-1-
Căn
Nguyên Sống Đạo: Là Con Thiên Chúa
Với lương tâm chân
chính, là người, ai cũng tin có một Đấng
Tối Cao.
Thế nhưng, Đấng Tối Cao của các tôn giáo
khác, dù đa thần hay độc thần, kể cả Do
Thái Giáo, cũng không phải hay chưa hoàn toàn là
Đấng Tối Cao như chính Ngài đă tự tỏ
ḿnh ra nơi Đức Giêsu Kitô, vị giáo tổ của
Kitô giáo, Vị mà nhờ Người, Giáo Hội Kitô giáo nói
chung và Kitô hữu nói riêng vẫn nhận biết và tuyên
xưng:
"Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật
hữu h́nh và vô h́nh".
Nếu sống đạo là sống đức tin của
ḿnh, th́ Kitô hữu sống đạo là Kitô hữu sống
tin vào "Thiên Chúa là Cha" của ḿnh. Đúng thế,
"Thiên Chúa là Cha" chẳng những là một chân lư
hết sức nền tảng của Thần Học Kitô
Giáo mà c̣n là một đối tượng tối hậu
cho Tu Đức Học Kitô Giáo nữa.
Trước hết, "Thiên Chúa là Cha" là một
chân lư hết sức nền tảng của Thần Học
Kitô Giáo. Bởi v́, theo thứ tự của kinh Tin Kính, hay
theo thứ tự của cơ cấu Đức Tin Kitô
giáo cũng thế, trước khi tuyên xưng tất
cả những ǵ Thiên Chúa làm, như dựng nên
trời đất, xuống thế cứu chuộc,
dạy dỗ thánh hoá và phán xét cánh chung, Kitô hữu tuyên
xưng Thiên Chúa là, "là Cha".
Phải, chính v́ "Thiên Chúa là Cha", mà "Cha" bao
giờ cũng hàm nghĩa yêu thương và sự sống.
nên tất cả mọi việc Ngài làm, như kinh Tin Kính
liệt kê sau đó, đều phát xuất bởi t́nh yêu
của một Vị Cha trên trời, Đấng muốn
thông ban sự sống Ḿnh cho tạo vật của
Ngài. Như thế, theo khách quan của niềm tin, nếu
Kitô hữu tuyên xưng Đấng Tạo Hoá là Cha
của tôi, th́ theo chủ quan của ḷng mến, họ
cũng có thể tuyên ngôn Cha của tôi là Đấng
Tạo Hoá.
Bởi thế, để mở đầu một
chuỗi (50) hay một tràng (150) kinh Mân Côi, kinh Lạy Cha
được đọc ngay sau khi đọc kinh Tin Kính
rất là thích hợp. Ở chỗ, sau khi nhận biết "Thiên
Chúa là Cha" của ḿnh, Đấng đă tạo
dựng, cứu chuộc và thánh hoá ḿnh, cho ḿnh
được sống đời đời với Ngài,
Kitô hữu liền "nguyện Danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến, Ư Cha thể hiện",
rồi sau đó thiết tha "xin Cha cho chúng con" luôn
biết sống xứng đáng là con cái của Cha, qua
việc làm theo ư Cha, rộng lượng bao dung như Cha,
và trung thành với Cha. Mà trong thành phần con cái của "Thiên
Chúa là Cha", không ai sống trọn hảo kinh Lạy
Cha như Mẹ Maria, do đó, ngay sau kinh Lạy Cha,
phần mở đầu của một chuỗi hay tràng
Mân Côi được tiếp tục bằng 3 kinh Kính
Mừng.
Sau nữa, "Thiên Chúa là Cha" là một đối
tượng tối hậu cho Tu Đức Học Kitô Giáo.
Đúng thế, một khi đă thực sự nhận
biết và sâu xa thâm tín "Thiên Chúa là Cha" của
ḿnh, th́ Kitô hữu sẽ tỏ ra ít là ba thái độ
thảo kính cân xứng sau đây.
Thái độ thảo kính cân xứng thứ nhất đó
là Kitô hữu sẽ luôn luôn mang trong ḿnh một tâm t́nh vô cùng
biết ơn cám mến, được diễn tả
bằng việc sốt sắng tham dự Thánh Lễ là
Hiến Tế Tạ Ơn bao giờ có thể.
