-7-

Thực Hiện Sống Đạo: Tỉnh Thức Nguyện Cầu

            Mục tiêu Kitô hữu sống đạo là để đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu, tức là để trở nên xứng đáng làm con Thiên Chúa, như Chúa Kitô đă được Cha tuyên nhận Người là Con yêu dấu của Cha, đẹp ḷng Cha mọi đàng.

            Và để đạt được mục tiêu sống đạo này nơi Kitô hữu là chi thể của Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần chính là tác nhân, bằng các Linh Ân của ḿnh, làm cho Kitô hữu thực hiện những tác động thần linh Tin, Cậy, Mến, hoàn toàn xứng hợp với thiên chức của họ là thành phần con cái Thiên Chúa.

            Là con cái Thiên Chúa, được thông phần sự sống thần linh của Ngài, Kitô hữu muốn trưởng thành theo tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu, c̣n phải được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể của Chúa Kitô, cũng như phải được khuôn đúc theo h́nh ảnh của một Chúa Kitô Tử Giá, một Chúa Kitô Tử Giá là hiện thân đích thực và trọn vẹn của Cha trên trời, Đấng yêu thương trọn hảo.

            Phần Kitô hữu, v́ đă được sinh lại bởi trên cao, bởi Thần Linh, muốn đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu, họ cần phải ngoan ngoăn theo tác động dẫn dắt của Chúa Thánh Thần là Đấng ngự trong nội tâm của họ, nghĩa là họ phải luôn luôn lắng nghe tiếng gió và để cho gió muốn thổi đi đâu th́ thổi, bằng một tâm hồn hoàn toàn đơn sơ và tận tuyệt phó thác, không cần biết gió từ đâu đến và sẽ đi đâu.

            Lắng nghe tiếng gió không phải là thái độ tỉnh thức của Kitô hữu trong cuộc đời sống đạo, và để cho gió muốn thổi đi đâu th́ thổi cũng không phải là tuyệt đỉnh nguyện cầu nơi Kitô hữu hay sao?

            Về phương diện thực hành, nếu tŕnh độ sống đạo cao nhất là liên lỉ kết hợp với Thiên Chúa, th́ cầu nguyện và kết hợp với Chúa hơi khác nhau. Ở chỗ, cầu nguyện là đường dẫn Kitô hữu đến việc kết hợp với Chúa. Có thể nói cầu nguyện là khát khao Chúa, trong khi kết hợp là chiếm được Chúa, là no thỏa Chúa.

            Tuy nhiên, c̣n sống trên đời này Kitô hữu không thể nào hoàn toàn chiếm được Thiên Chúa, tuyệt đối no thỏa Thiên Chúa. Do đó, cuộc sống đạo của Kitô hữu trên trần gian này chính là một cuộc đi t́m kiếm Thiên Chúa, là một hành tŕnh Đức Tin cho tới khi đạt đến cùng đích của ḿnh là Thiên Chúa.

            Tuy nhiên, liên lỉ kết hợp với Chúa không phải chỉ là việc liên lỉ nhớ đến Chúa bằng trí khôn của ḿnh. Kinh nghiệm cho thấy, chính lúc cố t́nh phạm tội là lúc nhớ đến Chúa nhất, nghĩa là lúc biết điều ḿnh sắp làm hay đang bị cám dỗ làm là có tội, là không hợp với ư muốn của Thiên Chúa, là sẽ làm mất ḷng Chúa.

            Liên lỉ kết hợp với Chúa cũng không phải là linh cảm thấy Chúa hiện diện nơi ḿnh, hay là nhận ra Chúa nơi các tạo vật hoặc qua những biến cố của cuộc đời. Bởi v́, thực tế sống đạo cũng cho thấy có những lúc Kitô hữu khô khan nguội lạnh, không c̣n cảm thấy Chúa nữa, thậm chí c̣n hồ nghi ngay cả đến việc hiện hữu và căn tính của Thiên Chúa. Đó là trường hợp Kitô hữu bị thử thách về đức tin được gọi là đêm tối tăm.

