang tiếng. Tôi phục vụ trong phái đoàn đại biểu của Ṭa Thánh ở Hội Nghị Dân Số ở Cairô, Cuộc Thượng Nghị Công Lư Thế Giới ở Copenhagen và Hội Nghị LHQ về Nữ Giới ở Bắc Kinh.
Ở nơi đây, tôi đă biết rất rơ là gia đ́nh, hôn nhân và chính sự sống con người đang bị tấn công, và sự quan pḥng của Thiên Chúa đang dẫn dắt Giáo Hội Công Giáo trong việc đương đầu với những thách đố của trào lưu tục hóa toàn cầu nơi tất cả mọi h́nh thức hung hăng và hủy hoại của nó.
Chiến trường không phải chỉ xẩy ra ở nơi các cuộc hội nghị quốc tế đầy những thứ nực cười mờ ám và những chính sách lừa đảo mà c̣n xẩy ra ngay ở nơi đây, trong gia đ́nh của quí vị cũng như của tôi – đó là nơi mà cuộc đối chọi đối với linh hồn của con người đang xẩy ra.
Tuy nhiên, Giáo Hội đương đầu với cuộc thánh đố này không theo chiều hướng tiêu cực mà bằng việc loan báo tin mừng sự sống và yêu thương, bằng việc nói rằng các thơ nhi th́ tuyệt vời, rằng tương lai chuyển biến qua đường lối gia đ́nh, rằng niềm hy vọng cao cả cho nhân loại là tế bào sống này của tất cả mọi xă hội, là gia đ́nh được xây dựng trên hôn nhân.
Nói một cách đơn giản hơn: trong một thế giới đầy những ư hệ hậu tân tiến tăn tối diệt vong th́ chúng ta loan báo thức ngôn từ của nhân đức “hy vọng”.
Vấn: Ngài cũng là một dẫn giải viên nổi tiếng về những vấn đề phụng vụ. Giữa tất cả những lo âu về những đổi thay nơi phụng vụ và thiếu tôn trọng các qui tắc của Giáo Hội, ngài nghĩ chúng ta có thể làm thế nào để phục hồi được cảm quan linh thánh nơi phụng vụ, đồng thời làm cho phụng vụ thu hút cái tâm thức thường thấy các lễ nghi là những ǵ tẻ nhạt và cứ tái đi diễn lại vậy thôi?
Đáp: Đôi khi tôi tiếc đă không viết những cuốn sách về phụng vụ. Có một số điện thư tôi nhận được hết sức lạ lùng. Thế nhưng tôi yêu chuộng phụng vụ, và phần lớn v́ phụng vụ mà tôi “đă hồi cư” Công Giáo.
Đó là lư do tại sao tôi hết sức buồn tiếc về những thứ lạm dụng phụng vụ hay tính cách hoàn toàn lười lĩnh về phụng vụ ở những nơi khác nhau. Trước những thứ lạm dụng này tiếp tục diễn ra, tôi tin rằng chúng ít xẩy ra hơn, và tôi thấy được những dấu hiệu của niềm hy vọng, đặc biệt là qua nhăn quan phụng vụ và vai tṛ lănh đạo của Đức Biển Đức XVI.
Ngài đưa chúng ta vượt ra ngoài những kỹ thuật, những chi tiết và những vấn đề, và ngài dẫn chúng ta đi sâu vào “tinh thần của phụng vụ”. Nhăn quan tuyệt vời của Công Đồng Chung Vaticanô II là nhăn quan về một thứ phụng vụ liên kết đất với trời, việc tôn thờ của nhiệm thể.
Đức Thánh Cha của chúng ta hiểu rơ điều này và khéo léo dẫn giải nó. Cảm quan về sự linh thánh từ từ đang trở lại. Những người Công Giáo trẻ trung là chứng từ cho chiều hướng này.
Tôi hân hoan trước viễn cảnh của những bản văn thực sự, xứng đáng và chính xác cho Thánh Lễ bằng Anh ngữ, và việc canh tân này đang lan tràn đến tất cả mọi ngôn ngữ.
Tôi cũng không chắc lắm về vấn đề có nhiều người thấy những thứ lễ nghi là những ǵ “tẻ nhạt và tái đi diễn lại”. Tôi nghĩ đă từng có phản ứng về cụm từ này, khi các thứ lễ nghi được thực hiện rất ư là “ư nghĩa” đến nỗi trở thành như là những thứ tŕnh diễn, một thứ phương sách mua vui về phụng vụ.
Dân chúng t́m kiếm tính cách bền vững nơi việc phụng thờ, và đó là vấn đề các h́nh thức phụng vụ nhất định nơi việc tôn thờ của Công Giáo ở Đông lẫn Tây tác dụng nơi đời sống của chúng ta.
Vấn:
Đức Biển Đức XVI đă đặc biệt đề cập tới Úc Đại Lợi, cùng với một số quốc gia
Tây phương khác, như là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng vấn đề tục hóa
nhất và suy yếu trong Giáo Hội. Ngài thấy đâu là ưu tiên cho Giáo Hội ở Úc Đại
Lợi trong việc đối đầu với t́nh trạng này?
Đáp: Phải, vấn đề tục hóa đang thịnh hành ở Úc Đại Lợi. Tôi mới tham dự một cuộc đối thoại với những người tin lành và những người giáo phái Thánh Linh về vấn đề này, một vần đề trở thành mối quan tâm cho tất cả mọi Kitô hữu.