Thái độ thảo kính cân xứng thứ hai đó là Kitô
hữu sẽ luôn luôn t́m biết ư muốn của Cha ḿnh
để làm theo cho đẹp ḷng Ngài; cái họ sợ
nhất là làm mất ḷng Cha của họ; nếu nhỡ
làm mất ḷng Đấng đă yêu thương ḿnh vô cùng,
họ liền chạy đến với t́nh yêu nhân hậu
của Ngài nơi Bí Tích Ḥa Giải.
Thái độ thảo kính cân xứng thứ hai này c̣n
dẫn Kitô hữu đến việc ham thích chiêm ngắm
Lời Chúa trong Thánh Kinh, nhất là trong Phúc Âm; họ say mê
t́m hiểu và áp dụng giáo huấn thần linh của Chúa
vào mọi tác hành hay mọi biến cố của
đời sống riêng ḿnh, cũng như vào môi
trường sinh hoạt hay tâm thức văn hoá thời
đại; họ c̣n chú tâm đặc biệt đến
tất cả những giáo huấn của Giáo Hội
như là Phúc Âm được hiện đại hoá
vậy.
Thái độ thảo kính cân xứng thứ ba đó là Kitô
hữu sẽ hoàn toàn liên lỉ phó thác mọi sự nơi
ḷng yêu thương của Cha ḿnh, bằng việc sẵn
sàng chấp nhận mọi sự xẩy ra cho ḿnh bất
cứ bởi đâu, dưới bất cứ h́nh thức
nào, như bởi chính Cha của ḿnh, như cách Ngài âu
yếm đứa con cưng của Ngài, Đấng quan
pḥng tất cả mọi sự và chỉ muốn cho con cái
Ngài lợi ích thiêng liêng tối đa mà thôi.
Phải, cuộc đời
sống đạo của Kitô hữu được
bắt đầu từ đây, từ mối liên hệ
cha con mật thiết giữa họ với Thiên Chúa này. Nói
cách khác, lư do Kitô hữu sống đạo v́ họ là con
cái của Thiên Chúa và Thiên Chúa là Cha của họ. Bởi
vậy, sống đạo chính là sống t́nh con cái với
Thiên Chúa là Cha của ḿnh ở trên trời.
Tuy nhiên mối liên hệ yêu thương giữa Kitô
hữu với Thiên Chúa là Cha trên trời của họ không
phải từ họ mà có. Nghĩa là không phải Kitô
hữu tự nhiên nhận biết Thiên Chúa và yêu mến
Thiên Chúa, mà là do chính Thiên Chúa tự động mạc
khải ḿnh cho họ qua Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đó là lư do
thánh Gioan Tông Đồ đă tuyên ngôn: "T́nh yêu là thế
này, không phải chúng ta đă yêu mến Thiên Chúa mà là Thiên
Chúa đă yêu thương chúng ta trước và đă ban Con
ḿnh làm hy tế đền tội lỗi cho chúng ta"
(1Jn.4:10).
Phải, mối liên hệ yêu thương giữa Kitô
hữu và Thiên Chúa là Cha trên trời của họ bắt
nguồn từ "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16):
"Thiên Chúa đă yêu thế gian đến ban Con Một
ḿnh" (Jn.3:16), chảy xuống qua Đức Giêsu Kitô:
"Cha Thày yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như
vậy" (Jn.15:9), và "tuôn đổ vào ḷng chúng ta
nhờ Thánh Thần được ban cho chúng ta"
(Rm.5:5), Đấng "chứng thực với ḷng chúng ta
rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa" (Rm.8:16).
Phần Kitô hữu, họ đă "chấp nhận
Người" (Jn.1:12), "Đấng Cha sai"
(Jn.17:3), khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Từ
đó, t́nh yêu Thiên Chúa mà Kitô hữu chấp nhận khi tin
vào Đức Giêsu Kitô luôn ở trong họ. Hay nói cách khác,
Thiên Chúa ở trong Kitô hữu bằng t́nh yêu của Ngài,
tức bằng Thánh Linh của Ngài. Đó là lư do Kitô hữu
"là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần
ngự trong (họ)" (1Cor.3:16), "thân xác (họ) là
đền thờ của Thánh Thần" (1Cor.6:19).