            Tuy nhiên, dù có trải qua đêm tối tăm khủng khiếp mấy đi nữa, thậm chí như Chúa Kitô trên thập giá đă phải than lên: "Cha ơi, sao Cha bỏ Con" (Mt.27:46), Người vẫn không thôi cầu nguyện: "Tôi khát" (Jn.19:28), và vĩnh viễn gắn bó với Thiên Chúa: "Lạy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha" (Lk.23:46).

 

            Nếu kết hợp với Thiên Chúa là vâng theo ư của Ngài, là làm theo ư của Ngài th́ cầu nguyện là khao khát làm đẹp ḷng Thiên Chúa là Cha của ḿnh. Chính v́ luôn luôn khao khát làm đẹp ḷng Cha của ḿnh và chỉ có một khát vọng duy nhất là làm đẹp ḷng Cha của ḿnh, nên Kitô hữu dễ dàng nhận ra Cha của họ trong mọi sự.

            Kitô hữu sẽ dễ dàng nhận ra Cha của họ qua những ǵ Ngài không muốn, dù tự bản chất của nó lành mạnh hay không có tội, để tránh lánh kẻo làm mất ḷng Cha. Họ sẽ mau chóng nhận ra Cha của họ nơi những ǵ Ngài ưng ư và mong  muốn, dù nhỏ mọn mấy đi nữa, khó mấy đi nữa, để làm theo cho đẹp ḷng Ngài. Họ sẽ nhận ra Cha của họ tỏ tường nhất và trọn vẹn nhất, nơi những ǵ làm họ trái ư, nơi những ǵ làm khổ đau họ để tuân phục và nên một với Ngài.

            Đạt đến một tŕnh độ cầu nguyện là khao khát làm đẹp ḷng Cha ḿnh và chỉ có một khát vọng duy nhất là làm đẹp ḷng Cha của ḿnh như thế, Kitô hữu đă đạt đến một tŕnh độ khó nghèo trong tinh thần cũng là một tŕnh độ thanh sạch có thể thấy Thiên Chúa (x.Mt.5:3,8).

            Tŕnh độ cầu nguyện rỗng không mà tinh tuyền này nơi tâm hồn Kitô hữu là t́nh trạng đầy Thiên Chúa (x.Eph.3:19;1:23), đầy đến nỗi, càng ngày Kitô hữu càng siêu thoát, càng không c̣n thiết một sự ǵ trên thế gian này nữa (Phil.3:8), dù chúng có được phép làm hay có lợi (x.1Cor.6:12;10:23), thậm chí chúng có tốt lành mấy đi nữa, trái lại, không ǵ có thể lôi kéo họ ra khỏi t́nh họ yêu mến Thiên Chúa (x.Rm.8:39), một ḿnh Ngài là đủ cho họ, là tất cả của họ (x.Col.3:11; 1Cor.15:28), hơn nữa, t́nh yêu Chúa c̣n trở thành chính lẽ sống của họ, thành động lực thúc đẩy họ làm mọi sự (x.2Cor.5:14).

            Nếu đam mê nhục dục và tính mê nết xấu nơi con người là nội công của các chước cám dỗ và là chính dịp tội (x.Mt.5:28-30) làm cho họ dễ dàng và không ngừng sa ngă mất ḷng Chúa, th́ niềm khát vọng Thiên Chúa liên lỉ và duy nhất này nơi Kitô hữu cũng là yếu tố không thể thiếu, là điều kiện thiết yếu cho tác động của Chúa Thánh Thần nơi họ, để Ngài có thể làm vọt lên trong họ mạch nước sự sống đời đời (x.Jn.4:14).

            Cầu nguyện tự bản chất là niềm khát khao Thiên Chúa như thế nên Kinh Lạy Cha, với 3 ước nguyện trực tiếp đối với Cha ở phần đầu kinh, và với 3 khẩn nguyện gián tiếp với Ngài ở phần cuối kinh, mới đúng là mẫu mực tuyệt hảo của lời cầu nguyện cũng như của việc cầu nguyện. Việc đọc kinh của thành phần Kitô hữu đă đạt đến tŕnh độ nguyện cầu chiêm niệm th́ chỉ là những lời than khôn tả (x.Rm.8:26) được phát ra từ tấm ḷng đầy khát vọng Thiên Chúa dưới tác động của Chúa Thánh Thần (x.Rm.8:26), chứ không c̣n là những lời lẽ phát xuất từ ư thức có tính cách tôn giáo để giúp cho ḿnh dễ cầu nguyện và suy thêm về Thiên Chúa. 

