Những Luận Đoán Cuối Thời 

 

            Theo Phúc Âm (Mathêu 24:36), không ai có thể biết chắc chắn được ngày giờ nhất định lúc "Chúa Kitô đến để thiết dựng vương quốc của Thiên Chúa mà Người đă loan báo", tức biết đích xác được ngày tận thế. Tuy nhiên, theo tôi, năm 2000 chưa phải là ngày tận thế như người ta vẫn đinh ninh và loan truyền, ngoài ra, thế chiến thứ ba cũng sẽ không bao giờ xẩy ra như người ta vẫn không ngớt lo âu sợ hăi, và theo tiên tri Malachi th́ chỉ c̣n hai triều giáo hoàng nữa, sau vị đương kim Gioan Phaolô II, là đến ngày tận thế! Sau đây là những nhận định của tôi về thời cuộc dựa vào suy niệm lời Chúa trong Phúc Âm để chứng minh những luận đoán vừa rồi.

 

Luận đoán thứ nhất:

            Năm 2000 chưa phải là ngày tận thế.

 

Trong cuốn "Tiến Đến Ngàn năm Thứ Ba' (Cao-Bùi, 1996, trang 184), tôi đă suy luận thế này: "Theo dụ ngôn 10 cô phú dâu, Chúa Giêsu nói với các môn đệ về ngày Chúa đến lần thứ hai, th́ lúc Người đến sẽ xẩy ra vào 'nửa đêm' (Mt.25:6), nghĩa là lúc tối tăm nhất, và cũng là lúc mọi người 'thiếp ngủ' (Mt.25:5), tức lúc mà cây đèn đức tin của họ đă tắt mất lửa đức mến, hay là lúc không 'c̣n đức tin trên thế gian này nữa' (Lk.18:8). Tuy nhiên, theo t́nh h́nh hiện nay cho thấy, các cô phù dâu là Kitô hữu nói chung và các vị chủ chăn nói riêng tất cả vẫn chưa thiếp ngủ hoàn toàn. Trái lại, thế giới càng tối tăm và đông lạnh từ thập niên 1960, th́ cũng từ thời điểm này, tức từ biến cố Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội cũng thực sự trở nên 'ánh sáng muôn dân' (Lumen Gentium, tên của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội của Công Đồng Vaticanô II). Thêm vào đó, việc long trọng dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 kể từ năm 1994, (mà theo niên lịch nếu không bị tính sai th́ chính năm 1994 này là năm 2000), nhất là từ năm 1997, thời điểm sửa soạn thẳng vào việc mừng này của cả Giáo Hội Công Giáo, đă nói lên việc Giáo Hội vẫn c̣n 'cầm đèn cháy sáng trong tay' (Mt.25:1), để đợi chờ "Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại" (tên của bức Thông Điệp mở đầu giáo triều của vị Giáo Hoàng đương kim, ban hành đầu năm 1979) đến. Như thế, Giáo Hội chính là "Vui Mừng và Hy Vọng" (Gaudium et Spes, tên của Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội của Công Đồng Vaticanô II) trong thế giới tân tiến và cho thế giới tân tiến ngày nay. Và đêm Giáng Sinh 1999 sẽ là Ngưỡng Cửa Hy Vọng cho tất cả nhân loại cũng như cho lịch sử thế giới".

 

Luận đoán thứ hai:

            Thế chiến thứ ba sẽ không bao giờ xẩy ra.

 