T́nh yêu Thiên Chúa hay Thánh Thần Thiên Chúa ở nơi Kitô
hữu một cách thần linh như thế chẳng khác ǵ
như một kho tàng được chôn dấu trong
thửa ruộng nhân tính của ḿnh mà Kitô hữu cần
phải khám phá ra, giữ ǵn cẩn thận để có
thể chiếm hưởng bằng việc từ bỏ
tất cả những ǵ ḿnh có (x.Mt.13:44).
Mối t́nh con cái đối với Thiên Chúa là Cha nơi Kitô
hữu này càng trọn hảo, Kitô hữu sẽ càng thánh
thiện, càng được thần linh hoá, càng nhận
biết Thiên Chúa như Thiên Chúa biết ḿnh Ngài. Để
rồi, nhờ kiến thức thần linh này, tức là
nhờ được hưởng kiến Thiên Chúa
bằng đức tin sống động của ḿnh, dù
chưa được phúc chiêm hưởng Thiên Chúa vô cùng
toàn thiện trên trời, Kitô hữu cũng đă bắt
đầu "được sống và sống viên
trọn hơn (x.Jn.10:10).
"Được sống và sống viên trọn
hơn" chính là tuyệt đỉnh của đời
sống đạo nơi Kitô hữu. Tầm mức
"được sống và sống viên trọn
hơn" này là ở chỗ, người Kitô hữu là con
cái Thiên Chúa được nên một với Ngài là Cha
của ḿnh, tức là họ được hoàn toàn thần
hiệp với Ngài: Ngài sống trong họ và họ
sống trong Ngài, như nơi trường hợp của
Đức Kitô khi Người cho các môn đệ biết
rằng: "Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày"
(Jn.14:10), hay khi Người cầu cùng Cha của
Người: "Cho tất cả được nên
một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha"
(Jn.17:21).
Và sinh lực của đời sống đạo
tuyệt đỉnh thần hiệp này nơi Kitô hữu
"sẽ trổ sinh muôn vàn hoa trái" (Jn.15:5). Ở
chỗ, qua cuộc sống xứng đáng với thân
phận làm con cái Thiên Chúa là Cha trên trời của họ,
được thể hiện trọn lành nơi tư
tưởng, lời nói và việc làm của họ,
người ta sẽ nhận biết Thiên Chúa và trở
về với Ngài, như đă từng xẩy ra nơi các
thánh nhân trong lịch sử Giáo Hội. Bởi v́, lúc
ấy, Kitô hữu thánh nhân không c̣n sống sự sống
riêng của ḿnh nữa (x.Gal.2:20), mà là sự sống
của Thiên Chúa, Đấng tỏ ḿnh ra nơi họ, qua
họ và nhờ họ.
Bấy giờ, bởi Thiên Chúa sống trong ḿnh, con
người của vị thánh nhân thời đại,
điển h́nh nhất thế kỷ 20 này là Mẹ Têrêsa
Calcutta, sẽ trở thành một bí tích thần linh sinh
ơn cứu rỗi, và các việc làm của họ, dù âm
thầm kín đáo mấy đi nữa, như của
chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu 9 năm ngắn
ngủi trong ḍng kín, sẽ trở thành một ngọn gió
thần linh, có sức lôi cuốn và đánh động ḷng
người vốn hướng về Chân Thiện Mỹ,
để nhận biết "Cha là Thiên Chúa chân thật duy
nhất" (Jn.17:3).
Như thế, cuộc đời sống đạo
của Kitô hữu chẳng những là một cuộc hành
tŕnh đức tin tiến lên gặp gỡ để
được thần hiệp với Thiên Chúa là Cha trên
trời của ḿnh, mà c̣n là một cuộc nhập thể
như men trong bột để Phúc Âm hoá nhân gian.