            Thật thế, cầu nguyện đến độ chiêm niệm là một tŕnh độ cầu nguyện không cần đến việc nghĩ tưởng của trí khôn, một tŕnh độ không c̣n phải suy tư vất vả để phác họa cho ḿnh một Thiên Chúa vô h́nh không thể thấu đạt bằng ư niệm tự nhiên, kể cả bằng kiến thức thần học, một tŕnh độ cầu nguyện cũng không cần phải độc thoại dài ḍng ngôn từ mới yên trí là cầu nguyện (x.Mt.6:7), mà là một tŕnh độ cầu nguyện bằng chính tấm ḷng của ḿnh (x.Mt.15:8-9; Is.29:13), nơi "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24) ngự trị.

            Tuy nhiên, để có thể luôn luôn khao khát Thiên Chúa và chỉ khao khát một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, nghĩa là để đạt đến một tŕnh độ nguyện cầu chiêm niệm tuyệt hảo, một tŕnh độ cầu nguyện bằng chính tấm ḷng của ḿnh, nơi Thiên Chúa ngự trị, Kitô hữu chẳng những phải được thanh tẩy cho xứng đáng, mà c̣n cần tỉnh thức nữa mới được. Ở chỗ, họ phải thực hiện việc cầu nguyện như Chúa Kitô đă căn dặn là: "Vào pḥng (nội tâm của ḿnh), đóng cửa (giác quan, tưởng tượng và xúc cảm nhất thời) của ḿnh lại mà âm thầm (khát vọng và chiêm ngắm hơn là ồn ào nhiều lời lắm miệng) cầu với Cha của ḿnh" (Mt.6:6).

            Kinh nghiệm sống đạo đă cho thấy rất rơ về thực trạng cầu nguyện cần phải tỉnh thức này. Nghĩa là, nếu không tỉnh thức Kitô hữu không thể nào cầu nguyện được, mà hậu quả là, họ lại c̣n có thể sa chước cám dỗ một cách dễ dàng, dù có sốt sắng đến đâu đi nữa.

            Không phải hay sao, khi nghe Chúa Kitô tiên báo việc ḿnh sẽ chối Người, thánh Phêrô đă không thề thốt với Chúa hết sức mănh liệt (x.Lk.22:31-34), để rồi đă thực sự trắng trợn và phũ phàng chối bỏ Thày ḿnh 3 lần (x.Lk.22:54-61), chỉ v́ không cầu nguyện với Thày trước giờ tử nạn của Người (x.Lk.22:40). Thế nhưng, thánh Phêrô làm sao có thể cầu nguyện với Thày của ḿnh như lời Người kêu gọi được khi mà thánh nhân bấy giờ "buồn ngủ (đến nỗi) không thể mở mắt ra" (Mt.26:43).

            Vậy, để có thể cầu nguyện và cầu nguyện một cách sốt sắng, về phương diện tiêu cực, ít ra Kitô hữu phải tỉnh thức đề pḥng tất cả những ǵ gây chia trí cho ḿnh, khiến cho việc cầu nguyện bị cản trở cách nào, cả bề trong lẫn bề ngoài.

            Về bề ngoài, trong ngày sống hết sức giữ ǵn giác quan, nhất là thị giác và thính giác, chỉ nh́n hay nghe những ǵ thật sự cần và đáng mà thôi, để tránh những h́nh ảnh tái diễn trong lúc đọc kinh chỉ v́ giác quan đă được thả lỏng trước đó. C̣n về bề trong, cố giữ ḿnh điều độ trong tất cả mọi sinh hoạt, đừng ham hố ǵ quá, để tránh những thu hút mung lung, khiến đọc kinh lấy lệ, cho nhanh, cho kịp, kẻo nhỡ những cái hào hứng đang chờ; kể cả những việc phận sự phải làm cũng đừng quá lo lắng như Matta (x.Lk.10:41), trái lại, làm ǵ th́ làm cũng "chỉ có một điều cần" (Lk.10:42) là gắn bó với Chúa thôi.

