Những
Biến Cố Cuối Thời
Việc hiệp
nhất Kitô giáo sẽ xẩy ra trong thời của vị
Giáo Hoàng mang mật hiệu "De Labore Solis", (vị Giáo Hoàng
mà tôi nghĩ rằng có thể sẽ lấy danh hiệu là
Phêrô Phaolô).
Thế nhưng,
việc hiệp nhất này có thể chỉ xẩy ra giữa
Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương
mà thôi. V́ Toà Thánh Phêrô, thủ lănh tông đồ đoàn, ở
Tây Phương, và vùng truyền giáo của Thánh Phaolô, Tông Đồ
Dân Ngoại ở Đông Phương. Thân thể mầu
nhiệm của Chúa Kitô, như "một tân Gialiêm"
(Rev.21:2), cần phải được dân Tân Ước xây
dựng lại để có thể "diễm lệ như
một cô dâu sửa soạn nghênh đón phu quân của ḿnh"
(Rev.21:2) đến lần thứ hai, cũng giống như
việc dân Cựu Ước, sau cuộc đất nước
phân chia nam bắc và dân chúng bị lưu đầy bên
Babylon, đă trở về xây lại đền thờ
Gialiêm trước khi Chúa Kitô đến lần thứ nhất
vậy.
Việc dân Do Thái
trở lại sẽ xẩy ra trong thời của vị
Giáo Hoàng mang mật hiệu "Petrus Romanus".
Theo Thánh Phaolô:
"Cho đến khi đủ số Dân Ngoại được
mời gọi, th́ bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ
được cứu" (Rm.11:26). Thế nhưng, làm thế
nào dân Do Thái có thể trở lại được, qua việc
họ chấp nhận "Chúa Giêsu Kitô vẫn là một"
(Heb.13:8), một Chúa Giêsu Kitô Vinh Hiển "hôm nay và muôn đời"
(Heb.13:8), khi mà họ không công nhận Chúa Giêsu Kitô Lịch Sử
của ngày "hôm qua" (Heb.13:8) là Đấng đă thực
sự trực diện đến ở giữa họ lần
thứ nhất? Phải chăng bản hiệp ước
"Vatican và Do Thái" được kư kết tại
Gialiêm ngày 30-12-1993 giữa đại diện Toà Thánh và Do Thái
là một trong "những dấu chỉ thời đại"
(Mt.16:3)? Cũng hy vọng như vậy. Tuy nhiên, qua những
biến cố xẩy ra từ thời điểm của
bản hiệp ước này tới nay cho thấy, việc
dân Do Thái trở lại cũng không phải là một chuyện
dễ, và sẽ là một việc xẩy ra trước việc
hiệp nhất Kitô giáo. Có thể măi cho đến thời
gian trong cuộc bắt bớ cuối cùng của Hội Thánh
Rôma, dưới triều của vị mang danh hiệu
"Petrus Romanus", dân Do Thái mới nhận ra chân tướng
của "tên vô loài" chiếm ngự Rôma bấy giờ,
một nhân vật (có thể là kẻ lănh đạo nhóm Tam
Điểm lúc ấy) mà "những phần tử của
hội đồng Satan" (Rev.2:9) "pro" như đấng
cứu thế của họ. V́ họ vẫn trông mong một
đấng cứu thế đầy uy quyền chứ không
phải là một vị không thể xuống khỏi thập
giá. Mà theo Thánh Phaolô: "Tên vô loài này sẽ xuất hiện
như phần việc của Satan, được trang bị
bằng mọi quyền lực cùng với dấu lạ và
sự lạ đầy những dối trá" (2Thes.2:9).
Thế nhưng, cuối cùng, thấy "tên vô loài" này
không hoàn toàn phản ảnh một Chúa Kitô Thiên Sai đúng như
lời Thánh Kinh của ḿnh, người Do Thái mới nhận
ra Chúa Kitô Lịch Sử chính là "một Chúa Giêsu Kitô hôm
qua, hôm nay và muôn đời" (Heb.13:8), và họ sẽ trở
lại, để hoàn tất lời Chúa Giêsu, "vị chủ
chiên nhân lành hiến mạng sống ḿnh v́ chiên"
(Jn.10:11), là "rồi sẽ chỉ có một đàn chiên,
một chủ chiên" (Jn.10:16). Mà vị chủ chiên cuối
cùng, như sấm truyền của tiên tri Malachi, đó là vị
Giáo Hoàng mang danh hiệu "Petrus Romanus", "vị sẽ
chăn nuôi đàn chiên ḿnh giữa những tai biến; sau đó,
thành đô có 7 ngọn đồi sẽ bị phá hủy và
có vị Thẩm Phán đáng sợ sẽ xét xử nhân
gian".
Tuy nhiên, trước
khi "có vị Thẩm Phán đáng sợ sẽ xét xử
nhân gian", Chân Phước Faustina đă được Chúa
Giêsu mạc khải cho biết như sau: "Trước
khi Cha đến như một Quan Án Công Minh, th́ Cha đến
như Đức Vua của T́nh Thương. Trước
ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một
dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất
cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết,
và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất.
Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng
cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay
chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ
phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất
trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy
ra không lâu trước ngày cùng tận".