Tiến tŕnh tục hóa này, và thứ ư hệ của chủ nghĩa tục hóa, đă đột nhập nhiều vào gia đ́nh của chúng ta cũng như vào đời sống của nhiều cá nhân. Thế nhưng, nó chỉ là một thứ thách đố chúng ta cần phải đối diện, trong những h́nh thức ngoại giáo khác, nơi những xă hội khác ở quá khứ.
Ở Úc Đại Lợi, chúng tôi cần củng cố Giáo Hội bằng cách chú trọng tới hai vấn đề: huấn luyện các linh mục và cổ động ơn kêu gọi, và điều chỉnh sâu xa vấn đề giáo dục đạo giáo và giáo lư.
Tôi đă dấn thân vào lănh vực thứ hai này từ khi tôi từ Rôma trở về 10 năm trước. ĐHY George Pell đă bổ nhiệm tôi làm đại diện giám mục cho vấn đề giáo dục đạo giáo ở Melbourne, và là chủ biên của một bộ 13 tập sách giáo khoa học đường tựa đề “Nhận Biết, Tôn Thờ và Yêu Mến”.
Là một vị giám mục, tôi sẽ tiếp tục hoạt động nơi ngành này với ĐTGM Denis Hart, một vị lănh đạo truyền đạt biết được đâu là những thứ ưu tiên. Giờ đây chúng tôi thấy n hững sách giáo khoa này được phổ biến khắp Úc Đại Lợi v́ chúng “đặt thịt ḅ vào lại bên trong cặp bánh kẹp thịt” – một cách thu hút, sáng tạo.
Vấn đề huấn luyện và giáo dục, đó là những ǵ then chốt cho thừa tác vụ gia đ́nh, cho việc tái sinh động giáo xứ, và sẽ trở thành hiển nhiên tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney vào năm tới.
Trái lại, vấn đề huấn luyện và giáo dục dẫn tới một “cuộc truyền bá phúc âm hóa mới”, một cuộc truyền bá, bỏ ra ngoài tất cả những tranh căi về chi tiết, thực sự nhắm đến chỗ hoán cải thành phần vô tín ngưỡng trở về với Chúa Giêsu Kitô và với Giáo Hội của Người. Nhờ việc đào luyện thành phần Công Giáo tốt hơn, là chúng ta có thể thực thi một sứ mệnh đối với những người khác rồi vậy.
Rất nhiều người “trần thế” đang đói khát Thiên Chúa, cho dù họ không biết cái đói này. Thế nhưng, không được huấn luyện chúng ta có ít ỏi để cống hiến cho họ.
Tuy nhiên, khi tất cả đă được nói tới và thực hiện rồi, người Công Giáo chúng ta vẫn cần phải đáp ứng tặng ân cao cả nhất của Công Đồng Vaticanô II nữa, đó là ơn gọi nên thánh phổ quát. Đó là cách chúng ta đáp ứng và biêná đổi một thế giới bị tục hóa, bằng đời sống thiêng liêng sâu xa của bản thân, bằng việc kết hiệp với trái tim nhân hậu của Chúa Giêsu.
Vấn: Chúng ta thường có khuynh hướng tập trung vào mặt tiêu cực. Ngài nghĩ ǵ về một số bước tiến tích cực được Giáo Hội và các tổ chức ḍng tu thực hiện trong mấy năm gần đây ở Úc Đại Lợi?
Đáp: Những phong trào về đời sống thiêng liêng đă gia tăng ở Úc Đại Lợi, với những đặc sủng khác nhau của ḿnh, những linh đạo và những đường lối phản ảnh tính cách khác biệt song xây dựng mối hiệp nhất theo cơ cấu của Giáo Hội. Không một phong trào nào trong số này là tuyệt diệu hết, tuy nhiên, cùng nhau họ đang tái tạo nên những thánh phần lớn của Giáo Hội.
Điều này cũng trở thành hiển nhiên nơi Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi cũng thấy được mối quan tâm sâu xa về sự công b́nh xă hội như là một đóng góp chính yếu mà Giáo Hội ở Úc Đại Lợi đă thực hiện cho đời sống của quốc gia chúng tôi, ngoài ra, cả ở Đông Timor và Quần Đảo Thái B́nh Dương nữa. Công Giáo Úc Đại Lợi có một di sản lớn lao về công lư mà việc làm và hoạt động được căn cứ vào giáo huấn về xă hội của Giáo Hội.
Đó là một cách thức khác để thấm nhập vào một xă hội rất thịnh vượng nhưng bất định – và nhát sợ. Chúng tôi mang lại mức quân b́nh và khôn ngoan của các nền văn hóa Kitô Giáo trong quá khứ cho xă hội của chúng tôi ngày nay. Úc Đại Lợi là một xă hội đă chủng đang đổi thay, từ thành phần Úc bản xứ qua những triều sóng mới tị nạn và di dân t́m kiếm đời sống mới ở đất nước của chúng tôi.
Thế nhưng, đây là một mảnh đất hy vọng, được những thám hiểm gia Công Giáo đặt tên cho từ nhiều thế kỷ trước đây – Mảnh Đất Đại Nam của Thánh Thần.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/6/2007