Theo nguyên lư sống đạo là phải đạt
đến một tŕnh độ thần hiệp th́
mới có tính cách nhập thể cứu đời này
của Kitô giáo như thế, cuộc sống đạo
nào, dù sốt sắng đến đâu đi nữa,
như được ơn ngất trí xuất thần, mà
c̣n cậy ḿnh khinh chê hay xa lánh những người khô
đạo, bỏ đạo, chống đạo, hay
chưa tự nhiên gây được một tác dụng
cải hoá nhân sinh nào v.v., th́ cuộc sống đạo
ấy vẫn chưa phải là cuộc sống đạo
đích thực, hay chỉ là một cuộc sống
đạo tầm thường, c̣n cần phải
được thanh luyện bằng những thánh giá,
thậm chí bằng những sa ngă phạm tội,
để cuộc sống đạo này có thể
đạt tới mức tinh tuyền trọn hảo,
xứng đáng kết hiệp với "Thiên Chúa là
Thần Linh" (Jn.4:24)
Thế nên, cuộc đời sống đạo của
Kitô hữu, giai đoạn đầu, chẳng khác ǵ
như một cuộc tiến lên núi thánh, nơi chứng
tỏ Kitô hữu đă được siêu thoát trên tất
cả mọi sự phàm tục, mọi tơ vương
quyến luyến không phải là chính Thiên Chúa hay chính ư
muốn toàn thiện của Ngài, để nhờ đó,
sang giai đoạn sau, họ trở nên "một thành xây
trên núi không dấu được nữa" (Mt.5:14),
tức là nơi nhân gian hướng về để
"thấy sự thiện hảo nơi các việc làm
của (họ) mà ngợi khen Cha trên trời của
(họ)" (Mt.5:16).
Cũng
theo chiều hướng này, cuộc sống đạo
của Kitô hữu c̣n có thể được so sánh
với việc ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan, ở vào
giai đoạn đầu, được Chúa Giêsu dẫn
lên núi cao, trên đó, các vị được chiêm
ngưỡng trước toàn diện vinh hiển của
Người, và ở vào giai đoạn tiếp ngay sau
đó, các vị lại theo Chúa Giêsu xuống núi, để
cùng với Người tiến dần vào cuộc tử
nạn vô cùng đau thương của Người,
Đấng đă "đến không phải để
được phục vụ mà là để phục
vụ, để hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều
người" (Mt.20:28).
Như thế, t́nh yêu Thiên Chúa hay Thánh Thần Thiên Chúa ở
trong Kitô hữu không những là một kho tàng Thánh Sủng
được chôn giấu nơi thửa ruộng nhân tính
của Kitô hữu, mà c̣n là một ḥn ngọc Đức Ái
họ phải t́m kiếm và chiếm hữu bằng
bất cứ trị giá từ bỏ nào (x.Mt.13:45).
T́nh yêu Thiên Chúa hay Thánh Thần Thiên Chúa nơi Kitô hữu
không thể nào bị ứ đọng như trong một
ao tù, mà phải là một mạch nước vọt lên
sự sống đời đời (x.Jn.4:14) cho các linh
hồn. Nếu t́nh yêu Thiên Chúa chảy từ ḷng Cha trên
trời xuống cho Kitô hữu qua Đức Kitô thế
nào, th́ t́nh yêu này cũng phải tiếp tục chảy
đến tận cùng thế giới, tới khắp nhân
gian.
Như thế, là môn đệ của Chúa Kitô, Đấng
đă "v́ họ tự hiến để họ
được thánh hoá trong chân lư" (Jn.17:19), để
họ nhận biết rằng Người đă
được Cha Người yêu thương thế nào
Người cũng yêu thương họ như vậy
(x.Jn.15:9), Kitô hữu cũng phải bắt chước
Người "yêu thương nhau như Thày đă yêu
thương các con" (Jn.15:12), tức là "Thày yêu
thương các con thế nào, các con cũng phải yêu
thương nhau như vậy" (Jn.13:34).
Đó là tất cả ư nghĩa của cuộc sống
đạo Kitô giáo. Vậy Kitô hữu sống đạo
ở chỗ nhận biết t́nh yêu Thiên Chúa nơi ḿnh, làm
cho t́nh yêu này phát triển mạnh mẽ, đến
độ có một khả năng và tính chất hoàn toàn
thần linh, có thể thông truyền sự sống của
Thiên Chúa cho thế gian, làm cho thế gian qua họ mà
"nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và
Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô" (Jn.17:3).