            Tuy nhiên, để có thể vừa làm việc vừa gắn bó với Chúa, gắn bó đến nỗi tất cả mọi hoạt động của người Kitô hữu này biến thành việc cầu nguyện, và đến nỗi sau khi ngưng hoạt động để chính thức giờ cầu nguyện, Phụng Vụ hay đọc kinh, Kitô hữu không cần phải b́nh tâm lại rồi mới có thể bắt đầu cho khỏi bị chia trí. Sau đây là mấy gợi ư Thực Hành Sống Đạo để nỗ lực gắn bó với Thiên Chúa là Cha trên trời của ḿnh trong mọi nơi và mọi lúc.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ nhất là dâng cả một ngày sống cho Thiên Chúa, để tất cả mọi việc ḿnh làm và từng việc ḿnh làm, dù trong tư tưởng, lời nói hay tác hành, đều chỉ làm v́ Chúa, trong Chúa và cho Chúa mà thôi. Như thế, cho dù trong ngày có không nhớ đến Chúa nhiều, song cũng không có ư hướng xấu nơi sinh hoạt thường nhật, th́ tất cả mọi việc Kitô hữu làm, dù lớn hay nhỏ, thiêng liêng hay tự nhiên, đều có công và đáng thưởng trước mặt Chúa, nghĩa là làm cho Ơn Nghĩa Chúa lớn lên trong ḿnh.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ hai là dâng mỗi việc làm cho Chúa, ít là trước khi làm các việc chính, như trước khi ăn, học, chơi, nhất là trước việc nào ḿnh thấy thường quên Chúa nhất, theo tự nhiên nhất. Dâng việc làm trong sinh hoạt thường nhật cho Chúa bằng cách nhắc lại ư hướng làm v́ Chúa và cho Chúa của ḿnh. Bởi v́, kinh nghiệm cho thấy, đam mê nết xấu sẽ gieo cỏ lùng vực là những ư hướng xấu vào các công việc làm, nhất là những việc lành phúc đức, thành mất ḷng Chúa.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ ba là làm việc một cách khoan thai b́nh thản, đừng để ḿnh bị công việc lôi cuốn và chi phối, đến nỗi gặp trái ư một chút là bất nhẫn, bất an, bất b́nh, trái lại, hoàn toàn làm chủ công việc, hết giờ là thôi ngay, để khỏi phải vội vàng hấp tấp bắt tay vào việc khác, không c̣n ḷng trí nào nhớ đến Thiên Chúa là cùng đích của việc ḿnh làm nữa.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ bốn là làm những ǵ trái với ư thích tự nhiên của ḿnh, để tập làm chủ ḿnh lẫn công việc ḿnh làm. Chẳng hạn cái ǵ ḿnh cảm thấy đang ham thích, đang bị thu hút, th́ không làm nữa hay đừng làm ngay, trái lại, cái ǵ ḿnh không ưa thích hay không vừa ư của ḿnh, th́ nhất định cố làm và bắt ḿnh phải làm. Đây cũng là việc thực hiện sống đạo bằng những hy sinh bỏ ḿnh vậy.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ năm là năng nhớ đến Chúa bằng những lời than thở nồng nàn mến yêu. Để giúp cho ḿnh dễ nhớ đến Chúa, có thể dùng đồng hồ đeo tay có năng phận (function) báo hiệu từng giờ (hourly chime), và mỗi khi nghe tiếng đồng hồ th́ dừng việc một chút hay vừa làm việc vừa hướng về Chúa.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ sáu là liên kết việc làm của ḿnh với việc làm của Chúa Giêsu xưa. Như mỗi khi khát th́ nhớ đến cơn khát hấp hối trên thập giá của Chúa Giêsu (x.Jn.19:28), khi nằm ngủ hay nghỉ th́ nhớ đến xác của Người nằm trong mồ đá (x.Mt.27:60) v.v.

            Gợi ư thực hiện sống đạo thứ bảy là "làm như Thày đă làm" (Jn.13:15). Nếu Chúa Kitô là Con Thiên Chúa đă chay tịnh và không chỉ v́ đói mà ăn (x.Mt.4:1-4), th́ Kitô hữu cũng không sống theo bản chất tự nhiên.