Trong cuốn "Fatima và Năm 2000" (Cao-Bùi, 1997), tôi đă đưa ra nhận định thế này: "Đúng vậy, nếu chiến tranh là cách thức Thiên Chúa muốn dùng để trừng phạt tội lỗi của loài người, như lời Mẹ Maria nói ở Fatima, khi Mẹ tiết lộ Bí Mật Fatima phần thứ hai ngày 13-7-1917 là 'Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi bằng chiến tranh', mà tội lỗi loài người ngày nay c̣n ghê gớm hơn và nhiều hơn là tội lỗi của họ trước thế chiến thứ nhất và thứ hai nữa, th́ đáng lẽ thế chiến thứ ba đă xẩy ra rồi mới phải. Đằng này, thế chiến thứ ba vẫn chưa xẩy ra. Trái lại, thế giới lại càng yên hàn vui hưởng một thứ văn minh vật chất càng ngày càng tối tân, một cách mê man, như thiên đường duy nhất của ḿnh, sau khi Nước Nga là ng̣i chiến tranh trở lại vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25-12-1991..." (trang 40). "Tuy nhiên, ng̣i chiến tranh không phải là Nước Nga cho bằng chính tội lỗi của loài người. Bằng cớ là Nước Nga đă trở lại rồi mà thế giới chẳng những chưa được hoàn toàn yên vui, ngược lại, loài người c̣n sống bất ổn hơn bao giờ hết. Loài người đă tội lỗi c̣n hơn thế chiến thứ I và II, thế mà loài người vẫn không bị Thiên Chúa trừng phạt bằng một thế chiến thứ ba. Tôi không nghĩ Thiên Chúa sẽ dùng chiến tranh để trừng phạt loài người nữa... Thấy con người không ăn năn hối cải sau hai trận thế chiến, Thiên Chúa đă để cho sự dữ tăng tiến làm cho con người càng ngày càng vơi t́nh yêu thương rồi ghét bỏ nhau (x.Mt.24:10,12)... Phải chăng đây là 'một trận tử chiến sẽ phân thắng bại cho cả đôi bên (giữa ma qủi và Trinh Nữ Maria), như chị Lucia cho biết (ngày 26-12-1957, khi chị tâm sự với cha Fuente là phó giám định trong việc phong thánh cho Phanxicô và Giaxinta), c̣n đáng sợ hơn cả chiến tranh về thể lư nữa" (trang 63-64). Đúng như thế, theo Phúc Âm Thánh Mathêu, sau khi nói "các con sẽ nghe thấy chiến tranh giặc giă và những đồn thổi về chiến tranh (như tin đồn về thế chiến thứ ba sẽ xẩy ra chẳng hạn), song đó cũng chưa phải là tận cùng đâu" (Mt.24:6). Thế nên, sau hiện tượng thứ hai trở đi là hiện tượng ḷng người nguội lạnh, Chúa không nói đến chiến tranh nữa, mà chỉ được tiếp nối bằng hiện tượng truyền bá Phúc Âm và hiện tượng tục hoá nơi thánh đúng như những ǵ đang diễn tiến hiện nay.

 

Luận đoán thứ ba:

            Chỉ c̣n 3 đời Giáo Hoàng nữa, kể cả Đức đương kim Gioan Phaolô II là đến ngày tận thế.

 

Điều luận đoán này dựa theo sấm truyền (được phổ biến từ năm 1559) của thánh tổng giám mục người Ái Nhĩ Lan (1095-1148) mà người ta gọi ngài là tiên tri Malachi. Sấm truyền này lại trùng hợp lạ kỳ với những sắp xếp của Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thành ở Rôma, một đền thờ, theo cuốn Saint Paul's Outside the Walls Rome, bắt đầu được Đức Giáo Hoàng Sylvêtê I cung hiến ngày 18-11-324 cùng với Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thánh này, ở trên các cột trụ ṿng cung chống đỡ chung quanh đền thờ, có các bức chân dung của tất cả mọi vị Giáo Hoàng, kể từ Thánh Phêrô. Những bức chân dung này bắt đầu được trang hoàng trong Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thành từ thế kỷ thứ V, được sơn lại vào thế kỷ thứ IX cũng như vào thời Đức Nicholas III (1277-1280), và được tiếp tục cho trọn bộ chân dung bởi Đức Bênêđích XIV (1740-1758). Tuy nhiên, theo vị trí của các bức chân dung Giáo Hoàng c̣n lại trong Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoài Thành này th́ chỉ có 3 chỗ nữa cho 3 vị Giáo Hoàng mà thôi. Nếu sự trùng hợp giữa sấm truyền của tiên tri Malachi về số các vị Giáo Hoàng c̣n lại là 3 vị với sự sắp xếp các bức chân dung trong Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành này cũng c̣n 3 chỗ như thế chắc là phải có một ư nghĩa nào đó?